Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển óc sáng tạo cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động Thổi bong bóng - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thu Hà

doc 33 trang thuongdo99 3840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển óc sáng tạo cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động Thổi bong bóng - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thu Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_oc_sang_tao_cho_tre_3_4_tuo.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển óc sáng tạo cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động Thổi bong bóng - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thu Hà

  1. phòng giáo dục và đào tạo quận hoàn kiếm. trường mẫu giáo tuổi thơ Đề tài: Phát triển óc sáng tạo cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động “ Thổi bong bóng”. Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thu Hà. Lứa tuổi : Mẫu giáo bé. Năm học 2010 - 2011.
  2. Mục lục Nội dung Trang Phần i: Đặt vấn đề. i. Lí do chọn đề tài 1. Cở sở lí luận. 3 2. Cở sở thực tiễn. 4 ii. mục tiêu 5 iii. Đối tượng nhiên cứu 6 iv. phạm vi đề tài 6 Phần ii: Nội dung sáng kiến kinh nghiệm. i. thực trạng khi nghiên cứu đề tài 1. Về phía giáo viên. 7 2. Các trò chơi phát triển óc sáng tạo cho trẻ 3 tuổi. 8 ii. cách tổ chức thực hiện 1. Làm thế nào để thổi được bong bóng?. 9 2. Hoạt động “Thổi bong bóng”. 14 3. Hoạt động “Tạo hình bằng bong bóng”. 19 iii. Kết quả 1. Trẻ. 30 2. Cô 30 Phần iii: Kết luận và kiến nghị. i. Bài học kinh nghiệm 32 ii. kết luận chung 32 2
  3. Phần i: đặt vấn đề i. Lí do chọn đề tài 1. Cở sở lí luận: Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một.( Điều 22 – Luật giáo dục, 2005 ).Vì vậy mà chương trình giáo dục mầm non mới đã được nghiên cứu và chia ra theo từng độ tuổi để phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Song chương trình giáo dục mầm non mới vẫn mang tính “đồng tâm”. Do vậy sự phát triển của trẻ cần dựa vào những tiền đề mà đặc biệt trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo bé ( 3 – 4 tuổi ) là lứa tuổi phù hợp cho việc đặt nền móng cho sự phát triển tư duy, phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội Bước vào tuổi mẫu giáo bé, trẻ bước vào giai đọan “khủng hoảng” do sự phát triển nhanh, mạnh về mặt tâm lý. Từ đó dẫn đến tình trạng rối loạn, mất cân bằng ở trẻ do nhiều mẫu thuẫn chưa được giải quyết. Cụ thể, đó là mẫu thuẫn giữa nhu cầu làm người lớn của trẻ với khả năng thực tế của trẻ (mẫu thuẫn nội tại), mẫu thuẫn giữa nhu cầu làm người lớn của trẻ với sự cấm đoán, không cho phép của người lớn ( mẫu thuẫn trong mối quan hệ ). Tuổi lên ba đánh dấu sự trưởng thành trong ba năm đầu đời, một thời kỳ hết sức quan trọng, được coi là chặng giữa trên con đường phát triển thành người, kể từ lúc sơ sinh đến lúc trưởng thành. Do vậy việc phát triển óc sáng tạo cho trẻ ở lứa tuổi này là rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ sau này. Ngày nay, đứa trẻ không chỉ tếp xúc với thế giới xung quanh thông qua người lớn mà đứa trẻ được tiếp xúc bằng những công nghệ thông tin hiện đại: Ti vi, internet Đây là những nguồn thông tin nhanh nhạy được cập nhật thường xuyên. Điều đó chứng tỏ, thế giới không còn quá rộng lớn đối với trẻ, trẻ có thể tìm kiếm thông tin ở mọi lúc, mọi nơi và lúc này người lớn ( giáo viên ) chỉ đóng vai trò là những người giúp trẻ biết lựa chọn những thông tin cần thiết đến với trẻ.Thế giới không ngừng phát triển và luôn biến đổi, đứa trẻ cũng vậy. Giờ đây nhu cầu giao tiếp của trẻ với xã hội là không có giới hạn nhất là với trẻ 3 tuổi - Cái tuổi luôn luôn tìm hiểu, luôn luôn khám phá tìm ra những cái mới mẻ. Chính vì vậy mà 3
