SKKN Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) theo hướng lấy trẻ làm trung tâm

doc 25 trang Diệp Đức 02/08/2023 4150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) theo hướng lấy trẻ làm trung tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_doi_moi_hinh_thuc_to_chuc_hoat_dong_ta.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) theo hướng lấy trẻ làm trung tâm

  1. SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ NỘI Mã SKKN: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) theo hướng lấy trẻ làm trung tâm Lĩnh vực : Giáo dục Mẫu giáo Cấp học: Mầm non NĂM HỌC 2015-2016
  2. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN THANH XUÂN TRƯỜNG MẦM NON TUỔI HOA Mã SKKN: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) theo hướng lấy trẻ làm trung tâm Lĩnh vực : Giáo dục Mẫu giáo Cấp học: Mầm non Họ và tên : Huỳnh Thu Trang NĂM HỌC 2015-2016
  3. Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) theo hướng lấy trẻ làm trung tâm MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG 1 MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Cơ sở khoa học 3 1. Cơ sở lý luận 3 2 2. Cơ sở thực tiễn 4 II. Mục đích đề tài 5 III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5 IV. Thời gian thực hiện 5 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Thực trạng vấn đề 6 1. Thuận lợi và khó khăn 6 2. Thực trạng vấn đề 6 II. Một số hình thức tổ chức sáng tạo tạo hình cho trẻ 4-5 7 tuổi. 1. Hình thức 1: Tạo hình trên cơ thể 7 1.1. Tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm, khám phá điều mới 8 lạ 1.1.1. Vẽ trên mặt (face painting) 1.1.2. Vẽ trên bàn tay(hand painting) 1.2. Thay đổi hình thức vào bài gây hứng thú và nhận 3 xét kết thúc hoạt động. 2. Hình thức 2: Tương tác với bàn ánh sáng 10 2.1. Trẻ làm quen vơí bàn ánh sáng 2.2. Sáng tạo trên bàn ánh sáng 3. Hình thức 3: Sự kỳ diệu của màu sắc 13 3.1. Bồi dưỡng kĩ năng phết keo, dán, cắt và kết hợp 13 màu sắc. 3.2. Phát triển khả năng sáng tạo độc lập về màu sắc 14 4. Hình thức 4: Nghệ thuật in bằng bọt xốp 15 4.1. Hỗ trợ phát triển ngôn ngữ sáng tạo cho trẻ 4.2. Củng cố kỹ năng về sử dụng bút lông, màu nước, in ấn. Trang 1/24
  4. Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) theo hướng lấy trẻ làm trung tâm 5. Hình thức 5: Thổi màu 16 5.1. Tạo cho trẻ cơ hội quan sát các màu tương tác với nhau và cung cấp kỹ năng thổi màu sáng tạo 5.2. Kết thúc mở 6. Chuẩn bị đồ dùng đa dạng, phong phú. 17 7. Giáo viên linh hoạt trong việc “đọc” sản phẩm của trẻ - khuyến khích, gợi ý để trẻ nói lên cảm xúc của mình khi tham 20 gia hoạt động và tự nhận xét bài của mình, của bạn. 8. Phối kết hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường 21 III. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm 22 2. Bài học kinh nghiệm 22 3. Những ý kiến đề xuất 23 Trang 2/24
  5. Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) theo hướng lấy trẻ làm trung tâm SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) theo hướng lấy trẻ làm trung tâm A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ KHOA HỌC 1. Cơ sở lý luận Giáo dục thẩm mỹ là một trong những nội dung quan trọng của giáo dục toàn diện đối với trẻ nhỏ. Ở lứa tuồi mầm non, trẻ thể hiện một cách tự nhiên và trong sáng những ý nghĩ và cảm xúc của mình về cái đẹp. Do vậy, năng khiếu nghệ thuật cũng thường được nảy sinh tự lứa tuổi này. Trong chương trình giáo dục trẻ mầm non, hoạt động tạo hình là một hoạt động nghệ thuật được trẻ ưa thích, là một phương tiện giáo dục phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ em nói chung, và là một phương tiện giáo dục phát triển thẩm mỹ có hiệu quả nói riêng. Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho trẻ những xúc cảm, tình cảm tích cực. Đây là một hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất và hình thành các phẩm chất, kĩ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết lao động tích cực, sáng tạo. Trẻ nhỏ làm quen và tìm kiếm các phương tiện truyền cảm rất sớm, ngay từ thời kỳ tiền tạo hình. Khi đứa trẻ chưa có điều kiện sử dụng bút, giấy, màu trước mắt trẻ mở ra một thế giới những cấu trúc đồ họa, những màu sắc, ánh sáng - ở đó các đường nét và màu sắc hòa quyện với nhau tạo ra những phối hợp rất đa dạng, hấp dẫn gây cho trẻ những cảm xúc, tình cảm phong phú, kích thích và làm thỏa mãn các nhu cầu khám phá, tìm kiếm thế giới đang không ngừng nảy sinh ở trẻ. Trang 3/24
