Giáo án Vật lý Lớp 6 - Tuần 22 - Chủ đề: Ròng rọc - Lê Thị Thu
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 6 - Tuần 22 - Chủ đề: Ròng rọc - Lê Thị Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
giao_an_vat_ly_lop_6_tuan_22_chu_de_rong_roc_le_thi_thu.doc
Nội dung text: Giáo án Vật lý Lớp 6 - Tuần 22 - Chủ đề: Ròng rọc - Lê Thị Thu
- Ôn tập kiến thức Vật lí 6 ¤n tập Vật lí 6 tuần 21 CHỦ ĐỀ: RÒNG RỌC I. Môc tiªu: +Giúp học sinh ôn tập l¹i nh÷ng kiÕn thøc cơ bản về ròng rọc –một loại máy cơ đơn giản. +Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học về ròng rọc vào thực tế,giải thích các hiện tượng thực tế. +Học sinh có hứng thú học tập môn Vật lí . II.Kiến thức cần nhớ. *Ròng rọc là một bánh xe quay được quanh một trục,vành bánh xe có vành để rãnh để đặt dây kéo. Có 2 loại ròng rọc: +Ròng rọc chỉ quay quanh trục cố định gọi là ròng rọc cố định. +Ròng rọc khi kéo dây không những quay mà còn di chuyển cùng với vật gọi là ròng rọc động. +Hệ thống thiết bị gồm cả ròng rọc cố định và ròng rọc động mắc kết hợp với nhau được gọi là pa lăng. • Ròng rọc cố định giúp làm nthay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp. • Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật. III.Ví dụ minh họa. Ví dụ 1.Hãy nêu tên của máy cơ đơn giản mà người ta dùng trong các công việc sau? a)Kéo một thùng bê tông lên cao để đổ trần nhà. b)Nhười phụ nề đứng dưới đường muốn kéo một bao xi măng lên tầng hai. c)Để nhấc những cỗ máy rất nặng lên cao bằng lực nhỏ hơn trọng lượng của cỗ máy d)Để đánh được chuông trong hệ thống chuông ở các nhà thờ cổ. Trả lời: a)Dùng ròng rọc cố định. b)Dùng ròng rọc cố định. Giáo viên thực hiện:Lê Thị Thu Trường THCS Hồng An
- Ôn tập kiến thức Vật lí 6 c)Dùng ròng rọc động. d)Dùng ròng rọc cố định. Ví dụ 2.Phải mắc các ròng rọc động và ròng rọc cố định như thế nào để với một số ít nhất các ròng rọc,có thể đưa một vật có trọng lượng P= 1000N lên cao mà chỉ cần một lực kéo F=100N? (coi trọng lượng của các ròng rọc là không đáng kể) Trả lời:Chúng ta đã biết: -Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp. -Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật. P 1600 Ta thấy : 10 lần,nên để đưa vật lên ta phải dùng 5 ròng rọc động và 5 ròng F 100 rọc cố định tạo thành một pa lăng. IV.Bài tập tự luyện. Bài 1.Điền từ thích hợp vào chỗ chấm. a)Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi của lực. b)Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi .của lực. c)Thiết bị gồm cả ròng rọc động và ròng rọc cố định gọi là . d) không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực. Bài 2.Chọn câu trả lời đúng cho mỗi câu sau. a)Hãy so sánh xem lực kéo vật trực tiếp so với lực kéo vật lên bằng ròng rọc cố đinh: A. Bằng B. ít nhất bằng C. Nhỏ hơn D. Lớn hơn b)Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực? A.Ròng rọc cố định. B.Ròng dọc động C.Mặt phẳng nghiêng D.Đòn bẩy c)Lí do chính của việc đặt ròng rọc cố định ở đỉnh cột cờ là để: A,Tăng cường độ của lực dùng để kéo cờ lên cao. B.Giảm cường độ của lực dùng để kéo cờ lên cao C.Giữ nguyên hướng của lực dùng để kéo cờ lên cao D.Thay đổi hướng của lực dùng để kéo cờ lên cao Bài 3.Hãy tìm hiểu thêm những thí dụ về sử dụng ròng rọc trong thực tế? Giáo viên thực hiện:Lê Thị Thu Trường THCS Hồng An
- Ôn tập kiến thức Vật lí 6 Giáo viên thực hiện:Lê Thị Thu Trường THCS Hồng An