SKKN Tích hợp lồng ghép giáo dục môi trường qua môn học Địa lý 6 - Trường THCS Nguyễn Huệ

doc 10 trang Đăng Bình 08/12/2023 1180
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tích hợp lồng ghép giáo dục môi trường qua môn học Địa lý 6 - Trường THCS Nguyễn Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_long_ghep_giao_duc_moi_truong_qua_mon_hoc_dia.doc

Nội dung text: SKKN Tích hợp lồng ghép giáo dục môi trường qua môn học Địa lý 6 - Trường THCS Nguyễn Huệ

  1. Chuyên đề: Tích hợp lồng ghép giáo dục môi trường qua môn học Địa lý 6 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay không ai trong chúng ta là không biết đến những biến đổi to lớn của môi trường đã và đang gây ra những hậu quả nguy hại và đe doạ đến sự sống của con người. Những biến đổi này là hậu quả bởi những tác động của con người trong quá trình tồn tại và phát triển xã hội gây ra. Tác động đó của con người bắt đầu từ mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi xã hội. Và không chi thông qua các hoạt động kinh tế mà còn thông qua các hoạt động văn hoá, xã hội, du lịch, vui chơi giải trí vì vậy giáo dục môi trường (GDMT) cũng cần phải được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực, tất cả mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề đặc biệt là đối tượng học sinh trong trường học và là học sinh khối 6 các em sẽ là đối tượng phù hợp nhất của cấp học để bắt đầu GDMT. Trong tất cả các môn học, có thể nói Địa lí là môn học có nhiều thuận lợi và nhiều cơ hội để giáo dục môi trường vì nội dung môn học liên quan chặt chẽ đên môi trường thể hiên được mối quan hệ cơ bản như: Mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên, giữa tự nhiên với con người, giữa tự nhiên với phát triễn kinh tế - xã hội . Do đó vấn đề đặt ra đối với bộ môn địa lí là GDMT như thế nào trong một tiết học cho hiệu quả, hấp dẫn, khơi dậy được ý thức bảo vệ môi trường ở học sinh, không gò bó, gượng ép và nhất là không làm ảnh hưởng đến thời gian, lượng kiến thức trọng tâm của mỗi bài học, muốn vậy giáo viên cần phải có phương pháp tích hợp, lồng ghép GDMT hợp lí. II. NỘI DUNG 1. Tích hợp là phương pháp dạy học và giáo dục phổ biến trên thế giới trong nhiều thập kỉ qua. Quan điểm dạy học tích hợp được xem là định hướng lí luận của chương trình giáo dục Việt Nam hiện hành và những năm sắp tới. Trước hết tuỳ theo nội dung từng bài giáo viên cần chú ý trang bị, giải thích cho học sinh những kiến thức, những thuật ngữ liên quan đến môi trường, mà nếu như không nắm vững nhưng kiến thức đó học sinh cũng không thể có Nhóm giáo viên giảng dạy môn Địa lý 6 Trường THCS Nguyễn Huệ
  2. Chuyên đề: Tích hợp lồng ghép giáo dục môi trường qua môn học Địa lý 6 những hành động đúng để bảo vệ môi trường, chẳng hạn phân biệt giữa ô nhiễm môi trương và suy thoái môi trường, hay những thuật ngữ được nghe và đọc rất nhiều trên các phương tiên thông tin đại chúng nhưng chưa chắc các em đã hiểu đúng bản chất. Ví dụ: như thế nào là hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm nhiệt, bãi thải công nghệ 2. Phương pháp lồng ghép tích hợp giáo dục môi trường. 