SKKN Xây dựng và hướng giải quyết một số tình huống trong hoạt động chơi góc

pdf 31 trang Diệp Đức 02/08/2023 3190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng và hướng giải quyết một số tình huống trong hoạt động chơi góc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_xay_dung_va_huong_giai_quyet_mot_so_tinh_huong_trong_ho.pdf

Nội dung text: SKKN Xây dựng và hướng giải quyết một số tình huống trong hoạt động chơi góc

  1. Xây dựng và hướng giải quyết một số tình huống trong hoạt động chơi góc PHẦN THỨ NHẤT: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Vui chơi giải trí cần thiết cho tất cả chúng ta, nó mang đến cho chúng ta những giây phút thư giãn sau một thời gian làm việc căng thẳng, mệt mỏi. Đối với trẻ mẫu giáo, vui chơi có ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Đó chính là hoạt động của chủ đạo của trẻ. Trẻ mẫu giáo chơi không chỉ để giải trí mà còn giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu giao tiếp và phối hợp hoạt động với các bạn. Khi chơi trẻ được tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh, được thể hiện mình (trẻ biểu lộ mong muốn, xúc cảm, tình cảm, cá tính, vốn kinh nghiệm cũng như mơ ước của trẻ). Vui chơi là nhu cầu không thể thiếu đối với trẻ mẫu giáo, nó có khả năng tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ lứa tuổi này. Chính vì vậy, tổ chức cho trẻ mẫu giáo vui chơi là một trong các nội dung giáo dục cơ bản ở các trường mầm non. Tuy vậy, là một giáo viên đứng lớp tôi đã nhận ra một số vướng mắc khi tổ chức cho trẻ chơi, đó là: Trẻ chưa thực sự thỏa mãn nhu cầu chơi. Một số trẻ không được chơi theo ý tưởng của mình. Một số trẻ thì chơi tự do. Trong khi chơi, trẻ phát sinh mâu thuẫn nhưng cô giáo chưa linh hoạt khi giải quyết mâu thuẫn cho trẻ. Một số trẻ chưa có kinh nghiệm trong khi chơi cũng như chưa có kinh nghiệm sử dụng các đồ chơi mô phỏng các đồ dùng trong cuộc sống. Là một giáo viên mầm non, qua nhiều năm công tác, qua một số hội thi về chuyên môn, tôi nhận thấy các cô giáo vẫn còn chưa linh hoạt, chưa có hướng giải quyết triệt để để thỏa mãn nhu cầu của trẻ khi gặp các tình huống xảy ra trên trẻ nhất là khi trẻ chơi. Nên tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Xây dựng và đưa ra hướng giải quyết một số tình huống diễn ra trên trẻ trong hoạt động chơi góc” 1
  2. Xây dựng và hướng giải quyết một số tình huống trong hoạt động chơi góc PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG – BIỆN PHÁP THỤC HIỆN I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ: 1. Thuận lợi: - Giáo viên nhận thức đúng về tầm quan trọng cũng như nắm tương đối vững nội dung và phương pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo vui chơi. - Giáo viên tích cực tổ chức các hoạt động vui chơi và bám sát bao quát trẻ. - Sinh hoạt tổ chuyên môn được tổ chức thường xuyên để giáo viên trao đổi học hỏi kinh nghiệm của nhau. - Được sự quan tâm của BGH, giáo viên trong nhà trường thường xuyên được tham dự các lớp tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn từ các chuyên viên của Sở giáo dục Hà Nội. - Trang thiết bị, đồ dùng ở trường luôn được đầu tư nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. 2. Khó khăn: - Phần lớn giáo viên chưa có kỹ năng quan sát, phát hiện và giải quyết kịp thời các tình huống diễn ra trong giờ chơi của trẻ. - Các tài liệu hướng dẫn quan sát, phát hiện và đưa ra hương giải quyết các tình huống trên trẻ còn ít. - Giáo viên chưa chú ý đến việc phát triển nội dung chơi theo các hướng mở rộng. - Đồ dùng đồ chơi chưa kích thích được khả năng sáng tạo trong khi chơi của trẻ. 2
  3. Xây dựng và hướng giải quyết một số tình huống trong hoạt động chơi góc II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN: Hoạt động vui chơi là phương tiện giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo. Trong quá trình chơi, nhờ hoạt động trải nghiệm của chính bản thân mà trẻ có cơ hội khám phá, nhận thức, củng cố, mở rộng vốn hiểu biết của mình về môi trường xung quanh, từ đó trẻ tích cực hoạt động, sáng tạo, tự tin thể hiện mình. Nhưng do kinh nghiệm sống của trẻ còn ít ỏi nên khi chơi trẻ bộc lộ yếu kém thậm chí lệch lạc. Bên cạnh đó, kinh nghiệm giao tiếp ứng xử của trẻ còn kém nên các hành vi xã hội của trẻ như biết sẻ chia, quan tâm, cảm thông với người khác, biết thuyết phục, chấp nhận còn chưa vững chắc, thuần thục nên dễ dẫn đến những mâu thuẫn giữa các trẻ với nhau trong giờ chơi. Lúc này giáo viên cần quan sát, phát hiện và phải giải quyết ngay các vấn đề không được trì hoãn. Nếu không giải quyết kịp thời, trẻ không được thỏa mãn nhu cầu chơi, nhu cầu nhận thức, khám phá thế giới xung quanh, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể lực cũng như tâm lý của trẻ Nhận thức được vấn đề này, tôi đã tích cực học hỏi, tìm tòi để “Xây dựng và đưa ra hướng giải quyết một số các tình huống xảy ra trên trẻ trong hoạt động vui chơi”. Các bài tập này có thể coi là tài liệu tham khảo nhằm giúp các giáo viên dễ dàng trong việc phát hiện và giải quyết các tình huống gồm các nội dung sau: 1. Xây dựng một số bài tập tình huống xảy ra trên trẻ trong hoạt động vui chơi. a. Khảo sát thực trạng giáo viên mầm non xử lý các tình huống xảy ra trên trẻ trong hoạt động vui chơi. b. Một số nguyên tắc khi xây dựng các bài tập tình huống. 2. Nội dung các bài tập tình huống. a. Bài tập tình huống nhằm duy trì và phát triển hứng thú chơi cho trẻ b. Bài tập tình huống nhằm phát triển nội dung chơi. c. Bài tập tình huống nhằm phát triển kỹ năng chơi cho trẻ. d. bài tập tình huống nhằm phát huy hiệu quả giáo dục 3. Xây dựng một số hướng giải quyết các tình huống xảy ra trên trẻ trong hoạt động vui chơi. 4. Một số yêu cầu khi sử dụng các bài tập tình huống. III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 3