  4. những nền giáo dục tiến tiến trên thế giới cũng không ngừng đưa ra những nội dung và phương pháp mới, đòi hỏi người giáo viên mầm non cũng phải vận hành và thay đổi theo xu thế của thời đại để đứa trẻ không bị tụt lùi lại phía sau. Nền giáo dục của Việt Nam cũng vậy trong đó Giáo dục mầm non đóng vai trò tiên phong và người giáo viên mầm non là những người đặt nền móng cho sự phát triển sau này của đứa trẻ. 2. Cơ sở thực tiễn: Hiện nay các trường mầm non trong Thành phố Hà Nội đang thực hiện chương trình Giáo dục mầm non mới. Đây là chương trình giáo dục mang tích chất “mở” tạo điều kiện cho giáo viên mầm non được sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ nhằm giúp trẻ được hoạt động một cách tích cực, nắm bắt vấn đề bằng nhiều cách khác nhau, kích thích trẻ tìm tòi, khám phá, kích thích sự sáng tạo, phát triển óc tư duy, khả năng quan sát, so sánh và đưa ra những nhận xét kết luận từ bản thân trẻ. Tuổi mầm non nhất là trẻ 3 tuổi rất ham thích hoạt động tạo hình nhất là việc sử dụng bút màu tạo thành sản phẩm theo ý thích của trẻ, biết sử dụng màu nước, dùng giấy để xé, vò theo ý thích của trẻ để tạo ra các sản phẩm khác nhau theo trí tưởng tượng của trẻ, hay sử dụng đất nặn để nặn thành các con vật mà em yêu quý chính từ các sản phẩm mà trẻ tạo ra, trẻ được đặt tên và được tưởng tượng ra những gì bé thích, từ đó làm nảy sinh tình cảm với cái đẹp, hướng tới cái đẹp. Đây là yếu tố cần thiết góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. Tuy nhiên, hoạt động tạo hình được sử dụng trong các hoạt động giáo dục tại trường mầm non chưa thực sự phong phú về đề tài, chưa đa dạng về hình thức. Các hoạt động tạo hình của trẻ còn bị phụ thuộc quá nhiều vào bài vở nên chưa thực sự hấp dẫn đối với trẻ. Trẻ 3 tuổi - Giai đoạn đầu của tuổi mẫu giáo, vận động của trẻ còn ở mức độ thấp đặc biệt là các vận động tinh, khéo còn chưa hoàn thiện (kỹ năng cầm bút, thao tác cắt, xé dán còn vụng về). Mặt khác, môi trường sống lúc này với trẻ lá quá rộng (trẻ mới rời vòng tay của gia đình đến với nhà trường, lớp, cô giáo ), mọi sự vật, hiện tượng đến với trẻ còn quá mới lạ, trẻ chưa có khái niệm về cái gì cụ thể. Ngôn ngữ của trẻ còn quá ít để có thể diễn đạt một cách nguyên vẹn những mong 4
  5. muốn và ước muốn của mình. Vì vậy, thông qua những hoạt động mà giáo viên tổ chức, những sản phẩm mà trẻ làm chính là sự phản ánh thế giới xung quanh qua con mắt của trẻ. Những sản phẩm của trẻ ở giai đoạn này chưa thực sự phong phú, chưa có sự đa dạng về thể loại và những sản phẩm tạo hình còn chưa thể hiện sự sáng tạo của trẻ, trẻ thường không mất nhiều thời gian phải suy nghĩ mà thường là làm theo mẫu hay sự hướng dẫn của cô.Vì vậy, vai trò của giáo viên trong các hoạt động tạo hình của trẻ 3 tuổi còn quá lớn chưa kích thích trẻ 3 tuổi phải tích cực hoạt động và tích cực tham gia tạo ra các sản phẩm. ii. Mục tiêu Bản thân tôi là một giáo viên mầm non tôi tự nhận thức việc giáo dục chăm sóc trẻ mẫu giáo bé ( 3 – 4 tuổi ) phải hết sức tỉ mỉ, cẩn thận. Việc sử dụng tổng hợp các phương pháp giáo dục một cách khéo léo, khoa học nhằm mục đích phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Tôi