2.1 Phương pháp đàm thoại, gợi mở: Đây là phương pháp truyên thống, tuy nhiên rất có hiệu quả, giáo viên có thể áp dụng trong nhiều tiết học, Phương pháp này giáo viên sử dung hệ thống câu hỏi để dẫn dắt, chỉ đạo học sinh tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức. 2.2 Phương pháp nêu vấn đề. – Nêu vấn đề và chuyển học sinh vào tình huống có vấn đề – Giải quyết vấn đề + Đề xuất các giả thuyết cho vấn đề đặt ra + Thu thập thông tin theo hướng các giả thuyết đã được đề xuất + Kết luận 2.3. Phương pháp sử dung các phương tiên trực quan: Phương pháp này có ý ghĩa rất lớn bởi vì học sinh chỉ có thể quan sát được các vân đề môi trường tại địa phương, còn phần lớn các vấn đề môi trường tại Việt Nam và Thế Giới các em không có điều kiện quan sát, do đó giao viên cần sưu tầm tranh ảnh, vi deoclip, hiện nay rất thuận lợi cho giáo viên để đưa các tranh ảnh, phương tiện minh hoạ vào bằng cách soạn gio án powerpoint, tăng cường các tiết học có sử dung công nghệ thông tin 2.4. Phương pháp nêu gương: Nhóm giáo viên giảng dạy môn Địa lý 6 Trường THCS Nguyễn Huệ
  3. Chuyên đề: Tích hợp lồng ghép giáo dục môi trường qua môn học Địa lý 6 Giáo viên có thể tìm một số tấm gương điển hình tích cực trong công tác bảo vệ môi trường tại địa phương, trong lớp, trong trường để học tập 2.5. Phương pháp kiểm tra, đánh giá: Giúp giáo viên biết được khả năng truyền đạt của mình và cách tích hợp GDMT vào nội dung bài học,nhận biết sự tiếp thu, vận dụng kiến thức đã học vào bảo vê môi trường như thế nào của học sinh từ đó có biện pháp khắc phục cho dạy và học về sau. 2.6. Ngoài ra giáo viên cần phải thay đổi hình thức tổ dạy học hấp dẫn, lôi cuốn học sinh để tránh sự nhàm chán như dạy học cá nhân, theo nhóm, dạy học theo lớp, tổ chức ngoại khoá Trong đó để tạo điều kiện cho học sinh có thể mạnh dạn trình bày ý kiến quan điểm, hành động của mình về bảo vệ môi trường, giáo viên cần tăng cường cho học sinh làn việc theo nhóm. Vì ở hình thức này học sinh có thể trao đổi, thảo luận, tranh luận với nhau về các vân đề môi trường, từ ý kiến cuả từng nhóm, giáo viên dễ dàng uốn nắn các sai sót, sữa chữa lệch lạc, giải đáp thắc mắc hoặc, bản thân học sinh cũng dễ khắc sâu kiến thức để vận dụng vào thực tiễn cuộc sống, quá trình lập nghiệp sau này. .3.Một số giải pháp: + Giáo viên thực sự yêu thích bộ môn mình , luôn gần gũi với học sinh. + Khai thác nội dung giáo dục môi trường phải có chọn lọc, có tính tập trung vào những chương mục nhất định, không tràn lan, tuỳ tiện. + Khi thiết kế bài học theo hướng tích hợp, giáo viên cần phải xác định - Mục tiêu bài học là gì ? * Cần vận dụng các kiến thức, kĩ năng nào tương ứng? * Cần tổ chức hoạt động học tập của học sinh như thế nào ? * Thời gian cho một hoạt động là bao nhiêu? Tránh biến bài học địa lí thành bài giáo dục môi trường + Cần phát huy tối đa khả năng vận dụng kiến thức bài học của học sinh trong tích hợp môi trường. Nhóm giáo viên giảng dạy môn Địa lý 6 Trường THCS Nguyễn Huệ
  4. Chuyên đề: Tích hợp lồng ghép giáo dục môi trường qua môn học Địa lý 6 + Cần có sự hỗ trợ từ phía nhà trường và đoàn trường để việc học tập gắn với thực tiễn hơn thông qua các hoạt động ngoại khoá, tham quan, lao động, làm vệ sinh phòng học, trường học, Nhóm giáo viên giảng dạy môn Địa lý 6 Trường THCS Nguyễn Huệ