  6. Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) theo hướng lấy trẻ làm trung tâm Hoạt động tạo hình với trẻ 5-6 tuổi giữ một vai trò quan trọng: - Với sự phát triển trí tuệ nhận thức: Giúp trẻ có nhiều cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu các đối tượng miêu tả để có được sự hiểu biết; tiếp thu, mở rộng và hệ thống hóa các chuẩn về hình, màu, kích thước, tỉ lệ, nhờ đó mà trẻ tích lũy được một lượng lớn các thông tin, hình ảnh cùng những hiểu biết vè các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống xung quanh. Đặc biệt qua việc đánh giá biểu tượng miêu tả và sản phẩm tạo hình sẽ tạo điều kiện phát huy vốn từ, lời nói hình tượng truyền cảm và phát triển ngôn ngữ mạch lạc. - Với việc giáo dục tình cảm, đạo đức, kĩ năng giao tiếp xã hội: Giúp trẻ có nhiều điều kiện tiếp thu các chuẩn mực thẩm mĩ - đạo đức trong xã hội, trải nghiệm các xúc cảm, tình cảm trong giao tiếp, học hỏi về các kĩ năng xã hội và đánh giá các hành vi văn hóa xã hội qua các hình tượng, các sự kiện, hiện tượng được miêu tả. Ngoài ra đây còn là một môi trường lý tưởng để hình thành ở trẻ ý thức lao động. - Với việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ: Các đặc điểm thẩm mĩ phong phú, đa dạng của các đối tượng miêu tả là những yếu tố kích thích sự xuất hiện của những rung động, những cảm xúc thẩm mĩ. Hoạt động tạo hình thể còn làm nảy sinh và nuôi dưỡng ở trẻ những hứng thú với hoạt động nghệ thuật và niềm say mê sáng tạo nghệ thuật. - Với sự phát triển thể chất của trẻ: Hoạt động tạo hình dường như không có tác động trực tiếp tới sự phát triển thể lực của trẻ. Tuy nhiên, khi xem xét người ta thấy ảnh hưởng của nó tới sức khỏe tinh thần và phát triển về thể chất của trẻ là rất to lớn. Có thể coi hoạt động này như “món ăn tinh thần”, như một loại “vitamin” đặc biệt cho sự phát triển tâm lý, sinh lý ở trẻ. 2. Cơ sở thực tiễn Ở trường mầm non hiện nay tranh vẽ của trẻ nhỏ dường như là một câu chuyện. Khi kể “câu chuyện” ấy, cũng như kể chuyện bằng lời nói, trẻ thường vẽ bắt đầu từ một chi tiết nào đó, sau đó mới thêm dần các chi tiết mới. Đôi khi trẻ liên kết vào bức tranh tới vài hành động, vài sự kiện xảy ra với cùng một nhân vật (nhân vật đó được vẽ nhiều lần, ở nhiều vị trí, tư thế trong bức tranh) và kết quả là tạo nêu một bố cục chưa đẹp. Khi vẽ tranh trẻ thường khó phân biệt sự vật, nhân vật chính và chưa biết làm cách nào cho chúng nổi bật, những gì trẻ muốn thể hiện thường được liệt kê theo luồng suy nghĩ còn chưa mạch lạc. Chú tâm vào thể hiện các nội dung, các ý tưởng, nhưng khi vẽ xong từng chi tiết trẻ hầu như không xem xét lại, không quan tâm tới chúng nữa và không biết sửa sang, tô vẽ lại. Trang 4/24
  7. Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) theo hướng lấy trẻ làm trung tâm Trong hoạt động tạo hình, trẻ thích tự tay vẽ được một cái gì đó dù các họa tiết còn đơn giản như: bông hoa, cái cây, ông mặt trời nhưng mang lại cho trẻ những cảm xúc tạo hình thực sự. Tuy nhiên với những trẻ chưa làm được, không hứng thú thì kết thúc hoạt động của mình một cách nhanh chóng mà chưa đạt được mục đích đề ra của giáo viên dù cho cũng vẫn cảm thấy hài lòng với sản phẩm đó. Ở trường mầm non hiện nay hoạt động tạo hình vẫn diễn ra theo hai hình thức chính là trong tiết học và ngoài tiết học nhưng chưa có yếu sáng tạo, các hình thức cho trẻ hoạt động trong hoạt động tạo hình thường lặp đi lặp lại dẫn đến việc trẻ chưa phát huy tính tích cực trong hoạt động này. Từ đó tôi nhận ra rằng: nếu giáo viên không quan tâm tạo điều kiện học tập cho trẻ, không sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động nói chung, tổ chức các hoạt động học nói riêng nhằm làm cho trẻ hứng thú, tập trung chú ý vào hoạt động thì hiệu quả không cao. Là một giáo viên hàng ngày bên trẻ, chăm sóc và giảng dạy các cháu, tôi xác định được nhiệm vụ quan trọng mà giáo viên cần phải giải quyết khi hướng dẫn hoạt động tạo hình không phải đơn giản là dạy trẻ vẽ, nặn, xé cắt dán theo những ®Ò tµi nhÊt ®Þnh cña cô mà phải tạo cho trẻ hứng thú thật sự trong giờ học. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) theo hướng lấy trẻ làm trung tâm” II. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI Nhằm tìm ra “Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) theo hướng lấy trẻ làm trung tâm”để triển khai nhiều hình thức, nhiều đề tài sáng tạo giúp trẻ say mê, hứng thú, tích cực hoạt động và hoạt động có hiệu quả trong hoạt động tạo hình tại trường mầm non. III. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU Trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi ở trường mầm non nơi tôi công tác tại Hà Nội. IV. THỜI GIAN THỰC HIỆN Do thời gian không cho phép tôi chỉ nghiên cứu về “Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) theo hướng lấy trẻ làm trung tâm” ở trường mầm non nơi tôi công tác tại Hà Nội, trong năm học 2016-2017 Trang 5/24
  8. Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) theo hướng lấy trẻ làm trung tâm B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 1. Thuận lợi và khó khăn 1.1. Thuận lợi - Cơ sở vật chất : Lớp học rộng rãi, thoáng mát, cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học hiện đại. - Giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn. - Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu và các chị em đồng nghiệp nên việc dạy và tổ chức các hoạt động sang tạo cho các con thuận tiện hơn. Ngoài ra,Nhà trường còn thường xuyên tổ chức chuyên đề, dự giờ thăm lớp bồi dưỡng cho giáo viên về chuyên môn. - Phụ huynh quan tâm đến việc học của con em mình, thường xuyên đưa đón con em mình đến lớp và trao đổi với giáo viên về tình hình sức khỏe, khả năng tiếp thu bài của các cháu, cùng kết hợp với nhà trường giúp các cô có phương pháp giáo dục các cháu tốt hơn. 1.2. Khó khăn - Vì môn học tạo hình là môn học thuộc lĩnh vực nghệ thuật, nên không chỉ cần đến chuyên môn, giáo viên còn cần đến năng khiếu mới có thể dạy các con một cách tốt nhất. - Không phải trẻ nào khi được chỉ dạy cũng có thể hiện thực hóa đươc những ý tưởng của mình thành 1 sản phẩm đẹp, có thẩm mĩ như giáo viên mong muốn. - Phụ huynh tuy có quan tâm tới việc học tạo hình của trẻ nhưng đa số phụ huynh chưa biết hướng dẫn, tăng cường bồi dưỡng cho trẻ khả năng thể hiện bài và phát huy hết khả năng sáng tạo của trẻ. 2. Khảo sát thực trạng: Khảo sát thực trạng ở 54 trẻ trong lớp học đầu năm học 2016-2017: - Khảo sát - phân loại kĩ năng vẽ của trẻ: Kết quả Nội dung khảo sát Ghi chú Số trẻ Tỉ lệ (%) Kĩ năng thể hiện đường nét, Có vài trẻ yếu 20/54 37% hình dạng. kém Kĩ năng thể hiện màu Có vài trẻ yếu 26/54 48% sắc. kém Kĩ năng xây dựng bố cục Có vài trẻ yếu 15/54 28% tranh kém Trang 6/24
  9. Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) theo hướng lấy trẻ làm trung tâm - Khảo sát nội dung khác: Kết quả Nội dung khảo sát Ghi chú Số trẻ Tỉ lệ (%) Khả năng tập trung chú ý Có vài trẻ yếu 35/54 65% khi tham gia hoạt động kém Khả năng nhận xét và tự Có vài trẻ yếu 12/54 23% nhận xét sản phẩm kém II. MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC SÁNG TẠO TẠO HÌNH CHO TRẺ 5-6 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON 1. Hình thức thứ nhất: Tạo hình trên cơ thể 1.1. Tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm khám phá điều mới lạ và kỳ diệu từ cơ thể và thỏa sức sáng tạo. Nghệ thuật vẽ tranh trên cơ thể hay còn được gọi là Body painting đang là một loại hình nghệ thuật rất mới mẻ. Trẻ em đều rất thích vẽ và cũng thích được