Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi - Bùi Thị Mỹ

doc 27 trang thuongdo99 5841
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi - Bùi Thị Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_song_cho.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi - Bùi Thị Mỹ

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG TRƯỜNG MẦM NON ĐAN PHƯỢNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 4- 5 TUỔI Lĩnh vực : Giáo dục mẫu giáo Cấp học: : Mầm non Tên tác giả : Bùi Thị Mỹ Đơn vị công tác : Trường mầm non Đan Phượng Chức vụ : Giáo viên. NĂM HỌC 2019 – 2020
  2. Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4- 5tuổi A - ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1. Lý do về mặt lý luận: Những năm gần đây ngành giáo dục đã và đang tiến hành đổi mới giáo dục, nhất là cấp học mầm non. Mục tiêu của việc đổi mới giáo dục nhằm phát triển toàn diện về mọi mặt “Thể chất - Nhận thức – Ngôn ngữ - Thẩm mĩ – Tình cảm xã hội”. Nhưng chỉ như vậy thôi thì chưa đủ, chúng ta còn cần cung cấp cho trẻ những kỹ năng sống cần thiết. Có lẽ chúng ta đã nghe rất nhiều về cụm từ “kỹ năng sống” và “giáo dục kỹ năng sống”. Nhưng bạn thực sự hiểu kỹ năng sống là gì chưa? Có nhiều quan điểm khác nhau về kĩ năng sống: Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), “kỹ năng sống” là khả năng để có hàng vi thích ứng và tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Theo quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), “kỹ năng sống” là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kỹ năng. Theo Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc, “kỹ năng sống” gắn với 4 trụ cột của giáo dục là: Học để biết, gồm các kỹ năng tư duy (Như: Tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả ); Học để làm người gồm các kĩ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin ; Học để sống với người khác gồm các kỹ năng xã hội như giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông; Học để làm gồm các kỹ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm Từ những khái niệm trên có thể thấy, “kỹ năng sống” bao gồm một loạt các kỹ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Nói cách khác “kỹ năng sống” chính là khả năng làm chủ của bản thân của mỗi người, là khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Tuy nhiên có thể thấy rất rõ ràng là kỹ năng sống luôn gắn bó với các giá trị. Các giá trị sống đúng đắn là kết tinh được truyền lại như sự tôn trọng, sống trách nhiệm, yêu thương, sự tự tin, sự sáng tạo, lòng ham hiểu biết , các giá trị này được truyền đạt lại nhằm giáo dục giúp cho con người sống có chuẩn mực và góp phần vào sự tiến bộ xã hội. Giáo dục kỹ năng sống là rất quan trọng và cần thiết cho trẻ mầm non. Giáo dục kỹ năng sống giúp cho trẻ phát triển nhân 1/26
  3. Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4- 5tuổi cách, thể chất, tình cảm, giao tiếp, ngôn ngữ, tư duy một cách hoàn thiện, là nền tảng để trẻ tự tin bước vào giai đoạn tiếp theo. 2. Lý do về mặt thực tiễn: Trong những năm gần đây giáo dục kỹ năng sống là một nội dung đang được các nhà trường, các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh quan tâm. Chính vì vậy nhiều lớp học dạy trẻ kỹ năng sống được mở ra, nhiều đoạn phim hoạt hình dạy kĩ năng sống cho trẻ được sản xuất, các thông tin trên mạng tuyên truyền về kỹ năng sống cũng nhiều hơn giúp cho giáo viên và phụ huynh học sinh có nguồn tài liệu để tham khảo. Đầu năm học 2019- 2020, được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường, tôi là giáo viên chủ nhiệm lớp mẫu giáo nhỡ 4 tuổi B1 với nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục trẻ. Với trẻ của lớp tôi thì tôi có thể thấy được rõ nét: Trẻ chưa có những kỹ năng trong giao tiếp, ứng xử với người lạ, , trẻ chưa có kỹ năng trong mọi hoạt động. Về phía phụ huynh, họ quan tâm đến con nhưng không phải phụ huynh nào cũng có hiểu biết để rèn trẻ kỹ năng sống đúng cách. Không phải giáo viên nào cũng đi sâu vào nghiên cứu và tìm hiểu các bài học về kĩ năng sống cho trẻ, sao cho phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với nhận thức của trẻ. Khi đã sưu tầm được hệ thống các bài học kỹ năng sống cho trẻ phù hợp rồi thì sao? Liệu cách dạy, cách truyền đạt, cách mang tri thức đến cho trẻ như thế nào cho phù hợp, đạt hiệu quả cao, trẻ hứng thú, tiếp thu nhanh không bị gò bó, áp đặt Xuất phát từ những lý do trên bản thân tôi luôn trăn trở và suy nghĩ xem làm thế nào để dạy kỹ năng sống cho trẻ đạt hiệu quả, trẻ dễ tiếp thu lại hứng thú với các bài học. Quan trọng là làm thế nào để có sự phối hợp cùng phụ huynh để cùng dạy trẻ mọi lúc mọi nơi nhằm mang lại hiệu qủa cao. Từ những trăn trở của bản thân, từ những thực tế trong các hoạt động dạy kỹ năng sống cho trẻ ở trường tôi, từ những đặc điểm tâm sinh lý của trẻ lứa tuổi mầm non “học bằng chơi, chơi mà học”, nên tôi đã lựa chọn sưu tầm một số bài học kỹ năng phù hợp với trẻ mầm non (4- 5tuổi) và thiết kế dưới dạng bài tập qua phần mềm powerpoint nhằm giúp trẻ tiếp thu một cách dễ dàng và hứng thú. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi”. Nhằm góp phần năng cao hiệu quả, chất lượng của giáo dục. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 2/26
