Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng kế hoạch dạy học bài thực hành nhằm phát triển năng lực học sinh trong môn Hóa học Lớp 8 - Nguyễn Thùy Dung

docx 20 trang thuongdo99 5201
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng kế hoạch dạy học bài thực hành nhằm phát triển năng lực học sinh trong môn Hóa học Lớp 8 - Nguyễn Thùy Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_ke_hoach_day_hoc_bai_thuc_han.docx

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng kế hoạch dạy học bài thực hành nhằm phát triển năng lực học sinh trong môn Hóa học Lớp 8 - Nguyễn Thùy Dung

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG TRƯỜNG THCS LIÊN HỒNG  MÃ SKKN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC BÀI THỰC HÀNH NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG MÔN HÓA HỌC LỚP 8” Môn/ Lĩnh vực : Hóa học Tác giả : Nguyễn Thùy Dung Cấp học : Trung học cơ sở Đơn vị công tác : Trường THCS Liên Hồng Chức vụ : Giáo viên Năm học 2019 – 2020
  2. PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Môn hóa học là bộ môn khoa học nghiên cứu về chất, sự biến đổi về chất những biến đổi vật chất trong tự nhiên. Ngày nay các nước trên thế giới, việc giảng dạy bộ môn hóa học rất được coi trọng. Môn hóa học được đầu tư trang bị các thiết bị dạy học đầy đủ, hiện đại, con người được bố trí phụ trách phòng thiết bị (đủ biên chế), phù hợp với mục tiêu, yêu cầu giảng dạy bộ môn, phù hợp cấp học, bậc học, đồng thời đội ngũ giáo viên được chuẩn hóa, được cập nhật thông tin đầy đủ, kịp thời. Trong thực tế giảng dạy, với năng lực cụ thể của từng giáo viên, kỹ năng sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học, đặc biệt là các thao tác thực hiện kỹ thuật thực hành trong từng bài cụ thể: thí nghiệm chứng minh, thí nghiệm biểu diễn, thí nghiệm thực hành, chính nhờ những thao tác kỹ năng thực hiện đó đã giúp cho học sinh nắm chắc kiến thức lý thuyết một cách chủ động, sáng tạo và hứng thú. Đó chính là bản sắc riêng của từng thầy cô giáo, tựu chung lại là giúp cho học sinh nắm kiến thức nhanh nhất, sâu sắc nhất, chủ động nhất. Tuy nhiên, thực tế hiện nay do điều kiện về cơ sở vật chất còn hạn chế nên việc tiến hành thí nghiệm quan sát cho học sinh và việc các em được tự mình tiến hành các thí nghiệm nhằm củng cố kiến thức, rèn kỹ năng làm thí nghiệm để từ đó hình thành và phát triển năng lực thực hành thí nghiệm còn chưa được nhiều và chưa thực sự sâu sắc. Bên cạnh đó, việc chuẩn bị đồ dùng thiết bị cho tiết thực hành mất quá nhiều thời gian cộng thêm sỹ số lớp quá đông nên việc tiến hành dạy học các bài thực hành một cách bài bản còn hạn chế, chưa khoa học và đem lại hiệu quả cao. Vì vậy tôi đã mạnh dạn nghiên cứu, trao đổi với đồng nghiệp sáng kiến kinh nghiệm: “Xây dựng kế hoạch dạy học bài thực hành nhằm phát triển năng lực học sinh trong môn hóa học lớp 8” II. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Mục tiêu của đề tài là phát hiện và xây dựng được kế hoạch dạy học chung cho bài thực hành môn hóa học 8 đề từ đó gây hứng thú, khắc sâu kiến thức và bước đầu hình thành và phát triển năng lực học sinh, đặc biệt là năng lực thực hành hóa học. III. Đối tượng nghiên cứu Học sinh lớp 8 trường THCS. IV. Phạm vi nghiên cứu, thời gian nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: các bài thực hành hóa học trong môn hóa học 8 - Thời gian nghiên cứu: năm học 2019-2020. 1/16
