Tài liệu ôn thi THPT môn Hóa - Trường THPT Cẩm Lệ

pdf 63 trang Đăng Bình 09/12/2023 590
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn thi THPT môn Hóa - Trường THPT Cẩm Lệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_on_thi_thpt_mon_hoa_truong_thpt_cam_le.pdf

Nội dung text: Tài liệu ôn thi THPT môn Hóa - Trường THPT Cẩm Lệ

  1. Tài liệu Ôn thi THPT môn Hóa_Trường THPT Cẩm Lệ_2020 CHUYÊN ĐỀ 1: ĐẠI CƢƠNG KIM LOẠI BÀI 1: VỊ TRÍ, CẤU TẠO, TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI I. VỊ TRÍ CỦA KIM LOẠI TRONG BẢNG TUẦN HOÀN - Nhóm IA (trừ hiđro) và IIA. - Nhóm IIIA (trừ bo) và một phần của các nhóm IVA, VA, VIA. - Các nhóm B (từ IB đến VIIIB) (gọi là kim loại chuyển tiếp). - Họ lantan và actini, được xếp riêng thành hai hàng ở cuối bảng. II. CẤU TẠO KIM LOẠI - Số electron ở lớp ngoài cùng ít: 1,2,3 e. - Bán kính nguyên tử lớn, độ âm điện nhỏ, năng lượng ion hóa nhỏ. - Liên kết kim loại: là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể do sự tham gia của các electron tự do. III. TÍNH CHẤT VẬT LÍ 1. Tính chất vật lí chung:Tính dẻo - Tính dẫn điện - Tính dẫn nhiệt - Ánh kim Tính chất vật lí chung của kim loại gây nên bởi sự có mặt của các electron tự dotrong mạng tinh thể kim loại. 2. Tính chất vật lí riêng Ngoài những tính chất vật lí chung kim loại còn có một số tính chất vật lí riêng như khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy, tính cứng Những tính chất này phụ thuộc vào độ bền liên kết kim loại, nguyên tử khối, kiểu mạng tinh thể, của kim loại. - Kim loại dẻo nhất là Au, sau đó đến Ag, Al, Cu, Sn, - Kim loại dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhất là Ag, sau đó đến Cu, Au, Al, Fe, - Kim loại có khối lượng riêng D 5 gam/ cm3là kim loại nặng, như: Cr, Fe, Zn, Pb, Ag, Hg, - Kim loại nhẹ nhất là Li, kim loại nặng nhất là Os. - Kim loại dễ nóng chảy nhất là Hg (-39oC). - Kim loại khó nóng chảy nhất là vofram (W) (3410oC). - Kim loại mềm nhất là Cs, kim loại cứng nhất là Cr. III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC Tính chất hóa học chung của kim loại là tính khử (dễ bị oxi hóa) M → Mn+ + ne (n = 1, 2 hoặc 3e) 1. Tác dụng với phi kim (Cl2, O2, S, ) 2. Tác dụng với dung dịch axit a, Với dung dịch axit HCl, H2SO4loãng: (trừ Cu, Ag, Hg, Pt, Au) → muối + H2. Vd: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 Chú ý: M (hóa trị n) → H2 + MxOy tác dụng với H thì: = 2 = 4 b, Với dung dịch HNO3, H2SO4đặc: (trừ Pt , Au ) → muối + sản phẩm khử + nước. (sản phẩm khử của HNO3: NO2, NO, N2O, N2, NH4NO3; của H2SO4 đặc: SO2, S, H2S) Vd: 3Cu + 8HNO3 (loãng) → 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O Chú ý: HNO3, H2SO4đặc, nguội không phản ứng với các kim loại Al, Fe, Cr * Đối với kim loại tác dụng với HNO3 - - 2HNO3 + 1e → NO + NO3 + H2O 12HNO3 + 10e → N2 + 10NO3 + 6H2O - - 4HNO3 + 3e → NO + 3NO3 + 2H2O 10HNO3 + 8e → NH4NO3 + 8NO3 + 3H2O - 10HNO3 + 8e → N2O + 8NO3 + 5H2O Trang 1