  4. Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4- 5tuổi - Giáo viên: Đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục trẻ, sáng tạo đồ dùng đồ chơi để tạo hứng thú cho trẻ. - Trẻ: Tự tin, thoải mái, tiếp thu nhanh, luôn hứng thú trong mọi hoạt động và có kỹ năng trong cuộc sống hằng ngày. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: “Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi” IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT- THỰC NGHIỆM: - Trẻ mẫu giáo nhỡ 4 tuổi B1 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Quá trình thực hiện đề tài, tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu lý luận. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp đánh giá. - Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan. VI. PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN - Phạm vi áp dụng: Trẻ mẫu giáo nhỡ 4 tuổi B1. - Thời gian thực hiện: Từ tháng 9/2019 đến hết tháng 03/2020. 3/26
  5. Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4- 5tuổi B. BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Tình trạng khi chưa thực hiện Giáo dục kỹ năng sống là một quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành năng lực hành động tích cực, có liên quan tới kiến thức và thái độ, giúp cá nhân có ý thức về bản thân, giao tiếp, quan hệ xã hội, thực hiện công việc, ứng phó hiệu quả với các yêu cầu thách thức của cuộc sống công việc hàng ngày. Kỹ năng sống được hình thành theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào môi trường sống và giáo dục. Trong giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non đó là những hoạt động tích cực, hướng vào những hoạt động cá nhân hoặc một nhóm trẻ với mục đích giúp trẻ có thể ứng phó hiệu quả với các tình huống, thách thức trong cuộc sống hàng ngày. Định hướng của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là giúp trẻ làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp với cộng đồng và xã hội, thích nghi, học tập hiệu quả, nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất, ứng phó tích cực trong các tình huống của cuộc sống. Trong quá trình nghiên cứu đề tài bản thân tôi đã thấy những thuận lợi và khó khăn sau: a. Thuận lợi: Được sự quan tâm và chỉ đạo sát xao của BGH nhà trường. Bản thân tôi là một giáo viên có trình độ chuẩn về chuyên môn, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, nắm vững phương pháp. Phương tiện truyền thông và công nghệ thông tin ngày càng hiện đại giúp giáo viên tìm kiếm và khai thác thông tin một cách thuận lợi. Được phụ huynh tin yêu, tôn trọng và ủng hộ nhiệt tình. Phụ huynh nhiệt tình, luôn ủng hộ mọi hoạt động của trường, của lớp. b. Khó khăn: Trẻ chưa mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, chưa có kĩ năng giải quyết các tình huống đơn giản hàng ngày. Kỹ năng chia sẻ bày tỏ cảm xúc duy nghĩ, mong muốn của bản thân còn hạn chế. Nhận thức của trẻ trong lớp không đồng đều, nhiều trẻ hiếu động. Thực tế kết quả khảo sát trẻ đầu năm. 2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện. Từ những tình hình thực tế trên, tôi tiến hành khảo sát thực trạng trẻ lớp 4 tuổi B1 ngay từ đầu năm học và có được kết quả sau: Bảng đánh giá kêt quả khảo sát: Sĩ số trẻ 38 trẻ (Ở phía cuối sáng kiến) 4/26
  6. Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4- 5tuổi II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Biện pháp 1: Tự học hỏi nâng cao sự hiểu biết của mình các kiến thức về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Là một giáo viên với lòng yêu nghề mến trẻ luôn mong muốn những giờ dạy cho trẻ nói chung và các giờ dạy kỹ năng nói riêng đạt kết quả cao tôi đã cố gắng phấn đấu dạy trẻ làm sao để các kiến thức kỹ năng cung cấp đến trẻ thật gần gũi, dễ hiểu trẻ dễ dàng thực hiện được như việc trẻ thực hiện “cơm ăn nước uống” hằng ngày. Trẻ không có cảm giác gò ép trong giờ hoạt động kỹ năng sống mà trẻ có cảm giác như đang được thể hiện bản thân. Trẻ thể hiện được những gì mà trẻ đã được học được quan sát để thực hiện các kĩ năng mà cô đã dạy. Đây là cơ sở hình thành cho trẻ thói quen có nề nếp có ý thức thực hiện các kỹ năng sống cho bản thân, tạo tiền đề cho việc hình thành nhân cách cho trẻ về sau này. Để làm được điều này từ khi được phòng giáo dục triển khai áp dụng phương pháp Mon- kỹ năng sống tới các trường mầm non, tôi đã nghiên cứu kỹ từng kỹ năng, từng cách thực hiện của từng kỹ năng, cách hướng dẫn kỹ năng ấy. Từ đây tôi xây dựng kế hoạch dạy các kỹ năng đó sao cho phù hợp từng giai đoạn phát triển của trẻ, sao cho các kỹ năng đó được thực hiện từ kỹ năng đơn giản đến kỹ năng phức tạp phù hợp với nhận thức của trẻ lớp mình. Việc học hỏi không dừng lại ở đây mà tôi còn thường xuyên theo dõi các thông tin trên báo đài trong các chương trình trên truyền hình về cách nôi dạy con như chương trình: Mẹ yêu bé- Hãy làm bạn với con. Từ những chương trình này giúp tôi ngày càng có nhiều kiến thức về cách dạy kỹ năng sống cho trẻ. Bản thân tự lên các giờ dạy về hoạt động dạy kỹ năng mời ban giám hiệu hoặc tổ trưởng khối hay các đồng nghiệm dự và góp ý để giúp tôi có cách dạy hay hấp dẫn và giúp trẻ thực hiện các kỹ năng một cách dễ dàng. Khi đã nắm vững được cách dạy các kỹ năng cho trẻ muốn trẻ thực hiện được dễ dàng và các kiến thức được cung cấp theo hướng từ kỹ năng dễ đến kỹ năng khó thì giáo viên phải biết lựa chọn kỹ năng xây dựng kế hoạch dạy riêng cho lớp, để phù hợp với nhận thức của trẻ trong lớp mình. 2. Biện pháp 2: Xây dựng ngân hàng hoạt động kĩ năng sống. Như các bạn đã biết khi thực hiện bất cứ một công việc gì muốn công việc đó diễn ra xuôn xẻ thu nhận được kết quả tối đa thì đều phải có kế hoạch cụ thể. Bạn phải biết cái gì nên thực hiện trước cái gì thực hiện sau. Mục đích: Nhằm xây dựng kế hoạch hoạt động một cách khoa học, cụ thể, rõ ràng. Khi xây dựng lịch trình hoạt động cụ thể giáo viên sẽ chủ động trong mọi công việc, làm việc sẽ khoa học và hiệu quả. Để đảm bảo theo nguyên tắc 5/26
