SKKN Lồng ghép giáo dục bảo vệ hệ tim mạch thông qua chương Tuần hoàn - Sinh học 8

pdf 12 trang Đăng Bình 11/12/2023 210
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Lồng ghép giáo dục bảo vệ hệ tim mạch thông qua chương Tuần hoàn - Sinh học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_long_ghep_giao_duc_bao_ve_he_tim_mach_thong_qua_chuong.pdf

Nội dung text: SKKN Lồng ghép giáo dục bảo vệ hệ tim mạch thông qua chương Tuần hoàn - Sinh học 8

  1. Tổ Lý – Hóa - Sinh Chuyên đề Sinh Học 8 Năm học 2016 - 2017 LỒNG GHÉP GIÁO DỤC BẢO VỆ HỆ TIM MẠCH THÔNG QUA CHƯƠNG TUẦN HOÀN - SINH HỌC 8 A/MỞ ĐẦU I/ ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong chương trình giáo dục THCS, bộ môn sinh học 8 là môn học rất quan trọng. Mục đích chung của môn “Cơ thể người và vệ sinh” là cung cấp những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo và mọi hoạt động sống của con người. Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp vệ sinh, rèn luyện thân thể, bảo vệ và tăng cường sức khỏe, nâng cao năng suất, hiệu quả trong học tập, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo những con người lao động linh hoạt, năng động, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong thực tiễn giảng dạy, việc giáo dục biện pháp giữ gìn vệ sinh và rèn luyện sức khỏe được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, hiệu quả giáo dục chưa cao do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong những nguyên nhân đó là giáo viên chủ yếu giáo dục bảo vệ sức khỏe học sinh thông qua các tiết “ vệ sinh” , mà thời lượng các tiết thường không nhiều. Chương hệ tuần hoàn trong sinh học 8 là 1 chương có nhiều kiến thức khó và kiến thức nặng, việc lồng ghép giáo dục bảo vệ hệ tuần hoàn sẽ giúp cho học sinh tiếp thu bài tốt hơn và giúp các em có kiến thức, kỹ năng để bảo vệ, rèn luyện sức khỏe bản thân. Từ những lí do trên, tôi lựa chọn vấn đề “Lồng ghép giáo dục bảo vệ hệ tim mạch thông qua chương Tuần hòan - sinh học 8” làm chuyên đề trong buổi sinh hoạt cụm hôm nay. Với mong muốn trang bị cho học sinh một số biện pháp giữ gìn vệ sinh và rèn luyện sức khỏe nhằm nâng cao hơn chất lượng giáo dục của bộ môn. II. ĐỐI TƯỢNG : - Một số biện pháp giáo dục giữ gìn vệ sinh và rèn luyện sức khỏe cho học sinh qua chương Tuần hoàn – Sinh học 8. - Học sinh khối lớp 8. -Một số bệnh liên quan phổ biến và cách phòng tránh. III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 1
  2. Tổ Lý – Hóa - Sinh Chuyên đề Sinh Học 8 Năm học 2016 - 2017 - Vì thời gian và khả năng có hạn nên trong đề tài này chỉ tập trung lồng ghép giáo dục các bài trong chương Tuần Hoàn - sinh học 8 . - Các kiến thức về vệ sinh dựa trên những hiểu biết về cấu tạo, sinh lí, đặc điểm của hệ Tuần Hoàn. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Nghiên cứu tài liệu: - Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học cơ sở môn Sinh học. - Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Sinh học Trung học cơ sở. - Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy sách giáo khoa lớp 8 môn Sinh học - Sách giáo khoa, sách giáo viên Sinh học 8. - Sách cơ bản và nâng cao Sinh học 8 2. Điều tra (dự giờ, thực nghiệm, đàm thoại, kiểm tra, đối chiếu ) - Từ thực tế giảng dạy của bản thân và đồng nghiệp. - Nguyên nhân giáo dục các biện pháp vệ sinh và rèn luyện sức khỏe đạt kết quả chưa cao. - So sánh kết quả giáo dục với các phương pháp khác nhau, rút kinh nghiệm tìm ra phương pháp dẫn đến kết quả tốt nhất. B. NỘI DUNG: I/ CƠ SỞ LÍ LUẬN: Dựa vào 3 cơ sở sau: 1. Mục tiêu giáo dục: Là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có tri thức, có đạo đức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp. Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực cho HS 2. Mục tiêu dạy học bộ môn: Giáo dục trí dục, kỹ năng và thái độ sống, trong đó kỹ năng và thái độ bao hàm giáo dục kỹ năng sống mà chúng ta nghiên cứu trong đề tài này. 3. Nguyên lí giáo dục: Học đi đôi với hành,giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. 2
  3. Tổ Lý – Hóa - Sinh Chuyên đề Sinh Học 8 Năm học 2016 - 2017 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Thực tế việc giáo dục toàn diện cho học sinh,trong đó có kỹ năng bảo vệ sức khỏe – bảo vệ hệ tuần hoàn sống ở những trường vùng ven như các trường THCS quận Liên Chiểu còn rất hạn chế. Một số nhà trường còn chú trọng dạy học là dạy kiến thức. Hơn nữa giáo viên bộ môn với 45 phút phải lo chuyển tải các nội dung bài dạy. Việc này càng khiến cho bộ môn trở nên khô khan, nặng nề hơn. Học sinh chưa biết cách bảo vệ sức khỏe hệ tuần hoàn của mình và còn chủ quan trong vấn đề sức khỏe bản thân, biểu hiện như: Việc lười vận động, ăn các đồ ăn vặt nhiều dầu mỡ, sử dụng nước ngọt có gas thường xuyên, thường xuyên thức khuya lướt facebook, không chuẩn bị bài kỹ trước khi đến lớp dẫn đến việc thường xuyên hồi hộp, căng thẳng Chính vì vậy mà tôi mạnh dạn đưa ra chuyên đề : “Lồng ghép giáo dục bảo vệ hệ tim mạch thông qua chương Tuần hòan - sinh học 8”. III. NỘI DUNG: 1. Vấn đề đặt ra: Cấu trúc chương trình sinh học 8 thể hiện tính logic, khoa học cao. Sau khi nêu qua ý nghĩa, tầm quan trọng của từng hệ Tuần hoàn trong hoạt động sống chung của cơ thể, sẽ tiếp tục đi vào nghiên cứu cấu tạo và hoạt động sinh lí của các cơ quan trong Hệ. Cuối cùng, nêu lên các vấn đề vệ sinh Tuần Hoàn dựa trên những hiểu biết về cấu tạo và chức năng của cơ quan trong hệ cơ quan hoặc ứng dụng vào đời sống, học tập và lao động. Các biện pháp giữ gìn vệ sinh sẽ không có cơ sở khoa học vững chắc nếu thiếu sự hiểu biết về giải phẩu, sinh lí. Thông qua từng bài học , giáo viên có thể lồng ghép thêm giáo dục biện pháp giữ gìn vệ sinh và rèn luyện sức khỏe đối với từng cơ quan trong hệ Tuần Hoàn. Từ đó, giúp các em đề ra các biện pháp giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe, phòng chống các loại bệnh tật tương ứng. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi nhận thấy : - Về phía giáo viên: + Chỉ tập trung dạy học kiến thức khi dạy. + Đa số giáo viên lựa chọn phương pháp vấn đáp thông thường khi dạy các bài vệ sinh. Ví dụ như: 3