đã suy nghĩ, tổ chức nhiều hoạt động cho trẻ. Trong đó, hoạt động mà tôi thành công nhất là hoạt động “Thổi bong bóng” nhằm phát triển óc sáng tạo của trẻ. Hoạt động này không mất nhiều thời gian chuẩn bị, không tốn về chi phí nhưng khi tổ chức hoạt động vẫn gây được sự hứng thú, thích thú của trẻ. - Giáo viên có thêm cơ hội tổ chức các hoạt động mang tính sáng tạo cho trẻ được tham gia hoạt động một cách tích cực. - Hoạt động này giúp đứa trẻ phát triển phát triển một cách toàn diện về các mặt ngôn ngữ, thể chất và tình cảm xã hội đặc biệt là phát triển thẩm mỹ và phát triển nhận thức. - Hoạt động này gắn liền với việc phát triển thẩm mỹ ở trẻ. Những gì trẻ cảm nhận được từ thế giới xung quanh sẽ được trẻ thể hiện lại thông qua các sản phẩm tạo hình bằng cách thổi bong bóng. - Đặc biệt hoạt động giúp trẻ được tham gia vào hoạt động trải nghiệm, khám phá một cách hoàn toàn tự nhiên và chính trẻ cũng sẽ là người tự đưa ra những kết luận. Nhờ vậy mà khả năng quan sát và vận dụng tư duy sáng tạo trong suốt quá trình hoạt động cũng được rèn luyện và củng cố thêm. Điều này ít thấy trong các 5
  6. hoạt động khám phá của lứa tuổi mẫu giáo bé nhưng lại giúp trẻ cảm nhận thế giới xung quanh một cách tốt hơn. - Hoạt động này không chỉ giúp trẻ phát triển các vận động tinh ( sự khéo léo khi sử dụng đôi tay ) mà còn giúp trẻ phát triển các cơ quan hô hấp. - Chính từ những cảm nhận về thế giới xung quanh được tái hiện lại thông qua các hình ảnh ngỗ nghĩnh mà trẻ làm ra khi thổi bong bóng đã hình thành ở trẻ sự cảm nhận về cái đẹp, tình yêu, sự thích thú khám phá thế giới xung quanh qua con mắt và sự cảm nhận bằng các giác quan của trẻ. iii. Đối tượng nghiên cứu Là các cháu mẫu giáo bé trường Mẫu giáo Tuổi Thơ - Quận Hoàn Kiếm năm học 2010 – 2011. iv. Phạm vi đề tài Phát triển óc sáng tạo của trẻ 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động “Thổi bong bóng” 6
  7. Phần ii: nội dung sáng kiến kinh nghiệm I. Thực trạng khi nghiên cứu đề tài Phát triển thẩm mỹ là 1 trong 5 lĩnh vực giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non. Với mỗi trẻ em nói chung, trẻ mầm non nói riêng đều có tâm hồn nhạy cảm với thế giới xung quanh, thế giới xung quanh chứa đựng bao điều mới lạ hấp dẫn. Trẻ thường tỏ ra dễ xúc cảm với cảnh vật xung quanh, trẻ dễ bị cuốn hút trước cảnh vật nhiều màu sắc, bức tranh sinh động, đồ chơi ngỗ nghĩnh Với đặc điểm như vậy nên năng khiếu nghệ thuật thường được nay sinh ngay từ tuổi ấu thơ. Vì vậy việc giáo dục thẩm mỹ cần được bồi dưỡng ngay từ tuổi mẫu giáo nhất là tuổi mẫu giáo bé để ươm trồng những tài năng nghệ thuật cho tương lai. 1. Về phía giáo viên - Nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên chúng tôi có cơ hội được tổ chức các hoạt động mang tính sáng tạo, các hoạt động mang tính trải nghiệm cho trẻ. - Bản thân tôi có trình độ chuyên môn trên chuẩn ( ĐHSP ) có 8 năm đứng lớp. Tôi lại có khă năng về tạo hình, tôi đã suy nghĩ và tạo ra nhiều bộ đồ dùng sáng tạo có tính ứng dụng cao. Bên cạnh đó, tôi còn có khả năng về công nghệ thông tin.Tôi đã ứng dụng các phần mềm sẵn có để tạo ra các trò chơi, học liệu điện tử được Sở Giáo dục và Đào tạo đánh giá cao trong những năm qua. Tuy nhiên khi tổ chức các hoạt động phát triển thẩm mỹ nhất là tổ chức các hoạt động tạo hình, nhìn chung giáo viên mầm non còn gặp phải một số khó khăn sau: - Quá trình tổ chức còn nặng nề về kết quả sản phẩm, chưa chú ý đến kỹ năng hoạt động và đề cao tính sáng tạo của trẻ trong hoạt động. - Giáo viên chưa kết hợp phát triển nhận thức với phát triển thẩm mỹ hoặc sự kết hợp chưa được sâu, kỹ nên trẻ gặp khó khăn khi tiếp nhận. - Chưa tạo cảm hứng cho trẻ vào các hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo. - Chưa biết tận dụng chính môi trường xung quanh để kích thích trẻ hoạt động. 7