  5. Chuyên đề: Tích hợp lồng ghép giáo dục môi trường qua môn học Địa lý 6 4. Bài giảng minh họa Tiết 21 Bài 17: LỚP VỎ KHÍ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - HS nắm được thành phần của lớp vỏ khí; - Biết vị trí, đặc điểm của các tầng trong lớp vỏ khí. Vai trò của lớp O 3 trong tầng bình lưu. - Giải thích nguyên nhân hình thành và tích chất của các khối khí nóng, lạnh và lục địa, đại dương. 2. Kĩ năng: - Biết sử dụng các kênh hình để trình bày các tầng của lớp vỏ khí, vẽ được biểu đồ tỉ lệ các thành phần của không khí. - KNS: Tư duy – tìm kiếm và xử lí thông tin qua bản đồ, bảng và hình ảnh để trả lời phần kiến thức bài (HĐ 1, 2, 3); Giao tiếp (HĐ 2); Tự nhận thức (HĐ 1, 3). 3. Thái độ: - Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế. Có ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường. II. CHUẨN BỊ CỦA GV - HS 1. Giáo viên: Bản đồ các khối khí hoặc bản đồ Tự nhiên thế giới; Tranh vẽ các tầng của lớp vỏ khí quyển. 2. Học sinh: Bài học, Sgk, vở ghi, vở bài tập. III. PHƯƠNG PHÁP - Trực quan, hoạt động theo nhóm nhỏ. - Đàm thoại gợi mở, thuyết giảng tích cực. Nhóm giáo viên giảng dạy môn Địa lý 6 Trường THCS Nguyễn Huệ
  6. Chuyên đề: Tích hợp lồng ghép giáo dục môi trường qua môn học Địa lý 6 IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Thu vở thực hành một số em chấm. 3. Bài mới. Trái Đất được bao bọc bởi một lớp khí quyển có chiều dày hơn 60 000 km. Đó chính là một trong những đặc điểm quan trọng để Trái Đất là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có sự sống. Vậy, khí quyển có thành phần gì? Cấu tạo ra sao, vai trò quan trọng như thế nào trong sự sống trên Trái Đất? Hoạt động của GV – HS Nội dung chính Hoạt động 1: Tìm hiểu “Thành phần của 1. Thành phần của không khí không khí”. - GV: Yêu cầu HS quan sát H45 Sgk/52 cho biết: + Các thành phần của không khí? - Thành phần của không khí gồm: + Mỗi thành phần chiếm bao nhiêu tỉ lệ? + Khí Nitơ: 78% (Khí Nitơ: 78%; Khí Ôxi: 21%; Hơi nước và các khí khác: 1%) + Khí Ôxi: 21% Gv nếu không có hơi nước trong không + Hơi nước và các khí khác: 1% khí thì bầu khí quyển không có hiện tượng - Lượng hơi nước tuy chiếm tỉ lệ hết sức khí tượng là mây, mưa, sương mù. nhỏ, nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các - HS: tìm hiểu trả lời. hiện tượng khí tượng như mây, mưa - Gv: nhận xét và chuẩn kiến thức. Chuyển ý: Xung quanh trái đất có lớp không khí bao bọc gọi là khí quyển. Khí quyển như cỗ máy thiên nhiên sử dụng năng lượng mặt trời phân phối điều hoà Nhóm giáo viên giảng dạy môn Địa lý 6 Trường THCS Nguyễn Huệ
  7. Chuyên đề: Tích hợp lồng ghép giáo dục môi trường qua môn học Địa lý 6 nước trên khắp hành tinh dưới hình thức mây, mưa điều hoà CO2 và O2 trên Trái Đất. Con người không nhìn thấy không khí nhưng quan sát được các hiện tượng xảy ra trong khí quyển. Vậy khí quyển có cấu tạo thế nào, đặc đIểm ra sao? Hoạt động 2: Tìm hiểu “Cấu tạo của lớp vỏ khí”. - GV: Y/cầu HS quan sát H46Sgk/53 cho biết: + Lớp vỏ khí gồm những tầng nào? (Các tầng khí quyển: A - Tầng đối lưu; B - 2. Cấu tạo của lớp vỏ khí (khí quyển) Tầng bình lưu; C - Các tầng cao của khí quyển) Bao gồm 3 tầng: GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm - Tầng đối lưu: nằm sát mặt đất, tới độ vụ cho từng nhóm với nội dung: tìm hiểu cao khoảng 16 km; tập trung 90% không về vị trí, đặc điểm và vai trò của từng khí; tâng? + Không khí chuyển động theo chiều + Nhóm 1: Tầng đối lưu. thẳng đứng; + Nhóm 2: Tầng bình lưu. + Nhiệt độ giảm dần khi lên cao (TB cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,60C) + Nhóm 3: Các tầng cao của khí quyển. + Là nơi sinh ra các hiện tượng khí - HS: dựa vào thông tin Sgk hoàn thành tượng. bài tập, cử đại