vẽ lên mặt và nhìn người khác vẽ. Hoạt động tạo hình trong trường mầm non thường lặp đi lặp lại trong các hoạt động như thể loại vẽ, tô màu, xé cắt dán, nặn Những hoạt động này thường được thay đổi lặp lại trong chương trình học của trẻ ở trường nên trẻ chưa thực sự phát huy được hết khả năng sáng tạo cũng như sự yêu thích tìm tói, khám phá điều mới lạ. Đối với trẻ lứa tuổi Mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) kỹ năng cầm bút lông vẽ của trẻ tương đối tốt nên tôi đã đưa vào 2 hình thức vẽ: Vẽ trên khuôn mặt( Face painting), vẽ trên bàn tay(Hand painting). Hình thức này hoàn toàn mới lạ với trẻ mà ở chương trình học chưa áp dụng, trẻ có thể thỏa sức sáng tạo niềm đam mê tạo hình của mình thông qua hoạt động vẽ. Điều đặc biệt là hình thức này sử dụng vật liệu vẽ lại không hề xa lạ là chính từ đôi bàn tay, từ khuôn mặt của trẻ, những bộ phận cơ thể mình. Và trên hết chắc chắn 100% trẻ sẽ vô cùng thích thú với hoạt động này. Một yếu tố nữa rất quan trọng mà các bậc phu huynh cũng như giáo viên quan tâm là sử dụng màu vẽ. Tôi sử dụng các màu vẽ nghệ thuật dành riêng cho cơ thể, màu ở cấp mỹ phẩm và được chứng nhận an toàn cho da, dễ rửa sạch. Các màu vẽ đều không có độc tố, không gây dị ứng da, đáp ứng được các tiêu chuẩn của Mỹ và EU cho mỹ phẩm, dễ dàng có thể lau sạch bằng khăn ướt hoặc Trang 7/24
  10. Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) theo hướng lấy trẻ làm trung tâm nước. Do đó, phụ huynh và giáo viên có thể hoàn toàn yên tâm cho làn da của trẻ khi được vẽ. 1.1.1.Vẽ trên mặt (face painting) Trang 8/24
  11. Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) theo hướng lấy trẻ làm trung tâm 1.1.2. Vẽ trên tay ( hand paiting) Trang 9/24
  12. Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) theo hướng lấy trẻ làm trung tâm 1.2. Thay đổi hình thức vào bài gây hứng thú và nhận xét kết thúc hoạt động. Đối với những loại hình trải nghiệm sáng tạo, trẻ em sẽ cảm thấy bất ngờ, hứng thú hơn nữa khi giáo viên thay đổi hình thức vào bài gây hứng thú và nhận xét kết thúc hoạt động. Chúng đều mang lại cho trẻ những cảm xúc rất sâu sắc. - Về hình thức vào bài gây hứng thú: Tôi có thể thay thế tất cả những hình thức giới thiệu bài cũ và phổ biến như cho trẻ hát 1 bài hát, đọc một bài thơ, Mà ở tiết dạy này có thể hoàn toàn sáng tạo hình thức vào bài như biểu diễn múa rối, mà những con rối sẽ là những sản phẩm mà cô trực tiếp tạo ra là vẽ trên bàn tay. Còn gì tuyệt vời hơn khi trẻ được tận mắt nhìn những con vật bằng bàn tay thật của các con. - Về hình thức nhận xét kết thúc hoạt động: Thay vì cứ cuối tiết học giáo viên thường hỏi trẻ thích bài của bạn nào? Vì sao? Bài bạn đã thể hiện như thế nào? Thì ở những tiết dạy sáng tạo tôi thay đổi bằng việc hỏi cảm xúc của trẻ khi tham gia tiết học, cho trẻ tự do được khám phá, tự nói nên cảm xúc của mình. Và giáo viên cũng chia sẻ với trẻ và nói lên cảm xúc của cô. 2. Hình thưc 2: Tương tác vơí bàn ánh sáng 2.1.Trẻ làm quen vơí bàn ánh sáng Bàn ánh sáng là một học cụ trong giáo dục sớm theo phương pháp tiếp cận Reggio Emilia. Đây là một công cụ giúp kích thích trí tưởng tượng, tăng trí thông minh cho trẻ. Tôi đã tìm hiêủ và làm ra chiêc bàn này cho học sinh của mình trải nghiêm, và thực sự các con rât thích thú. Hơn nữa, lơi ích của chiêc bàn này mang lại là vô cùng lớn vơí học sinh 5-6 tuôỉ : Trẻ ham tìm tòi, thích khám phá và đăc biêt phát huy khả năng sang tạo vô tân của mình. 2.2. Trẻ tương tác vơí bàn ánh sáng Việc đi từ trải nghiêm sang thực tiễn đôi khi cũng không dễ dàng, trẻ muốn tương tác vơí bàn ánh sáng thì cần hoạt động trong môi trường tôí, mà hâù như mọi hoạt đông của trẻ trong trường mâm non đêu được thực hiện trong môi trường đâỳ đủ ánh sáng, do vâỵ, đê trẻ có thê hoạt đông tôt nhât, cô giáo cần tạo cho trẻ môi trường phù hơp. Trang 10/24
  13. Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) theo hướng lấy trẻ làm trung tâm Trang 11/24