  3. V. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra. - Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thử nghiệm. 2/16
  4. PHẦN 2: PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận 1.1. Ý nghĩa các bài thực hành hóa học Bài thực hành thí nghiệm có vai trò đặc biệt quan trọng trong dạy học môn hóa học nhằm giúp học sinh ôn tập, củng cố, vận dụng kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng hóa học. Một trong những điểm mới và cũng là xu thế chung của chương trình giáo dục phổ thôngXI đến nay là chuyển từ dạy học cung cấp nội dung sang dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học. Trong môn Hóa học, việc hình thành và phát triển năng lực thực hành hóa học là cần thiết. Để làm được điều đó, thí nghiệm thực hành và các bài thực hành hóa học có vai trò vô cùng to lớn. Thí nghiệm thực hành là hình thức thí nghiệm do học sinh tự làm khi hoàn thiện kiến thức. Đây là dạng thí nghiệm mà học sinh tập triển khai nghiên cứu các quá trình hóa học như: nghiên cứu tính chất các chất, điều chế các chất , nhận biết các chất, giải bài tập thực nghiệm. Đây là phương pháp học tập đặc thù của môn hóa có tác dụng giáo dục, rèn luyện học sinh một cách toàn diện và có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ trí dục, đức dục, phát triển học sinh. 1.2. Những yêu cầu sư phạm đối với bài thực hành Để thí nghiệm thực hành đạt được nhiệm vụ và mục đích đề ra là củng cố kiến thức học sinh đã lĩnh hội trong các giờ học trước đó và rèn kỹ xảo về kỹ thuật thí nghiệm hóa học cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Giờ học thí nghiệm thực hành cần phải được chuẩn bị thật tốt - Phải đảm bào an toàn - Các thí nghiệm phải đơn giản - Khi chọn thí nghiệm thực hành, giáo viên cần tính đến tác dụng của các thí nghiệm đó tới việc hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh. - Phải đảm bảo duy trì trât tự trong lớp học - Giáo viên phải theo dõi bám sát công việc của học sinh, chú ý tới kỹ thuật thí nghiệm của các em và trật tự chung của cả lớp. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng Trong thực tế giảng dạy và trao đổi với một số đồng nghiệp, tôi nhận thấy việc giảng dạy các bài thực hành hóa học chưa thực sự mang lại hiệu quả như mong đợi. Qua tìm hiểu một số tiết thực hành chỉ giáo viên làm thí nghiệm, học sinh quan sát; một số tiết một vài học sinh được làm thí nghiệm. Có những tiết học sinh trong lớp được chia nhóm cùng làm thí nghiệm nhưng thực tế số học sinh trong lớp quá đông nên số lượng học sinh trong nhóm cũng nhiều, do vật dẫn 3/16
  5. đến tình trạng một số học sinh không làm, không quan sát. Do vậy, việc củng cố, ôn luyện kiến thức chưa sâu, từ đó chưa hình thành và phát triển được năng lực tiến hành thí nghiệm. Hứng thứ đối với môn học của học sinh chưa cao, đặc biệt các em chỉ chú trọng vào ba môn môn học Văn, Toán và Tiếng Anh. Trong quá trình nghiên cứu giảng dạy, tôi mạnh dạn làm bảng điều tra về sự hứng thứ của học sinh đối với các tiết thực hành hóa học như sau: Mức độ Hiểu bài, nắm Hiểu bài, nắm Chưa thật sự Lớp hứng thú được kiến thức được kiến thức hiểu bài. với bài học. cơ bản. cơ bản mở rộng. 8A 58% 53% 15% 18% 8B 73% 90% 24% 7% 8C 56% 53% 19% 9% Trước kết quả thu được, tôi rất băn khoăn và nghĩ rằng mình cần phải đổi mới để vừa giúp học sinh hứng thú hơn với môn học, vừa giúp các em hình thành và phát triển được năng lực cần đạt được đối với môn học. 2.2. Biện pháp Trước thực trạng trên tôi đã nghiên cứu và và xây dựng kế hoạch dạy học một số bài cụ thế nhằm phát triển được năng lực thực hành thí nghiệm, kích thích hứng thú của học sinh đối với môn học. Cụ thể như sau: 2.2.1. Kế hoạch dạy học bài thực hành “Dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hóa học”. 