diện trình bày, nhóm khác bổ sung. - Tầng bình lưu: nằm trên tầng đối lưu, tới độ cao khoảng 80 km; - Gv: nhận xét, chuẩn kiến thức. + Có lớp O , lớp này có tác dụng ngăn *GDTHMT : Qua đó các em biết vai trò 3 cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật của lớp vỏ khí nói chung, lớp ozon quan và con người. trọng như thế nào đối với chúng ta. Biết nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, và - Các tầng cao của khí quyển: Các tầng hậu quả của nó. Cụ thể như nếu tầng cao năm trên tâng bình lưu, không khí Nhóm giáo viên giảng dạy môn Địa lý 6 Trường THCS Nguyễn Huệ
  8. Chuyên đề: Tích hợp lồng ghép giáo dục môi trường qua môn học Địa lý 6 ozon bị thủng thì sẽ gây rất nhiều nguy của tầng này cực loãng. hại cho con người và sinh vật. Vì vậy trong mỗi các em cần có những việc làm cụ thể như tiết kiệm năng lượng sử dụng điện tiết kiệm, ít mở cửa tủ lạnh, dùng máy lạnh có khí CFC gây lũng tầng ozon, đi học bằng xe đạp Hoạt động 3: Tìm hiểu” Các khối khí”. 3. Các khối khí. - GV: yêu cầu HS đọc nội dung kiến thức - Tùy theo vị trí hình thành và bề mặt tiếp Sgk/53-54 và bảng các khối khí cho biết: xúc, mà chia thành các khối khí sau: + Nguyên nhân hình thành các khối khí? (Do vị trí hình thành lục địa hay đại + Các khối khí nóng hình thành trên các dương; do bề mặt tiếp xúc) vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối + Khối khí nóng, khối khí lạnh được hình cao. thành ở đâu? Nêu tính chất của mỗi loại? + Các khối khí lạnh hình thành trên các +Khối khí đại dương, khối khí lục địa vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối được hình thành ở đâu? Nêu tính chất của thấp. mỗi loại?  Sự phân biệt các khối khí chủ yếu là căn cứ vào tính chất của chúng là nóng, lạnh, khô, ẩm. + Các khối khí đại dương hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn. + Khi nào khối khí bị biến tính? + Các khối khí lục địa hình thành trên (Khối khí luôn luôn di chuyển làm thay các vùng đất liền, có tính chất tương đối đổi thời tiết và chúng cũng chịu ảnh khô. hưởng của mặt đệm nơi chúng đi qua mà thay đổi tính chất). + Tại sao có từng đợt gió mùa Đông Bắc vào mùa đông? - HS: tìm hiểu trả lời, bổ sung. Nhóm giáo viên giảng dạy môn Địa lý 6 Trường THCS Nguyễn Huệ
  9. Chuyên đề: Tích hợp lồng ghép giáo dục môi trường qua môn học Địa lý 6 - Gv: nhận xét và chuẩn kiến thức. Gv giới thiệu: E là kk xích đạo; T là kk nhiệt đới – Tm là kk đại dương, Tc là kk lục địa; P là kk ôn đới hay cực đới – Pm là kk đại dương, Pc là kk lục địa; A là kk băng địa. 4. Củng cố: - Nêu thành phần của không khí ? - Lớp vỏ khí được chia làm mấy tầng? - Dựa vào đâu người ta chia ra thành 4 khối khí khác nhau? 5. Hướng dẫn về nhà - Học bài và làm tập 1, 2, 3. - Đọc trước bài 18. V. RÚT KINH NGHIỆM III. Kết luận. Như vậy việc dạy học lồng ghép tích hợp giáo dục môi trường sẽ giúp học sinh có khả năng tìm hiểu, phát hiện ô nhiễm môi trường và nguyên nhân của chúng. Từ đó các em tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ môi trường sống xung quanh, biết tiết kiệm điện nước Từ đó các em sẽ Nhóm giáo viên giảng dạy môn Địa lý 6 Trường THCS Nguyễn Huệ
  10. Chuyên đề: Tích hợp lồng ghép giáo dục môi trường qua môn học Địa lý 6 sống hòa mình vào thiên nhiên và có ý thức bảo vệ Trái Đất, phê phán các hành vi xấu gây hại đến môi trường. Nhóm giáo viên giảng dạy môn Địa lý 6 Trường THCS Nguyễn Huệ