  4. Xây dựng và hướng giải quyết một số tình huống trong hoạt động chơi góc 1. Xây dựng một số bài tập tình huống xảy ra trên trẻ trong hoạt động vui chơi. 1.1. Khảo sát thực trạng giáo viên mầm non xử lý các tình huống xảy ra trên trẻ trong hoạt động vui chơi. SL Nhận thức về Xây dựng kế Kỹ năng giải quyết Có tài liệu để tham GV hoạt động vui hoạch tổ chức tình huống khảo chơi với trẻ MG giờ hoạt động vui chơi theo góc SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 34 34 100% 34 100% 15 44% 6 18% * Nhận xét: Qua việc phát phiếu điều tra gửi cho giáo viên các lớp kết hợp với quan sát dự giờ tổ chức cho trẻ vui chơi trong góc, trao đổi trực tiếp với các cô giáo về vấn đề quan sát phát hiện và giải quyết các tình huống giáo dục diễn ra trong giờ chơi ở các góc của trẻ, tôi có một số nhận xét như sau: - Nhìn chung các cô giáo đều nhận thức tương đối sâu sắc về sự cần thiết tổ chức cho trẻ hoạt động vui chơi trong góc, giúp trẻ thỏa mãn như cầu được chơi, nhu cầu khám phá nhận thức, nhu cầu giao tiếp với bạn bè Số giáo viên nhận thức chưa thật đầy đủ chỉ chiếm 3%. - 100% giáo viên có đủ kế hoạch ngày trong đó có hoạt động vui chơi trong góc nhưng chỉ mang tính hình thức vì nội dung kế hoạch của các lớp khác nhau đều giống nhau. - Phần lớn giáo viên chưa có kỹ năng quan sát, phát hiện và giải quyết kịp thời các tình huống diễn ra trong giờ chơi của trẻ ở các góc. - Kỹ năng giải quyết tình huống trong khi tổ chức cho trẻ chơi góc còn thấp. Phần lớn giáo viên giải quyết tình huống theo ý chủ quan của mình, không xuất từ trẻ. - Theo kết quả khảo sát cho thấy đa số các giáo viên được hỏi ít được tham khảo các tài liệu nói đến các tình huống giáo dục hay các bài tập thực hành giáo dục mầm non. Các cô giáo đều có mong muốn có các tài liệu tham khảo để giúp họ phát triển kỹ năng tổ chức các hoạt động cho trẻ. 4
  5. Xây dựng và hướng giải quyết một số tình huống trong hoạt động chơi góc 1.2. Một số nguyên tắc khi xây dựng các bài tập tình huống. Các bài tập tình huống được xây dựng trên cơ sở quán triệt một số nguyên tắc cơ bản sau: - Các bài tập tình huống được xây dựng phải hướng vào việc thực hiện mục tiêu tổ chức hoạt động vui chơi nói riêng và thực hiện mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. - Các bài tập tình huống cần phản ánh đúng bản chất của hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo và phương pháp tổ chức cho trẻ chơi trong các góc. - Các bài tập tình huống cần hướng vào việc rèn luyện và phát triển kỹ năng tổ chức cho trẻ mẫu giáo vui chơi của giáo viên. - Các bài tập tình huống phải góp phần tích cực trong việc nhận thức nghề nghiệp của giáo viên. - Các bài tập tình huống phải phản ảnh được đặc điểm chơi và thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ, phát huy vai trò giáo dục và phát triển trẻ trong khi chơi. - Các bài tập tình huống cần đảm bảo tính phong phú, đa dạng, phổ biến. Phù hợp với trình độ và khả năng của giáo viên. 2. Nội dung các bài tập tình huống. 2.1. Bài tập tình huống nhằm duy trì và phát triển hứng thú chơi cho trẻ 5
  6. Xây dựng và hướng giải quyết một số tình huống trong hoạt động chơi góc Bài tập 1: Ở góc chơi “Xây dựng công viên” bé Phương đang xây dựng hàng rào, Hùng và Tuấn đang xây dựng khu vui chơi, còn bé Sơn đang xây dựng bể bơi. Các bé đang chơi say sưa thì bé Sơn ngồi thừ ra nhìn bể bơi rồi lại nhìn lên giá đồ chơi như tìm kiếm cái gì đó Cô giáo thử đoán xem Sơn đang cần gì? Làm thế nào để giúp bé? * Hướng giải quyết: Với tình huống này, cô đến gần trẻ, nhẹ nhàng trò chuyện để khơi gợi những hiểu biết của trẻ và có thể cung cấp thêm cho trẻ một số nội dung chơi. Cô có thể chơi cùng với trẻ Cô giáo đến gần trẻ và nói: Các bác đang xây gì thế? Tôi cũng là một kỹ sư xây dựng đấy, tôi mới học được rất nhiều cách thiết kế để xây dựng công viên tuyệt đẹp. Ơ bác Sơn, bác mệt à? Hôm nay bác thi công công trình gì vậy? Bác xây bể bơi à? Ôi đẹp quá. Bác còn có ý tưởng xây dựng gì cho bể bơi nữa không? Thế bác Sơn đã được đến bể bơi chưa? Bác đến bể bơi ở đâu? Khi đến bể bơi ở Royal city bác thấy có những gì? Thật là nhiều thứ đúng không? Tôi thấy nếu xây thêm máng trượt ở đây, đặt thêm một số ô to ở đây thì thật là tuyệt, bác nghĩ thế nào? Nào thế tôi và bác cùng xây nhé. Trên giá có rất nhiều đồ chơi để chúng ta làm đấy.” Bài tập 2: Ở góc chơi “Cửa hàng” và “ Nhà bếp” hôm nay cô giáo bổ sung một số đồ chơi mới, trẻ nhìn đồ chơi và thích thú ra mặt. Đến giờ chơi góc, số trẻ về chơi ở hai góc đó 6
  7. Xây dựng và hướng giải quyết một số tình huống trong hoạt động chơi góc đông hơn rất nhiều so với bình thường, dẫn đến tình trạng thiếu khoảng không gian cho trẻ chơi, gây nên sự náo dộng ở hai góc này. Trước tình huống đó, cô giáo có cách giải quyết nào? Nhiều trẻ cùng về chơi 1 góc * Hướng giải quyết: Ở tình huống này, cô giáo cần giãn bớt trẻ chơi ở góc chơi này và tạo hứng thú, hướng trẻ vào các góc chơi khác trong lớp. Cô giáo tiến lại góc chơi, nhẹ nhàng nói với trẻ: Ôi, hôm nay các bác trong góc gia đình có gì mà đông vui thế? Gia đình nhà mình hôm nay có tiệc gì à? Thích thế! Các bác đã phân công công việc để mọi người chuẩn bị làm tiệc chưa? Mỗi 7