2.2.1.1. Mục tiêu: - Kiến thức: + Phân biệt được hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học, + Nhận biết dấu hiệu của phản ứng hóa học xảy ra. - Kỹ năng: Rèn cho HS kỹ năng + Sử dụng dụng cụ, hóa chất để tiến hành được thành công, an toàn các thí nghiệm sự thay đổi trạng thái và nhiệt phân thuốc tím; canxi hidroxit tác dụng với cacbon đioxit và natri cacbonat. - Thái độ: hình thành tính cẩn thận, chính xác, khoa học khi tiến hành thí nghiệm. Giúp học sinh hứng thú, yêu thích môn học. - Định hướng phát triển năng lực: năng lực thực hành thí nghiệm, năng lực vận dụng kiến thức, năng lực hợp tác. 2.2.1.2. Phương pháp dạy học: Phương pháp thực hành thí nghiệm kết hợp với phương pháp hợp tác. 2.2.1.3. Đồ dùng dạy học - Giáo viên: + máy tính, máy chiếu. 4/16
  6. + Hóa chất: thuốc tím, nước vôi trong, dung dịch natri cacbonat + Dụng cụ: ống nghiệm, giá đựng ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ, bật lửa, qur đóm, ống hút, thìa thủy tinh - Học sinh: Phiếu thực hành thí nghiệm. 2.2.1.4. Các hoạt động dạy học - Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số - Kiểm tra sự chuẩn bị phiếu thực hành ở nhà của học sinh. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: giúp HS gợi nhớ những kiến thức đã biết về bài học để ĐVĐ vào bài. - Phương pháp: Nêu vấn đề, vấn đáp Hoat động giáo viên Hoạt động học sinh GV cho HS quan sát hình ảnh liên quan đến hiện tượng vật lý, hiện tượng HS quan sát hình ảnh trên máy chiếu hóa học. ? Trong số các bức ảnh đó, bức ảnh nào liên quan đến hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học? HS trả lời GV: đặt vấn đề vào bài HOẠT ĐỘNG 2: TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM - Mục đích: HS tiến hành các thí nghiệm phân biệt hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học; nhận ra các dấu hiệu nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra. Từ đó rèn kỹ năng thực hành thí nghiệm, quan sát, mô tả các hiện tượng hóa học. - Phương pháp: phương pháp thực hành, hợp tác. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của Học sinh Thí nghiệm 1: Hòa tan và đun nóng thuốc tím KMnO4 - Yêu cầu HS nêu cách tiến hành thí HS nêu cách tiến hành thí nghiệm nghiệm. - Yêu cầu HS nêu dự đoán hiện tượng HS nêu dự đoán thí nghiệm Gọi HS nhận xét, bổ sung dự đoán. GV lưu ý an toàn thí nghiệm - Để kiểm tra dự đoán của các em có đúng như thực tế thí nghiệm hay HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm, không? Hãy tiến hành thí nghiệm và quan sát và mô tả hiện tượng thí ghi kết quả vào cột hiện tượng, giải nghiệm, ghi vào cột 2 phiếu thực hành. thích, kết luận. (cột 2) 5/16
  7. * Giáo viên tổ chức cho HS thảo luận kết quả thí nghiệm. HS mô tả kết quả, các nhóm khác nhận - GV gọi đại diện nhóm HS mô tả hiện xét , bổ sung. tượng quan sát được GV đặt câu hỏi: - Do có khí oxi sinh ra. ?1. Tại sao tàn đóm bùng cháy? - Vì lúc đó phản ứng chưa xảy ra hoàn ? 