  4. Tổ Lý – Hóa - Sinh Chuyên đề Sinh Học 8 Năm học 2016 - 2017 Em hãy kể tên các bệnh về .mà em biết ? Em hãy cho biết các tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ Tuần Hoàn? Em hãy nêu các biện pháp phòng chống bệnh cho Hệ Tuần Hoàn Với các câu hỏi như thế học sinh có thể trả lời theo sách giáo khoa, chưa phát huy được tính tích cực nên chưa khắc sâu kiến thức cho học sinh. + Phần “Câu hỏi và bài tập củng cố”, hay phần “Hướng dẫn học sinh tự học” chưa giao bài tập rèn luyện vệ sinh. + Giáo viên truyền thụ kiến thức một chiều, thiếu sự kiểm tra, động viên, uốn nắn thường xuyên, nên chưa giúp học tạo thành các thói quen, tập quán, lối sống tốt. - Về phía học sinh: + Chưa vận dụng đúng các biện pháp giữ gìn vệ sinh và rèn luyện sức khỏe đã được học vào thực tiễn cuộc sống. + Thiếu rèn luyện thường xuyên các biện pháp giữ gìn vệ sinh và rèn luyện sức khỏe để tạo thành những thói quen, tập quán tốt. Như vậy, để đạt được hiệu quả tốt trong công tác giáo dục biện pháp giữ gìn vệ sinh và rèn luyện sức khỏe qua môn sinh học 8 thì trong các bài dạy giáo viên cần phải: - Cập nhật các kiến thức về bệnh liên quan đến Hệ Tuần Hoàn. Đặc biệt chú ý các bệnh có thể xảy ra ở học sinh THCS để liên hệ giáo dục trong quá trình giảng dạy. - Giảng dạy bằng phương pháp trực quan kết hợp vấn đáp. Chuẩn bị tư liệu, tranh ảnh, vận dụng công nghệ thông tin thiết kế các tiết học để tiết học thêm sinh động, giúp các em hình thành ý thức bảo vệ hệ Tuần Hoàn. Thông qua các bài học này học sinh được trang bị thêm kiến thức về các biện pháp giữ gìn vệ sinh và rèn luyện sức khỏe. Vì thế trong phần thiết kế tiết dạy giáo viên phải nghiên cứu kĩ thông tin, cập nhất các kiến thức về bệnh, tật học đường có liên quan từ tài liệu, sách báo, các trang web. Qua đó giáo viên sưu tầm tranh ảnh, tư liệu phục vụ cho tiết học sinh động hơn. 4
  5. Tổ Lý – Hóa - Sinh Chuyên đề Sinh Học 8 Năm học 2016 - 2017 2. Giải quyết vấn đề: Tên bài Nội dung lồng ghép 1.Máu và môi trường bên -Bệnh thiếu máu ở học sinh, tác hại, và cách phòng trong cơ thể. tránh cho HS. -Lồng ghép mục II. 2.Bạch cầu- Miễn dịch Một số biện pháp giúp học sinh tăng cường hệ miễn -Lồng ghép mục II. dịch. 3.Đông máu và nguyên Các tác nhân truyền bệnh qua truyền máu và biện tắc truyền máu. pháp đề phòng. -Lồng ghép mục II. 4.Tuần hoàn và lưu -Biện pháp giúp máu lưu thông tốt. thông bạch huyết. -Lồng ghép mục I 5.Tim và mạch máu -Bình tĩnh trước mọi tình huống giúp HS có trái tim -Lồng ghép mục I. khỏe mạnh. 6. Vận chuyển máu qua -Một số bệnh liên quan đến tim mạch. hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn. 7.Thực hành: Sơ cứu -Cách cầm máu khi chảy máu cam. cầm máu -Các cách cầm máu trong dân gian. Các phương pháp cụ thể: a. Cập nhật các kiến thức về bệnh, tật học đường có liên quan và các phòng tránh: Trong quá trình giảng dạy các kiến thức về vệ sinh, giáo viên phải xác định được tầm quan trọng của các bài vệ sinh. Thông qua các bài học này học sinh được trang bị rất nhiều kiến thức về các biện pháp giữ gìn vệ sinh và rèn luyện sức khỏe. Vì thế trong phần thiết kế tiết dạy giáo viên phải nghiên cứu kĩ thông tin, cập nhất các kiến thức về bệnh, tật học đường có liên quan từ tài liệu, sách báo, các trang web. Qua đó giáo viên sưu tầm tranh ảnh, tư liệu phục vụ cho tiết học sinh động hơn. Bài: Máu và môi trường bên trong cơ thể. 5