  14. Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) theo hướng lấy trẻ làm trung tâm (Hình ảnh minh họa: Trẻ thao tác vơí bàn ánh sáng ) Trang 12/24
  15. Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) theo hướng lấy trẻ làm trung tâm 3. Hình thức 3: Sự kỳ diệu của màu sắc 3.1. Bồi dưỡng kỹ năng phết keo, dán, cắt và kết hợp màu sắc. Đối với trẻ lứa tuổi mẫu giáo lón 5-6 tuổi, kỹ năng tạo hình như phết keo, dán, cắt và sự kết hợp màu sắc tương đối tốt. Để củng cố cho trẻ nhận thức và những kỹ năng tạo hình, tôi tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ với tiết dạy “Làm kính màu”. Trẻ nhận biết các màu sắc:đỏ, xanh lá cây, vàng và sự kết hợp của hai màu để tạo ra một màu sắc khác nhau; trẻ vận dụng các nguyên liệu để tạo ra một chiếc kính màu. Các kính màu có thể được làm từ các ống tái chế, nắp lọ và giấy bóng kính, có thể là các hình dạng khác nhau. Những chiếc kính này giúp trẻ khám phá thế giới qua lăng kính màu sắc. Trẻ sẽ thấy các màu sắc liên quan đến nhau như thế nào. Các kính màu cơ bản trả lời câu hỏi các màu sắc pha trộn để tạo ra màu mới như thế nào, đây là nền tảng của các màu sắc. Trẻ sẽ vô cùng hứng thú với hoạt động tạo hình này. Ở chương trình mầm non, nội dung các tiết học về xé, cắt, dán là trẻ được sử dụng giấy màu thủ công, kéo, xé bằng tay Cũng là giấy màu, nhưng tôi thay vào đó là giấy bóng màu, màu sắc kkhi chúng ta nhìn qua giấy bóng màu là màu sắc thật và xuyên suốt. Tham gia tiết học, trẻ biết sử dụng các kỹ năng về phết keo, dán, cắt và kết hợp màu sắc để tạo thành những chiếc kính màu. Phát triển ở trẻ khả năng sáng tạo và sự phối hợp cùng bạn để tạo ra sản phẩm. 3.2. Phát triển khả năng sáng tạo độc lập về màu sắc Màu sắc là một phần trong cuộc sống của chúng ta. Một sản phẩm đẹp là sự phối hợp hoàn hảo của bố cục và màu sắc. Do đó, màu sắc phù hợp sẽ làm cho bài vẽ, sản phẩm trở nên sinh động, bắt mắt và nó trực tiếp tác động đến tình cảm, cảm xúc của trẻ. Trẻ nhỏ sẽ khám phá thông qua tương tác trong khi chơi. Trẻ em lứa tuổi mẫu giáo nhỡ có thể khám phá các màu sắc bằng thực nghiệm, đây là khoa học về màu sắc và đối với một số trẻ, điều này cực kỳ thu hút. Sử dụng các ô màu và dán chúng lên nhau, trẻ sẽ khám phá những cách tạo những hình xó màu trong suốt. Các hình cô giáo có thể cắt sẵn hoặc có thể để trẻ tự cắt theo ý mình, để trẻ tự khám phá các hình và sắp xếp chúng. Nếu một nhóm trẻ có hứng thú về mối quan hệ giữa các màu sắc thì chúng sẽ thấy thú vị khi thấy một màu có thể nhìn thấy thành hai màu. Trang 13/24
  16. Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) theo hướng lấy trẻ làm trung tâm (Hình ảnh minh họa: Phối màu ) 4. Hình thức 4: Nghệ thuật in bằng bọt xốp 4.1. Hỗ trợ phát triển ngôn ngữ sáng tạo cho trẻ Đây là cách đơn giản và vui để tạo sản phẩm in làm trẻ rất sáng tạo kết hợp các hình từ một con dấu. Sách là ý tưởng tuyệt vời để kể chuyện sáng tạo với các hình minh họa và hoạt động này có thể được sử dụng ở nhiều buổi khác nhau. Các hình ảnh minh họa có thể được sử dụng chính xác ngay lập tức trong quá trình kể chuyện sáng tạo. Nghệ thuật in bằng xốp được tôi áp dụng dạy trẻ tạo cho trẻ em cảm xúc rất tích cực, trẻ vô cùng thích thú với hoạt động này. 4.2. Củng cố kỹ năng về sử dụng bút lông, màu nước, in ấn. Với hoạt động “in bọt xốp” cung cấp cho trẻ những kỹ năng như: Biết sử dụng các kỹ năng về bút lông, màu nước, biết dùng chổi lông quét màu kín khuôn và in lên giấy. Trẻ biết sử dụng tay trái giữ khuôn, tay phải quét màu nước và biết thực hành thao tác giữ vệ sinh. Nếu tổ chức hoạt động này đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo lớn có thể để trẻ tự làm khuôn xốp theo ý thích và trẻ thỏa sức sáng tạo. Những con dấu này có thể dùng nguyên bản từ đồ tái chế hoặc được chuẩn bị với một số kỹ thuật đơn giản. Thao tác các bước để tạo ra một con dấu như sau: Trang 14/24