  8. Xây dựng và hướng giải quyết một số tình huống trong hoạt động chơi góc người làm một việc sẽ nhanh hơn và vui hơn rất nhiều. Ơ, còn các bác này, các bác được phân công làm việc gì thế? À chưa có việc cho các bác à? Thế thì trong khi chờ đợi gia đình mở tiệc thì chúng mình sẽ làm việc khác nhé. Ví dụ như làm nghề xây dựng, làm nghề bác sĩ, hay những nhà toán học tài ba? Những công việc này đang rất cần người đấy. Đến khi nào các bác trong gia đình chuẩn bị tiệc xong rồi thì chúng mình sẽ về để dự tiệc cùng mọi người. Các bác có đồng ý không? Chúng mình mỗi người đều làm một việc thật là vui đúng không. Nào mời các bác. Bài tập 3: Ở góc chơi “ Học tập” của lớp, có rất ít trẻ chơi, có buổi được 1, 2 trẻ, có buổi có 3, 4 trẻ chơi nhưng cũng chỉ được khoảng 10 phút là rời góc này để chơi góc khác. Theo cô giáo nguyên nhân là gì, cô giáo sẽ làm như thế nào? * Hướng giải quyết: Hiện tượng này xảy ra do đồ dùng trong góc chơi đã quá quen thuộc với trẻ, các bài tập, đồ chơi không còn phong phú, hấp dẫn trẻ nữa. Để khắc phục điều này, cô giáo cần bổ sung nhiều bài tập mới, nhiều trò chơi mới phong phú đa dạng với các đồ chơi màu sắc bắt mắt và có thể khai thác nhiều cách chơi để trẻ có thể thay đổi hình thức chơi không bị nhàm chán. 2.2. Bài tập tình huống nhằm phát triển nội dung chơi. Bài tập 4: Trong góc chơi “Lớp học mẫu giáo” nhóm trẻ nào vào chơi cũng chỉ chơi mỗi trò “học chữ cái”. Các bé hết đọc to các chữ cái rồi lại chỉ lên các chữ cái. Là giáo viên tổ 8
  9. Xây dựng và hướng giải quyết một số tình huống trong hoạt động chơi góc chức giờ chơi, cô giáo có cách nào để phát triển nội dung chơi cho trẻ trong góc này? Trẻ đọc các chữ cái đã học trong góc “Lớp học mẫu giáo” * Hướng giải quyết: Trẻ chỉ chơi một trò đọc chữ cái là do đồ chơi học tập, bài tập cho trẻ hoạt động trong góc còn nghèo nàn, lặp đi lặp lại không có sự thay đổi cho trẻ. Vì thế để trẻ hứng thú hơn trong góc học tập cô giáo cần bổ sung ngay các đồ chơi học tập mới, tìm thêm nhiều bài tập cho trẻ được hoạt động. Phải đảm bảo đồ chơi đa dạng, đẹp mắt, kích thích được hứng thú chơi của trẻ. Các loại bài tập phong phú về thể loại để trẻ được ôn luyện củng cố sau mỗi bài học Các loại bài tập, đồ chơi có thể bổ sung ngay trong góc học tập như: Nối chữ với từ, ghép chữ cái thành các băng từ có sẵn, bảng di chuyển chữ cái. Các chữ cái rỗng để trẻ, tô màu, vẽ trang trí, xếp hột hạt, cúc áo tạo thành các chữ cái, các quyển báo chữ to để trẻ khoanh tròn, gạch chân các chữ cái đã học. Những mẫu đồ chữ, in chữ . 9
  10. Xây dựng và hướng giải quyết một số tình huống trong hoạt động chơi góc Sau khi đã bổ sung các đồ chơi mới, bài tập mới vào góc hoạt động, cô giáo cần đến với trẻ, nhẹ nhàng trò chuyện để giới thiệu và hướng dẫn trẻ hoạt động với những đồ chơi, bài tập đó. Ngày đầu, cô có thể chơi cùng trẻ. Bài tập 5: Vào giờ hoạt động vui chơi theo góc chủ đề “Thế giới động vật” trẻ hỏi cô để chơi “Trò gia đình” Cô giáo trả lời trẻ: ‘Ở chủ đề này không có góc “Gia đình”, các con chơi trò khác đi ” Là giáo viên tổ chức giờ chơi, cô giáo sẽ làm gì trước tình huống này? * Hướng giải quyết: Với tình huống này, cô giáo có thể hỏi lại trẻ xem trẻ sẽ có ý tưởng chơi như thế nào với góc này trong chủ đề. Cô có thể lại cho trẻ chơi theo ý tưởng và mong muốn của trẻ. Cô giáo có thể nói với trẻ: Các con thích chơi góc gia đình à? Thế các bác trong góc gia đình sẽ định chơi với chủ đề gì nào? Ồ, chủ đề “ Ngôi nhà của những thú cưng” thật là hay đấy. Ngôi nhà thú cưng sẽ làm những công việc gì? Thật là tuyệt, vậy thì chúng mình sẽ cùng chơi nhé. Nào, các con cùng về góc nào. Bài tập 6: Ở góc chơi “Tạo hình trong chủ đề “Thế giới động vật” của lớp, buổi chơi nào trẻ cũng chỉ vẽ hoặc tô màu các con vật. Cô giáo thử cho biết nguyên nhân của hiện tượng này, cô giáo sẽ làm gì trước tình huống đó? * Hướng giải quyết: Với tình huống như vậy có thể là do trong góc hoạt động còn thiếu các nguyên liệu, các hình thức hoạt động phong phú khác cho trẻ được làm. Với nguyên nhân như vậy cô giáo cần bổ sung vào góc các nguyên vật liệu dễ tìm kiếm, gần gũi với trẻ để trẻ được tự do sáng tạo như: các loại cốc, hộp, bát đĩa bằng giấy, nhựa, các loại lá cây đa dạng về màu sắc, hình dạng, các loại hột hạt, khuy áo, bọt biển, các loại giấy màu, vải, ruy băng để giúp trẻ có thể kết hợp các nguyên vật liệu đó để tạo thành các sản phẩm tạo 10