  8. 2. Các trò chơi phát triển óc sáng tạo cho trẻ 3 tuổi Lên 3 tuổi, trẻ bắt đầu nhận biết thế giới xung quanh một cách khá rõ. Đây cũng là lúc trẻ hiếu động nhất vì muốn khám phá thế giới xung quanh và bản thân mình. Trẻ rất tỉ mỉ về các sự vật xung quanh, trẻ sẽ bắt dầu hành trình khám phá của mình thông qua các trò chơi nhất là những trò chơi giúp các bé hình thành và phát triển trí tưởng tượng, kích thích trí tò mò khoa học và sáng tạo. Tuy nhiên, những trò chơi mang tính sáng tạo nhằm phát triển thẩm mỹ cho trẻ trong trường mầm non còn nghèo cả về nội dung lẫn hình thức tổ chức. - Các hoạt động tạo hình chưa gắn kết với các trò chơi nhất là các trò chơi sáng tạo. - Các trò chơi khi tổ chức chỉ mang tính chất gây sự chú ý của trẻ vào phần hướng dẫn tạo hình của giáo viên. - Các trò chơi trong các hoạt động tạo hình chưa kích thích hoạt động, chưa kích thích trẻ khám phá nên chưa có sự sáng tạo của trẻ trong đó. 8
  9. Ii. Cách tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục mầm non mới được thiết kế theo các chủ đề, cho phép giáo viên tổ chức các hoạt động xoay quanh chủ đề bằng nhiều hình thức qua các lĩnh vực hoạt động khác nhau: Chơi các trò chơi, tổ chức các hoạt động khám phá Nhờ vốn kinh nghiệm của bản thân, sự sáng tạo và nắm vững kiến thức, nội dung chương trình mà giáo viên có thể lựa chọn, tổ chức các hoạt động khám phá, trải nghiệm cho trẻ một cách phong phú. Hoạt động “Thổi bong bóng” là một trong nhiều hoạt động mà tôi đã tổ chức cho trẻ đạt hiệu quả. Khi thực hiện, tôi đã tổ chức hoạt động theo trình tự từ đơn giản đến phức tạp. 1. Làm thế nào để thổi được bong bóng? Bước đầu, tôi tổ chức hoạt động cho trẻ khám phá “Làm thế nào để thổi được bong bóng”. Tôi cho trẻ quan sát, thử nghiệm xem đâu là cốc nước có thể thổi bong bóng. Cốc nước đó có gì đặc biệt ( độ sánh, mùi .). Từ đó giới thiệu cho trẻ biết cách pha nước xà phòng để thổi bong bóng. Đây là hoạt động giáo viên tổ chức như một hoạt động khám phá khoa học. 1.1 Mục đích - yêu cầu: - Kiến thức: + Trẻ biết tạo ra nước xà phòng bằng cách pha nước lã với nước rửa bát. + Trẻ so sánh, phân biệt và nhận ra đâu là cốc nước đã được pha lẫn xa phòng thông qua mùi, độ sánh của nước . + Trẻ biết kiểm tra khi nào có thể dùng nước xà phòng để thổi bong bóng. - Kỹ năng : + Trẻ có kỹ năng quan sát và phát đoán các hiện tượng xảy ra. + Có kỹ năng rót và khuấy cho tan xà phòng. + Biết dùng hơi để thổi bong bóng. - Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động. 9
  10. 1.2 Chuẩn bị: - Nước rửa bát. - Khăn giải bàn. - Nước lã. - Khăn lau tay. - Cốc giấy. - ống hút. - Đũa. Hình 1. Các nguyên liệu và dụng cụ tạo nước xà phòng 1.3 Cách tiến hành: * Thổi bong bóng. - Cô cho trẻ thổi bong bóng và cùng trò chuyện với trẻ. - Trò chuyện với trẻ. + Các con vừa chơi gì đấy? + Thổi bong bóng như thế nào? + Để thổi được bong bóng, ngoài ống hút còn cần đến gì ? 10
  11. + Làm thế nào để có nước xà phòng? * Hướng dẫn trẻ pha nước xà phòng. - Cô giới thiệu các nguyên liệu và dụng cụ pha nước xà phòng. - Cô hướng dẫn trẻ cách pha. + Bước 1: Rót nước lã vào cốc. + Bước 2: Cho một chút nước rửa bát vào. 11