  17. Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) theo hướng lấy trẻ làm trung tâm - Các miếng xốp có thể tận dụng từ những thùng xốp đựng hàng và có thể chỉnh sửa thêm. - Có vô vàn các dụng cụ đơn giản có sẵn có thể dùng để trổ lên mặt xốp: dao nhựa nhỏ, thìa, rĩa, bút chì - Có thể vẽ trực tiếp lên xốp hoặc vẽ lên một tờ giấy trước, lấy bút chì hay vật sắc nhọn trổ theo đường đã vẽ. - Các đường trổ cần có độ sau cần thiết, sau đó quét màu lên bề mặt, quét hơi đậm màu để sử dụng in lại những lần tiếp theo. Đặt giấy lên mặt vừa sơn, miết bề mặt rồi nhẹ nhàng gỡ tờ giấy ra. Khi trẻ tham gia hoạt động này có thể gợi ý trẻ sử dụng nhiều màu để sản phẩm thêm sinh động. 5. Hình thức 5: Thổi màu 5.1. Tạo cơ hội cho trẻ quan sát các màu tương tác với nhau và cung cấp kỹ năng thổi màu sáng tạo Hoạt động tạo hình sáng tạo thổi màu ở trường mầm non năm gần đây cũng được một số giáo viên tổ chức cho trẻ hoạt động rất tích cực. Trẻ sẽ rất thích thú khi tạo nên những nhân vật ngộ nghĩnh đáng yêu; với cách vẽ này trẻ cũng có thể tạo nên những bức tranh hoa tuyệt đẹp. Với hoạt động này, kỹ năng mới là trẻ phải lấy màu từ ống hút và thổi cho những giọt màu đó thành hình theo yêu cầu hoặc theo ý thích của trẻ. Trẻ sẽ nhận thấy sự chuyển biến màu sắc khi sử dụng nhiều màu, thổi nhiều màu trên cùng một bức tranh, sự kết hợp màu sắc vô cùng kỳ diệu. 5.2. Kết thúc mở Đây là một hoạt động sáng tạo không giới hạn kết quả. Sản phẩm trẻ tạo ra là những bức tranh đa dạng với nhiều màu sắc và nhiều ý tưởng nghộ nghĩnh đáng yêu của trẻ. Mỗi sản phẩm trẻ tạo ra đều có thể sử dụng lại trong rất nhiều các hoạt động hằng ngày của trẻ ở trường mầm non như: các tiết học khám phá khoa học, văn học, tạo hình, âm nhạc, Những bức tranh trẻ tạo ra có thể sử dụng trang trí lớp, trang trí góc theo chủ đề, Trang 15/24
  18. Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) theo hướng lấy trẻ làm trung tâm 6. Chuẩn bị đồ dùng đa dạng, phong phú Muốn trẻ vẽ được một bức tranh đẹp thì đồ dùng của cô cũng như các sản phẩm mẫu gîi ý, vật mẫu,trang trí lớp, tranh gợi ý đẹp, mang tính thẩm mỹ (tư duy của trẻ là tư duy trực quan hình tượng). Trẻ bị thu hút bởi các mầu sắc rực rỡ, những hình thù ngộ nghĩnh sinh động, dưới mắt trẻ cái gì mới lạ cũng gợi cho trẻ sự tò mò. Vì lẽ đó, muốn lôi cuốn trẻ vào hoạt động tạo hình, ngoài các bức tranh bằng màu nước, màu sáp, sản phẩm thật tôi còn sưu tầm nhiều tranh của thiếu nhi vẽ đẹp Trang 16/24
  19. Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) theo hướng lấy trẻ làm trung tâm Trang 17/24
  20. Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) theo hướng lấy trẻ làm trung tâm (Hình ảnh minh hoạ : Trẻ hoàn thiện tranh theo nhóm bằng màu nước ) Ngoài ra, tôi cũng cho trẻ được trải nghiệm với những màu sắc mà trẻ mong muốn được sáng tạo cùng: màu dạ, sáp dầu, màu nước, chì màu, màu body painting Những màu sắc này được sắp xếp ở nơi dễ dàng lấy ra để sử dụng. Ảnh minh họa: Một số loại màu dễ sử dụng Nhờ màu sắc đa dạng, dễ sử dụng mà trẻ đã say sưa khám phá. Để trẻ có được những ý nghĩ trong sáng, những cảm xúc vui tươi, sự sáng tạo, tôi đã nỗ lực trong việc tìm tòi các phương pháp, cách thức tiếp cận trẻ, bên cạnh đó không thể thiếu là việc bổ sung các nguyên vật liệu sẵn có và tái sử dụng, hoạc từ chính đôi bàn tay của trẻ. Từ đó, trẻ thích thú, sáng tạo ra những sản phẩm thân thiện với trẻ, với thiên nhiên và môi trường. Nguyên vật liệu là những loại đồ dùng, dụng cụ dễ kiếm, dễ bảo quản, an toàn và dễ sử dụng để kích thích sự sáng tạo ở trẻ. Có thể cô và trẻ tự kiếm lá cây, vỏe hộp, thùng caton, giấy vụn, lõi giấy vệ sinh, Đặt và sắp xếp các vật liệu sao cho trẻ thấy rõ và lấy được dễ dàng để thực hiện hoạt động tạo hình vào bất cứ lúc nào trẻ thích. Trang 18/24
  21. Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) theo hướng lấy trẻ làm trung tâm Tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ như: bầy đồ chơi đẹp, sắp xếp các nguyên vật liệu, đồ dùng một cách hợp lý, đẹp mắt Bên cạnh đó, trong góc tạo hình, nên treo một số tranh cung cấp các khái niệm với nhiều sắc thái và chất liệu khác nhau để làm những gợi ý cho trẻ, từ đây tạo cho trẻ cảm giác thích thú, gây cảm xúc và mong muốn được tái tạo cho trẻ về nghệ thuật tạo hình. Nơi trưng bày sản phẩm của trẻ: nên bố trí một khoảng không gian thoáng mát, đủ ánh sáng, dễ quan sát để trẻ tự tay trưng bày sản phẩm của mình. Ở đây, trẻ được quan sát toàn bộ sản phẩm của mình và của bạn, trẻ có thể chia sẻ sản phẩm của mình với các bạn, nhận xét và học thêm những ý tưởng của nhũng bạn có sản phẩm đẹp, sáng tạo. Bên cạnh đó trẻ được cô giáo và các bạn thừa nhận sản phẩm của mình, từ đó sẽ kích thích lòng say mê sáng tạo các sản phẩm tạo hình của trẻ. 7. Giáo viên linh hoạt trong việc “đọc” tranh của trẻ - khuyến khích, gợi ý để trẻ nói lên cảm xúc của mình khi tham gia hoạt động và tự nhận xét sản phẩm của mình, của bạn. Thái độ trân trọng của người lớn đối với sản phẩm do trẻ làm ra sẽ kích thích tính tích cực sáng tạo của trẻ, trẻ bắt tay vào công việc mới sáng tạo hơn, cẩn thận, gọn gàng hơn. Chính vì vậy, việc nhận xét sản phẩm của trẻ sao cho thật khách quan mà không làm mất hứng thú của trẻ là rất quan trọng. Muốn đánh giá được sản phẩm tạo hình của trẻ, dạy trẻ biết cách nhận xét tranh, trước hết giáo viên phải linh hoạt trong việc học cách “đọc” tranh của trẻ. Đặc biệt khi nhận xét về tranh vẽ cũng như các sản phẩm trẻ tạo ra, cần dựa trên yêu cầu của hoạt động và khả năng của từng trẻ. Để đánh giá được, trước hết, cô cần đưa ra câu hỏi: hôm nay con học cái gì? Vậy con đã vẽ gì? Trong trường hợp cô chưa thể hiểu được tranh của trẻ, hãy mạnh dạn hỏi trẻ: Tại sao con lại vẽ như vậy? Ví dụ: Trong bài “Thổi màu theo ý thích”, tôi quan sát thấy một trẻ chỉ đổ đúng một giọt màu và một loại màu vàng lên mặt giấy và thổi, nhìn qua bức tranh thì chỉ là một vài vệt màu bắn về các phía. Khi đó tôi đã đặt ra câu hỏi: Hôm nay con được cô dạy vẽ bài gì? (Cô dạy con: Thổi màu ạ.) Vậy con đã thổi màu để tạo ra bức tranh gì? (Con thổi màu vàng). Bây giờ bạn phải thật bình tĩnh để hỏi trẻ câu hỏi tiếp theo: Tại sao con lại chỉ thổi duy nhất một màu? (Tại vì con muốn thổi thành con bạch tuộc màu vàng ạ). Tuy rằng trẻ chỉ lựa chọn duy nhất một màu và không nghĩ ra cách thêm màu khác để hoàn thiện bài thổi màu, lúc này bạn vẫn cần động viên khen ngợi trẻ, khơi gợi - khuyến khích để trẻ thể Trang 19/24
  22. Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) theo hướng lấy trẻ làm trung tâm hiện đúng nội dung bài đề ra, hoàn thiện bức tranh đúng theo ý tưởng và sở thích của trẻ. Và điều tôi thực sự mong muốn ở trẻ qua tất cả các tiết học tạo hình sáng tạo đó là để trẻ có được những ý nghĩ trong sáng, những cảm xúc vui tươi, sự sáng tạo Vậy là trong khi nhận xét tranh, cần lưu ý khen động viên trẻ là chính, biết khơi gợi cảm xúc, ý tưởng của trẻ, không nên trách phạt hoặc phê bình đối với trẻ chưa thực hiện được yêu cầu của bài mà chỉ nhắc nhở khéo léo nhẹ nhàng một cách chung chung. Khi dạy trẻ nhận xét tranh của bạn, hay giới thiệu tranh của mình, tôi đã gợi mở, hướng dẫn trẻ cách nhận xét về nội dung, màu sắc, bố cục bức tranh và muốn nhận xét đầy đủ phải quan sát kỹ tác phẩm của bạn. Nếu chưa hoàn thiện thì gợi ý cho trẻ vẽ thêm một vài chi tiết để bức tranh đẹp hơn. Nhiều lần như vậy, trẻ sẽ biết nhận xét tranh của mình rồi biết nhận xét tranh của bạn. Vẽ xong, tôi còn cho trẻ tự đặt tên cho bức tranh của mình. Với phương pháp như vậy, những câu trả lời đơn điệu, sơ sài, thụ động như: “Bạn vẽ đẹp ạ ”, “ tô màu đúng ạ”, “ không chờm ra ngoài ạ” đã được thay thế bằng những lời nhận xét có cảm xúc, mang tính nghệ thuật cao hơn như: “Bạn vẽ bạn thỏ thật dễ thương”, “ chú thỏ ở giữa trang giấy, rõ ràng ” 8. Phối kết hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường Việc tạo hứng thú cho trẻ trong giờ học vẽ, gia đình cũng đóng một vai trò rất lớn. Đầu năm học khi họp phụ huynh, tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của môn tạo hình đối với việc giáo dục phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ em. Trang trí góc tạo hình bằng chính sản phẩm của trẻ, tạo cho trẻ cảm giác mới lạ, thích thú. Phụ huynh rất thích thú khi các sản phẩm của con em mình được trang trí ở các góc của lớp. Đồng thời giáo viên thường xuyên trao đổi, tuyên truyền, giúp phụ huynh chọn thời điểm để dạy con vẽ, hướng dẫn trẻ vẽ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, khuyến khích phụ huynh tích cực cho trẻ tìm hiểu về thế giới xung quanh để tích lũy kinh nghiệm, vốn sống cho trẻ, vận động phụ huynh ủng hộ nguyên liệu giấy tăng học liệu rèn kỹ năng vẽ và tạo hình cho trẻ. Trang 20/24