  11. Xây dựng và hướng giải quyết một số tình huống trong hoạt động chơi góc hình đẹp mắt. Nhưng nếu cô giáo đã chuẩn bị các nguyên vật liệu với các hình thức tạo sản phẩm rồi mà trẻ không hoạt động là do trẻ không muốn tìm tòi sáng tạo, không muốn thử những cái mới do trẻ còn e ngại về khả năng của mình. Với nguyên nhân này, cô giáo cần đến bên trẻ, trò chuyện nhẹ nhàng để hỏi trẻ vì sao trẻ không thay đổi cách tạo ra các con vật ngoài vẽ. Hôm nay các bác họa sĩ làm gì để tạo ra những bức tranh thật đẹp của mình? Con sẽ định làm gì? À, hôm nay con vẽ tranh. Còn con sẽ làm gì? Vẽ tranh thật là tuyệt khi mà chúng mình vẽ đã rất đẹp đúng không? Nhưng sẽ còn tuyệt hơn nếu hôm nay chúng mình sẽ xé dán hoặc là ghép hạt, hoặc là dùng những chiếc hộp, lá khô này để tạo thành các con vật thật ngộ nghĩnh để còn khoe các bạn và còn mang về nhà khoe bố mẹ đúng không nào. Các con hôm nay sẽ làm cùng cô nhé. Nào cô chau mình sẽ bắt tay làm luôn. Bài tập 7: Ở góc chơi “ Cửa hàng ăn uống”, trẻ đã nấu và bày biện ra bàn bao nhiêu là món, nào giò, chả, nem, trứng, đậu, canh rau các trẻ đang sắp bát, cốc, chuẩn bị cho cuộc liên hoan Lúc đó, cô giáo đi tới khen trẻ “các con nấu được nhiều món quá, ngon và bày cũng đẹp ơi là đẹp. Nhưng theo cô các con nên nấu thêm món tôm hấp nữa thì bữa cỗ của chúng mình sẽ đầy đủ hơn. Bác đầu bếp đứng lên làm đi”. Nói xong cô bỏ đi sang góc khác. Trẻ nhìn nhau, nhìn cô giáo chờ đợi một lúc rồi lại ngồi vào thực hiện tiếp ý tưởng chơi lúc nãy. Như vậy, cách tác động của cô giáo đã được chưa? Muốn phát triển nội dung chơi của trẻ trong các góc, cô giáo cần căn cứ vào đâu? * Hướng giải quyết: Là cô giáo tổ chức giờ chơi khi thấy trẻ chơi như vậy thì cần khen ngợi trẻ. Khi muốn cung cấp thêm nội dung chơi cho trẻ cô giáo cần phải quan sát xem trong góc đã có đồ chơi đó chưa, nếu chưa thì sẽ phải chuẩn bị đồ chơi đó và khơi gợi ý tưởng chơi này cho trẻ vào các hôm sau. Nếu đã có đồ chơi nhưng trẻ chưa chơi thì cô gợi ý cho trẻ nhưng phải xem xét trẻ đã biết cách chơi chưa để tác động cho đúng. Cô cần đến gần với trẻ nhẹ nhàng trò chuyện với trẻ: Oa, nhiều món ăn ngon quá, các bác nấu ăn khéo quá. 11
  12. Xây dựng và hướng giải quyết một số tình huống trong hoạt động chơi góc Thật là ngon, tôi đã được ăn nhiều món ăn ngon như thế này rồi đấy. Tôi còn được ăn cả món tôm hấp ngon ơi là ngon, bổ ơi là bổ. các bác đã ăn món tôm hấp chưa? Thế các bác có định làm thêm món tôm hấp cho thật phong phú bàn tiệc không? Để làm món tôm hấp này các bác sẽ làm như thế nào? Các bác giỏi quá, thế các bác làm món này đi, khi nào làm xong nhớ mời tôi tới thưởng thức nhé. Cô giáo nhận xét trong quá trình trẻ chơi 2.3. Bài tập tình huống nhằm phát triển kỹ năng chơi cho trẻ. Bài tập 8: Vào đầu buổi chơi, cô giáo mang một số đồ chơi bổ sung ở góc chơi “Phòng khám” như: bông, gạc, túi chườm, ít xốp làm thuốc Giờ chơi bắt đầu, một nhóm trẻ về chơi ở góc “Phòng khám”, trẻ nhìn đồ chơi mới, cầm lên đặt xuống rồi lại chơi với những đồ chơi quen thuộc. Theo cô giáo, vì sao trẻ không sử dụng những đồ chơi mới? Là giáo 12
  13. Xây dựng và hướng giải quyết một số tình huống trong hoạt động chơi góc viên tổ chức giờ chơi, cô sẽ làm gì để giúp trẻ? Trẻ tò mò với đồ chơi mới * Hướng giải quyết: Trong trường hợp này, trẻ không sử dụng đồ chơi mới có thể do trẻ chưa biết cách sử dụng chúng và không biết những đồ chơi này sử dụng trong những tình huống nào, những loại bệnh nào thì cần đến những đồ chơi này. Là giáo viên tổ chức giờ chơi, cô giáo nên đến góc chơi của trẻ, nhẹ nhàng trò chuyện với trẻ để nguyên nhân vì sao trẻ không chơi với đồ chơi đó. Nếu trẻ không biết cách sử dụng đồ chơi đó thì cô giáo sẽ đóng giả là một bện nhân bị gãy tay đến để khám và hướng dẫn trẻ sử dụng những đồ chơi đó, đồng thời giúp trẻ biết áp dụng những đồ chơi đó trong những hoàn cảnh, tình huống của bệnh nào Ôi bác sĩ ơi, tôi đau tay quá. Tôi vừa bị ngã do chạy nhanh mà không nhìn. 13
  14. Xây dựng và hướng giải quyết một số tình huống trong hoạt động chơi góc Bác sĩ ơi, tôi bị sao thế? Liệu tôi có bị gãy xương tay không? Bác sĩ ơi, chắc là tôi bị gãy xương rồi, bác sĩ bó bột cho tôi đi. Để bó bột bác sĩ phải dùng 2 thanh gỗ nẹp vào tay tôi rồi lấy băng quấn vào. Bác làm cho tôi đi, đúng rồi Tôi đỡ đau hơn rồi, cảm ơn bác sĩ nhé. Bài tập 9: Ở góc chơi học tập, một trẻ A đang chơi với bảng dây, tay cầm dây rón rén chia 10 bông hoa ra làm hai nhóm, mỗi nhóm có 5 bông hoa. Một bạn B cũng chơi bảng dây bên cạnh chia 10 chú thỏ ra làm 2 nhóm, một nhóm có 7 chú thỏ, một nhóm có 3 chú thỏ. Bạn A nhìn bảng dây của bạn B và nói “Ối trời ơi, sai bét rồi, thế mà cũng chơi” Cô giáo sẽ giúp hai trẻ như thế nào? * Hướng giải quyết: Với tình huống này cô giáo sẽ đến gần 2 trẻ và trò chuyện với trẻ Hai nhà toán học hôm nay chơi gì vậy con? À, thế để tách nhóm có 10 đối tượng ra thành 2 phần mình có những cách nào nhỉ? Thế là có mấy cách để tách? Thế các con đã chia nhóm của mình theo cách nào? Vậy là cả 2 con đều chia đúng rồi, giỏi quá/ Có nhiều cách để chia đúng không con, và mỗi bạn sẽ chia theo các cách khác nhau, bạn chia theo cách của bạn, mình chia theo cách của mình. Bây giờ con chia theo cách của con, tí nữa con lại chia theo cách của bạn và cả mình và bạn đều đúng. Bài tập 10: Ở góc chơi “ Gia đình” cô giáo chuẩn bị cho trẻ búp bê, bát, thìa, cốc để trẻ chăm sóc búp bê. Cô giáo vừa quay đi thì trẻ nghịch mắt búp bê, tháo rời quần áo, tay chân búp bê ra. Là giáo viên tổ chức giờ chơi, cô sẽ làm gì? 14
  15. Xây dựng và hướng giải quyết một số tình huống trong hoạt động chơi góc Trẻ nghịch đồ chơi trong góc chơi “Gia đình” * Hướng giải quyết: Với những tình huống này cô giáo cần đến ngay chỗ trẻ nhẹ nhàng trò chuyện để hỏi nguyên nhân vì sao trẻ lại làm như vậy, từ đó cô sẽ có hướng giải quyết để giúp trẻ có nhận thức và hành vi đúng mực. Ôi, bạn búp bê bị làm sao vậy? Vì sao mà búp bê lại bị như thế này? Con ơi, con đã bị đứt tay bao giờ chưa? Khi bị đứt tay thì con cảm thấy như thế nào? Khi bị đứt tay, máu chảy ra nhiều, mình cảm thấy rất là đau, lại xót nữa, nhiều bạn khóc òa lên và kêu ôi đau quá, đau quá. Con có như thế khi bị đứt tay không? Đứt tay là đau lắm nhưng nếu mà bị rụng chân tay ra thì theo con sẽ như thế nào? À đau kinh khủng, còn phải vào bệnh viện để bác sĩ cấp cứu nữa. Thế theo côn, búp bê bị như thế này thì búp bê cảm thấy như thế nào? À, búp bê cũng đau lăm đấy. Con sẽ làm gì để giúp búp bê? 15