  7. Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4- 5tuổi này ngay từ đầu năm học tôi đã nghiên cứu các kỹ năng và lên kế hoạch thứ tự các bài dạy cho từng tháng như sau: Tháng thực hiện Nội dung Tháng 09 - Kỹ năng: Xếp hàng theo thứ tự. Từ 09/09->27/09 - Kỹ năng: Đứng lên ngồi xuống ghế, bê ghế. (3 tuần) - Kỹ năng: Chào hỏi lễ phép. - Kỹ năng: Tự chào hỏi khi gặp người lớn. - Kỹ năng: Ứng phó với người lạ. Tháng 10 - Kỹ năng: Đóng mở cửa. Từ 30/09->01/11 - Kỹ năng: Rửa tay, lau mặt. (5 tuần) - Kỹ năng: Rót nước từ bình to sang bình nhỏ. - Kỹ năng: Cách đóng- mở lắp hộp - Kỹ năng: Bộ đóng- mở các loại khóa ví. Tháng 11 - Kỹ năng: Cởi áo – gập áo - mắc áo lên giá. Từ 04/11->29/11 - Kỹ năng: Mặc áo - cài khuy áo. (4 tuần) - Kỹ năng: Cách kéo khóa. - Kỹ năng: Cách kẹp áo. - Kỹ năng: Cách giặt và phơi đồ. Tháng 12 - Kỹ năng: Gấp và phơi khăn. Từ 02/12->27/12 - Kỹ năng: Cách vò khăn, vắt khăn. (4 tuần) - Kỹ năng: Cách rửa bát- đĩa. - Kỹ năng: Xử lý khi bị ho. - Kỹ năng: Xử lý khi có hỉ mũi. Tháng 01 - Kỹ năng: Cách rót nước – mời trà. Từ 01/12->24/1/20 - Kỹ năng: Đóng mở đai da nhựa. (5 tuần) - Kỹ năng: Cách tháo và thắt nơ. - Kỹ năng: Buộc dây nơ, buộc dây giày. - Kỹ năng: Cách đan nong mốt. - Kỹ năng: Cách dập lỗ- ghim. Tháng 02 - Kỹ năng: Cách lau gương. Từ 03/02-> 28/02 - Kỹ năng: Cách lau lá cây. (4 tuần) - Kỹ năng: Cách tuốt rau ngót. - Kỹ năng: Cách nạo dưa chuột. - Kỹ năng: Cách cọ- rửa con ốc. Tháng 03 - Kỹ năng: Cắt móng tay. Từ 02/03-> 27/03 - Kỹ năng: Cách sử dụng búa đóng đinh. (4 tuần) - Kỹ năng: Chải tóc, buộc tóc, cài nơ. - Kỹ năng: Cách gọt bút chì. - Kỹ năng: Cách sử dụng kéo. - Kỹ năng: Cách vệ sinh giáo cụ cuối tuần Tháng 04 - Kỹ năng: Quét rác trên sàn. Từ 30/04-> 01/05 - Kỹ năng: Lau chùi nước trên sàn. (5 tuần) - Kỹ năng: Cách hót hạt trên khay - Kỹ năng: Cách cắm hoa. 6/26
  8. Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4- 5tuổi - Kỹ năng: Cách khuấy bọt và vớt bọt. Tháng 05 - Kỹ năng: Cách rót nước vào chai bằng phễu. Từ 04/05-15/5 - Kỹ năng: Cách chuyển nước bằng xi lanh. (2 tuần) - Kỹ năng: Cách sử dụng đũa. - Kỹ năng: Bảo toàn khối lượng nước. Trong các nội dung dạy kỹ năng sống cho trẻ cũng vậy giáo viên phải biết chọn kỹ năng nào trước, kỹ năng nào dạy sau. Các kỹ năng sống cung cấp đến trẻ phải cho trẻ thực hiện như thế nào để đảm bảo các nội dung dạy theo chiều xoáy chôn ốc, các kỹ năng trẻ học phải được học từ kỹ năng dễ làm đến các kỹ năng phức tạp có nhiều thao tác khó, tất cả các kỹ năng này đều phù hợp với nhận thức của trẻ lớp mình. 3. Biện pháp 3: Phối hợp với tổ chuyên môn và phụ huynh a. Phối hợp với tổ chuyên môn: Việc đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống vào trường mầm non đặc biệt với trẻ 4- 5 tuổi là vô cùng quan trọng. Hơn thế nó là nội dung mà bộ giáo dục đưa ra. Vậy làm thế nào để nội dung này đưa tới trẻ một cách nhẹ nhàng vì hằng ngày nhiều trẻ không thực hiện đây là một điều làm tôi luôn băn khoăn trong thực tế việc chuyền đạt nội dung này đến trẻ với tôi còn gặp một số khó khăn khi đưa nội dung này vào trong các hoạt động. Và chính vì vậy, tôi có đề xuất trong buổi họp tổ chuyên môn để cùng nhau xây dựng ngân hàng hoạt động kỹ năng sống cho trẻ 4- 5 tuổi. Trong những buổi họp tổ chuyên môn, được bạn bè đồng nghiệp góp ý và đưa ra những ý kiến về kiến thức phù hợp với lứa tuổi trẻ mà tôi đang phụ trách. Từ đó giúp tôi có thêm những kiến thức về lĩnh vực này. Tôi triển khai nội dung họp đến khối của mình, chắt lọc những bài dạy phù hợp với lứa tuổi. Không những thế, tôi còn mạnh dạn trình bày vấn đề lồng ghép kỹ năng sống vào hoạt động dạy kiến tập cấp trường và được Ban giám hiệu tán thành. Buổi đầu thực hiện, tôi thấy lo lắng không biết trẻ của mình có thực hiện tốt những kỹ năng của mình hay không. Nhưng trái với những lo nghĩ của tôi, trẻ thực hiện một cách thuần thục và giờ học đạt kết quả rất cao. Tôi được Ban giám hiệu nhà trường và bạn bè đồng nghiệp hết sức khen ngợi. b. Phối kết hợp với phụ huynh: Để có biện pháp giáo dục đồng thuận giữa gia đình và nhà trường về việc đưa nội dung dạy kỹ năng cho trẻ trong lớp tôi luôn phối kết hợp với phụ huynh trong cách giáo dục trẻ. 7/26
  9. Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4- 5tuổi THƯ NGỎ Kính gửi các bậc phụ huynh lớp 4T- B1 Năm học 2019- 2020 bắt đầu, đây là năm học đánh dấu mốc quan trọng của các con học ở lứa tuổi mầm non. Để cho các con phải tự lập và tự chủ trong mọi hoạt động như: Tự phục vụ bản thân, phạm vi giao tiếp được mở rộng, nhiều tình huống diễn ra hàng ngày khi ở trường Nhằm trang bị cho các con có những kỹ năng tốt, biết cách tự bảo vệ bản thân, biết cách giao tiếp và ứng xử phù hợp với mọi người xung quanh. Bản thân tôi đang trăn trở và suy nghĩ nên làm thế nào để các con có những hiểu biết, những kỹ năng tối thiểu để tự bảo vệ bản thân biết tránh những điều nguy hiểm. Với mong muốn được phối kết hợp chặt chẽ cùng các bậc phụ huynh để dạy kỹ năng cho trẻ một cách có hiệu quả, tôi sẽ nghiên cứu sưu tầm và thiết kế một số bài tập dạy kĩ năng cho trẻ bằng cách hàng tháng tôi sẽ gửi một số bài tập về kỹ năng qua nhóm chung giữa lớp và phụ huynh, phụ huynh sẽ cho con thực hàng bài tập đó tại nhà. Cô giáo sẽ gửi video hướng dẫn các thao tác cụ thể tới các bậc phụ huynh. Tôi mong muốn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh. Xin trân trọng cảm ơn! Đan Phượng, ngày 10/10/2019 GVCN Tuyên truyền sâu rộng cho phụ huynh hiểu tầm quan trọng của nội dung này với đời sống con người nói chung và với nhận thức trẻ mầm non nói riêng. Nói cho họ hiểu để có biện pháp sao cho đạt kết quả cao nhất. Ngoài ra ở bảng tuyên truyền tôi viết thông báo cho phụ huynh biết trong tháng này trẻ được học kỹ năng gì hay pho to các bước thực hiện kỹ năng cần dạy trẻ gửi cho phụ huynh hoặc gửi qua mail cho phụ huynh xem các đoạn video quay kỹ năng đó để phụ huynh biết và rèn con thêm ở nhà. Từ những việc làm này mà phụ huynh giúp tôi rèn tốt hơn các kỹ năng mà tôi cần rèn cho trẻ. Từ đây giúp trẻ hình thành và tạo được nề nếp tốt khi thực hiện các kỹ năng trong cuộc sống hằng ngày. Bên cạnh những việc làm đó sự phối hợp với phụ huynh tôi còn tư vấn giúp họ có thêm những cuốn sách hay có nội dung về dạy trẻ các kỹ năng sống. Từ đây giúp cho họ có thêm hiểu biết thật nhiều kiến thức trong việc dạy con hàng ngày. 8/26
  10. Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4- 5tuổi 4. Biện pháp 4: Sưu tầm và thiết kế các hoạt động dạy kỹ năng sống cho trẻ. Từ việc tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, xác định và xây dựng nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tôi tiến hành thực hiện đưa các nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động. Trước khi thiết kế các bài tập cho trẻ, tôi lên mạng sưu tầm các đoạn phim ngắn về dạy kỹ năng cho trẻ sao cho phù hợp với nhận thức và lứa tuổi của trẻ. Để từ đó tôi thiết kế các bài tập đơn giản cho trẻ. a. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua hoạt động học: Trẻ ở lứa tuổi này, học mà chơi, chơi mà học. Trẻ dễ nhớ nhưng cũng rất nhanh quên nên việc lồng nội dung giáo dục kỹ năng sống vào hoạt động học chiếm nhiều ưu thế nhằm hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi có văn hoá. Giáo viên cần tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực của trẻ, giáo viên cần phải biết khai thác phát huy năng khiếu, tiềm năng sáng tạo ở mỗi trẻ. Vì mỗi đứa trẻ là một nhân vật đặc biệt, phải giáo dục trẻ như thế nào để trẻ cảm thấy thoải mái trong mọi tình huống của cuộc sống. Thông qua hoạt động học, trẻ có cơ hội chia sẻ với các bạn thông qua hoạt động nhóm. Mặt khác, trẻ cũng tự tin, mạnh dạn khi thể hiện khả năng của mình cũng như giới thiệu về bản thân, gia đình mình trước cô giáo và các bạn trong lớp. Ví dụ: Hoạt động khám phá: Tôi là ai? (Chủ đề Bản thân). Khi tổ chức tiết học này, tôi yêu cầu từng trẻ tự lên giới thiệu về tên, tuổi, giới tính, học lớp nào, trường nào, cô giáo nào, sở thích của mình.Tôi nhận thấy, trẻ rất hào hứng lên giới thiệu. Những trẻ mạnh dạn đã nói được đầy đủ những thông tin tôi đưa ra. Nhưng đáng mừng hơn là có những trẻ rất nhút nhát, thiếu tự tin nhưng cũng vẫn có thể đứng dậy và giới thiệu được 1 vài thông tin của mình Ví dụ: Khám phá “Bé làm gì khi bị lạc đường”. Cô tạo tình huống để giúp trẻ biết cách xử lý: Bé phải làm gì? Phải tìm sự giúp đỡ từ ai? Phải cung cấp cho trẻ những thông tin gì? Sau đó đưa ra các giải pháp để trẻ thảo luận và chọn phương án cho mình: - Nếu bị lạc đường, trẻ cần bình tĩnh, không kêu khóc mà đứng im tại chỗ để chờ bố mẹ quay lại tìm. - Nếu chờ một lúc mà không thấy bố mẹ trẻ có thể tìm đến chú bảo vệ công an ở nơi gần nhất. - Trẻ nói với người đáng tin cậy, địa chỉ nhà mình, số điện thoại của cha mẹ, nhờ họ giúp hoặc nhờ phát thanh lên loa công cộng để bố mẹ đón về. - Khi bị lạc không nên đi theo bất kỳ người lạ nào, vì có nguy cơ bị bắt cóc. Nếu có người cố tình kéo đi, thì trẻ phải la hét to lên “Đây không phải là bố mẹ cháu, cháu bị bắt ”. 9/26
  11. Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4- 5tuổi Ví dụ: Tiết tìm hiểu về một số loại quả, tôi đã chuẩn bị vật thật là những quả thật (Chuối, cam, chanh ) cho trẻ trực tiếp quan sát và trò chuyện với nhau, rồi cắt đôi quả ra cho trẻ xem phía bên trong của quả có gì? Cho trẻ nếm trực tiếp xem mùi vị của các loại quả đó. Thông qua đó giúp trẻ phát triển được kỹ năng tự bóc vỏ chuối hoặc những loại quả cần sử dụng dao để gọt thì trẻ cần nhờ đến sự giúp đỡ của người lớn. Thông qua đó giúp trẻ hình thành được kỹ năng tự bảo vệ bản thân, kỹ năng giao tiếp với người lạ, kỹ năng xử lý tình huống và kỹ năng nhờ người lớn khi cần sự giúp đỡ. Từ những tình huống cụ thể mà rất dễ xảy ra đối với trẻ, bằng cách cho trẻ thảo luận, yêu cầu trẻ suy nghĩ, vận dụng vốn hiểu biết của mình đã có để tìm cách giải quyết vấn đề. Thông qua đó cô giúp trẻ tìm ra phương án tối ưu nhất, đó cũng chính là kinh nghiệm mà ta cần dạy trẻ . Thông qua hoạt động đó cũng giúp trẻ có sự tư duy logic, biết cách diễn đạt suy nghĩ của mình, và giúp trẻ có thêm kinh nghiệm trong cuộc sống. Ví dụ: Truyện “Chú dê đen” tôi sắp xếp cho trẻ làm quen mọi lúc mọi nơi để khi dạy tôi có thể chọn tiết đa số trẻ đã biết. Và trực tiếp cho trẻ đóng các vai chú dê trắng, dê đen và sói. Thông qua đó giúp trẻ có thể phát triển kỹ năng diễn xuất trước đám đông, kỹ năng tự bảo vệ mình khi gặp nguy hiểm là phải bình tĩnh không được sợ hãi. Các hoạt động nghệ thuật có tính hấp dẫn riêng đôi với trẻ, nó khơi dậy ở trẻ sự sảng khoái, xua đi cái mệt mỏi. Hoạt động này cũng rất hấp dẫn đối với trẻ, trẻ sẽ bớt nhàm chán, sẽ tích cực hoạt động thông qua đó các kỹ năng sẽ được hình thành và phát triển. Ví dụ: Hoạt động vẽ “Chân dung mẹ” trong quá trình vẽ giúp trẻ phát triển được kỹ năng cầm bút, kỹ năng tưởng tượng, tính kiên trì, và phát triển được kỹ năng thể hiện tình cảm đối với những người thân yêu. Ví dụ: Trong giờ học tạo hình “ Xé- dán tia nắng” theo mẫu trẻ tự biết kê bàn giúp cô hoặc tự đi lấy ghế, biết nhấc ghế để đi ra ngoài không bị đổ không làm ảnh hưởng tới người bên cạnh khi mang sản phẩm lên trưng bày. Qua giờ học này trẻ sẽ được rèn kỹ năng kê bàn, kỹ năng bê ghế, kỹ năng đứng lên và ngồi xuống ghế. (Hình ảnh minh chứng ở cuối sáng kiến). Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc thông qua trò chơi âm nhạc “Hát theo tranh” cô yêu cầu trẻ chơi theo 3 đội, khi cô đưa ra bức tranh trẻ sẽ phải cùng nhau thảo luận để tìm ra bài hát phù hợp với nội dung trong bức tranh của cô và cả đội sẽ cùng hát bài hát đó. Như vậy, ta thấy trẻ có kỹ năng hoạt động theo nhóm, có tinh thần hợp tác với nhau và cùng nhau tìm ra đáp án về bài hát, cùng 10/26
  12. Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4- 5tuổi nhau hát lại bài hát. Thông qua hoạt động này, ta thấy chỉ qua một trò chơi trong hoạt động giáo dục âm nhạc nhưng trẻ vừa có kỹ năng hoạt động nhóm, vừa có được những kỹ năng tự tin biểu diễn trước đám đông. Đối với các hoạt động như ca hát, nhảy múa, kể chuyện, tạo hình sẽ giúp trẻ sẽ phát triển được kỹ năng làm chủ bản thân, bình tĩnh, tự tin, kỹ năng thể hiện mình, xác định được giá trị của bản thân. Khi trẻ biểu diễn cá nhân trẻ sẽ thể hiện mình, khi trẻ biểu diễn cùng bạn trẻ phải phối hợp với bạn, phải quan sát bạn và từ đó sẽ hình thành được kỹ năng phối hợp theo nhóm, đoàn kết với bạn bè khi tham gia các hoạt động tập thể. b. Hoạt động ngoài tiết học: Để các kỹ năng ngày càng được thực hiện một cách thành thạo thì rèn kỹ năng cho trẻ không dừng ở lại một hoạt động nào mà phải đưa các kỹ năng đó rèn triệt để trong các hoạt động khác như: Hoạt động góc, ngoài trời, hoạt động chiều hay hoạt động ăn- ngủ- vệ sinh hằng ngày Vì chỉ khi trẻ được thực hiện hằng ngày thường xuyên trẻ mới có thể thực hiện các kỹ năng này ngày một thành thục. * Hoạt động góc: Với trẻ em, phương pháp có hiệu quả và dễ “ngấm” nhất là phương pháp trò chơi. Phương pháp này được hiểu rộng bao gồm các trò chơi đóng vai, trò chơi vận động, trò chơi xây dựng nhóm Với sự phong phú, đa dạng các trò chơi khác nhau và sự hứng thú, nhiệt tình khi tham gia mỗi trò chơi sẽ giúp trẻ hình thành được các kỹ năng khác nhau trong cuộc sống. Khi chơi trẻ học được gì? Hãy cùng xem chương trình “Học để chung sống” đã chỉ ra những lợi ích của vai chơi: Ví dụ: Góc xây dựng người kỹ sư trưởng sẽ phải biết cách phân công công việc cho các thành viên còn lại. Từ đó hình thành cho trẻ những kỹ năng quyết định, kỹ năng giải quyết vẫn đề và thể hiện được vai trò làm thủ lĩnh của mình. Hay với vai chơi là bác sĩ, trẻ sẽ phải biết cách khám bệnh và kê đơn thuốc cho bệnh nhân. Từ đó hình thành cho trẻ những kĩ năng tự bảo vệ bản thân trong cuộc sống.(Hình ảnh minh chứng ở cuối sáng kiến) * Hoạt động ngoài trời: Cô luôn nhắc nhở trẻ khi ra sân trường chơi rèn trẻ những kĩ năng phải đi theo hàng, bạn nọ nối duôi theo bạn kia, không đẩy bạn để bạn ngã Nếu trẻ làm gì sai với bạn, với cô thì cần có kĩ năng như: Biết xin lỗi cô, xin lỗi bạn. Khi đi chơi gặp các bác, các cô làm việc trong trường trẻ có kĩ năng chào hỏi lễ phép. Ai cho gì phải biết nhận bằng hai tay và nói cảm ơn. Ví dụ: Khi quan sát góc thiên nhiên của lớp, cô hỏi trẻ: 11/26
  13. Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4- 5tuổi + Muốn cây nở nhiều hoa thì chúng ta phải làm gì? + Các con sẽ chăm sóc cây như thế nào? Từ đó hình thành cho trẻ những kĩ năng trong lao động như: Tưới nước cho cây, nhặt cỏ, nhặt bỏ lá úa cho cây. Muốn cây được sạch đẹp thì trẻ cần có kĩ năng lao lá cây saocho thật khéo léo để cây không bị nát, hoặc bị chết. (Hình ảnh minh chứng ở cuối sáng kiến) * Hoạt động chiều: Trước đây, với những nội dung dạy trẻ nhận biết một số nguy cơ không an toàn và cách phòng tránh thì giáo viên thường giáo dục trẻ với những lời dặn dò nhắc nhở đơn giản thông qua nội dung các bài thơ, câu chuyện, bài hát có nội dung giáo dục dạy trẻ. Song trên thực tế, trong chương trình có rất ít bài hát, bài thơ, câu chuyện có nội dung đó. Vì vậy, trong năm học này, tôi nghiên cứu lựa chọn những tình huống bất trắc thường xảy ra đưa ra những tình huống cụ thể để dạy trẻ có kỹ năng ứng biến khi gặp tình huống khó khăn, biết cách suy nghĩ và giải quyết . Ví dụ: Qua câu chuyện “Chú vịt xám” hoặc nội dung bài hát “Đàn Vịt con” chúng tôi chỉ dùng lời giáo dục trẻ: “Khi đi công viên hoặc đến những nơi công cộng thì phải đi với bố mẹ, không được chạy lung tung để khỏi bị lạc” chứ chưa dạy trẻ nếu chẳng may xảy ra sẽ phải xử lý như thế nào. - Với cách giáo dục như vậy tôi thấy kết quả đạt trên trẻ chưa đạt hiệu quả. Trẻ ghi nhớ một cách thụ động và trẻ mau quên. Và điều cốt yếu trẻ không hiểu cốt lõi của vấn đề là tại sao không nên làm như vậy và nếu xảy ra thì phải làm thế nào. Do đó bây giờ ngoài việc giáo dục như vậy vào giờ hoạt động chiều, tôi đã đưa ra tình huống “Khi bé bị lạc mẹ trong siêu thị - bé sẽ làm gì ?” - Tôi đã cho trẻ suy nghĩ, mỗi trẻ đưa ra một cách giải quyết của riêng mình. Lắng nghe ý kiến của trẻ, cho trẻ suy nghĩ và trả lời theo ý kiến của mình, gợi mở cho trẻ bằng các câu hỏi: Theo con làm như vậy có được không? Tại sao? Sau đó, cô giúp trẻ rút ra phương án tối ưu nhất: Khi bị lạc mẹ, bé hãy bình tĩnh, không khóc và chạy lung tung mà hãy đứng yên tại chỗ chờ. Vì bố, mẹ sẽ quay lại chỗ đó để tìm bé. Hoặc bé có thể đến chỗ chú bảo vệ, cô bán hàng trong siêu thị ở gần chỗ đó để nhờ gọi điện thoại, hoặc thông báo lên loa để tìm bố mẹ. Tuyệt đối không đi theo người lạ dù người đó có hứa sẽ đưa về với bố mẹ. Vì có thể đó sẽ là kẻ xấu lợi dụng cơ hội đó bắt cóc hoặc làm hại bé. Ví dụ: Với tình hình phức tạp trong xã hội hiện nay, nhiều tình huống bất trắc có thể xảy ra đối với trẻ như bị bắt cóc, xâm hại. Tôi đã đưa ra những tình huống để dạy trẻ như: “Nếu có người không quen biết cho bé quà bé nên làm như thế nào? 12/26
  14. Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4- 5tuổi - Ở tình huống này, với lứa tuổi của trẻ trên thực tế trẻ rất thích khi được cho quà và sẽ không biết tại sao không được nhận. Khi trẻ thảo luận, tôi đưa ra những giả thiết, những tình huống xấu “Nếu đó là kẻ xấu thì sẽ rất nguy hiểm cho bé”. Tôi phân tích, giải thích cho trẻ và giúp trẻ có phương án giải quyết đó là: - Tuyệt đối không nhận quà, ăn bánh kẹo của người lạ vì có thể bị người xấu tẩm thuốc mê và trúng mưu của kẻ xấu. - Khi gặp trường hợp này bé nên nói:“Cháu cám ơn, nhưng bố mẹ cháu không cho nhận quà của người lạ ạ”. Ví dụ: Trong thời gian gần đây, cháy nổ là hiểm hoạ luôn rình rập với tất cả mọi nhà. Chính vì vậy, với trẻ mẫu giáo tuy trẻ còn nhỏ tuổi song tôi nghĩ rằng cũng cần dạy cho trẻ một số kỹ năng ứng biến nếu chẳng may có điều đó xảy ra. Tôi đã đưa tình huống:“ Nếu bé thấy có khói, hoặc cháy ở đâu đó bé sẽ phải làm thế nào?” - Qua tình huống này tôi dạy trẻ: + Khi thấy có khói hoặc cháy ở đâu, trước hết bé phải chạy xa chỗ cháy. + Hãy hét to để báo với người nhà và những người xung quang có thể nghe thấy. + Nếu không có người ở nhà thì chạy báo cho hàng xóm. Từ những tình huống cụ thể mà rất dễ xảy ra đối với trẻ, bằng cách cho trẻ thảo luận, yêu cầu trẻ suy nghĩ, vận dụng vốn hiểu biết của mình đã có để tìm cách giải quyết vấn đề. Thông qua đó cô giúp trẻ tìm ra phương án tối ưu nhất, đó cũng chính là kinh nghiệm mà ta cần dạy trẻ. Thông qua hoạt động đó cũng giúp trẻ có sự tư duy logic, biết cách diễn đạt suy nghĩ của mình, và giúp trẻ có thêm kinh nghiệm trong cuộc sống. * Hoạt động ăn- ngủ- vệ sinh: Ở trường mầm non giáo viên cần dạy trẻ nghi thức văn hóa trong ăn uống qua đó dạy trẻ kỹ năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập như: Biết tự rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, cảm ơn sau khi ăn, biết tự dọn, cất đúng chỗ bát, thìa hoặc biết giúp cô giáo dọn dẹp, ngồi ngay ngắn, ăn hết suất. Không làm ảnh hưởng đến người xung quanh. Như Bác đã nói “ Học đi đôi với hành” Câu nói của Bác quả không sai chút nào nhất trong công tác giáo dục hiện nay. Việc rèn luyện các kỹ năng tự phục vụ không phải là các công việc quá to tát mà chỉ là các thao tác đơn giản 13/26
  15. Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4- 5tuổi như rửa mặt đánh răng, rửa tay chân Ngoài vệ sinh cá nhân trẻ còn thực hiện các kỹ năng cởi giày đi giày cất dép, hay kỹ năng phơi khăn, trong giờ học biết giúp cô kê bàn lấy đồ dùng để phục vụ cho tiết học. Tất cả các kỹ năng này trẻ nếu trẻ chỉ được học mà không có thực hành,không được thường xuyên rèn rũa thì những kiến thức về các kỹ năng đó sẽ bị rơi rụng dần dần theo thời gian. Vậy để giúp trẻ đưa các kỹ năng này ngày một thực hiện thành thục tôi đã rèn các kỹ này vào các hoạt động tự phục vụ trong ngày. Ví dụ: + Ở hoạt động đón trả trẻ trẻ được rèn kỹ năng cất dép, kỹ năng cất ba lô + Ở hoạt động vệ sinh rửa tay trước khi ăn trẻ được rèn kỹ năng rửa tay, lau mặt + Ở hoạt động ăn trưa trẻ được rèn kỹ năng kê bàn cùng bạn, kỹ năng lấy ghế ngồi xuống ghế của mình, kỹ năng cầm thìa súc cơm mà không làm cơm rơi, kỹ năng dùng giấy ăn lay miệng khi ăn xong + Ở hoạt động ngủ trẻ giúp cô lấy và trải chiếu, chia gối cho các bạn, biết gấp chăn cất gối khi ngủ dậy (Mùa đông). III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN Với một số biện pháp nêu trên sau một thời gian thực hiện tôi đã thu được một số kết quả sau rõ rệt. Kết quả được thể hiện qua bảng khảo sát (Ở cuối sáng kiến) Như vậy, với những kết quả đã đạt được ở trên, chứng tỏ rằng chất lượng những bài tập của tôi đã được nâng lên. Tỷ lệ trẻ nắm được bài đạt được theo yêu của của hoạt động đã tăng lên rất cao. Các giờ dạy được nhà trường đánh giá xếp loại giỏi. Đó là một thành công lớn trong quá trình giáo dục trẻ. (Bảng kết quả khảo sát cuối năm ở phía cuối sáng kiến) Một điều khá đặc biệt là số trẻ đã được đưa vào chương trình thực hiện áp dụng “Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi” trẻ đã tiến bộ rõ rệt về sự nhận thức cũng như sự phát huy tư duy ngày càng hoàn thiện hơn, trẻ có những kỹ năng thành thục khi giao tiếp hoặc có những ứng dụng tình huống khi trẻ tham gia mọi hoạt động. 14/26
  16. Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4- 5tuổi C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN: Giáo viên mầm non là người có vai trò quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục của trẻ mầm non chính vì thế giáo viên cần yêu trẻ, tâm huyết và tận tâm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Luôn có ý thức nâng cao tinh thân tự học, tự tìm tòi khám phá nguồn tài liệu trên mạng giáo dục để tự trau dồi bản thân và nâng cao sự hiểu biết của mình. Khi tổ chức hoạt động cho trẻ cần nắm bắt được tâm sinh lý, khả năng nhận thức của trẻ lớp mình để xây dựng kế hoạch phù hợp, để đề ra những nội dung, hình thức phù hợp với đặc điểm của trẻ nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động của trẻ trong mọi hoạt động. Sau một thời gian triển khai và áp dụng tại lớp những bài tập dạy kĩ năng sống cho trẻ tôi nhận thấy trẻ lớp tôi hứng thú và tiến bộ hơn rất nhiều. Trẻ năng động, linh hoạt, biết xử lý các tình huống xảy ra. Trẻ tự tin, mạnh dạn, tích cực và chủ động, có các kĩ năng trong giao tiếp, kĩ năng tự bảo vệ bản thân, kĩ năng tự phục vụ. Trên đây là một số kinh nghiệm “Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4- 5tuổi” mà tôi đã nghiên cứu áp dụng tại lớp tôi phụ trách trong năm học 2019- 2020 đạt hiệu quả cao. Do kinh nghiệm còn hạn chế nên việc nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự giúp đỡ của hội đồng khoa học và các bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. II. KHUYẾN NGHỊ: Tôi muốn đề xuất với BGH trường đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại, những đồ dùng, đồ chơi có chất lượng để trẻ thực hành kỹ năng một cách tốt nhất. Tham mưu với các cấp lãnh đạo đầu tư thêm cho mỗi lớp một máy in để giáo viên có thể sử dụng vào việc giảng dạy. Tạo điều kiện cho giáo viên được dự giờ đồng nghiệp để cùng trao đổi kinh nghiệm giảng dạy. Trên đây là một vài kiến nghị nhỏ của tôi nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường đã giúp đỡ, tạo điều kiện. Tôi cũng xin cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp đã góp phần giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. . Tôi xin trân thành cảm ơn! 15/26
  17. Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4- 5tuổi D. BẢNG ĐỐI CHỨNG SỐ LIỆU KHẢO SÁT 1. Số liệu khảo sát đầu năm: NỘI DUNG SL đầu năm Tỷ lệ Khả năng nhận thức 20/38 53% Kỹ năng tự bảo vệ bản thân 20/38 53% Kỹ năng giao tiếp 19/38 50% Kỹ năng giải quyết các tình huống 18/38 47% trong cuộc sống. Kỹ năng hợp tác và làm việc theo 17/38 45% nhóm 2. Số liệu khảo sát cuối năm: So sánh đối Đầu năm Cuối năm chứng Nội dung khảo sát Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng lượng lượng Khả năng nhận thức 20 53% 36 95% + 16 48% Kĩ năng tự bảo vệ bản 20 53% 35 92% + 15 39% thân Kĩ năng giao tiếp 19 50% 35 92% + 16 42% Kỹ năng giải quyết các tình huống trong cuộc 18 47% 34 89% + 16 42% sống. Kỹ năng hợp tác và làm 17 45% 33 87% + 16 42% việc theo nhóm 16/26
  18. Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4- 5tuổi BẢNG TỔNG HỢP ĐIỀU TRA CUỐI NĂM NỘI DUNG KHẢO SÁT STT Tên trẻ Khả năng Kỹ năng Kỹ năng Kỹ năng Kỹ năng nhận tự bảo vệ giao tiếp giải quyết hợp tác thức bản thân các tình và làm huống việc theo trong nhóm cuộc sống Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ 1 N. Hữu Trường An 2 Ng. Thị Mỹ Anh 3 Ng. Hoàng Diệu Anh 4 B. Văn Hoàng Bách 5 Tạ Xuân Bách 6 Nguyễn Ngọc Bích 7 Nguyễn Bảo Chi 8 Ng. Thị Ngọc Diệp 9 Nguyễn Đơn Dương 10 Nguyễn Bảo Duy 11 Nguyễn Anh Dức 12 Nguyễn Tiến Đức 13 Bùi Bảo Hân 14 Bùi Khánh Hằng 15 Trần Thu Hiền 16 Ngô Ngân Hiếu 17 Nguyễn Ngọc Hiếu 18 Nguyễn Trung Hiếu 19 Nguyễn Trọng Hiếu 20 Ng. Hữu Gia Hưng 21 Bùi Anh Khanh 22 Nguyễn Nam Khánh 23 Chu Nam Khánh 24 Nguyễn Chí Kiệt 25 Đặng Thiên Lộc 26 Lê Gia Long 27 Nguyễn Kim Ngân 28 Đinh Khánh Ngọc 29 Nguyễn Minh Nhật 30 Nguyễn Đức Ninh 31 Nguyễn Gia Phúc 32 Bùi Minh Quang 33 Nguyễn Đăng Sơn 34 Nguyễn Anh Thư 35 Nguyễn Mạnh Tiến 17/26
  19. Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4- 5tuổi 36 Nguyễn Hữu Trường 37 Đinh Trí Vỹ 38 B. Ng. Quỳnh Vân Tổng Tỷ lệ (%) 18/26
  20. Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4- 5tuổi PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 4- 5 TUỔI Họ và tên trẻ: Lớp: 4T- B1 Trường: Mầm non Đan Phượng ĐẦU CUỐI STT NỘI DUNG KHẢO SÁT NĂM NĂM Đ CĐ Đ CĐ 1 Khả năng 1. Trẻ biết vận dụng tất cả các giác nhận thức quan để khám phá về sự vật, hiện tượng. 2. Trẻ thể hiện sự tập trung cao độ khi quan sát và đánh giá về sự vật, hiện tượng một cách khái quát nhất. 3. Trẻ có kỹ năng quan sát rõ ràng, biết loại bỏ những chi tiết, đối tượng không liên quan. 4. Trẻ biết phân tích, đánh giá sơ bộ về sự vật, hiện tượng, con người để đưa ra cách ứng phó phù hợp Đánh giá chung 2 Kỹ năng 1. Kỹ năng tự chăm sóc bản thân: tự bảo vệ Trẻ biết tự dọn dẹp đồ chơi, tự thay bản thân quần áo, tự đánh răng, tự xúc cơm gọn gàng, 2. Kỹ năng giữ gìn vệ sinh: Trẻ biết đi vệ sinh đúng nơi, xả nước sau khi đi vệ sinh, cho quần áo bẩn vào máy giặt, bỏ rác đúng nơi quy định 3. Trẻ biết tránh xa những nơi nguy hiểm và không đến gần: Bàn là, bếp đang đun, phích nước nóng. Biết các vật sắc nhọn không nên nghịch. 4. Nhận ra những nơi như: Ao, hồ, mương nước, suối, bể chứa nước là nơi nguy hiểm, không được chơi gần. 5. Biết một số hành động nguy hiểm và phòng tránh khi được nhắc nhở: - Không chơi đùa khi ăn, uống hoặc khi ăn các loại quả có hạt. - Không ăn thức ăn có mùi ôi thiu, không ăn lá, quả lạ Không uống 19/26
  21. Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4- 5tuổi rượu bia, cà phê; Không được tự ý uống thuốc khi chưa được phép của người lớn. - Không được ra khỏi trường khi không được phép của cô giáo. 6. Biết tránh xa và không nhận quà của người lạ. Trong trường hợp gặp nguy hiểm, biết gọi người giúp đỡ. Đánh giá chung: 3 Kỹ năng 1. Trẻ có kỹ năng giao tiếp với bạn giao tiếp. bè. Thể hiện sự hòa thuận với bạn: Chia sẻ, giúp đỡ bạn khi cần thiết; Cùng bạn hoàn thành một việc đơn giản, tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết. 2. Kỹ năng giao tiếp với ông bà, cha mẹ: Trẻ biết dùng lời nói lễ phép và tự nhiên, không cộc lốc. Biết quan tâm nhường nhịn em nhỏ, biết giúp đỡ bố mẹ những công việc vừa sức. 3. Kỹ năng giao tiếp với người lạ: - Kỹ năng lắng nghe: Trẻ biết nghe chăm chú, nhìn vào người đối thoại, không nói leo, không ngắt lời - Thân thiện: Chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay, cảm ơn khi được giúp đỡ, xin lỗi khi bị mắc lỗi. - Mạnh dạn, tự tin nói lên ý kiến của mình. Đánh giá chung: 4 Kỹ năng 1. Trẻ tự biết gọi cô giáo hoặc người giải quyết lớn khi bị đau, mệt mỏi, các tình 2. Trẻ biết gọi cô giáo, người lớn khi huống bạn trong lớp bị đau bụng, sốt, ho, trong cuộc ốm, sống. 3. Trẻ biết ghi nhớ lại những sự vật trên đường đi để xác định đường về nhà. 4. Nhận ra một số trường hợp nguy hiểm và gọi người giúp đỡ: - Biết gọi người lớn khi gặp một số trường hợp khẩn cấp: Cháy, có người rơi xuống nước, ngã chảy máu. 20/26
  22. Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4- 5tuổi - Biết gọi người giúp đỡ khi bị lạc. Nói được tên, địa chỉ gia đình, số điện thoại người thân khi cần thiết. Đánh giá chung: 5 Kỹ năng 1.Biết lắng nghe ý kiến và tôn trọng hợp tác và ý kiến người khác. làm việc 2. Biết sắp xếp, chia và hoàn thành theo nhóm nhiệm vụ được giao. 3. Biết giải quyết mâu thuẫn trong nhóm, động viên, khích lệ tinh thần các bạn trong nhóm. 4. Biết hợp tác vui vẻ cùng bạn, biết giúp đỡ bạn khi tham gia các hoạt động Đánh giá chung: 21/26
  23. Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4- 5tuổi BẢNG KHẢO SÁT ĐỒ DÙNG Lớp: 4 Tuổi- B1 Năm học: 2019- 2020 Nội dung khảo Số lượng Số lượng Tên đồ dùng sát đầu năm cuối năm Đồ dùng sáng tạo, thẩm mỹ, Đồ dùng tự tạo phù hợp với lứa tuổi và gần gũi với cuộc Đồ dùng mua sống Tổng: 22/26
  24. Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4- 5tuổi E. HÌNH ẢNH MINH CHỨNG. Hình ảnh: Trẻ tham gia hoạt động góc xây dựng. Hình ảnh: Kĩ năng sử dụng đũa 23/26
  25. Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4- 5tuổi HÌnh ảnh: Kĩ năng lau lá cây. Hình ảnh: Kĩ năng tuốt rau ngót. 24/26
  26. Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4- 5tuổi Hình ảnh: Kĩ năng rót nước. Hình ảnh: Kĩ năng đan nong mốt. 25/26
  27. Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4- 5tuổi G. MỤC LỤC STT MỤC LỤC Trang 1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1 2 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1 3 1. Lý do về mặt lý luận: 1 4 2. Lý do về mặt thực tiễn: 2 5 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 2 6 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 3 7 VI. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT- THỰC NGHIỆM: 3 8 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 3 9 VI. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU: 3 10 B. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN 4 ĐỀ: 11 I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 4 12 1. Tình trạng khi chưa thực hiện: 4 13 a. Thuận lợi: 4 14 b. Khó khăn: 4 15 2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện: 4 16 II. Các biện pháp thực hiện: 5 17 1. Biện pháp 1: 5 18 2. Biện pháp 2: 5 19 3. Biện pháp 3: 7 20 4. Biện pháp 4: 9 21 III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN: 14 22 C. KẾT LUẬN- KHUYẾN NGHỊ: 15 23 D. BẢNG ĐỐI CHỨNG SỐ LIỆU KHẢO SÁT: 16 24 E. HÌNH ẢNH MINH CHỨNG: 22 25 E. MỤC LỤC: 24 26/26