  23. Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) theo hướng lấy trẻ làm trung tâm III. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm Sau khi thực hiện các biện pháp trên tôi đã thu được một số kết quả như sau: Được hoạt động, được chơi với sản phẩm của mình làm ra, trẻ rấ thích thú, tự hào, càng say mê với hoạt động tạo hình. Từ những hoạt động kể trên, khả năng cảm nhận-thể hiện cảm xúc thẩm mĩ, sự khéo léo của đôi bàn tay trẻ, cách bố cục tranh đã nâng lên một bậc mới. - Kĩ năng vẽ của trẻ: Kết quả Nội dung khảo sát Ghi chú Số trẻ Tỉ lệ (%) Kĩ năng thể hiện đường nét, Không có trẻ yếu 46/54 94% hình dạng. kém Kĩ năng thể hiện màu Không có trẻ yếu 47/54 96% sắc. kém Kĩ năng xây dựng bố cục Không có trẻ yếu 43/54 88% kém - Khảo sát nội dung khác: Kết quả Nội dung khảo sát Ghi chú Số trẻ Tỉ lệ (%) Khả năng tập trung chú ý 54/54 100% khi tham gia hoạt động Khả năng nhận xét và tự Không có trẻ yếu 44/54 90% nhận xét sản phẩm kém 2. Bài học kinh nghiệm - Tìm hiểu tâm sinh lý, khả năng nhận thức của trẻ để có biện pháp dạy phù hợp. - Không ngừng tìm tòi, học tập nghiên cứu, tham khảo tài liệu trên phương tiện thông tin đại chúng (sách, báo, internet ) những cách vẽ thông minh, chuẩn bị bài hiệu quả, cách hướng dẫn trẻ khám phá màu sắc hấp dẫn. - Chủ động xây dựng kế hoạch và sắp xếp thời gian phù hợp để thực hiện kế hoạch đã đề ra. - Biết vận dụng những kiến thức tiếp thu được một cách linh hoạt, phù hợp với trẻ để đạt được kết quả cao nhất. Trang 21/24
  24. Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) theo hướng lấy trẻ làm trung tâm - Luôn học hỏi chị em đồng nghiệp và “học” từ những ý tưởng, suy nghĩ sáng tạo của trẻ thể hiện trên những sản phẩm tạo hình. - Tích cực tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với môi trường thiên nhiên. Hướng dẫn để trẻ biết cách quan sát sự vật hiện tượng. - Đồ dùng dạy học phải đa dạng, phong phú, tạo hứng thú cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. - Vận động phụ huynh đóng góp nguyên vật liệu nhằm giúp trẻ hoạt động có hiệu quả. 3. Những ý kiến đề xuất - Tăng cường tổ chức cho cô và trẻ được tham gia các buổi tham quan dã ngoại, những buổi triển lãm tranh nghệ thuật, nhằm bồi dưỡng khả năng quan sát, cảm xúc thẩm mĩ, biểu tượng tạo hình - Tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng để giáo viên học tập, nâng cao chất lượng trong việc nghiên cứu và tìm tòi cách giúp trẻ hoạt động trong giờ hoạt động tạo hình hiệu quả nhất. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ tôi đã áp dụng có kết quả tốt trong các hoạt động tạo hình sáng tạo tại lớp mẫu giáo lớn nơi tôi công tác, năm học 2016- 2017 vừa qua. Trẻ lớp tôi rất hào hứng tham gia vào các hoạt động. Tuy kinh nghiệm còn chưa nhiều nhưng được ®óc rót từ thực tiễn giảng dạy, tôi muốn tổng hợp lại để cùng trao đổi với các bạn đồng nghiệp. Kính mong nhận được sự góp ý của lãnh đạo các cấp và các bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn, góp phần mang lại hiệu quả từng bước nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2017 Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Trang 22/24
  25. Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) theo hướng lấy trẻ làm trung tâm HỘI ĐỒNG NHÀ TRƯỜNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI HỘI ĐỒNG THI ĐUA CẤP TRÊN ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI Trang 23/24