  12. + Bước 3: Dùng đũa khuấy đều để xà phòng tan ra. + Bước 4: Dùng ống hút thổi. Khi nào xà phòng tan hết trong nước là thổi được bong bóng. 12
  13. - Trong quá trình hướng dẫn, giáo viên có thể đưa ra các tình huống để đoán xem chuyện gì sẽ xảy ra. + Khi đổ xà phòng vào và khuất đều sẽ có hiện tượng gì xảy ra? + Làm thế nào để biết xà phòng đã tan hết? * Trẻ thực hiện: Trẻ thực hiện tại nhóm.Mỗi nhóm 4 - 5 trẻ. * Tổ chức cho trẻ chơi. 13
  14. 2. Hoạt động “Thổi bong bóng” 2.1 Thổi bong bóng Tiếp theo tôi tổ chức hoạt động cho trẻ “Thổi bong bóng” bằng nhiều loại dụng cụ khác nhau: ống hút các loại, thìa sữa chua đã được khoét rỗng Từ đó trẻ quan sát xem khi nào thì thổi được bong bóng to, khi nào thổi được bong bóng nhỏ, khi nào thì thổi được nhiều quả cùng một lúc, khi nào thổi thì quả bong bóng bị vỡ 2.1.1 Mục đích - yêu cầu: - Kiến thức: + Trẻ biết cách thổi bong bóng theo yêu cầu của cô. + Trẻ biết lựa chọn các dụng cụ thổi khác nhau để thổi được bóng bóng theo yêu cầu của cô. - Kỹ năng : 14
  15. + Trẻ có kỹ năng quan sát, phán đoán và so sánh khi sử dụng các dụng cụ thổi bong bóng khác nhau, lúc thổi mạnh, lúc thổi nhẹ sẽ cho những quả bong bóng khác nhau. + Biết dùng hơi để thổi bong bóng. - Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động 2.1.2 Chuẩn bị: - Các dụng cụ để thổi bong bóng: ống hút các loại ( ống hút to, ống hút nhỏ, ống hút dài, ống hút ngắn ) thìa sữa chua đã được khoét rỗng. - Sân chơi rộng rãi, sạch sẽ và thoáng mát. 2.1.3 Cách tiến hành: * Chơi với ống hút - Trẻ quan sát và so sánh các dụng cụ để thổi bong bóng và đưa ra các nhận xét của mình: ống hút này to, ống hút này nhỏ, ống hút này ngắn, ống hút này dài - Trẻ nhận xét xem loại dụng cụ nào có thể thổi được bong bóng loại dụng cụ nào không thổi được. * Trẻ thổi bong bóng - Cô mời 2 trẻ thổi bong bóng với các dụng cụ khác nhau để trẻ so sánh. - Cứ lần lượt mời từ 2 – 3 trẻ thổi với các dụng cụ khác nhau, các cách thổi khác nhau (thổi mạnh, thổi nhẹ) để trẻ nhận thấy rằng: + Sử dụng ống hút to: Thổi được ít bong bóng. + Sử dụng ống hút nhỏ: Thổi được nhiều bong bóng. 15
  16. + Sử dụng thìa sữa chua (đã khoét rỗng): thổi được nhiều bong bóng. + Khi thổi mạnh: Thổi được ít bong bóng và bong bóng có thể bị vỡ. + Khi thổi nhẹ: Thổi được nhiều bong bóng nhưng quả nhỏ, có thể thổi được ít bong bóng nhưng quả to. * Trẻ chơi thổi bong bóng. Từ kết quả trên, tôi thường tổ chức cho trẻ hoạt động vào giờ chơi góc hàng ngày, hoạt động ngoài trời bằng nhiều hình thức khác nhau. - Thổi bong bóng theo yêu cầu của cô ( thổi bong bóng to, thổi bong bóng nhỏ, thổi nhiều quả cùng một lúc, thổi 1 quả bong bóng ). - Xem bong bóng của ai bay cao hơn. - Vì sao bong bóng hay vỡ tan ở mỗi hoạt động này, khi được tham gia trẻ hoàn toàn được tự khám phá, tự trải nghiệm để từ đó nhận ra được kết quả của hiện tượng. Nhờ vậy mà kiến thức trẻ thu lượm được một cách tự nhiên, không gò bó nên trẻ dễ nhớ. Thông qua những hoạt động cô tổ chức, đã giúp trẻ tự tái tạo lại những gì trẻ nhìn thấy, những gì trẻ trải nghiệm để biến thành nhận thức và những hình ảnh tư duy cho trẻ để từ đó trẻ tự sáng tạo, tự tưởng tượng. Đây là điều quan trong để giúp óc sáng tạo và tư duy trừu tượng của trẻ được phát triển. Qua những hoạt động trên, trẻ lớp tôi không chỉ hào hứng tham gia mà trẻ còn có cơ hội quan sát, ghi nhớ, phát hiện những tình huống. Từ đó mà ngôn ngữ của trẻ cũng phát triển, trẻ không còn rụt rè, sợ hại khi cô giáo hỏi mà đã mạnh dạn trả lời và đưa ra những câu hỏi. Trẻ đã có tiền đề cho việc hoạt động nhóm, nhanh chóng vượt qua giai đoạn “chơi một mình” ở tuổi lên ba. 2.2. Tạo ra những quả bong bóng màu Từ việc đặt ra câu hỏi cho trẻ quan sát “Bong bóng có màu không?”, tôi tiếp tục phát triển cho trẻ xem những quả bong bóng màu để trẻ tiếp tục được khám phá và so sánh 16