  2. 3. Tác dụng với nƣớc Các kim loại ở nhóm IA và IIA của bảng tuần hoàn (trừ Be, Mg) do có tính khử mạnh nên có thể khử được H2O ở nhiệt độ thường thành hiđro. Các kim loại còn lại có tính khử yếu hơn nên chỉ khử được H2O ở nhiệt độ cao (Fe, Zn, ) hoặc không khử được H2O (Ag, Au, ). t o 570o C Ví dụ: Na + H2O → NaOH + ½ H2; Fe + H2O  FeO + H2 4. Tác dụng với dung dịch muối: kim loại mạnh hơn khử ion của kim loại yếu hơn trong dung dịch muối thành kim loại tự do. Ví dụ: Fe + CuSO4 → FeSO4+ Cu * Điều kiện để kim loại A đẩy kim loại B ra khỏi muối: + Kim loại A đứng trước kim loại B trong dãy hoạt động hóa học + Kim loại A không tan trong nước + Muối tạo thành phải tan IV- DÃY ĐIỆN HÓA KIM LOẠI 1. Dãy điện hóa: là một dãy các cặp oxi hóa - khử được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của ion kim loại và giảm dần tính khử của nguyên tử kim loại. Li+ K+ Ba2+ Ca2+ Na+ Mg2+ Al3+ Mn2+ Zn2+ Cr3+Fe2+ Ni2+ Sn2+ Pb2+ H+ Cu2+ Fe3+ Ag+ Hg2+ Pt2+ Au3+ Li K Ba Ca Na Mg Al Mn Zn Cr Fe Ni Sn Pb H Cu Fe2+ Ag Hg Pt Au 2. Ý nghĩa của dãy điện hóa a. Dự đoán chiều xảy ra phản ứng oxi hóa - khử Dãy điện hoá của kim loại cho phép dự đoán chiều của phản ứng giữa 2 cặp oxi hoá - khử theo quy tắc α (anpha). Vd: Phản ứng giữa 2 cặp Ag+/Ag và Cu2+/Cu xảy ra theo chiều ion Ag+ oxi hoá Cu tạo ra ion Cu2+ và Ag. 2Ag+ + Cu → Cu2+ + Ag↓ Chất oxi hóa mạnh Chất khử mạnh Chất oxi hóa yếu Chất khử yếu b. So sánh tính chất của các cặp oxi hoá - khử Ví dụ: So sánh tính chất của hai cặp oxi hoá - khử Cu2+/Cu và Ag+ /Ag, thực nghiệm cho thấy Cu tác dụng được với dung dịch muối Ag+ theo phương trình ion rút gọn:Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag Theo phương trình ta thấy: Tính khử : Cu > Ag; Tính oxi hóa: Ag+ > Cu2+ oOo BÀI 2: HỢP KIM 1. Định nghĩa: Hợp kim là những vật liệu kim loại có chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác. Ví dụ: Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác. 2. Tính chất của hợp kim a. Tính chất hóa học: Tương tự như các chất trong hỗn hợp ban đầu. b. Tính chất vật lí: So với các chất trong hỗn hợp ban đầu thì hợp kim có - Tính dẫn điện, dẫn nhiệt kém hơn. - Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn. - Cứng hơn, giòn hơn. oOo BÀI 3: SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI I. KHÁI NIỆM: Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh. M → Mn+ + ne II. PHÂN LOẠI ĂN MÒN KIM LOẠI 1. Ăn mòn hóa học: là quá trình oxi hóa - khử, trong đó các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường. Vd: Máy móc dùng trong các nhà máy hoá chất, những thiết bị của lò đốt, nồi hơi, các chi tiết của động Trang 2