2. Tại sao thấy tàn đóm bùng cháy toàn. lại tiếp tục đun? - Tàn đóm không bùng cháy do không ?3. Hiện tượng tàn đóm không bùng có oxi sinh ra. Ta ngừng đun vì phản cháy nữa nói lên điều gì? Lúc đó vì ứng xảy ra hoàn toàn. sao ta ngừng đun? HS trả lời ?4. Trong thí nghiệm trên, có bao nhiêu quá trình biến đổi xảy ra? Biến đổi nào là biến đổi vật lý? Biến đổi hóa học? Giải thích? * GV bổ sung: Chất rắn không tan là mangan oxit. Ngoài ra sản phẩm còn có kali manganat. Hãy viết phương HS viết phương trình chữ vào phiếu trình chữ của phản ứng trên? thực hành. - GV đề nghị HS tự đánh giá bằng cách đối chiếu dự đoán của mình ở nhà với kết quả thực tế của thí nghiệm. Thí nghiệm 2: Canxi hidroxit tác dụng với cacbondioxit - Yêu cầu HS nêu cách tiến hành thí HS nêu cách tiến hành thí nghiệm nghiệm. - Yêu cầu HS nêu dự đoán HS nêu dự đoán Gọi HS nhận xét, bổ sung dự đoán. GV lưu ý an toàn thí nghiệm - Để kiểm tra dự đoán của các em có đúng như thực tế thí nghiệm hay không? Hãy tiến hành thí nghiệm và HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm, ghi kết quả vào cột hiện tượng, giải quan sát và mô tả hiện tượng thí thích, kết luận. (cột 2) nghiệm, ghi vào cột 2 phiếu thực hành. * Giáo viên tổ chức cho HS thảo luận 6/16
  8. kết quả thí nghiệm. - GV gọi đại diện nhóm HS mô tả hiện HS mô tả kết quả, các nhóm khác nhận tượng quan sát được. xét, bổ sung. - Thí nghiệm 2a: + Ống 1: không hiện tượng. + Ống 2: xuất hiện chất rắn không tan trong nước (dung dịch dịch vẩn đục). - Thí nghiệm 2b + Ống 1: không hiện tượng + Ống 2: dung dịch bị vẩn đục. * GV hướng dẫn HS giải thích thí nghiệm 2a HS trả lời ?. Trong thí nghiệm 2a ống nghiệm nào xảy ra phản ứng? Dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng xảy ra? GV cung cấp thông tin: Chất rắn không tan trong nước ở ống nghiệm 2 HS viết phương trình chữ là canxi cacbonat; ngoài ra còn có Canxi hidroxit+ cacbon đioxit→canxi nước được tạo thành. cacbonat + nước. Hãy viết PT chữ của phản ứng * GV hướng dẫn HS giải thích thí nghiệm 2b ?. Trong thí nghiệm 2b ống nghiệm nào xảy ra phản ứng? Dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng xảy ra? HS trả lời GV cung cấp thông tin: Chất rắn không tan trong nước ở ống nghiệm 2 là canxi cacbonat; ngoài ra còn có natri hidroxit được tạo thành. Canxi hidroxit + natri cacbonat→ Hãy viết PT chữ của phản ứng canxi cacbonat + natri hidroxit GV đề nghị HS tự đánh giá bằng cách đối chiếu dự đoán của mình ở nhà với kết quả thực tế của thí nghiệm. 7/16
  9. Qua các thí nghiệm trên hãy cho biết: Phản ứng hóa học là gì?Dấu hiệu nào để nhận biết có phản ứng hóa học xảy HS trả lời. ra? GV nhận xét, bổ sung và kết luận HOẠT ĐỘNG 3: NHẬN XÉT, HỌC SINH THU DỌN VÀ VỆ SINH PHÒNG THÍ NGHIỆM Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HS dọn rửa dụng cụ GV nhận xét buổi thực hành HS lắng nghe, chú ý rút kinh nghiệm -Gv đánh giá cho điểm các nhóm theo các tiêu chí: kỹ năng làm thí nghiệm, mô tả hiện tượng, giải thích hiện tượng, ý thức thực hành. PHIẾU THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM BÀI THỰC HÀNH SỐ 3: DẤU HIỆU CỦA HIỆN TƯỢNG VÀ PHẢN ỨNG HÓA HỌC Ngày .tháng .năm 1. Mục tiêu: - Kiến thức: + Phân biệt được hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học, + Nhận biết dấu hiệu của phản ứng hóa học xảy ra. - Kỹ năng: Rèn cho HS kỹ năng + Sử dụng dụng cụ, hóa chất để tiến hành được thành công, an toàn các thí nghiệm sự thay đổi trạng thái và nhiệt phân thuốc tím; canxi hidroxit tác dụng với cacbon dioxit và natri cacbonat. 2. Dụng cụ, hóa chất + Hóa chất: thuốc tím, nước vôi trong, dung dịch natri cacbonat + Dụng cụ: ống nghiệm, giá đựng ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ, bật lửa, que đóm, ống hút, thìa thủy tinh. 3. Cách tiến hành Cách tiến hành Dự đoán hiện tượng Mô tả kết quả quan sát được khi (HS làm ở nhà) tiến hành thí nghiệm (hiện tượng, giải thích và rút ra kết luận) HS làm trên lớp 8/16