  16. Xây dựng và hướng giải quyết một số tình huống trong hoạt động chơi góc Vậy thì mình cùng lắp chân tay vào cho búp bê nào. Mặc dù là đồ chơi, nhưng búp bê hay các đồ chơi khác cũng biết đau và biết buồn nếu mình không biết giữ gìn đấy. Và để có đồ cho mình và các bạn cùng chơi thì mình phải như thế nào? Đúng rồi, mình phải giữ gìn đồ dùng đồ chơi đúng không nào. Bài tập 11: Cuộc chơi đang diễn ra, các nhà khoa học nhí đang say sưa với những trò chơi khám phá nhận thức: Bé Hoài đang chăm chú theo dõi chơi đợi màu sắc mới xuất hiện khi pha màu vàng với màu xanh, còn bé Phương đang bị lôi cuốn bởi nước trong cố đã vơi hẳn đi khi bé thả nắm bông vào cốc nước chỉ có bé Minh chơi rất lạ, bé cho tất cả các thứ trên khay (bông, giấy, phấn, sỏi ) cùng một lúc vào trong cốc nước rồi lấy thìa đảo. Cô giáo sẽ làm gì để giúp cho Minh chơi trò chơi khám phá? * Hướng giải quyết: Cô giáo cần đến gần trẻ nhẹ nhàng hỏi trẻ: Các nhà khoa học hôm nay làm thí nghiệm gì vậy? Minh ơi, con có ý tưởng gì mới hả? À, để xem các thứ này sẽ hút nước nhanh đến mức nào đúng không? Ý tưởng hay đấy. Thế theo con các thứ này hút nước như thế nào so với từng thứ một? Bây giờ chúng mình sẽ làm lại các thí nghiệm này lần nữa và mình đánh dấu lại thời gian nhé. Cô gợi ý cho trẻ làm theo đúng ý tưởng chơi của trẻ nếu trẻ có ý tưởng hay. Nhưng nếu trẻ có hành động như vậy vì trẻ chưa biết cách chơi thì cô lại hỏi trẻ và hướng trẻ thực hiện từng thí nghiệm với từng loại nguyên liệu khác nhau. 2.4. bài tập tình huống nhằm phát huy hiệu quả giáo dục Bài tập 12: Trong giờ chơi ở góc “làm quen với Toán” có nhiều trẻ cùng tham gia chơi nhưng đồ chơi cô giáo chuẩn bị chỉ đủ cho 4 – 5 trẻ hoạt động. Một hôm trẻ để nghị cô giáo chuẩn bị thêm đồ dùng cho trẻ chơi thì cô giáo nói với trẻ là các con xếp hàng lần lượt để chơi, hôm nay các bạn chơi ở góc này thì mai con lại chơi ở góc này. Theo cô 16
  17. Xây dựng và hướng giải quyết một số tình huống trong hoạt động chơi góc giáo, vì sao trẻ lại thích chơi ở nhóm này? Cách giải quyết của cô giáo như thế nào? Cô giáo thương thuyết với trẻ trong giờ chơi * Hướng giải quyết: Khi có hiện tượng nhiều trẻ cùng vào góc chơi đó là do trẻ tò mò, hiếu kỳ, thích được tìm hiểu khám phá khi có đồ chơi mới với nhiều nội dung mới lạ hấp dẫn trẻ. Đây là một hiện tượng tích cực tuy nhiên để trẻ chơi có hiệu quả thì cô giáo có thể giãn trẻ ra và hướng trẻ vào các góc chơi khác. Hoặc trẻ sẽ chơi ở góc này vào các hôm sau hoặc chơi vào hoạt động chiều. còn nếu trẻ thích quá thì có thể sẽ giúp 2 trẻ chơi chung với nhau một bộ đồ dùng. Ồ! Hôm nay các nhà toán học có điều gì thú vị mà lại đứng ở đây nhiều thế? 17
  18. Xây dựng và hướng giải quyết một số tình huống trong hoạt động chơi góc Nhiều đồ dùng mới lạ và đẹp đúng không nào? Thế theo các con mình sẽ chơi như thế nào khi mà các bạn thì nhiều mà đồ dùng lại ít nhỉ? Nhiều ý tưởng hay đấy, để chơi được thoải mái, làm đúng và giữ gìn đồ chơi thì chúng mình sẽ chờ một lúc nhé, đợi các bạn chơi xong chúng mình sẽ chơi. Trong khi chờ đợi chúng mình sẽ chơi các trò chơi khác, có nhiều đồ chơi rất hay mà cô đã chuẩn bị ở các góc khác nữa, các con cùng khám phá nhé. À bạn này thì xung phong là chiều bạn chơi, cô thấy bạn tật tuyệt, vậy thì chiều nay giờ hoạt động chiều con sẽ vào chơi nhé, ai có cùng ý tưởng với bạn không? Chúc các con vui vẻ nhé! Bài tập 13: Cứ mỗi giờ chơi lại thấy bé Phương và bé Hà hay về góc “Tạo hình”, kỹ năng vẽ của trẻ rất tốt. Theo cô giáo có cần thiết kế các nội dung khác cho trẻ hoạt động hay cứ duy trì và phát triển kỹ năng vẽ cho trẻ? * Hướng giải quyết: Với những trẻ đã có kỹ năng vẽ tốt, cô giáo cần khen ngợi trẻ và đồng thời khơi gợi trẻ sang những nội dung khác như: xé dán, căt, ghép, làm đồ chơi tự tạo từ các nguyên liệu khác nhau Cô giáo cần bổ sung ngay các nguyên vật liệu dễ tìm, gần gũi với trẻ để trẻ được hoạt động. Ví dụ như: làm các con vật từ các loại hộp giấy, hộp nhựa. Làm hoa từ vải, ruy băng, làm tranh từ hột hạt, lá cây Hoặc cô cũng có thể nâng cao kỹ năng vẽ cho trẻ với các chất liệu khác nhau như: vẽ kết hợp tô màu nước với nến, vẽ và tô màu tranh với bọt xà phòng màu . 18
  19. Xây dựng và hướng giải quyết một số tình huống trong hoạt động chơi góc Trẻ vẽ tranh và tô màu trong góc tạo hình Bài tập 14: Ở góc “Gia đình” bé Vân đang đóng mẹ nấu các món ăn bày ra bàn, bé Nhung đang đóng vai con bế búp bê lắc lư, bỗng Nhung đặt búp bê xuống, lấy chậu, dầu gội ra giả vờ gội đầu cho búp bê. Nhung đang thích thú thì Vân chạy lại giằng lấy búp bê và nói “Đưa đây tớ làm cho, tớ là mẹ cơ mà” Tình huống như vậy, cô giáo có cách nào để giải quyết tình huống này? * Hướng giải quyết: Khi nhìn thấy hiện tượng này, cô giáo đến gần 2 trẻ nhẹ nhàng trò chuyện với trẻ: Hai mẹ con nhà bác đang làm gì đấy? Hôm nay ai đóng vai mẹ nhỉ? Theo con mẹ là người như thế nào? À, mẹ dịu dàng, mẹ hiền này, mẹ dạy 19