  3. Tài liệu Ôn thi THPT môn Hóa_Trường THPT Cẩm Lệ_2020 cơ đốt trong bị ăn mòn do tác dụng trực tiếp với các hoá chất hoặc với hơi nước ở nhiệt độ cao. Nhiệt độ càng cao, kim loại bị ăn mòn càng nhanh 2. Ăn mòn điện hóa a, Khái niệm: ăn mòn điện hóa là quá trình oxi hóa – khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương. (ăn mòn điện hóa tạo ra dòng điện) b, Cơ chế: + Cực âm (anot): kim loại có tính khử mạnh hơn bị oxi hóa. + Cực dương (catot): kim loại có tính khử yếu hơn. * Điều kiện xảy ra sự ăn mòn điện hoá + Các điện cực phải khác chất nhau, có thể là cặp 2 kim loại khác nhau hoặc cặp kim loại với phi kim. + Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn. + Các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li. Thiếu một trong ba điều kiện trên sẽ không xảy ra sự ăn mòn điện hoá. III. CHỐNG ĂN MÒN KIM LOẠI 1. Phƣơng pháp bảo vệ bề mặt 2. Phƣơng pháp điện hóa:Nối kim loại cần bảo vệ với một kim loại có tính khử mạnh hơn. Ví dụ: để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta gắn vào những mặt ngoài của vỏ tàu (phần chìm dưới nước) những lá kẽm (Zn). oOo BÀI 4 : ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI I. NGUYÊN TẮC Khử ion kim loại thành nguyên tửMn+ + ne → M II. CÁC PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI 1. Phƣơng pháp nhiệt luyện:Dùng C, CO, H2, Al khử oxit kim loại sau Al như Zn, Fe, Sn, Pb . Ví dụ: PbO + H2→ Pb + H2O 2. Phƣơng pháp thủy luyện:Dùng kim loại có tính khử mạnh hơn để khử ion kim loại trong dung dịch muối (được dùng cho các kim loại sau Al, chủ yếu là kim loại yếu như Cu, Ag, Hg, ) Ví dụ: Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4 3. Phƣơng pháp điện phân a, Điện phân nóng chảy: điều chế những kim loại IA, IIA và nhôm (K , Na , Ca , Mg , Al) Điện phân nóng chảy các hợp chất (muối, oxit, bazơ) của chúng. đ đ đ Vd: NaCl → Na + ½ Cl2; Ba(OH)2→ Ba + ½ O2 + H2O; Al2O3→ 2Al + 3/2 O2 b, Điện phân dung dịch: điều chế kim loại đứng sau Al. đ đ CuCl2→ Cu + Cl2; 4AgNO3 + 2H2O → 4Ag + O2+ 4HNO3; đ CuSO4+ 2H2O → 2Cu + 2H2SO4+O2 *Định luật Faraday: Xác định khối lượng các chất thu được ở điện cực: m = Trong đó: - m: khối lượng chất thu được ở điện cực (gam). - A: khối lượng mol của chất. - n: số electron trao đổi. - I: cường độ dòng điện (Ampe) - t: thời gian điện phân (giây) - F: hằng số Faraday (F = 96 500) → số mol electron trao đổi: ne = Câu 1.Chọn câu trả lời đúng nhất: Tính chất hoá học đăc trưng của kim loại là Trang 3
  4. A. Tác dụng với axit B. Tác dụng với dung dịch muối C. Dễ nhường electron để tạo thành cation D. Dễ nhận electron để trở thành ion kim loại Câu 2.Phản ứng: Cu + FeCl3 → CuCl2 + FeCl2. Cho thấy A. Cu có tính khử mạnh hơn Fe B. Cu có thể khử Fe3+ thành Fe2+ C. Cu có tính oxi hoá kém Fe D. Fe bị Cu đẩy ra khỏi muối Câu 3.Từ 2 phản ứng : Cu + Fe3+ → Cu2+ + Fe2+ và Fe + Cu2+ → Cu + Fe2+. Có thể rút ra A. Tính oxi hoá Fe3+> Cu2+> Fe2+ B. Tính oxi hoá Fe3+> Fe2+> Cu2+ C. Tính khử của Fe > Fe2+> Cu D. Tính khử của Cu > Fe > Fe2+ Câu 4.Kim loại có khả năng dẫn điện tốt nhất A. Au B. Ag C.Al D. Cu Câu 5.Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất A. Li B. Na C. K D. Hg Câu 6.Cho 4 kim loại Mg, Al, Zn, Cu. Kim loại nào có tính khử yếu hơn H2? A. Mg B. Al C. Zn D. Cu Câu 7.Xét các phản ứng sau: Cu + 2Fe3+ → 2Fe2+ + Cu2+ (1) và Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu (2) Chọn kết quả đúng A. Tính oxi hoá : Fe3+> Cu2+> Fe2+ B. Tính oxi hoá : Fe3+> Fe2+> Cu2+ C. Tính khử : Fe > Fe2+> Cu D. Tính khử : Cu > Fe > Fe2+ Câu 8.Cho hỗn hợp Cu, Fe tác dụng với dung dịch AgNO3 dư. Số phản ứng xảy ra là A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 9.Cho các kim loại Zn, Ag, Cu, Fe tác dụng với dd Fe3+. Số kim loại phản ứng được là A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 10.Cho hỗn hợp kim loại Fe, Mg, Zn vào cốc đựng dung dịch CuSO4 thứ tự kim loại tác dụng với muối là A. Fe, Zn, Mg B. Zn, Mg, Fe C. Mg, Fe, Zn D. Mg, Zn, Fe Câu 11.Dãy điện thế của kim loại cho biết: từ trái sang phải A. tính khử của kim loại tăng dần và tính oxi hoá của cation kim loại tăng dần. B. tính khử của kim loại giảm dần và tính oxi hoá của cation kim loại giảm dần. C. tính khử của kim loại giảm dần và tính oxi hoá của cation kim loại tăng dần. D. tính khử của kim loại tăng dần và tính oxi hoá của cation kim loại tăng dần. Câu 12.Kim loại có tính dẫn nhiệt, dẫn điện, tính dẻo, ánh kim, là do A. Kim loại có cấu trúc mạng tinh thể. B. Kim loại có bán kính nguyên tử và điện tích hạt nhân bé. C. Các electron tự do trong kim loại gây ra D. Kim loại có tỉ khối lớn. Câu 13.Ngâm lá Ni trong dung dịch muối sau: MgSO4, NaCl, CuSO4, AlCl3, ZnCl2, Pb(NO3)2. Có bao nhiêu phản ứng xảy ra? A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 14.Cho các cặp chất oxi hoá – khử sau: Ni2+/Ni; Cu2+/Cu; Hg2+/Hg. Sự sắp xếp nào sau đây là đúng? A. Tính oxi hoá : Ni2+ Cu và Cu > Ni Câu 15.Nguyên tắc chung để điều chế kim loại: A. Oxi hoá các cation kim loại B. Oxi hoá các kim loại C. Khử các cation kim loại D. Khử các kim loại Câu 16.Nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s1. Vị trí của X trong bảng tuần hoàncác nguyên tố hoá học là A. Chu kì 3, nhóm IA là nguyên tố phi kim B. Chu ki 4, nhóm IA là nguyên tố kim loại C. Chu kì 3, nhóm IA là nguyên tố kim loại D. Chu kì 4, nhómVIIA là nguyên tố phi kim Trang 4
  5. Tài liệu Ôn thi THPT môn Hóa_Trường THPT Cẩm Lệ_2020 Câu 17.Cation X+ có cấu hình e lớp ngoài cùng là 3s2 3p6. Vị trí X trong bảng tuần hoàn là A. Chu kì 3, nhóm IA là nguyên tố kim loại B. Chu kì 4, nhómVIIIA lànguyên tốkim loại C. Chu kì 4, nhóm IA là nguyên tố kim loại D. Chu kì 3, nhóm VIA là nguyên tố phi kim Câu 18. hi cho luồng khí hidro (có dư) đi qua ống nghiệm chứa Al2O3 , Fe2O3, MgO, CuO nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chất rắn còn lại trong ống nghiệm gồm: A. Al2O3, Fe2O3, Mg, Cu B. Al, Fe, Mg, Cu C. Al2O3, Fe, MgO, Cu D. Al2O3, Fe, Mg, Cu Câu 19. im loại nào sau đây khi tác dụng với dung dịch HCl và tác dụng với Cl2 cho c ng một loại muối clorua? A. Fe B. Cr C. Mg D. Cu Câu 20.Sắp xếp các kim loại sau theo thứ tự giảm dần tính dẫn điện: A. Cu, Ag, Al, Fe C. Ag, Cu, Al, Fe B. Fe, Cu, Ag, Al. D. Al, Fe, Cu, Ag Câu 21.