  10. Thí nghiệm 1: Hòa tan và đun nóng thuốc tím KMnO4 - Lấy 0,5 gam thuốc tím cho lên giấy sạch chia ba phần: + 1a: + 1a. Cho một phần vào ống nghiệm 1 chứa nước rồi lắc cho + 1b: tan. + 1b: Cho 2 phần vào ống nghiệm 2 rồi đun nóng. Đưa que đóm còn tàn đỏ vào miệng ống nghiệm để thử, nếu thấy que đóm bùng cháy thì tiếp tục đun. Khi nào que đóm không bùng cháy thì ngừng đun, để nguội ống nghiệm. Sau đó để nguội ống nghiệm 2 rồi lắc kỹ. Quan sát xem chất rắn có tan hết không? Thí nghiệm 2: Thực hiện phản ứng với Canxi hidroxit TN2a: Dùng ống + Ống 1: hút thổi hơi thở lần lượt vào ồng nghiệm 1 đựng + Ống 2 nước cất và ống nghiệm 2 đựng 9/16
  11. dung dịch dịch canxi hidroxit. Quan sát hiện tượng xảy ra trong 2 ống nghiệm TN 2b: Đổ dung + Ống 1: dịch dịch natri cacbonat lần lượt vào ống nghiệm + Ống 2 1 đựng nước cất và ống nghiệm 2 đựng canxi hidroxit. Quan sát hiện tượng xảy ra ở hai ống nghiệm 2.2.2. Kế hoạch dạy học bài thực hành 4 “Điều chế- thu khí oxi và thử tính chất của oxi” 2.2.1.1. Mục tiêu: - Kiến thức: + Trình bày được nguyên liệu, phương pháp điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm và cách thu khí oxi, + Nêu được tính chất oxi tác dụng với phi kim. - Kỹ năng: Rèn cho HS kỹ năng + Sử dụng dụng cụ, hóa chất để tiến hành được thành công, an toàn các thí nghiệm điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm từ kalipemaganat; thí nghiệm đốt cháy lưu huỳnh trong không khí và trong khí oxi - Thái độ: hình thành tính cẩn thận, chính xác, khoa học khi tiến hành thí nghiệm. Giúp HS hứng thú, yêu thích môn học. - Định hướng phát triển năng lực: năng lực thực hành thí nghiệm, năng lực vận dụng kiến thức, năng lực hợp tác. 2.2.1.2. Phương pháp dạy học: Phương pháp thực hành thí nghiệm kết hợp với phương pháp hợp tác. 2.2.1.3. Đồ dùng dạy học - Giáo viên: + máy tính, máy chiếu. + Hóa chất: thuốc tím, nước cất, lưu huỳnh bột 10/16
  12. + Dụng cụ: ống nghiệm có nhánh, lọ thủy tinh, giá đựng ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ, bật lửa, thìa thủy tinh, ống hút, chậu thủy tinh, ống dẫn khí, bông, nút cao su + Phiếu thực hành thí nghiệm. 2.2.1.4. Các hoạt động dạy học - Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số - Kiểm tra sự chuẩn bị phiếu thực hành ở nhà của HS HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: giúp HS gợi nhớ những kiến thức đã biết về bài học để ĐVĐ vào bài. - Phương pháp: Nêu vấn đề, vấn đáp Hoat động giáo viên Hoạt động học sinh GV cho HS quan sát hình ảnh liên quan đến vai trò của oxi. HS quan sát hình ảnh trên máy chiếu GV: đặt vấn đề vào bài HOẠT ĐỘNG 2: TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM - Mục đích: HS tiến hành các thí nghiệm điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm, thử tính chất của oxi. Từ đó rèn kỹ năng thực hành thí nghiệm, quan sát, mô tả các hiện tượng hóa học. - Phương pháp: phương pháp thực hành, hợp tác. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Thí nghiệm 1: điều chế và thu khí oxi Gv lưu ý học sinh ống nghiệm lắp miệng hơi thấp, miệng ống không hướng về người. Hs quan sát tranh. Lắp dụng cụ làm thí Dùng đèn cồn đun nóng đều ống nghiệm sau nghiệm theo hướng dẫn đó tập trung ngọn lửa ở phần có KMnO4. đun nhóm 1,2 : thu oxi bằng cách đẩy khí ở 2/3 phía trên ngọn lửa nhóm 1,2 : thu oxi bằng cách đẩy nước Cho hs tiến hành điều chế theo các bước và thu khí oxi vào bình bằng 2 cách ( mỗi nhóm chí làm 1 cách thu khí) Gv tổ chức hs làm thí nghiệm theo nhóm nhóm 1,2 : thu oxi bằng cách đẩy khí nhóm 1,2 : thu oxi bằng cách đẩy nước * Giáo viên tổ chức cho HS thảo luận kết quả HS mô tả hiện tượng quan sát được thí nghiệm. 11/16