  20. Xây dựng và hướng giải quyết một số tình huống trong hoạt động chơi góc bảo các con nhiều điều hay này? Thế còn con hôm nay đóng vai ai thế? Chị trong nhà sẽ như thế nào? Đúng rồi, chị có thể giúp mẹ làm việc nhà như trông nhà, quét nhà, và cả trông em nữa. Khi trông em chị có thể làm gì cho em? Đúng rồi, cho em ăn, cho em ngủ. Nếu có thể còn tắm cho em nữa. Thế chị hôm nay có tắm gội cho em được không? Mẹ thấy chị làm có được không? Chị hôm nay làm tốt quá, mẹ khen chị nhé. Vậy thì mẹ ra nấu ăn thật ngon để thưởng cho chị và để chị tắm gội nốt cho em nhé. Mẹ vừa nấu, vừa nhìn chị, nếu chị chưa làm được thì ra giúp chị. Nào bây giờ mẹ và chị cùng làm việc của mình nào. Trẻ giằng đồ chơi của bạn Bài tập 15: 20
  21. Xây dựng và hướng giải quyết một số tình huống trong hoạt động chơi góc Ở góc chơi “Bé tập nấu ăn”, bé Hà nấu được 2 – 3 món và đang khéo léo bày ra đĩa. Hùng ở bên cạnh đang xếp bát, đĩa thành hàng và liệng từng cái sang chỗ bé Hà làm đổ hết các món ăn. Hùng rất thích thú còn Hà đưa mắt tìm cô giáo. Nếu bắt gặp ánh mắt cầu cứu của bé Hà, cô giáo sẽ giải quyết như thế nào? Trẻ trêu bạn trong giờ chơi * Hướng giải quyết: Với tình huống này, cô giáo cần đến bên trẻ, trò chuyện nhẹ nhàng để nắm được nguyên nhân vì sao trẻ lại làm thế, từ đó cô giáo sẽ đưa ra hướng xử lý phù hợp giúp trẻ thay đổi hành vi của mình cho đúng mực. 21
  22. Xây dựng và hướng giải quyết một số tình huống trong hoạt động chơi góc Hôm nay gia đình làm gì mà nhiều món ngon thế? Ôi sao bát đĩa lại lung tung thế các bác? Thôi chết, sao bạn Hùng lại làm thế này? Ở nhà mình bố mẹ bày mâm cơm như thế nào Hùng nhỉ? Nếu mình mà vứt bát đĩa ở nhà lung tung thế này thì sẽ như thế nào? Đúng rồi, sẽ vỡ hết, không có gì để dùng nữa. mà lại còn có thể gây thương tích nếu chẳng may dẫm phải. Và thế là bữa cơm sẽ ăn không ngon nữa đúng không? Vậy thì mình phải làm gì bây giờ nào? Đúng rồi, sẽ nhặt lên và bày lại cho mâm cơm thật gọn gàng và ngon mắt nào Bài tập 16: Ở góc chơi “Gia đình” Bé Nhung đang say sưa cầm bàn là lật búp bê phía trước, phía sau để là quần áo trên người búp bê đang mặc. Cô giáo xử lý tình huống này như thế nào? * Hướng giải quyết: Cô giáo cần đến bên trẻ, trò chuyện với trẻ để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hành động của trẻ. Cô giáo sẽ giúp trẻ nhận ra và điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp. Nhung ơi, em búp bê bị làm sao à con? Thế con thấy ở nhà khi là quần áo mẹ thường làm như thế nào? Vì sao mẹ lại làm như thế? Con thấy khi là quần áo thì bàn là như thế nào nhỉ? Khi chạm vào bàn là còn đang nóng mình có thể bị làm sao? Vậy mình là quần áo trên người búp bê thì điều gì sẽ xảy ra? Vậy thì búp bê sẽ bị bỏng, đau lắm. Cô chắc búp bê sẽ không muốn như thế đâu. Mình sẽ phải làm như thế nào để là quần áo cho búp bê hả con? Vậy thì mình làm như thế nhé. 22
  23. Xây dựng và hướng giải quyết một số tình huống trong hoạt động chơi góc Trẻ thao tác với bàn là trong khi chơi Bài tập 17: Ở góc chơi “Lớp học” bé Hường đóng vai “cô giáo” đang “hướng dẫn” các cháu vẽ. Sơn đóng vai “học sinh” không vẽ mà lại nghịch bút trên bàn. Bé Hường đứng mắng bé Sơn. Trước tình huống này cô giáo sẽ giải quyết như thế nào? * Hướng giải quyết: Cô giáo lại góc chơi, hỏi trẻ xem trẻ đang chơi nội dung gì, hỏi trẻ vì sao trẻ lại mắng bạn như vậy và từ đó cô giúp trẻ có hành vi chuẩn mực đúng với vai chơi. Lớp học hôm nay học ngoan quá, ai làm cô giáo mà giỏi thế? Là cô giáo thì phải thế nào các con? Thế hôm nay cô giáo đang cho các bạn làm gì thế? 23
  24. Xây dựng và hướng giải quyết một số tình huống trong hoạt động chơi góc Thích nhỉ, bạn Sơn làm sao thế cô giáo? Vì sao mà bạn Sơn lại chưa vẽ thế cô giáo? Khi bị mắng chúng mình cảm thấy thế nào hả con? Vậy thì bạn Sơn cũng buồn đấy, chắc bạn Sơn không muốn bị mắng đâu? Là cô giáo phải nhắc bạn Sơn như thế nào? Đúng rồi, phải nhẹ nhàng nhắc bạn, động viên bạn làm đúng không nào. Cô giáo thì phải dịu dàng, nhẹ nhàng con nhé. Trẻ nhắc nhở bạn trong giờ chơi 24
  25. Xây dựng và hướng giải quyết một số tình huống trong hoạt động chơi góc 3. Xây dựng một số hướng giải quyết các tình huống xảy ra trên trẻ trong hoạt động vui chơi. 3.1. Bài tập tình huống nhằm duy trì và phát triển hứng thú chơi cho trẻ Hứng thú chơi của trẻ thường có mối quan hệ tác động ảnh hưởng qua lại với các yếu tố như nội dung chơi, kỹ năng chơi, kinh nghiệm của trẻ và môi trường hoạt động. Từ đó tôi xác định một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến loại tình huống này và hương giải quyết: - Trẻ không hứng thú chơi thường do các nguyên nhân sau. + Chủ đề chơi không phản ánh đúng nhu cầu chơi của trẻ -> Trong trường hợp này giáo viên tổ chức giờ chơi cần nắm bắt được nhu cầu chơi của trẻ để tạo điều kiện cho trẻ được thỏa mãn nhu cầu. + Chủ đề chơi không nằm trong vùng kinh nghiệm của trẻ -> Giáo viên cần sử dụng các hình thức cung cấp, làm giàu kinh nghiệm cho trẻ trong giờ chơi và ở các thời điểm khác nhau. + Không có môi trường chơi, đồ chơi hấp dẫn -> Trong trường hợp này cô giáo cần nghiên cứu thiết kế môi trường hoạt động sao cho đáp ứng được nhu cầu và khả năng chơi của trẻ. Nắm bắt được ý tưởng chơi của trẻ để chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi tạo môi trường cho trẻ. + Nguyên nhân do sức khỏe của trẻ không tốt -> Giáo viên dành thời gian yên tĩnh cho trẻ nghỉ và vận dụng các biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp. + Trẻ thiếu kinh nghiệm -> Giáo viên nắm bắt ý tưởng chơi của trẻ và trên cơ sở đó lựa chọn biện pháp bổ sung kinh nghiệm cho trẻ để trẻ tiếp tục cuộc chơi + Trẻ gặp khó khăn trong tổ chức, phối hợp chơi cùng nhau -> Trong trường hợp này giáo viên cần giúp trẻ có kỹ năng tổ chức phối hợp với nhau để thực hiện ý tưởng chơi chung. 