Điện phân 100 ml dung dịch CuSO4 0,2 M và AgNO3 0,1 M với cường dòng điện I=3,86 A.Tính thời gian điện phân để được một khối lượng kim loại bám bên catot là 1,72g. A.250s B.1000s C.500s D.750s Câu 22.Các ion X+, Y- và nguyên tử Z nào có cấu hình electron 1s22s22p6 ? A. K+, Cl- và Ar B. Li+, Br- và Ne C. Na+, Cl- và Ar D. Na+, F- và Ne Câu 23.Kim loại nào sau đây tác dụng được hết với 4 dung dịch muối sau: FeSO4; Pb(NO3)2; CuCl2; AgNO3? A. Zn B. Sn C. Ni D. Hg Câu 24.Cho một ít bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi kếtthúc thí nghiệm thu được dung dịch gồm: A. Fe(NO3)2 B. Fe(NO3)2, AgNO3 dư C. Fe(NO3)3, AgNO3 dư D. Fe(NO3)2,Fe(NO3)3, AgNO3 Câu 25.Cho phản ứng hóa học sau: Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O Hệ số cân bằng của các chất ở các phản ứng trên lần lượt là: A. 4,5,4,1,3 B. 4,8,4,2,4 C. 4,10,4,1,3 D. 2,5,4,1,6 Câu 26.Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X là A. Fe(NO3)2 và AgNO3. B. AgNO3 và Zn(NO3)2. C. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2. D. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2. Câu 27.Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là: A. I, II và III. B. I, II và IV. C. I, III và IV. D. II, III và IV. Câu 28.Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là: A. Ba, Ag, Au. B. Fe, Cu, Ag. C. Al, Fe, Cr. D. Mg, Zn, Cu. Câu 29.Bao nhiêu gam clo tác dụng vừa đủ kim loại nhôm tạo ra 26,7 gam AlCl3? A. 21,3 gam B. 12,3 gam. C. 13,2 gam. D. 23,1 gam. Câu 30.Cho 8,4g Fe vào dung dịch chứa 0,4 mol AgNO3. Kết thúc phản ứng khối lượng muối thu được là A. 32,4g B.33,2g C.34,2g D.42,3g Câu 31.Nhúng một lá Fe nặng 8g vào 500ml dung dịch CuSO4 2M. Sau một thời gian lấy lá sắt ra cân lại thấy nặng 8,8g. Xem thể tích dung dịch không trhay đổi. Nồng độ CuSO4 sau phản ứng là A. 0,8M B.1,8M C.1,6M D. 0,6M Câu 32.Ngâm một đinh sắt sạch trong 200ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc lấy cây đinh sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô nhận thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 0,8g. Nồng độ của CuSO4 trong dung dịch là Trang 5
  6. A.0,3M B.0,35M C.0,4M D.0,5M Câu 33.Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 10g trong 250 ml dd AgNO3 4%. Khi lấy vật ra thì lượng AgNO3 trong dung dịch giảm đi 17%. hối lượng vật sau phản ứng là: A.11g B.10,76g C.10g D. 9,76g Câu 34.Nhúng một thanh sắt nặng 100g vào 500m dung dịch Cu(NO3 )2 0,08M và AgNO3 0,004M. Sau một thời gian lấy thanh sắt ra cân lại được 100,48g. Khối lượng chất rắn bám lên thanh sắt là : A.1,712g B.1,620g C.1,510g D.1,420g Câu 35.Cho 20,88g Fe3O4 vào dung dịch HNO3 ( lấy dư 25% so với lý thuyết) thu được 0,672 lít (đktc) khí NxOy. Khối lượng HNO3 hoà tan oxit trên là : A.65,15g B.66,15g C.64,51g D.64,98g Câu 36.Cho 17,6g hỗn hợp Fe và Cu có tỉ lệ mol 2 : 1 vào 416ml dung dịch AgNO3 1,25M. Sau phản ứng thu được m (g) chất rắn A và dung dịch B. Giá trị của m là : A. 32,4g B.60g C.5616g D.58,72g Câu 37.Cho 2,49 gam hỗn hợp gồm 3 kim loại Mg, Fe, Zn tan hoàn toàn trong 500 ml dd H2SO4 loãng ta thấy có 1,344 lít H2 (đktc) thoát ra. hối lượng hỗn hợp muối sunfat khan tạo ra là A. 8,25 g B.8,13 g C.4,25 g D.5,37 g Câu 38.Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là A. 0,8 gam. B. 8,3 gam. C. 2,0 gam. D. 4,0 gam. Câu 39.Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10%, thu được 2,24 lít khí H2 (ở đktc). hối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là A. 101,48 gam. B. 101,68 gam. C. 97,80 gam. D. 88,20 gam. Câu 40.Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là A. 4,48. B. 1,12. C. 2,24. D. 3,36. Câu 41.Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là A. 2,80. B. 4,08. C. 2,16. D. 0,64. Câu 42.Điện phân có màng ngăn 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuCl2 0,1M và NaCl 0,5M (điện cực trơ, hiệu suất điện phân 100%) với cường độ dòng điện 5A trong 3860 giây. Dung dịch thu được sau điện phân có khả năng hoà tan m gam Al. Giá trị lớn nhất của m là A. 4,05 B. 2,70 C. 1,35 D. 5,40 Câu 43.Điện phân dung dịch CuSO4 với cường độ dòng điện là 2,5A trong thời gian 80 phút, với điện cực cacbon graphit. hối lượng Cu thu được ở catot là A. 3,797 gam B. 2,779 gam C. 2,07 gam D. 3,979 gam Câu 44.Cho 4,65 gam hỗn hợp Al và Zn tác dụng với HNO3 loãng dư, thu được 2,688 lít khí NO ( đktc). hối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp lần lượt là? A. 1,4 gam và 2,25 gam B. 1,35 gam và 3,3 gam C. 2,7 gam và 1,95 gam D. 2,05 gam và 2,6 gam Câu 45.Điện phân với điện cực trơ dung dịch CuCl2 với cường độ dòng điện 4 ampe. Sau 3860 giây điện phân khối lượng catot tăng A. 10,24 gam. B. 2,56 gam. C. 7,68 gam. D. 5,12 gam Câu 46.Đốt cháy hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp Mg và Al trong khí oxi (dư) thu được 30,2 gam hỗn hợp oxit. Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia phản ứng là: A. 4,48 lít. B. 8,96 lít. C. 17,92 lít. D. 11,20 lít. Câu 47.Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là: Trang 6
  7. Tài liệu Ôn thi THPT môn Hóa_Trường THPT Cẩm Lệ_2020 A. 57ml. B. 50ml. C. 75ml. D. 90ml. Câu 48.Cho 5 gam hỗn hợp bột Cu và Al vào dung dịch HCl dư thu 3,36 lít H2 ở đktC. Phần trăm Al theo khối lượng ở hỗn hợp đầu là A. 27%. B. 51%. C. 64%. D. 54%. Câu 49.Cho 8,3 gam hỗn hợp Al và Fe tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thì thu được 45,5 gam muối nitrat khan. Thể tích khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) thoát ra là: A. 4,48 lít. B. 6,72 lít. C. 2,24 lít. D. 3,36 lít. Câu 50. Cho 29 gam hỗn hợp gồm Al, Cu và Ag tác dụng vừa đủ với 950ml dung dịch HNO3 1,5M, thu được dung dịch chứa m gam muối và 5,6 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO và N2O. Tỉ khối của X so với H2 là 16,4. Giá trị của m là A. 98,20. B. 97,20. C. 98,75. D. 91,00. Trang 7