  13. - GV gọi đại diện nhóm HS mô tả hiện tượng quan sát được GV đặt câu hỏi: ? Tàn đóm còn đỏ bùng cháy chứng tỏ điều gì? ? Có nên thu ngay khí vào bình không? Tại HS trả lời câu hỏi sao? HS viết phương trình hóa học ? Khi thu khí oxi bằng cách đẩy không khí, phải để lọ thu như thế nào? Tại sao?Làm thế nào để biết lọ đã đầy khí oxi? GV yêu cầu HS viết phương trình hóa học. Thí nghiệm 2: đốt cháy lưu huỳnh trong không khí và trong lọ khí oxi - Yêu cầu HS nêu cách tiến hành thí nghiệm. HS nêu cách tiến hành thí nghiệm - Yêu cầu HS nêu dự đoán Gọi HS nhận xét, bổ sung dự đoán. HS nêu dự đoán GV lưu ý an toàn thí nghiệm - Để kiểm tra dự đoán của các em có đúng như thực tế thí nghiệm hay không? Hãy tiến hành thí nghiệm và ghi kết quả vào cột hiện tượng, giải thích, kết luận. (cột 2) HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm, * Giáo viên tổ chức cho HS thảo luận kết quả quan sát và mô tả hiện tượng thí thí nghiệm. nghiệm, ghi vào cột 2 phiếu thực hành. - GV gọi đại diện nhóm HS mô tả hiện tượng HS mô tả kết quả, các nhóm khác nhận quan sát được. xét, bổ sung. GV đưa ra câu hỏi: Hãy so sánh sự cháy của lưu huỳnh trong không khí và trong khí oxi? HS trả lời GV yêu cầu HS viết PTHH GV đề nghị HS tự đánh giá bằng cách đối chiếu dự đoán của mình ở nhà với kết quả thực tế. Cần lưu ý gì để thí nghiệm thành công. ? Qua các thí nghiệm hãy cho biết: Nguyên liệu, cách điều chế và thu khí oxi trong phòng thí nghiệm? HS trả lời ? Nhắc lại tính chất hóa học của oxi và khái niệm sự oxi hóa? GV bổ sung kết luận 12/16
  14. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập. Gv nhận xét chung ý thức của hs trong giờ TH Nhận xét kết quả của từng nhóm Yêu cầu hs thu dọn phòng học Giáo viên yêu cầu HS trả lời câu hỏi: hãy so sánh phản ứng cháy của lưu huỳnh ngoài không khí và trong lọ khí oxi. Giải thích? HOẠT ĐỘNG 4: Tìm tòi mở rộng. - Lấy 2 ví dụ về sự oxi hoá có lợi và 2 ví dụ về sự oxi hoá có hại trong đời sống và sản xuất. - Muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường trùm vải dày hoặc phủ cát lên ngọn lửa mà không dùng nước. Giải thích vì sao? - Xem video các phản ứng về tính chất của oxi trên internet - Ôn lại kiến thức chương IV, ôn lại các khái niệm sụ oxi hoá, phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ, cách gọi tên oxit. PHIẾU THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM BÀI THỰC HÀNH SỐ 4: Điều chế - Thu khí oxi và thử tính chất khí oxi Ngày .tháng .năm 1. Mục tiêu - Kiến thức: + Trình bày được nguyên liệu, phương pháp điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm và cách thu khí oxi, + Nêu được tính chất oxi tác dụng với phi kim. - Kỹ năng: Rèn cho HS kỹ năng + Sử dụng dụng cụ, hóa chất để tiến hành được thành công, an toàn các thí nghiệm điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm từ kalipemaganat; thí nghiệm đốt cháy lưu huỳnh trong không khí và trong khí oxi 2. Dụng cụ, hóa chất + Hóa chất: thuốc tím, nước cất, lưu huỳnh bột + Dụng cụ: ống nghiệm có nhánh, lọ thủy tinh, giá đựng ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ, bật lửa, thìa thủy tinh, ống hút, chậu thủy tinh, ống dẫn khí, bong, nút cao su + Phiếu thực hành thí nghiệm. 3. Cách tiến hành Cách tiến hành Dự đoán hiện tượng Mô tả kết quả quan sát được khi (HS làm ở nhà) tiến hành thí nghiệm (hiện tượng, giải thích và rút ra kết luận) HS làm trên lớp 13/16