  6. Tổ Lý – Hóa - Sinh Chuyên đề Sinh Học 8 Năm học 2016 - 2017 Bệnh thiếu máu ở học sinh, tác hại, và cách phòng tránh: 60% trẻ em thiếu máu dinh dưỡng ở Việt Nam. Trong đó độ tuổi đang dậy thì chiếm hơn 45%. Tác hại thiếu máu dinh dưỡng ở học sinh:+ Làm giảm khả năng lao động. +Khả năng học tập, phát triển trí tuệ của học sinh bị kém. Thiếu máu làm giảm lượng oxy của tổ chức não và tim, làm trẻ nhanh bị mỏi mệt., hay ngủ gật, khó tập trung tư tưởng dẫn đến kém tiếp thu bài giảng. Học sinh kém tập trung do thiếu máu -Biện pháp phòng ngừa – chữa trị: Bổ sung viên sắt, ăn thức ăn có sắt như thịt, trứng, sữa, gan, tiết, rau màu sậm, thức ăn có vitamin C tăng hấp thu sắt như cam, táo, bưởi, chanh Thức ăn giàu sắt Thức ăn hỗ trợ hấp thu sắt Ví dụ : Bài Tim và mạch máu: GV có thể đưa câu hỏi:Tại sao khi bước vào phòng thi tim em đập mạnh ? Để hạn chế điều đó em cần phải làm gì? Lắng nghe học sinh trả lời. GV có thể mở rộng: Nếu cơ thể thường xuyên trong tình trạng kìm nén cảm xúc, hàm lượng đường trong máu và insulin cũng dễ bị tăng cao. Do đó dẫn đến việc bị tích mỡ ở vùng bụng, làm tăng thể trọng, cũng dễ tăng nguy cơ các bệnh tim mạch. 6
  7. Tổ Lý – Hóa - Sinh Chuyên đề Sinh Học 8 Năm học 2016 - 2017 Lời khuyên của chuyên gia: Tập Yoga, thường xuyên trò chuyện cùng bạn bè, bơi lội, thực hiện các loại hình giải trí mà bạn ưa thích đều là những phương thức rất hữu hiệu để bạn giải toả áp lực làm tiền đề bảo vệ tim mạch của bạn. Sau khi giải thích xong, giáo viên giáo dục học sinh phải học bài thật tốt thì khi thi mới đạt kết quả cao và tránh căng thẳng ảnh hưởng đến tim. Bài : Đông máu và nguyên tắc truyền máu: Các tác nhân truyền bệnh qua truyền máu và biện pháp đề phòng. -Nhiều tác nhân truyền bệnh qua truyền máu đã được phát hiện: Các virut viêm gan (viêm gan B, viêm gan C, viêm gan G ), HIV, virut gây bệnh bò điên , vi khuẩn (giang mai), ký sinh trùng sốt rét. -Biện pháp đề phòng: + Chọn người cho máu, không chọn nhóm người có nguy cơ cao như: người tiêm chích, đã nhận máu +Tuyệt đối không nhận máu, cho máu khi nhân viên y tế không làm đúng thao tác, không sát trùng dụng cụ, dùng kim tiêm cũ +Yêu cầu xét nghiệm máu khi cho – nhận. b. Sử dụng phương pháp trực quan kết hợp vấn đáp khi giảng dạy các kiến thức về vệ sinh: Sự thành công của việc dạy học phụ thuộc rất nhiều phương pháp dạy học được giáo viên lựa chọn sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Cùng một nội dung nhưng tùy thuộc vào phương pháp sử dụng trong dạy học kết quả sẽ khác nhau về mức độ lĩnh hội các tri thức, về sự phát triển trí tuệ cùng các kỹ năng tư duy, về giáo dục đạo đức, về sự chuyển biến thái độ hành vi. Phương pháp đặc thù của bộ môn sinh học là phương pháp trực quan và thực hành . Đối với việc vận dụng kiến thức sinh học vào việc giữ vệ sinh và rèn luyện sức khỏe phương pháp này sẽ giúp học sinh phát huy được tính tự giác, tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo, học sinh tự giành kiến thức dưới sự tổ chức và chỉ đạo của giáo viên. Bên cạnh đó trong quá trình sử dụng phương pháp trực quan nếu giáo viên kết hợp linh hoạt với phương pháp vấn đáp sẽ tăng hiệu quả lĩnh hội kiến thức lên rất nhiều lần. Kiến thức thu nhận sẽ trở thành tài sản riêng của các em. Vì các em được tri giác sâu hơn nên giúp các em hiểu bài hơn, nắm vững kiến thức hơn từ đó vận dụng vào cuộc sống dễ dàng hơn. 7