  8. CHUYÊN ĐỀ 2: KIM LOẠI KIỀM- KIM LOẠI KIỀM THỔ- NHÔM PHẦN 1: TÓM TẮT LÍ THUYẾT Bài 1. KIM LOẠI KIỀM I./ Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron: Kim loại kiềm gồm: Liti (Li) , Natri (Na) , ali ( ) , Rubiđi (Rb) , Xesi (Cs) , Franxi (Fr). Thuộc nhóm IA, cấu hình electron: ns1, đều có mạng tinh thể lập phương tâm khối. II./ Tính chất hóa học: Có tính khử mạnh: M > M+ + e 1./ Tác dụng với phi kim: Thí dụ: 4Na + O2 > 2Na2O (TRONG O2 không khí) 2Na + Cl2 > 2NaCl 2./ Tác dụng với axit (HCl , H2SO4 loãng): tạo muối và H2 Thí dụ: 2Na + 2HCl > 2NaCl + H2↑ 3./ Tác dụng với nƣớc: tạo dung dịch kiềm và H2 Thí dụ: 2Na + 2H2O > 2NaOH + H2↑ III./ Điều chế: 1./ Nguyên tắc: khử ion kim loại kiềm thành nguyên tử. 2./ Phƣơng pháp: điện phân nóng chảy muối halogen hoặc hidroxit của chúng. Thí dụ: điều chế Na bằng cách điện phân nóng chảy NaCl và NaOH đpnc PTĐP: 2NaCl  2Na + Cl2 đpnc 4NaOH  4Na + 2H2O + O2 oOo Bài 2. KIM LOẠI KIỀM THỔ VÀ HỢP CHẤT CỦA KIM LOẠI KIỀM THỔ A./ Kim loại kiềm thổ I./ Vị trí – cấu hình electron: Thuộc nhóm IIA gồm các nguyên tố sau: beri (Be) , magie (Mg) , canxi (Ca) , stronti (Sr) , bari (Ba). Cấu hình electron: ns2 II./ Tính chất hóa học: Có tính khử mạnh (nhưng yếu hơn kim loại kiềm) M > M2+ + 2e 1./ Tác dụng với phi kim: Thí dụ: Ca + Cl2 > CaCl2 2Mg + O2 > 2MgO 2./ Tác dụng với dung dịch axit: a./ Với axit HCl , H2SO4 loãng: tạo muối và giải phóng H2 Thí dụ: Mg + 2HCl > MgCl2 + H2 Mg + H2SO4 > MgSO4 + H2 b./ Với axit HNO3 , H2SO4 đặc: tạo muối + sản phẩm khử + H2O Thí dụ: 4Mg + 10HNO3 ( loãng) > 4Mg(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O 4Mg + 5H2SO4 (đặc) > 4MgSO4 + H2S+ 4H2O 3./ Tác dụng với nƣớc: Ở nhiệt độ thường: Ca , Sr , Ba phản ứng tạo bazơ và H2. Thí dụ: Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2 B./ Một số hợp chất quan trọng của canxi: I./ Canxi hidroxit – Ca(OH)2: + Tác dụng với axit: Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O + Tác dụng với oxit axit: Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O (nhận biết khí CO2) Trang 8
  9. Tài liệu Ôn thi THPT môn Hóa_Trường THPT Cẩm Lệ_2020 + Tác dụng với dung dịch muối: Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 ↓ + 2NaOH II./ Canxi cacbonat – CaCO3: to + Phản ứng phân hủy: CaCO3  CaO + CO2 + Phản ứng với axit mạnh: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O + Phản ứng với nước có CO2: CaCO3 + H2O + CO2 → Ca(HCO3)2 III./ Canxi sunfat: Thạch cao sống: CaSO4.2H2O Thạch cao nung: CaSO4.H2O (d ng để đúc tượng, làm trần nhà, băng bó xương gãy ) Thạch cao khan: CaSO4 C./ Nƣớc cứng: 1./ Khái niệm: nước có chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+ được gọi là nước cứng. Phân loại: a./ Tính cứng tạm thời: gây nên bởi các muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2 b./ Tính cứng vĩnh cửu: gây nên bởi các muối CaSO4 , MgSO4 , CaCl2 , MgCl2 c./ Tính cứng toàn phần: gồm cả tính cứng tạm thời và vĩnh cửu. 2./ Cách làm mềm nƣớc cứng: Nguyên tắc: là làm giảm nồng độ các ion Ca2+ , Mg2+ trong nước cứng. a./ phương pháp kết tủa: * Đối với nước có tính cứng tạm thời: + Đun sôi, lọc bỏ kết tủa. Thí dụ: Ca(HCO3)2 CaCO3 ↓ + CO2 ↑ + H2O + Dùng Ca(OH)2 , lọc bỏ kết tủa: Thí dụ: Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 > 2CaCO3↓ + 2H2O + Dùng