  15. Thí nghiệm 1: Điều chế và thu khí oxi Lắp dụng cụ như hình 4.6 SGK. Cho thuốc tím vào ống nghiệm, đặt bong ở gần miệng ống nghiệm. Bố trí thí nghiệm như - Hiện tượng với tàn hình vẽ rồi đun đóm đỏ. nóng. Đưa que đóm còn tàn đỏ vào đầu ống dẫn khí để thử, nếu thấy que đóm bùng cháy thì tiếp tục đun. Sau đó thu khí bằng hai cách + Đẩy nước + Đẩy không khí Thí nghiệm 2: Đốt cháy lưu huỳnh trong không khí và trong khí oxi Cho vào muỗng + S cháy ngoài không sắt lượng nhỏ khí: bằng hạt đậu xanh lưu huỳnh bột + S cháy trong oxi - Đưa muỗng sắt trên vào ngọn lửa đèn cồn cho S cháy ngoài không khí. - Đưa nhanh lưu huỳnh đang cháy vào lọ khí oxi 14/16
  16. 2.3. Hiệu quả. Qua thực hiện một thời gian tôi nhận thấy có những hiệu quả cụ thể như sau: Học sinh cơ bản đã có kỹ năng thực hành hóa học. Các giờ học hóa học trở nên gần gũi hơn với các em, đa số học sinh không còn e ngại trong học tập, đặc biệt là các em học sinh còn yếu cũng tích cực hơn. Ảnh HS tiến hành thí nghiệm thực hành Khả năng hợp tác nhóm ở học sinh tăng lên đáng kể và đặc biệt các em hứng thú hơn so với môn học, từ đó việc nhớ kiến thức sâu hơn nên có khả năng vận dụng kiến thức tốt hơn, do vậy chất lượng bài kiểm tra cao hơn. Kết quả khảo sát cụ thể như sau : Mức độ Hiểu bài, nắm Hiểu bài, nắm Chưa thật sự Lớp hứng thú được kiến thức được kiến thức hiểu bài. với bài học. cơ bản. cơ bản mở rộng. 8A 82% 67% 20% 11% 8B 95% 100% 60% 0% 8C 86% 78% 28% 6% 15/16
  17. PHẦN 3: KẾT LUẬN Để phát triển năng lực học sinh khi dạy học các bài thực hành đòi hỏi người giáo viên phải năm vững các phương pháp và kỹ thuật dạy học để từ đó vận dụng phù hợp với từng tiết dạy cụ thể. Đặc biệt do tính chất phúc tạp của các bài thực hành nên giáo viên cần nắm rõ thao tác, cách sử dụng của từng loại hóa chất, lưu ý những điểm cần chú ý để tiến hành thí nghiệm thành công. Người giáo viên cần có khả năng bao quát lớp học tốt, kịp thời uốn nắn, giúp đỡ những nhóm học sinh còn yếu. Qua thực hiện sáng kiến này tôi nhận thấy học sinh đều rất tích cực và hứng thú trong quá trình làm thí nghiệm. Tuy nhiên, do tính chất của từng bài thực hành nên tiến trình của mỗi bài sẽ có sự thay đổi chút ít. Tốc độ dạy bài thực hành cũng phụ thuộc vào sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh và thiết bị của nhà trường. Đa phần các tiết thực hành đều thiếu một chút thời gian. Một phần là do số học sinh quá đông, trang thiết bị không đủ và diện tích lớp học còn hạn chế nên việc phân nhóm còn đông, chưa có hiều HS được tự tay thực hành thí nghiệm. Do đó tôi có một vài kiến nghị sau: - Để dạy và học bộ môn hóa học đạt hiệu quả trước hết cần có đầy đủ trang thiết bị cho dạy và học như : Phòng học bộ môn đạt tiêu chuẩn, cán bộ chuyên trách phòng thiết bị được đào tạo bài bản (không kiêm nhiệm), các trang thiết bị hiện đại (máy chiếu đa năng, máy vi tính), - Giáo viên có tâm huyết với nghề, với bộ môn, không ngại khó ngại khổ, khắc phục khó khăn để thực hiện đầy đủ các thí nghiệm theo yêu cầu tối thiểu, giáo viên phải chuẩn bị chu đáo, các thao tác thành thạo thông qua việc làm thử, dạy thử, các thao tác của giáo viên thực hiện đảm bảo chuẩn xác, sư phạm, mẫu mực đảm bảo an toàn và hiệu quả. - Giáo viên cần xây dựng các nhóm học sinh hoạt động có nề nếp, hiệu quả làm sao phát huy tối đa tính chủ động sáng tạo của từng học sinh khi tham gia xây dựng bài. - Giáo viên cần thường xuyên tìm cách khắc phục những thí nghiệm khó, độc hại để phục vụ giảng dạy, hạn chế sử dụng các hình ảnh có sẵn trong SGK thay cho thí nghiệm. Trên đây là một số kinh nghiệm của cá nhân tôi đã sử dụng trong quá trình giảng dạy môn hóa học. Có thể đề tài này tôi chưa thực sự mô tả được hết các dụng ý của bản thân, nên tôi rất mong được sự đóng góp của các đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được hoàn chỉnh hơn. Bản thân tôi cũng phải tiếp tục tìm tòi nghiên cứu, vận dụng linh hoạt vào giảng dạy để nâng cao chất lượng các giờ dạy. Rất mong các đồng chí đồng nghiệp góp ý kiến xây dựng. Tôi xin chân thành cảm ơn ! 16/16
  18. Phụ lục : CÁC PHIẾU ĐIỀU TRA PHIẾU KHẢO SÁT PHIẾU 1 Thái độ học tập với môn học. Các tiêu chí điều tra Số lượng Tỷ lệ % Thái độ đối với -Yêu thích môn Hóa học 65 52% môn học - Không yêu thích 20 16% - Bình thường 39 32% Kết quả khảo sát kiến thức. Tổng Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém số Số Số Số Số Số Lớp học % % % % % sinh lượng lượng lượng lượng lượng 8A 42 2 5 17 40 19 45 4 10 0 0 8B 45 10 22 20 44 15 34 0 0 0 0 8C 37 3 8,1 9 24 20 54 5 13,9 0 0 17/16
  19. PHIẾU 2 PHIẾU KHẢO SÁT NHU CẦU HỌC SINH (HS đánh dấu x vào ô lựa chọn) Họ và tên: Lớp: 1. Khi được học kiến thức mới, em thích cô giáo tiến hành thí nghiệm quan sát? Có. Không Ý kiến khác: . 2. Cảm nhận của em khi được tiến hành thí nghiệm hóa học trên lớp. Rất thích. Bình thường. Không thích. 3. Em có muốn chính mình được làm thí nghiệm thực hành? Rất thích Bình thường Không thích 4. Em có thường xuyên tự tìm tài liệu học tập hay các thông tin khác không trên internet? Rất thường xuyên Thỉnh thoảng Thường xuyên Chưa bao giờ 5. Em biết sử dụng internet (gmail, yahoo, facebook ) để trao đổi thông tin không? Có Không Với mục đích: Tìm kiếm tư liệu cho bài học Kết bạn giao lưu Tán gẫu Chơi game, xem phim Mục đích khác: 6. Em thấy môn hóa học thế nào? Rất khó Khó Bình thường Dễ 18/16
  20. PHIẾU 3 PHIẾU KHẢO SÁT SAU MỖI TIẾT HỌC. Bảng 1: Bài học thực hành được tiến hành thí nghiệm Mức độ Hiểu bài, nắm Hiểu bài, nắm Chưa thật sự Lớp hứng thú được kiến thức được kiến thức hiểu bài. với bài học. cơ bản. cơ bản mở rộng. 8A 82% 67% 20% 11% 8B 95% 100% 60% 0% 8C 86% 78% 28% 6% Bảng 2: Bài học không không được làm thí nghiệm, quan sát thí nghiệm của giáo viên. Mức độ Hiểu bài, nắm Hiểu bài, nắm Chưa thật sự Lớp hứng thú được kiến thức được kiến thức hiểu bài. với bài học. cơ bản. cơ bản mở rộng. 8A 58% 53% 15% 18% 8B 73% 90% 24% 7% 8C 56% 53% 19% 9% Bảng 3: Về hứng thú và mức độ tích cực học tập: Ý kiến của giáo viên sau khi thực hiện các tiết dạy thực hành học sinh được tiến hành thí nghiệm Stt Các vấn đề Ý kiến 1 Học sinh tự lĩnh hội được nhiều kiến thức hơn trong một đơn vị thời gian. 91% 2 Kích thích hứng thú học tập của học sinh hơn giờ bình 100% thường. 3 Lớp học sôi nổi, hào hứng. 95% 4 Giáo viên là người đạo diễn, định hướng còn học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức 90% 5 Phát huy được tính tích cực học tập của học sinh. 85% 6 Cần triển khai rộng việc sử dụng video trong bài giảng 80% 19/16