  8. Tổ Lý – Hóa - Sinh Chuyên đề Sinh Học 8 Năm học 2016 - 2017 Đặc biệt hơn, trong khi vận dụng phương pháp trực quan kết hợp với vấn đáp trong phần dạy kiến thức về vệ sinh sẽ giúp chúng ta giải quyết việc sử dụng phương pháp vấn đáp đơn thuần bằng việc lặp lại nhiều lần các câu hỏi quen thuộc gây nhàm chán. Từ đó khắc sâu kiến thức cho học sinh, cũng như rèn được kĩ năng ra quyết định vận dụng các biện pháp vệ sinh vào cuộc sống giúp học sinh hình thành các thói quen, tập quán nếp sống tốt, có lợi cho bản thân. Để có thể cung cấp tranh ảnh, tư liệu cho học sinh quan sát, chúng ta phải sưu tầm hoặc chụp hình, quay phim tạo tranh ảnh, tư liệu về các chủ đề có liên quan đến nội dung các bài, các chương đang giảng dạy. Ví dụ: Bài Bạch cầu – Miễn dịch: GV: Em có thể nêu 1 số biện pháp tăng cường hệ miễn dịch? HS: Trả lời. GV bổ sung thêm.Chiếu hình ảnh. Một số biện pháp giúp học sinh tăng cường hệ miễn dịch. 1. Vận động: Vận động, lao động, tập thể dục thể thao giúp các em HS rèn luyện sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch. 2.Ngủ đủ giấc. 3.Bổ sung chất dinh dưỡng như : Kẽm, Vitamin D3, B3, C. 4.Bổ sung các thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch như: Rau xanh, thịt, trứng, cá, cam, chanh, táo. 5.Tránh xa cá thói quen xấu như: thức khuya, uống bia, rượu, nước ngọt có gas, thức ăn vặt không rõ nguồn gốc và nhiều dầu mỡ Vận động giúp tăng cường hệ miễn dịch Tránh xa thức ăn vặt không vệ sinh Ví dụ: Thực hành: Sơ cứu cầm máu. -GV có thể đặt câu hỏi: Khi bị chảy máu cam em cần làm gì? 8
  9. Tổ Lý – Hóa - Sinh Chuyên đề Sinh Học 8 Năm học 2016 - 2017 Lắng nghe câu trả lời học sinh và chỉ cho học sinh cái sai trong cách sơ cứu khi chảy máu cam. - Điều cần làm đầu tiên là dùng ngón ta ấn chặt vào bên cánh mũi có ra máu trong vòng 10 phút và nghiêng đầu về phía trước. - Để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, nên cho người bệnh chống khuỷu tay lên mặt bàn hoặc lên tay vịn ghế tựa. - Người bệnh cũng có thể dùng bông gạc cầm máu và làm liền sẹo bán tại các hiệu thuốc để dịt vào nơi chảy máu. Bài: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết: GV có thể trình chiếu 1 số hình ảnh, kết hợp với câu hỏi: Để máu lưu thông tốt các em có thể dùng biện pháp gì? Ngoài ra GV còn có thể trình chiếu thêm hình ảnh bệnh xơ vữa động mạch để nâng cao ý thức bảo vệ tim và hệ mạch. Các em HS có thể sử dụng một số cách sao đề máu lưu thông tốt như: +Tăng cường vận động. +Mát xa khi hoạt động xong, thả lỏng, vận động nhẹ nhàng trờ lại +Ăn uống đúng cách như bài 13,14 đã nêu. Đặc biệt lưu ý tránh các thức ăn giàu cholesterone gây bệnh xơ vữa động mạch, như các món chiên xào, thịt mỡ Tăng cường vận động 9
  10. Tổ Lý – Hóa - Sinh Chuyên đề Sinh Học 8 Năm học 2016 - 2017 Ví dụ: Bài Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn. Ở bài này nội dụng ở mục II. Vệ sinh hệ tuần hoàn, GV có thể trình chiếu 1 số bệnh về hệ tuần hoàn. Để khắc sâu các tác hại của các bệnh đó, từ đó các em hình thành ý thức bảo vệ hệ tuần hoàn.Vd: béo phì, tiểu đường Béo phì gây suy giảm chức năng hệ tuần hoàn c. Phương pháp giao cho học sinh các bài tập thực hành ở nhà và tăng cường kiểm tra đánh giá. Các bài tập giúp cho học sinh vận dụng các kiến thức vào thực tiễn. Vì vậy, hình thành cho học sinh các kĩ năng vận dụng biện pháp vệ sinh rèn luyện sức khỏe trong đời sống, hình thành thói quen, tập quán lối sống tốt. Để thực hiện tốt phương pháp này, giáo viên phải chuẩn bị kỹ nội dung kiến thức cần luyện tập, các bài tập và phương án giải quyết các tình huống có thể xảy ra. 10