Na2CO3 ( hoặc Na3PO4): Thí dụ: Ca(HCO3)2 + Na2CO3 > CaCO3 ↓ + 2NaHCO3 * Đối với nước có tính cứng vĩnh cửu và toàn phần: dùng Na2CO3 (hoặc Na3PO4) Thí dụ: CaSO4 + Na2CO3 > CaCO3↓ + Na2SO4 b./ Phƣơng pháp trao đổi ion: 2+ 2+ 2- 3./ Nhận biết ion Ca , Mg trong dung dịch: Thuốc thử: dung dịch chứa CO3 (như Na2CO3 ) oOo Bài 3. NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM A./ Nhôm: I./ Vị trí – cấu hình electron: Nhóm IIIA , chu kì 3 , ô thứ 13. Cấu hình electron: Al (Z=13): 1s22s22p63s23p1 hay [Ne]3s23p1 II./ Tính chất hóa học: Có tính khử mạnh (yếu hơn kim loại kiềm, kiềm thổ) Al > Al3+ + 3e 1./ Tác dụng với phi kim: Thí dụ: 2Al + 3Cl2 > 2AlCl3 4Al + 3O2 > 2Al2O3 2./ Tác dụng với axit: a./ Với axit HCl , H2SO4 loãng: Thí dụ: 2Al + 6HCl > 2AlCl3 + 3H2 2Al + 3H2SO4 > Al2(SO4)3 + 3H2 b./ Với axit HNO3 , H2SO4 đặc: Thí dụ: Al + 4HNO3 (loãng) > Al(NO3)3 + NO + 2H2O Trang 9
  10. to 2Al + 6H2SO4 (đặc)  Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O Chú ý: Al không tác dụng với HNO3 và H2SO4 đặc nguội 3./ Tác dụng với oxit kim loại: Thí dụ: 2Al + Fe2O3 Al2O3 + 2Fe 4./ Tác dụng với nƣớc: Nhôm không tác dụng với nước dù ở nhiệt độ cao vì trên bề mặt của Al phủ kin một lớp Al2O3 rất mỏng, bền và mịn không cho nước và khí thấm qua. 5./ Tác dụng với dung dịch kiềm: Thí dụ: 2Al + 2NaOH + 2H2O > 2NaAlO2 + 3H2 ↑ IV./ Sản xuất nhôm: 1./ nguyên liệu: quặng boxit (Al2O3.2H2O) 2./ Phƣơng pháp: điện phân nhôm oxit nóng chảy đpnc Thí dụ: 2Al2O3  4Al + 3O2 B./ Một số hợp chất của nhôm I./ Nhôm oxit – A2O3: Al2O3 là oxit lưỡng tính Tác dụng với axit: Al2O3 + 6HCl > 2AlCl3 + 3H2O Tác dụng với dung dịch kiềm: Al2O3 + 2NaOH > 2NaAlO2 + H2O II./ Nhôm hidroxit – Al(OH)3: Al(OH)3 là hidroxit lưỡng tính. Tác dụng với axit: Al(OH)3 + 3HCl > AlCl3 + 3H2O Tác dụng với dung dịch kiềm: Al(OH)3 + NaOH > NaAlO2 + 2H2O Điều chế Al(OH)3: AlCl3 + 3NH3 + 3H2O > Al(OH)3 ↓ + 3NH4Cl III./ Nhôm sunfat: Quan trọng là phèn chua, công thức: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O hay KAl(SO4)2.12H2O IV./ Cách nhận biết ion Al3+ trong dung dịch: + Thuốc thử: dung dịch NaOH dư + Hiện tượng: kết tủa keo trắng xuất hiện sau đó tan trong NaOH dư. PHẦN 2: CÂU HỎI LÝ THUYẾT Câu 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là: A. ns1 B. ns2 C. ns2np1 D. (n – 1)dxnsy Câu 2: Cation M+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 2s22p6. M+ là cation nào sau đây ? A. Ag+ B. Cu+ C. Na+ D. K+ Câu 3: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IIA là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 4: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố Al (Z = 13) là A. 3s13p2. B. 3s23p2. C. 3s23p1. D. 3s23p3. Câu 5: Trong các hợp chất, nguyên tố nhômcó số oxi hóa là A. +1. B. +3. C. +4. D. +2. Câu 6: Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là A. R2O3. B. RO2. C. R2O. D. RO. Câu 7: Cho dãy các kim loại kiềm: Na, K, Rb, Cs. Kim loại trong dãy có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là A. Na. B. