Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo nhỡ - Năm học 2017-2018 - Trần Thanh Tâm
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo nhỡ - Năm học 2017-2018 - Trần Thanh Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ve_sinh_ca_n.docx
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo nhỡ - Năm học 2017-2018 - Trần Thanh Tâm
- ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN HOÀN KIẾM TRƯỜNG MẪU GIÁO TUỔI THƠ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC VỆ SINH CÁ NHÂN CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ Họ và tên: Trần Thanh Tâm Chức vụ: Nhân viên Điện thoại: 0912784652 Email: tamhailien@gmail.com Đơn vị công tác: Trường Mẫu giáo Tuổi Thơ - Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội Hoàn Kiếm Tháng 4 năm 2018 2 | 1 3
- Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ Mẫu Giáo Nhỡ Trần Thanh Tâm ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC VỆ SINH CÁ NHÂN CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Chăm sóc sức khỏe trẻ thơ là công việc của toàn xã hội. Trẻ em nếu được chăm sóc. Nuôi dưỡng đầy đủ thì sẽ ít ốm đau bệnh tật và phát triển tốt. Công tác chăm sóc giáo dục vệ sinh cá nhân trẻ trong độ tuổi mẫu giáo là việc làm thiết thực nhằm giúp trẻ có nề nếp thói quen vệ sinh, phòng tránh bệnh tật, tăng cường sức khỏe, hình thành những kĩ năng sống cơ bản đầu tiên, góp phần tạo nguồn nhân lưc có chất lượng trong tương lai. Sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Ngoài yếu tố di truyền, chăm sóc sức khỏe chế độ dinh dưỡng hợp lí thì phần lớn sức khỏe phụ thuộc vào yếu tố chăm sóc vệ sinh. Bao gồm vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân. Đối với trẻ mẫu giáo việc giáo dục ý thức vệ sinh cá nhân nhằm giúp trẻ khỏe mạnh, có thói quen vệ sinh, có hành vi văn minh và phòng chống bệnh tật. Việc làm này cần có sự kiên trì, tỉ mỉ của cô nuôi, sự phối hợp rèn luyện thói quen cho trẻ của gia đình- nhà trường, sự đầu tư trang bị chăm sóc vệ sinh và các điều kiện thuận tiện cho hoạt động vệ sinh của trẻ. Xuất phát từ lý do trên tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo nhỡ”. 2. Mục đích nghiên cứu: 3
- Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ Mẫu Giáo Nhỡ Trần Thanh Tâm Giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ ở trong lớp, ở trường và gia đình đối với trẻ mẫu giáo lứa tuổi mẫu giáo nhỡ là cung cấp những kiến thức về vệ sinh phù hợp với nhận thức nhằm tạo cho trẻ thái độ hành vi đúng của trẻ đối với việc tự phục vụ bản thân. a. Đối tượng nghiên cứu: Trẻ lứa tuổi mẫu giáo nhỡ trường Mẫu giáo b. Phạm vi nghiên cứu: _ Tài liệu tập san về giáo dục mầm non _ Bài viết về môi trường trên mạng internet c. Kết cấu bản sáng kiến kinh nghiệm: Đề ra những biện pháp phù hợp để giáo dục vệ sinh cá nhân mang đến hiệu quả nhất định. 4
- Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ Mẫu Giáo Nhỡ Trần Thanh Tâm II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Nội dung lý luận: Không phải trẻ nhỏ nào cũng có thói quen biết rửa tay lúc bẩn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, biết đánh răng, rửa mặt đúng quy trình muốn tạo được thói quen cho trẻ thì nhiệm vụ vủa cô giáo là hết sức quan trọng. Cô nuôi phải thương xuyên rèn luyện và tạo thói quen cho trẻ với nhiều hình thức. Quá trình thực hiện nôi dung giáo dục và rèn luyện thói quen vệ sinh cá nhân ở trường mẫu giáo đã được cô nuôi năng động, sáng tạo, tìm tòi nhiều hình thức và phương pháp phù hợp để chuyển tải những nội dung và kĩ năng rửa tay bằng xà phòng. Các hoạt động trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo rất đa dạng và phong phú. Quan hệ giữa cô và các cháu là quan hệ mẹ con gần gũi nhau trong từng biểu hiện, từ lời nói đến hành động. Phát huy đặc trung các môn học chúng ta phải thể hiện hết chức năng chăm sóc giáo dục, hai chức năng này hòa quyện với nhau, trong giáo dục có lồng ghép chăm sóc. Là cô nuôi trực tiếp các cháu, chăm lo cho các cháu từng bữa ăn giấc ngủ đòi hỏi bản thân cần phải nắm bắt yêu cầu cụ thể để có kế hoạch hướng đến rèn luyện thói quen vệ sinh cho các cháu một cách nhẹ nhàng và khéo léo. Nhận thức được tầm quan trọng của công việc rèn thói quen cho trẻ nên nhiều năm nay tôi đã quan sát nghiên cứu để tìm ra những biện pháp phù hợp nhất đối với trẻ. 5
- Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ Mẫu Giáo Nhỡ Trần Thanh Tâm Là cô nuôi chăm lo cho các cháu nhiều năm ở trường, có một thực tế làm tôi luôn trăn trở đó là: Việc rèn thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ là một việc làm hết sức khó khăn. Xác định nhiệm vụ cũng như trách nhiệm nặng nề của mình, bản thân tôi lúc nào cũng canh cánh trong lòng phải làm thế nào để rèn thói quen rửa tay, rửa mặt một cách tự giác và đúng quy trình. Với tinh thần trách nhiệm cao, lòng say mê nhiệt tình ham học hỏi. Nên tôi tự hỏi rằng: Phải làm gì? Làm như thế nào? Để đưa ra biện pháp tối ưu nhất. 2.Thực trạng của vấn đề a.Thuận lợi: Nhà trường đã trang bị đầy đủ trang thiết bị cho lớp trong việc chăm sóc giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ như: xà phòng đủ cho trẻ dùng, mỗi trẻ phải có hai khăn mặt, cốc nước riêng, hằng ngày khăn mặt sạch sẽ và hấp khăn trước khi ăn phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Khu vệ sinh cho trẻ luôn được khô ráo , sạch sẽ, thoáng mát. Phụ huynh quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Đa số phụ huynh có nhận thức về mục đích, yêu cầu của công tác giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ, tin tưởng và phối hợp tốt với giáo viên và nhà trường rèn luyện thói quen cho trẻ. b.Khó khăn: Bản thân tuy là cô nuôi phụ trách về chăm sóc sức khỏe cho trẻ, có tinh thần trách nhiệm song bên cạnh đó thời gian đầu tôi cũng chưa phối kết hợp với phụ 6
- Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ Mẫu Giáo Nhỡ Trần Thanh Tâm huynh cùng thực hiện để tạo nề nếp, thói quen cho trẻ. Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc rèn luyện thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ. Bản thân tôi đã suy nghĩ nếu có ý thức khắc phục để tìm ra những biện pháp cho phù hợp thì chắc chắn chất lượng của việc rèn luyện thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ được nâng lên rõ rệt. Từ đó sức khỏe của trẻ cũng được đảm bảo, trẻ sẽ phát triển tốt toàn diện theo 5 lĩnh vực. Từ những vấn đề trên, tôi đề ra một số biện pháp 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH: Ngay từ đầu năm học, sau khi nhận lớp tôi đã bắt tay vào nghiên cứu chuyên đề về: “Giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ Mầm non” do vụ giáo dục mầm non ban hành, các nội dung tuy không mới lạ nhưng đi vào chiều sâu, với tầm quan trọng và yêu cầu nhiệm vụ của Trường Mẫu Giáo trong giai đoạn phát triển kinh tế thời kì đổi mới đất nước, sự đầu tư trang bị cơ sở vật chất và đào tạo con người đáp ứng thời kì công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước Đòi hỏi trường Mẫu giáo có sự đầu tư rèn luyện kĩ năng tự chăm sóc phục vụ cho bản thân trẻ để trẻ có một sức khỏe toàn diện về thể chất – tinh thần – xã hội từ lứa tuổi Mẫu giáo. Đó là một yêu cầu không đơn giản mà cần có sự chỉ đạo của Ban Giám Hiệu và sự phối hợp của các giáo viên để thống nhất một số biện pháp sau: Biện pháp 1: Tự học tập để bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng thực hành thao tác chăm sóc cá nhân cho trẻ: 7
- Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ Mẫu Giáo Nhỡ Trần Thanh Tâm - Bản thân tôi luôn xác định muốn rèn luyện cho trẻ mẫu giáo nhỡ có thói quen trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân thì việc cần làm đầu tiên là hướng dẫn các bước thực hiện thao tác vệ sinh cá nhân trẻ của mình thật thuần thục. Thấy rõ mục đích yêu cầu và tầm quan trọng của công việc đang làm, nắm vững nội dung giáo dục chăm sóc vệ sinh cho trẻ và nguyên tắc hướng dẫn thực hành các thao tác như: rửa tay, rửa mặt, chăm sóc răng miệng cho trẻ. Tôi đã tự tìm tòi các tài liệu có liên quan đến chuyên đề vệ sinh để nghiên cứu, sau đó cùng trao đổi với ban giám hiệu và các bạn đồng nghiệp để thực hiện. - Công việc này trường tôi thường tiến hành vào đầu tháng 8. Tôi học lí thuyết và xem lại cách thực hành sau khi đón trẻ tựu trường. Hướng dẫn cách dạy trẻ rửa tay bằng xà phòng, cách rửa mặt đúng theo quy trình, bảo vệ da, môi trường an toàn Vào đầu tháng 9 tôi đã mạnh dạn đăng ký một hoạt động về vệ sinh: rửa tay, rửa mặt để Ban Giám Hiệu dự giờ góp ý đánh giá xếp loại giáo viên. Đó cũng là một cách làm để tạo động lực cho bản thân chú ý đến công tác chăm sóc giáo dục vệ sinh các nhân cho trẻ. Được sự hỗ trợ của Ban Giám Hiệu cấp phát một số tài liệu như: Bé giữ vệ sinh, bé sạch, bé khỏe, thực hành vệ sinh, lô tô vệ sinh bản thân tôi đã tham khảo và hướng dẫn cho trẻ, phụ huynh thực hành các thao tác vệ sinh và một số thói quen, hành vi văn minh. Bên cạnh đó tôi đã có những nội dung trẻ thực hành thực tế dưới hình thức hoạt động vui chơi, hoạt động lao động và qua thực 8
- Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ Mẫu Giáo Nhỡ Trần Thanh Tâm hành thực tế dưới hình thức hoạt động thơ, bài hát Tạo nề nếp thói quen cho trẻ bằng cách theo dõi, sửa sai thực hiện thường xuyên cho trẻ hằng ngày. Mặt khác tôi sưu tầm thơ, truyện, làm sách tranh có nội dung giáo dục vệ sinh ở góc thư viện đọc cho trẻ nghe, cho trẻ xem để trẻ biết các thao tác khi rửa tay, rửa mặt Nhà trường cấp phát đầy đủ đồ dùng, dụng cụ cá nhân cho trẻ, yêu cầu đồ dùng của trẻ đều phải có kí hiệu riêng và trẻ nhận biết và lấy đúng đồ dùng cá nhân của mình. Tôi phải thường xuyên quan sát, hướng dẫn trẻ nhận biết và làm quen kí hiệu của mình bằng cách: phân loại kí hiệu theo tổ con vật, tổ các loại quả, tổ thì đồ vật. Đồ dùng của trẻ để đúng nơi quy định theo tổ vừa giúp cô dễ nhớ kí hiệu vừa giúp trẻ có thói quen ngay từ đầu. Kí hiệu của trẻ cùng một chủng loại để nhận biết từ sổ bé ngoan đến sổ sức khỏe, vở tạo hình, đến đồ dùng vệ sinh. Các kí hiệu dễ nhận biết, đơn giản. VD: quả cam, quả chuối, con chim, con mèo, xe đạp, xe ô tô, xe máy Tôi và giáo viên trong lớp tập cho trẻ nhận biết kí hiệu với nhiều hình thức khác nhau: khi phát vở cho trẻ các cô hỏi về kí hiệu vở, đồ dùng học tập có kí hiệu gì? Nếu trẻ nhầm cô nhắc lại cho trẻ nhớ. Qua quá trình tập cho trẻ nhiều lần, lặp đi lặp lại thường xuyên, khi uống nước, lấy khăn mặt Trẻ nhớ kí hiệu của mình và cô cũng nhớ kí hiệu của trẻ. Khi trẻ lấy đồ dùng thì trẻ mới thực hiện đúng vệ sinh, nếu trẻ không nhận biết được đồ dùng cá nhân thì nguy cơ lây lan các bệnh về mắt, răng miệng rất nguy hiểm. 9
- Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ Mẫu Giáo Nhỡ Trần Thanh Tâm Với hoạt động vệ sinh rửa tay với xà phòng, đối với trẻ thao tác thật khó khăn không giống như người trưởng thành. Trẻ chỉ “nghịch nước với xà phòng” không theo hướng dẫn của các cô vì trẻ chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Trước hết tôi trò chuyện với trẻ, cho trẻ đọc các bài thơ, bài hát về giáo dục vệ sinh. Hình ảnh: Trẻ rửa tay trước khi ăn Bài hát: “Rửa tay trước khi ăn” 10
- Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ Mẫu Giáo Nhỡ Trần Thanh Tâm Cô ơi cô! Mẹ cháu dặn Trước khi ăn, phải rửa tay Mẹ ơi mẹ! Cô giáo dạy Trước khi ăn, phải rửa tay Hay! Hay! Hay!. Tôi đặt những câu hỏi gợi mở cho trẻ trả lời: + Vì sao trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, tay bẩn phải rửa tay? + Vì sao phải rửa tay với xà phòng? Tôi cho trẻ nói lên suy nghĩ của mình để trẻ ý thức và biết được tầm quan trọng của việc rửa tay với xà phòng. sau đó tôi cho trẻ thực hiện theo thao tác cùng cô cách rửa tay, rửa đúng quy định, rửa thật sạch nhưng không bắn nước ra ngoài và tiết kiệm nước. Sau đó tôi cho trẻ lần lượt ra rửa tay, tôi theo dõi, nhắc nhở trẻ Hàng ngày thành nếp và thói quen cho trẻ. Từ đó trẻ có ý thức tự giác biết cách rửa tay và giữ vệ sinh. Biện pháp 2. Giáo dục vệ sinh lồng vào các hoạt động có chủ đích: Tôi trao đổi cùng với giáo viện ở lớp lồng công tác giáo dục vệ sinh vào các hoạt động học tùy theo từng chủ đề, chúc trọng vào các chủ đề bản thân, gia đình Qua hoạt động học phát triển nhận thức: Khám phá khoa học “ Tìm hiểu về cơ thể của bé” lồng ghép giáo dục vệ sinh vào vừa nhẹ nhàng vừa lôi cuốn trẻ giúp 11
- Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ Mẫu Giáo Nhỡ Trần Thanh Tâm trẻ nhớ lâu và trẻ rất thích thú qua câu chuyện “ Tại ai?” Câu chuyện có nội dung: “ Bạn Mũi tâm sự: Mấy hôm nay tôi bị ngứa như có con gì nằm trong đấy. Còn Mắt thì vừa buồn vừa than: Tôi đỏ tấy lại còn nhức nữa chứ. Không biết vì sao? Khi ra đường cô chủ đeo khẩu trang và kính che tụi mình rồi mà! Mũi và Mắt tìm chưa ra nguyên nhân thì Miệng lên tiếng: “ Tôi nghe tâm sự của hai bạn rồi, các bạn biết không? Chỉ tại cô chủ, mấy hôm nay cô chủ cho tay làm việc nhiều quá, nào là vẽ giữa sân xếp hình, chơi đùa với các bạn mà không chịu rửa tay còn ngoáy vào bạn Mũi, dụi vào bạn Mắt làm các bạn đau và ngứa đó thôi. Để Miệng nói với cô chủ phải thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, khi chơi xong kẻo còn ảnh hưởng đến bạn Tai, bạn Bụng và cả tôi nữa đấy”. Mắt còn nói thêm: Nhờ Miệng nói với cô chủ là: Khi nào dùng khăn lau chúng tôi phải nhớ rửa tay thật sạch với xà phòng mới lấy khăn lau nhé, kẻo chúng tôi sợ lắm rồi”. *Với chủ đề Gia đình trong Giờ giáo dục âm nhạc, tôi trao đổi cùng với giáo viên kết hợp vừa dạy vừa giáo dục vệ sinh cho trẻ một cách nhẹ nhàng, trả trả lời các gợi ý mà tôi đưa ra một cách hứng thú. -Qua bài hát: “Chiếc khăn tay” nhạc và lời: Văn Tấn. Tôi giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ một cách nhẹ nhàng. “Chiếc khăn tay mẹ may cho bạn, bạn rất yêu quý chiếc khăn tay mẹ tặng cho mình. Bạn dùng khăn để mỗi khi rửa tay xong bạn lau cho sạch sẽ, để đôi tay không bị bẩn thì áo quần, sách vở cũng được sạch sẽ đấy các cháu ạ. Các con phải học tập bạn giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ nhé” 12
- Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ Mẫu Giáo Nhỡ Trần Thanh Tâm - Qua giờ hoạt động tạo hình: “ Nặn 3 -4 loại quả” trong chủ đề nghề nghiệp. Ngoài việc chuẩn bị đầy đủ cho trẻ về khăn lau tay ướt trong khi nặn để trẻ lau tay không bị bôi bẩn, cô còn giáo dục trẻ yêu quý sản phẩm của bác nông dân làm ra. Khi mẹ mua các loại quả về ăn, các con nhớ để mẹ rửa sạch, gọt vỏ ( tùy theo loại quả). + Nhớ trước khi ăn các con phải làm gì? Các con nhớ rửa tay bằng xà phòng để diệt các con vi trùng bám trên tay nhớ chưa nào! - Qua hoạt động học phát triển nhận thức: Làm quen với toán: “Nhận biết phân biệt to hơn – nhỏ hơn” cho trẻ nhận biết, phân biệt to hơn – nhỏ hơn bằng đồ dùng vệ sinh các nhân của trẻ và bố mẹ ( Khăn mặt to hơn, khăn mặt nhỏ hơn. Bàn chải to hơn, bàn chải nhỏ hơn ) Từ đó trẻ con hiểu thêm : Người lớn sử dụng đồ dùng to hơn, trẻ con sử dụng đồ dùng nhỏ hơn. Qua bài học tôi và giáo viên trong lớp không những giáo dục trẻ vệ sinh bằng lời nói mà tôi còn sưu tầm các bài thơ cho trẻ đọc từ đó trẻ hứng thú và nhớ lâu hơn. Bài thơ “ Chiếc bàn chải xinh” Bàn chải to của mẹ Lại có màu hồng tươi. Bàn chải nhỏ của con 13
- Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ Mẫu Giáo Nhỡ Trần Thanh Tâm In hình con gấu trúc. Cứ mỗi sáng thức dậy Bé và mẹ lại thi đua. Mẹ khen bé giỏi ghê Chải hàm răng trắng bóng. ( Tự sáng tác) Hoặc qua giờ học: phát triển ngôn ngữ: Thơ “ Đôi mắt của em” Tôi trao đổi cùng với giáo viên ở lớp lồng giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ theo cách khác tránh sự lặp lại và nhàm chán cho trẻ. Tôi cho trẻ trò chuyện về đôi mắt. + Đôi mắt giúp cho ta những gì? + Nếu mắt bị bệnh, đau không nhìn thấy thì điều gì sẽ xảy ra? + Muốn cho đôi mắt sáng trong veo, không bị đau, các con phải làm gì? Từ đó không những giúp trẻ tiếp thu bài nhanh mà còn hiểu được và biết cách bảo vệ mắt: Không dụi tay bẩn lên mắt, rửa mặt thường xuyên bằng nước sạch, đi ra đường phải có kính bảo vệ mắt Biện pháp 3: Giáo dục vệ sinh thông qua các hoạt động trong ngày. Tôi thường xuyên giáo dục trẻ vệ sinh ở mọi lúc mọi nơi trong giờ học, giờ chơi, các buổi hoạt động vui chơi hay các hoạt động khác. Mỗi buổi sáng, trong giờ đón trẻ tôi trò chuyện với trẻ về công việc khi trẻ thức dậy làm những việc gì 14
- Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ Mẫu Giáo Nhỡ Trần Thanh Tâm phục vụ cho bản thân, trẻ tự làm vệ sinh( đánh răng, rửa mặt ) hay phải nhờ giúp đỡ của mẹ. + Các con chải răng như thế nào? Mẹ cho con dùng loại kem có cay không? +Sau khi chải răng xong các con thấy miệng thế nào? +Các con có thích chải răng không? Vì sao? +Con tự rửa mặt hay mẹ lau mặt cho con? +Khi lau mặt xong con thấy thê nào? Có thoải mái, sảng khoái không? Tôi cho trẻ nói lên suy nghĩ của mình: Vì sao thích chải răng, rửa mặt sạch. Vì sao không thích? Sau đó tôi trò chuyện với trẻ về tầm quan trọng của việc đánh răng, rửa mặt, vệ sinh cá nhân cho cơ thể sạch sẽ. Hay trong giờ họp mặt đầu tuần, tôi lồng giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ bằng những câu chuyện ngộ nghĩnh, hay bài thơ thật gần gũi với trẻ, trẻ rất hứng thú trong giờ. Ví dụ:: Tôi kể cho trẻ nghe câu chuyện: “ Bạn Lan Anh bị sâu răng”.“ Mấy hôm nay Lan Anh đến lớp cứ lấy tay ôm miệng khóc, cô và bạn động viên, an ủi cũng không nín. Đến giờ ăn cơm, ăn cũng không được. Giờ ngủ trưa hôm đó trong cơn mơ, bạn nghe Sâu mẹ nói với lũ sâu con: “ Các con ơi! Chúng ta sinh sống trong miệng cô bé này thật là sung sướng. Nào là thịt cơm, cá, bánh ngọt bám đầy răng cô bé, chúng tha hồ ăn no nê”. Tỉnh dậy bạn vô cùng hoảng sợ, kể cho cô và các bạn nghe và nhớ ra rằng: Mấy hôm nay trời 15
- Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ Mẫu Giáo Nhỡ Trần Thanh Tâm lạnh, ăn cơm xong, bạn rất lười đánh răng. Vậy mà bố còn mua về cái bánh gato thật to có đầy bơ và kem, ngon thật, đây là món khoái khẩu, ăn mãi cũng không chán. Nằm xem tivi thế là ngủ quên lúc nên không đánh răng trước khi đi ngủ”. Hiểu ra mọi chuyện cô ân cần khuyên nhủ bạn và nhắc cả lớp: “ Các con phải nhớ đánh răng sau khi ăn xong và trước khi đi ngủ, kẻo lũ sâu đục khoét lấy thức dư bám vào răng, kẽ răng vừa đau nhức lâu ngày sẽ bị sâu răng” Hay cô cho trẻ đọc bài thơ: “ Mèo và Bé” Mèo ơi! Rửa mặt Sao phải dùng tay Khăn vắt trên dây Sao Mèo không lấy Mèo quên rồi đấy Bé chả thế đâu! Phải có khăn lau Vừa mau vừa sạch. + Vì sao Mèo không rửa mặt bằng khăn mà dùng bằng tay? + Dùng bằng tay có sạch không? + Các con khi rửa mặt lau bằng gì? - Qua bài thơ trẻ hiểu phải sử dụng khăn sạch để rửa mặt, không được rửa bằng tay vừa bẩn lại không hợp vệ sinh. 16
- Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ Mẫu Giáo Nhỡ Trần Thanh Tâm -Trong giờ hoạt động ngoài trời như: Dạo chơi sân trường, tôi cho trẻ quan sát tranh tuyên truyền về giáo dục vệ sinh ( Chải răng đúng cách, Giữ cho đôi mắt sáng, khỏe, thao tác rửa tay đúng ) Hình ảnh: Trẻ rửa mặt Hay trước giờ ăn, tôi thường xuyên nhắc nhở và cho trẻ rửa tay có sự giám sát của cô. Trẻ ăn xong súc miệng bằng nước muối, vệ sinh cá nhân sau đó mới vào ngủ. Khi trẻ ngủ dậy tôi không cho trẻ ra ăn ngay mà cho trẻ đi vệ sinh, sau đó cho trẻ rửa mặt sạch sẽ cho tỉnh táo rồi sau đó mới ăn chiều. -Mỗi buổi chiều nêu gương cuối ngày, cô thường xuyên chú trọng và đưa tiêu chí thi đua: “ Học giỏi, chăm ngoan, vâng lời cô, yêu thương bạn và giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ ” Được các bạn trong lớp bầu chọn và nhất trí thì sẽ được cắm cờ. 17
- Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ Mẫu Giáo Nhỡ Trần Thanh Tâm -Tôi và giáo viên trong lớp đã tạo môi trường vệ sinh trong lớp như: Vẽ những hình ảnh về chăm sóc – giáo dục vệ sinh, quy trình rửa tay, rửa mặt, đánh răng ngộ nghĩnh ở khu vực trẻ làm vệ sinh cá nhân. Làm bảng tin tuyên truyền với nội dung phong phú, hình ảnh đẹp để tuyên truyền đến các bậc phụ huynh và các cháu. Biện pháp 4: Tăng cường sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường: Trong việc chăm sóc giáo dục vệ sinh và sức khỏe trẻ thơ nhằm rèn cho trẻ thói quen vệ sinh văn minh bền vững cho trẻ, trước hết mình làm tốt công tác tuyên truyền để các bậc phụ huynh nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc giữ gìn vệ sinh các nhân cho trẻ. Trong buổi họp đầu năm tôi đã phối hợp với giáo viên trong lớp đã tổ chức tuyên truyền đến bậc phụ huynh bằng nhiều hình thức giúp cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi để xây dựng nội dung tuyên truyền cho phụ huynh để chuyển tải 4 nội dung: + Yêu cầu phối hợp của cha mẹ trẻ trong việc giáo dục chăm sóc vệ sinh cá nhân cho trẻ. + Tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh đôi tay và thao tác thực hiện: (Quy trình rửa tay đúng thao tác) 18
- Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ Mẫu Giáo Nhỡ Trần Thanh Tâm Hình ảnh: Trẻ rửa tay Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch. Thoa xà phòng vào lòng bàn tay. Chà xát hai lòng bàn tay vào nhau Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại Bước 3: Dùng long bàn tay chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại Bước 4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón tay của bàn tay kia 19
- Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ Mẫu Giáo Nhỡ Trần Thanh Tâm Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại Bước 6: Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng khăn +Vì sao phải rửa mặt? Thao tác thực hiện? +Lợi ích của việc chăm sóc răng miệng? Thao tác chải răng. Các tên gọi của các tiểu phẩm cần dí dỏm, ngộ nghĩnh như: “Vì sao Bé rửa mặt, Đôi mắt của bé. Đôi bàn tay xinh xắn .) Ngay từ đầu năm học họp phụ huynh tôi cùng cô giáo trong lớp kết hợp tuyên truyền nội dung: “ Yêu cầu phối hợp của cha mẹ trong việc chăm sóc cá nhân cho trẻ, tầm quan trọng việc giữ gìn vệ sinh đôi tay và thao tác thực hiện, lợi ích của việc chăm sóc răng miệng, thao tác chải răng” Chuẩn bị các điều kiện để cho trẻ biểu diễn kỹ năng thao tác rửa mặt, rửa tay yêu cầu các cháu phải nêu lên lợi ích cho bản thân khi thực hiện thường xuyên các thao tác vệ sinh trên. Tuyên truyền thông qua góc tuyên truyền của nhà trường, các lớp, giờ đón và trả trẻ: tuyên truyền với nội dung phong phú và phải thay đổi thường xuyên, lựa chọn nội dung tuyên truyền phải hay, hấp dẫn, đẹp tạo được sự chú ý cho phụ huynh. 20
- Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ Mẫu Giáo Nhỡ Trần Thanh Tâm Những bài thơ câu chuyện phải ngắn gọn phù hợp: “Vì sao bé phải rửa tay” hoặc những bệnh tật lây từ mắt, tay Qua các buổi đưa đón trẻ tôi tuyên truyền với phụ huynh bằng nhiều hình thức trao đổi với phụ huynh những vấn đề mà trẻ hay mắc phải. “Trẻ không có thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn, rửa mặt không đúng quy trình, chải răng chưa đúng cách qua những lần trao đổi như vậy thì tôi thấy nhận thức của phụ huynh ngày cũng khác đi, phụ huynh sẽ chú ý nhắc nhở cháu khi ở nhà, dần dần thói quen của trẻ cũng được thiết lập. Thuận lợi cho cô hơn trong việc giáo dục tạo thói quen vệ sinh các nhân cho trẻ . Làm tốt công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường để thống nhất nội dung, phương pháp hướng dẫn vệ sinh, chăm sóc thân thể, từ đó hình thành thói quen thực hành vệ sinh ở trẻ em. Thực hiện tuyên truyền qua góc trao đổi với phụ huynh của lớp: thực hiện khai thác triệt để tác dụng của tranh, tài liệu tuyên truyền; sáng tạo các mô hình đi kèm với nội dung tuyên truyền chăm sóc giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ. Ngoài ra, cần có đủ đồ dùng, phương tiện đảm bảo cho việc chăm sóc vệ sinh trẻ. Những đồ dùng phương tiện nên để đúng nơi quy định, thuận tiện và đảm bảo an toàn cho trẻ sử dụng. Nhấn mạnh vai trò nêu gương của người lớn trong gia đình, giúp trẻ được sống trong môi trường sạch sẽ, tạo điều kiện cho trẻ thực hành và ghi nhớ những điều đã học, từ đó sẽ hình thành những kĩ năng cần thiết cho trẻ trong cuộc sống. 21
- Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ Mẫu Giáo Nhỡ Trần Thanh Tâm Biện pháp 5: Phát động phong trào thi đua – khen thưởng đối với trẻ: Để có động lực thúc đẩy sự vui thích và tạo được nề nếp thói quen cho trẻ, tôi đã tham mưu với Ban đại diện hội cha mẹ học sinh của lớp phát động phong trào thi đua với các tiêu chí cụ thể: “Bé chăm ngoan, sạch đẹp” nhằm rèn luyện vệ sinh cá nhân cho trẻ để cuối năm có một món quà nhỏ trao tặng cho cháu nào thực hiện tốt nhất. 22
- Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ Mẫu Giáo Nhỡ Trần Thanh Tâm Hình ảnh: Trẻ được cô tặng quà 4.KẾT QUẢ Kết quả đạt được: Nhờ làm tốt công tác tự học tập bồi dưỡng, tuyên truyền đã tác động đến nhận thức của các bậc phụ huynh mà các cháu đã dần dần hình thành có kĩ năng, kĩ xảo thực hiện thao tác và cách chăm sóc vệ sinh cá nhân trẻ. Kết quả đối với Cô: Đến thời điểm này tôi thực sự vui mừng khi thấy sự tiến bộ rất rõ trong các cháu, các cháu đã có thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân. Trẻ biết rửa tay với xà phòng lúc tay bẩn và sau khi đi vệ sinh. Rửa mặt đúng quy trình đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho việc chăm sóc sức khỏe, phòng chống ngăn ngừa được nhiều bệnh tậy. Kết quả đối với trẻ : -90% - 95% trẻ có kĩ năng thao tác vệ sinh cá nhân, có hành vi văn minh và hiểu rõ được ích lợi của việc vệ sinh cá nhân -100% trẻ có ý thức tốt việc làm của mình, tổ chức thực hiện thường xuyên cho trẻ hoạt động vệ sinh các nhân -Qua khám sức khỏe của trẻ tỷ lệ trẻ mắc các bệnh về mắt, răng, miệng, da giảm rõ rệt. 23
- Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ Mẫu Giáo Nhỡ Trần Thanh Tâm -Tỷ lệ sức khỏe: Đầu năm trẻ phát triển phát triển bình thường là: 98% . Trẻ suy dinh dưỡng vừa là: 1,2% -Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm nhiều so với đầu năm Kết quả đối với phụ huynh: Đa số phụ huynh phối hợp tốt với giáo viên trong các hoạt động và đặc biệt giúp cô giáo duy trì thói quen, kĩ năng thực hiện thao tác vệ sinh cho trẻ khi ở nhà. 24
- Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ Mẫu Giáo Nhỡ Trần Thanh Tâm III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ Sau một thời gian áp dụng các biện pháp trên, với kết quả đạt được, bản thân tôi rút ra bài học kinh nghiệm sau: Chịu khó học hỏi, tham khảo sách báo, tạp chí mầm non, trên mạng Internet . Tự mình học hỏi chuyên môn của các bạn đồng nghiệp để nắm vững phương pháp rèn luyện kĩ năng, phân tích nội dung bài dạy, cung cấp trí thức mới, phương pháp mới mà mình mới học được, mạnh dạn trao đổi đồng nghiệp để tìm ra những phương pháp, biện pháp mới linh hoạt sáng tạo hơn. Đồng thời mạnh dạn áp dụng những phương pháp trong chương trình GDMN mới trong các tập san, chuyên đề mà bản thân nghiên cứu và được bồi dưỡng. Thực hiện đúng chương trình kế hoạch giáo dục một ngày, không cắt xén các quy trình. Nâng cao chất lượng các hoạt động như: hoạt động góc, chăm sóc vệ sinh cá nhân, hoạt động ngoài trời, lao động tự phục vụ. Tổ chức thực hiện thường xuyên hoạt động chăm sóc vệ sinh cá nhân cho trẻ. Kiểm tra nhắc nhở uốn nắn kịp thời các hoạt động thao tác của trẻ Giáo dục trẻ có ý thức tự chăm sóc phục vụ vệ sinh các nhân là một việc làm phù hợp mang lại nhiều lợi ích thiết thực góp phần giúp trẻ khỏa mạnh và phát triển toàn diện, trẻ sẽ trở thành những chủ nhân tương lai với cách sống văn 25
- Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ Mẫu Giáo Nhỡ Trần Thanh Tâm minh , trí tuệ Trên đây là một số kinh nghiệm giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non đã được thực hiện, trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những sai sót, kính mong hội đồng xem duyệt cùng đồng nghiệp góp ý, tôi xin chân thành cảm ơn. 3. Kiến nghị: Qua sang kiến kinh nghiệm này, tôi rất mong được sự đóng góp ý bổ sung Ban Giám Hiệu, các bạn đồng nghiệp để “ Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ Mẫu giáo Nhỡ” được tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Người viết 26
- [Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ Mẫu Giáo Nhỡ Trần Thanh Tâm] PHỤ LỤC NỘI DUNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2 . MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU a. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU b. PHẠM VI NGHIÊN CỨU c. KẾT CẤU BẢN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. NỘI DUNG LÝ LUẬN 2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ a. THUẬN LỢI b. KHÓ KHĂN 3.MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH a. Tự học tập để bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng thực hành thao tác chăm sóc cá nhân cho trẻ b. Giáo dục vệ sinh lồng vào các hoạt động có chủ đích c. Giáo dục vệ sinh thông qua các hoạt động trong ngày d.Tăng cường sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường e.Phát động phong trào thi đua, khen thưởng đối với trẻ 4. KẾT QUẢ III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 27
- [Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ Mẫu Giáo Nhỡ Trần Thanh Tâm] 28