  11. Tổ Lý – Hóa - Sinh Chuyên đề Sinh Học 8 Năm học 2016 - 2017 - Hệ tim mạch:Yêu cầu HS: Thực hành ăn uống hằng ngày với khẩu phần ăn hợp lí, tập thể dục thường xuyên, đều đặn, vừa sức kết hợp với xoa bóp ngoài da để phòng chống được các bệnh về tim mạch. Ví dụ : Bài Thực hành : Sơ cứu cầm máu. GV có thể yêu cầu HS về nhà tìm hiểu: Các cách cầm máu bằng phương pháp dân gian? Một số phương pháp như sau:Một số vị thuốc có tác dụng cầm máu tại chỗ Cỏ mực, cây bỏng (sống đời), bông ổi, huyết dụ, tam thất, bách thảo sương (nhọ nồi), bại hoại (móng rồng), quế rành (trèn trèn, quế trèn), thài lài trắng, tu hú trắng, lá tía tô, lá sắn dây, lá dâu non, nõn cau tươi, nõn tre tươi, nõn chuối tiêu Khi bị vết thương chảy máu cần ngay lập tức lấy một trong các loại cây thuốc trên, rửa sạch, giã nát và đắp lên vết thương rồi băng ép lại. C. KẾT LUẬN: I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Để góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo học sinh thành những con người phát triển toàn diện, người giáo viên phải thật sự tâm huyết với nghề. Đối với người giáo viên giảng dạy môn sinh học 8 cần phải thực hiện tốt các bước sau đây: - Khâu chuẩn bị: Đọc bài, nghiên cứu tài liệu có liên quan từ các sách chuyên môn và báo chí, các trang web - Cập nhật thông tin mới có liên quan, sưu tầm những hình ảnh số liệu có thể cung cấp cho học sinh cho bài học thêm sinh động, hấp dẫn đối với học sinh. - Thiết kế tiết dạy: Nếu có thể các tiết học về các bài vệ sinh nên sử dụng công nghệ thông tin để soạn giảng. - Phải luôn chú ý ưu tiên sử dụng phương trực quan, thực hành đồng thời kết hợp với phương pháp vấn đáp. - Áp dụng nguyên tắc “Học đi đôi với hành”. Sau phần truyền thụ kiến thức là phần ra bài tập vận dụng tùy vào vấn đề mà ra bài tập cho phù hợp, bài tập cụ thể, đơn giản nhưng đảm bảo học sinh có thể hoàn thành tốt. - Để đánh giá hiệu quả của quá trình giáo dục thì phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các biện pháp vệ sinh và rèn luyện sức khỏe của học sinh nhằm nắm bắt được những mặt còn sai sót, yếu kém của học sinh kịp thời khắc phục. Hình thức kiểm tra linh động sao cho phù hợp. 11
  12. Tổ Lý – Hóa - Sinh Chuyên đề Sinh Học 8 Năm học 2016 - 2017 II. KIẾN NGHỊ: Những giải pháp được nêu trên là những kinh nghiệm của bản thân tôi rút ra trong quá trình giảng dạy, kết hợp với việc tham khảo các tài liệu có liên quan. Khi áp dụng các giải pháp này vào thực tế giảng dạy tôi nhận thấy học sinh rất yêu thích môn học, hình thành được nhiều thói quen tốt, thể lực ngày càng cải thiện. Vì thế các năm học sau, tôi sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp này trong giảng dạy. Ngoài ra các giải pháp trên có thể áp dụng nhân rộng ở tổ chuyên môn, trong nhà trường và các trường bạn phù hợp với yêu cầu thực tế giảng dạy. Trước thực trạng trên, bản thân tôi đưa ra chuyên đề trên nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục sức khỏe cho học sinh. Với đề tài này tôi rất tâm đắc, song vì khả năng nghiên cứu còn hạn chế do đó còn mắc nhiều khiếm khuyết nhất định. Rất mong được sự góp ý của các thầy cô. Xin chân thành cảm ơn. 12