3.2. Bài tập tình huống nhằm phát triển nội dung chơi. Nội dung chơi là yếu tố quan trọng trong các cuộc chơi của trẻ, trẻ chơi hứng thú hay không, trẻ được phát triển và giáo dục hay không trong các góc chơi phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố nội dung chơi. Chính vì vậy, nội dung chơi có mối quan hệ tác động qua lại với nhu cầu, hứng thú chơi, đặc điểm, kỹ năng chơi của trẻ trong các góc. Đây là cơ sở để nhà giáo dục xác định nguyên nhân và hướng giải quyết loại tình huống này. 25
  26. Xây dựng và hướng giải quyết một số tình huống trong hoạt động chơi góc - Nội dung chơi đơn điệu, nghèo nàn lặp đi lặp lại trong thời gian dài và hướng giải quyết. + Kinh nghiệm của trẻ còn nghèo nàn -> Dựa trên vốn kinh nghiệm của trẻ, giáo viên lựa chọn các biện pháp cung cấp, làm giàu vốn kinh nghiệm cho trẻ để có cơ sở mở rộng nội dung chơi phong phú. + Đồ dùng, đồ chơi thiếu -> Nhiều trường hợp trẻ có ý tưởng chơi nhưng môi trường chơi, đặc biệt là đồ dùng, đồ chơi không có để trẻ thể hiện. Trong trường hợp Này giáo viên cần nắm bắt ý tưởng chơi của trẻ tạo lập môi trường, chuẩn bị các đồ dùng, đồ chơi cần thiết cho cuộc chơi của trẻ. + Trẻ không có thói quen tìm kiếm cái mới lạ trong trò chơi -> Giáo viên chủ động lôi cuốn trẻ đến các nội dung chơi mới bằng nhiều cách khác nhau tùy vào đặc điểm chơi của trẻ ở từng nhóm lứa tuổi (ví dụ: Tạo lập môi trường đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn, cung cấp kinh nghiệm, cô giáo chơi cùng trẻ, đưa ra những gợi ý, những tình huống kích thích trẻ, tạo hứng thú với các nội dung chơi mới ) - Nôi dung chơi không nằm trong vùng hiểu biết của trẻ -> Trong trường hợp này giáo viên cần nắm bắt chính xác vùng kinh nghiệm của trẻ để thiết kế nội dung chơi cho phù hợp và trên cơ sở đó có thể phát triển, mở rộng nội dung chơi. - Nội dung chơi của trẻ không mang tính giáo dục và phát triển -> Giáo viên cần tìm hiểu nguồn gốc của các nội dung chơi từ đó lựa chọn biện pháp tác động định hướng nộ dung chơi sao cho đảm bảo tính giáo dục và có ý nghĩa phát triển đối với trẻ nhưng không làm giảm hứng thú chơi của trẻ. 3.3. Bài tập tình huống nhằm phát triển kỹ năng chơi cho trẻ. Để xác định chính xác nguyên nhân và hướng giải quyết loại bài tập tình huống này chúng ta cần xem xét mối quan hệ của kỹ năng chơi với các yếu tố khác như nhu cầu, hứng thú chơi, môi trường hoạt động, vốn kinh nghiệm của trẻ. Sau đây tôi xin giới thiệu một số biểu hiện của kỹ năng chơi của trẻ trong các góc, nguyên nhân và hướng giải quyết. - Trẻ không có kỹ năng chơi: + Trẻ không có kỹ năng chơi vì thiếu môi trường chơi -> Căn cứ vào vốn kinh nghiệm hiện có của trẻ và yêu cầu cần đạt trên trẻ đối với loại trò chơi này để giáo viên lựa chọn cách thức và phạm vi bổ sung, làm giàu kinh nghiệm cho trẻ. 26
  27. Xây dựng và hướng giải quyết một số tình huống trong hoạt động chơi góc + Trẻ không có kỹ năng chơi vì thiếu môi trường chơi -> Trong trường hợp này giáo viên cần chủ động thiết kế môi trường chơi, đặc biệt là đồ dùng đồ chơi để giúp trẻ biết thực hiện các hành động chơi. Cô giáo có thể chơi cùng để giúp trẻ tạo lập các mối quan hệ chơi ở những trò có nội dung chơi chung. - Kỹ năng chơi thành thục đến mức tự động hóa một số trò. Tình trạng này thương rơi vào đối tượng trẻ có biểu hiện nổi trội của một năng lực nào đó. Nguyên nhân chính của tình huống này là trẻ chơi quá nhiều lần một trò chơi nào đó do trẻ thích, các bạn tôn thơm do sự sắp xếp của giáo viên -> Giáo viên cần dựa vào từng nguyên nhân cụ thể để lựa chọn biện pháp tác động (cung cấp kinh nghiệm cho trẻ, tạo lập môi trường chơi mới, giao nhiệm vụ chơi mới cho trẻ) để phát triển kỹ năng chơi theo hướng phong phú hơn. 3.4. bài tập tình huống nhằm phát huy hiệu quả giáo dục Hiệu quả giáo dục và phát triển trẻ trong các góc chơi lien quan đến kinh nghiệm của trẻ, nội dung chơi và phương pháp tổ chức hướng dẫn trẻ chơi của giáo viên. Chính vì vậy khi xác định nguyên nhân và hướng giải quyết loại bài tập này chúng ta cần nghiên cứu các yếu tố trên. - Nội dung chơi, hành động chơi có biểu hiện lệch lạc so với chuẩn mực đạo đức của xã hội, nguyên nhân và hướng giải quyết: + Trẻ bắt chước một cách vô thức những nội dung và hành vi đạo đức không chuẩn mực của cuộc sống thực vào trong trò chơi của trẻ -> Bằng các nghệ thuật sư phạm khác nhau, giáo viên định hướng cho trẻ đến với các nội dung và hành vi chơi mang tính chuẩn mực. + Trẻ thể hiện nội dung chơi và hành vi chơi không chuẩn mực trong quá trình chơi một cách chủ định -> Trong trường hợp này giáo viên cần quan sát, theo dõi trẻ chơi, trò chuyện chia sẻ, cung cấp kinh nghiệm để giúp trẻ nhận thức đúng những điều nên và không nên cả trò chơi và ngoài cuộc sống. Giáo viên phải là người bạn thật sự đáng tin cậy của trẻ để giúp trẻ định hướng các nội dung và hanh vi chơi mang tính chuẩn mực. - Hiệu quả giáo dục và phát triển trẻ trong các góc chơi còn thấp, nguyên nhân và hướng giải quyết: + Nội dung chơi của trẻ trong góc không nằm trong vùng kinh nghiệm hoặc 27