  17. 2.2.1 Mục đích - yêu cầu: - Kiến thức: + Trẻ biết tạo ra nước xà phòng bằng cách pha nước lã với nước rửa bát. + Tạo màu cho bong bóng bằng màu nước. + Trẻ biết cách pha màu + Trẻ biết phân biệt các màu sắc cơ bản. - Kỹ năng : + Trẻ có kỹ năng quan sát và phán đoán các hiện tượng xảy ra. Trẻ so sánh những quả bong bóng màu. + Có kỹ năng rót và khuấy cho tan xà phòng. + Biết dùng hơi để thổi bong bóng. - Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động 2.2.2 Chuẩn bị: _ Nước rửa bát. _ Đũa. _ Nước lã. _ Thìa nhựa nhỏ. _ Màu nước. _ Khăn giải bàn. _ Cốc giấy. _ Khăn lau tay. _ ống hút. 17
  18. Hình 2. Các nguyên liệu và dụng cụ tạo để pha màu cho nước xà phòng. 2.2.3 Cách tiến hành: * Chơi với bong bóng. - Cô thổi những quả bong bóng có màu sắc khác nhau và để trẻ quan sát. - Cô cùng trẻ trò chuyện: + Những quả bong bóng hôm nay có gì đặc biệt? + Có những màu gì? + Chúng mình thử đoán xem làm thế nào để bong bóng có màu sắc khác nhau? * Pha màu cho nước xà phòng. - Trẻ nhắc lại pha nước xà phòng. - Cô pha lại nước xà phòng cho trẻ xem. - Hướng dẫn trẻ cách pha màu nước vào nước xà phòng. + Để pha nước xà phòng có màu đỏ chúng mình sẽ dùng màu gì? + Sau đó làm gì? ( khuấy đều cho màu nước tan ra ) + Tương tự với các màu còn lại. 18
  19. * Trẻ pha màu. - Trẻ về nhóm pha màu vào nước xà phòng. - Cô yêu cầu mỗi nhóm trẻ pha một màu. * Trẻ thổi bong bóng. 3. Hoạt động “Tạo hình bằng bong bóng”. Tôi tiếp tục phát triển việc “ Thổi bong bóng” cho trẻ tạo thành sản phẩm tạo hình bằng cách thổi bong bóng lên giấy. Khi trẻ thực hiện hoạt động này, trẻ đã tạo ra rất nhiều quả bóng có hình dạng, màu sắc khác nhau. Việc tạo màu trên giấy bằng cách thổi bong bóng rất khác với việc tô màu trong hoạt động tạo hình của trẻ. + Khi trẻ mẫu giáo bé tô màu theo hình vẽ, trẻ tô màu không được kín, hay bị tô ra ngoài. Màu sắc khi tô không đều ( chỗ đậm, chỗ nhạt ) do tay cầm bút của trẻ còn yếu. Nhất là muốn tạo màu loang thì trẻ lớp bé càng không thể làm được. + Trong đó khi thổi bong bóng màu lên giấy, màu sắc của bong bóng được lưu trên giấy.Thậm chí, trẻ còn tạo được màu loang trên giấy do bong bóng vỡ ra tạo 19
  20. nên hiệu ứng về màu sắc làm cho sản phẩm tạo hình có một hiệu ứng trông rất đẹp mắt. Ngoài ra, màu của sản phẩm rất đồng đều và trẻ hoàn toàn có thể tạo ra những sản phẩm tạo hình có nhiều màu sắc sặc sỡ cùng một lúc với cách thức rất đơn giản là lựa chọn nước xà phòng đã pha màu rồi thổi thành bong bóng lên giấy theo ý thích của trẻ. 3.1 Chuẩn bị: - Các khay màu nước xà phòng đã - Bút sáp. được pha sẵn. - Khăn lau tay. - ống hút. - Khăn giải bàn. - Giấy hoặc tranh khổ to. - Tranh mẫu theo chủ đề. - Bút dạ. Hình 3.Các nguyên liệu và dụng cụ tạo để thổi bong bóng tạo thành tranh. 3.2 Cách tiến hành: - Hướng dẫn trẻ cách thổi bong bóng lên trên giấy. 20
  21. - Vẽ thêm các hình trên tranh cho bức tranh thêm sinh động. - Dùng bút dạ hoặc bút sáp để hoàn thiện các hình vẽ. 21
  22. 3.3 Hiệu quả sử dụng: Do óc tưởng tượng và sáng tạo của trẻ 3 – 4 tuổi còn kém nên tôi đã mang các sản phẩm của trẻ về nhà ngắm nghía để từ đó hoàn thiện và bổ sung thêm các chi tiết để cho các sản phẩm trở nên sinh động và phong phú hơn. Và sau đây là một số mẫu gợi ý của cô được thực hiện trong chủ đề “ Động vật” 22
  23. Những chú các thần tiên màu tím Đây là những chú bạch tuộc đấy. 23
  24. Có ai nhận ra đây là những chú cua không. Sau đó tôi cho trẻ xem lại và điều hết sức thú vị là trẻ đã rất thích thú với gợi ý của giáo viên và càng thích thú hơn khi dựa trên những gợi ý của cô trẻ đã tạo những sản phẩm vô cùng sinh động, đặt tên cho chính những bức tranh của mình. Đây là một số sản phẩm của trẻ được thực hiện sau khi quan sát những gợi ý của giáo viên 24
  25. Hãy cùng bơi lội tung tăng với chúng tôi nào! Những chú rùa đang tìm thức ăn dưới Đại dương đấy. 25
  26. Lại có thêm những chú rùa nữa này. - Chính từ sự thích thú của trẻ đã thúc đẩy tôi tiếp tục nâng cao hoạt động này. Tôi chủ định thổi bong bóng thành 1 số hình dạng như: VD: Nhiều hình tròn xếp cạnh nhau giống con sâu. Một hình tròn to. Một hình tròn nhỏ xếp trồng lên hình tròn to. Những hình xếp xung quanh nhau giống bông hoa Tôi cùng với giáo viên trong lớp gợi ý để trẻ vẽ tiếp tạo thành những hình vẽ có ý nghĩa VD: Nhiều hình tròn xếp cạnh nhau giống con sâu. Trẻ vẽ thêm mắt hoặc vẽ xung quanh thành chiếc lá được bức tranh con sâu nằm trên lá. Một hình tròn to.Trẻ hoàn thiện thành ông mặt trời, đồng hồ Một hình tròn nhỏ xếp trồng lên hình tròn to.Trẻ hoàn thiện thành con gà 26
  27. Những hình xếp xung quanh nhau giống bông hoa Trẻ vẽ thêm cành và lá thành bông hoa hoặc vẽ thân cây tạo thành cây to Qua hoạt động này tôi nhận thấy: Trẻ được cung cấp thêm các biểu tượng về thế giới xung quanh thông qua các hình ảnh do trẻ nhớ lại và tái tạo lại trên hình vẽ. Điều này cũng sẽ giúp cho ngôn ngữ của trẻ được cung cấp thông qua các hình ảnh đơn giản này ngày càng trở nên phong phú, vốn từ tăng nhanh. Quan trọng hơn cả đó sự sáng tạo và liên tưởng của trẻ ngày càng được mở rộng và phát triển hơn hẳn, là tiền đề để giúp trẻ nhanh chóng chuyển từ tư duy trực quan hình tượng sang tư duy trực quan trừu tượng. Chính từ những hoạt động trên, trẻ hiện nay ở lớp tôi ( giai đoạn cuối 3 tuổi ) đã tự tạo được những bức hình hoàn thiện. Biết sử dụng phối hợp các màu sắc khác nhau để tạo thành bức tranh, sử dụng nhiều nguyên liệu khác nhau ( bút sáp, bút dạ màu ) để hoàn thiện sản phẩm của mình. Trẻ có thể tạo ra các sản phẩm mang tính chất cá nhân và trẻ còn biết phối hợp với nhau để hoàn thiện những bức tranh theo nhóm. Đây là một số sản phẩm được trẻ thực hiện theo nhóm 4 – 5 trẻ trong giờ hoạt động chiều: 27
  28. Hoạt động “Thổi bong bóng” vào các giờ hoạt động góc, hoạt động chiều và được thực hiện ở các chủ đề: Chủ đề Nội dung thực hiện 1. Bản thân Vẽ bạn trai, bạn gái 2. Gia đình Đồ dùng trong gia đình 3. Trường mầm non Vẽ chùm bóng tặng bạn 4.Thực vật - Vẽ cây xanh. - Hoa. - Các loại quả tròn. 5. Động vật - Con mèo. - Các con vật sống dưới nước. 28
  29. Các sản phẩm tạo hình của trẻ được tôi sử dụng ở nhiều hoạt động khác nhau + Những sản phẩm đã hoàn thiện tôi sử dụng để triển lãm trong góc. + Tôi cắt các hình vẽ thành những quân lô tô để trẻ chơi ở góc toán: Xếp tương ứng 1 – 1, sắp xếp theo quy tắc, xếp 1 – nhiều Chơi chọn những đồ dùng có màu + Tôi còn lựa chọn các hình ảnh để tạo thành những quyển tranh truyện 29