  28. Xây dựng và hướng giải quyết một số tình huống trong hoạt động chơi góc là nội dung chơi đơn điệu, lặp đi lặp lại, dưới tầm nhận thức của trẻ -> Trong trường hợp này, muốn phát huy được hiệu quả phát triển và giáo dục trẻ trong quá trình chơi thì giáo viên cần nghiên cứu thiết kế nội dung chơi ở các góc sao cho phù hợp với khả năng nhận thức và vốn kinh nghiệm của trẻ, có như vậy thì trẻ chơi mới hứng thú, tích cực và có cơ hội được phát triển. + Môi trường hoạt động chơi trong các góc, đặc biệt là đồ dùng, đồ chơi thiếu, đơn điệu về ý nghĩa sử dụng, chưa đáp ứng được nhu cầu chơi của trẻ -> Giáo viên cần nắm bắt nhu cầu chơi, kỹ năng chơi của trẻ để thiết kế môi trường hoạt động, đặc biệt là đồ dùng, đồ chơi trong các góc cần thể hiện được ý tưởng giáo dục và phát triển trẻ của nhà giáo dục. Đồ dùng đồ chơi cần đa chức năng, có khả năng gợi mở cho trẻ các phương án hoạt động phù hợp với nhu cầu chơi và kinh nghiệm của trẻ. + Vai trò quan sát hướng dẫn nhằm phát huy hiệu quả giáo dục và phát triển trẻ trong các góc chơi của giáo viên mầm non còn yếu -> Giáo viên cần lên kế hoạch quan sát hướng dẫn trẻ chơi trong các góc và thực hiện thường xuyên kế hoạch, có ghi nhận kết quả trên trẻ cũng như lựa chọn các biện pháp tác động bổ sung nhằm khai thác triệt để ý nghĩa giáo dục và phát triển các trò chơi. Như vậy mỗi loại bài tập tình huống giáo dục đều phản ảnh những đặc điểm chơi nào đó của trẻ cho nên để có phương án giải quyết các bài tập chúng ta cần xác định nhanh những đặc điểm chơi nào của trẻ được đề cập trong mỗi bài tập và chúng có mối quan hệ với những yếu tố nào để xác định các nguyên nhân dẫn đến tình huống trong bài tập. Từ đó chúng ta sẽ xác định phương án giải quyết đúng cho mỗi nguyên nhân của tình huống giáo dục. 4. Một số yêu cầu khi sử dụng các bài tập tình huống. - Giải các bài tập tình huống giáo dục phải dựa trên các cơ sở lý luận cũng như thực tiễn của vấn đề tổ chức cho trẻ vui chơi trong các góc nói riêng và vui chơi nói chung. - Hướng giải quyết từng bài tập cụ thể cần dựa trên các cơ sở như: Loại bài tập, nhu cầu, đặc điểm, khả năng chơi của trẻ ở các nhóm lứa tuổi và điều kiện môi trường hoạt động chơi trong từng góc của mỗi nhóm lớp. - Trên cơ sở quan sát phát hiện và giải quyết các tình huống giáo dục được đề cập trong bài viết này, giáo viên mầm non có thể quan sát phát hiện và giải quyết các tình 28
  29. Xây dựng và hướng giải quyết một số tình huống trong hoạt động chơi góc huống khác diễn ra trong giờ chơi của trẻ. IV. KẾT QUẢ Sau 2 học kỳ thử nghiệm sử dụng một số bài tập tình huống trong tổ chức cho trẻ mẫu giáo vui chơi theo góc nhằm rèn luyện và phát triển kỹ năng quan sát phát hiện và hướng giải quyết tình huống cho các cô giáo, bước đầu tôi thu được kết quả như sau. - Kỹ năng quan sát phát hiện và giải quyết tình huống diễn ra trong giờ chơi của các cô giáo khá hơn. - Kỹ năng xác định nguyên nhân, phân tích nguyên nhân của các cô giáo tốt vì vậy việc giải quyết tình huống trong giờ chơi của trẻ có kêt quả cao. - Việc quan sát và giải quyết các tình huống diễn ra trong giờ chơi đã góp phần cải thiện môi trường hoạt động trong các góc. Các cô sẵn sàng mở rộng góc chơi cho trẻ. Nội dung chơi trong các góc học tập và tạo hình phong phú hơn rất nhiều. PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ: I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: 29
  30. Xây dựng và hướng giải quyết một số tình huống trong hoạt động chơi góc Vui chơi trong góc là thời điểm trẻ được chơi nhiều trò chơi với các nội dung phong phú trong một môi trường hoạt động mở, trẻ mẫu giáo có nhiều cơ hội để thể hiện mình bằng các hoạt động trải nghiệm trong các góc chơi. Đây là môi trường có nhiều cơ hội để các cô giáo hiểu trẻ hơn và có những tác động phát triển và giáo dục trẻ hiệu quả. Việc áp dụng các bài tập tình huống đã góp phần tích cực trong nhận thức nghề nghiệp của các cô giáo. Có tác dụng rèn luyện kỹ năng quan sát phát hiện và giải quyết các tình huống cho giáo viên. Qua việc thực hiện đề tài này tôi nhận ra một số kinh nghiệm sau: - Giáo viên phải tâm huyết với nghề, với trẻ thật sự. - Thường xuyên tổ chức hoạt động vui chơi theo góc để quan sát phát hiện và giúp đỡ trẻ thỏa mãn nhu cầu chơi. - Phải nắm được tình hình, khả năng của trẻ trong lớp mình để từ đó đưa ra các nội dung, phương pháp và các bài tập phù hợp để giúp trẻ phát triển một cách tích cực nhất. - Luôn học hỏi, trau dồi kiến thức qua đồng nghiệp, tài liệu, sách báo, phương tiện thông tin hiện đại như mạng internet. II. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT: Qua việc tổ chức và thực hiện theo hướng giải quyết một số tình huống trong hoạt 30
  31. Xây dựng và hướng giải quyết một số tình huống trong hoạt động chơi góc động chơi góc cho trẻ tôi có một số ý kiến đề xuất như sau: - Tạo điều kiện cho giáo viên thường xuyên được đi kiến tập các giờ hoạt động vui chơi của các trường bạn. - Tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo, nói chuyện về nhu cầu chơi và thỏa man nhu cầu chơi cho trẻ (theo hướng giáo dục của các chương trình nước ngoài: như Singapo ) cho các giáo viên được tham dự. - Tăng cường biên soạn các tài liệu dưới dạng các bài tập thực hành có thể áp dụng vào công tác tổ chức hoạt động vui chơi để giúp các cô giáo có điều kiện tham khảo, nâng cao tay nghề của mình. 31