  30. III. Kết quả: 1. Trẻ: Qua việc tổ chức hoạt động “Thổi bong bóng” cho trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi, tôi thấy hoạt động này rất phù hợp cho sự phát triển của trẻ, góp phần phát triển toàn diện cho trẻ đặc biệt là óc tư duy, tưởng tượng và sự sáng tạo của trẻ trở nên phong phú hơn. - Trẻ hào hứng tham gia vào hoạt động. - Trẻ hứng thú tạo ra các sản phẩm theo ý thích của mình. - Hoạt động này giúp trẻ phát triển cả về 5 mặt: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm xã hội. - Hoạt động này không chỉ giúp trẻ phát triển các vận động tinh ( sự khéo léo khi sử dụng đôi tay ) mà còn giúp trẻ phát triển các cơ quan hô hấp. - Trẻ được tham gia vào hoạt động trải nghiệm, khám phá để tạo ra được bong bóng một cách hoàn toàn tự nhiên nên trẻ dễ nhớ do vậy mà trẻ ghi nhớ lâu hơn. 30
  31. - Hoạt động này còn giúp trẻ rèn luyện khả năng quan sát và vận dụng tư duy sáng tạo trong suốt quá trình hoạt động. - Trẻ tạo ra các sản phẩm dựa trên những cảm nhận và quan sát thực tế của trẻ, trẻ được đặt tên và tưởng tượng ra những điều mình yêu thích thông qua hoạt động thổi bong bóng, từ đó làm nảy sinh cái đẹp, hướng tới cái đẹp đây là yếu tố cần thiết giúp trẻ phát triển toàn diện. 2. Cô: - Gây được hứng thú cho trẻ vào hoạt động. Tỷ lệ chuyên cần cao:88%/cả năm. - Làm phong phú thêm các hoạt động cho trẻ. - Các nguyện liệu và dụng cụ để thực hiện đều dễ kiếm, dễ tìm không mất thời gian. - Có nhiều sản phẩm phục vụ cho chủ đề. - Các sản phẩm được giáo viên tận dụng để trang trí lớp, tạo môi trường giáo dục cho trẻ phù hợp với chủ đề. - Giáo viên có thể tận dụng sản phẩm của trẻ vào các hình thức khác nhau của tiết học: Kể chuyện, phân loại, đếm 31
  32. Phần iii: kết luận và kiến nghị i. bài học kinh nghiệm 1. Giáo viên phải nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để đưa ra các hình thức và hoạt động phù hợp với lứa tuổi của trẻ, gây được hứng thú, lôi cuốn trẻ. 2. Luôn nghiên cứu, nắm vững nội dung chương trình theo lứa tuổi để sáng tạo, lựa chọn các nội dung hoạt động cho phù hợp. 3. Tìm tòi, suy nghĩ, ứng dụng các trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục chăm sóc trẻ mầm non. 4. Chịu khó học hỏi để luôn sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ và đưa ra các hình thức hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo và tích cực của trẻ. ii. kết luận chung Tổ chức các hoạt động phát triển óc sáng tạo cho trẻ ở lứa tuổi 3 – 4 tuổi là rất khó nhưng để đạt được mục đích giúp trẻ hoạt động tích cực lại càng khó hơn. Vì 32
  33. vậy giáo viên mầm non phải cố gắng tìm tòi, khám phá, tổ chức các hoạt động phù hợp với nhận thức và khả năng của trẻ, thu hút được trẻ thích thú, tích cực tham gia, có nhiều hình thức thay đổi cách tổ chức, tạo ra nhiều sản phẩm để kích thích óc sáng tạo của trẻ giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về cả 5 mặt: Thể chất – nhận thức – ngôn ngữ - thẫm mỹ – tình cảm xã hội . Hoạt động “Thổi bong bóng” đã đáp ứng được những yếu tố trên và bước đầu mang lại những kết quả tốt. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đão, sự chia sẻ của bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn và có thể nhân rộng ra các trường mầm non giúp cho giáo viên mầm non có thêm cơ hội tổ chức các hoạt động trải nghiệm mới đòi hỏi tính sáng tạo và tích cực hoạt động của trẻ. Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2011. Người thực hiện 33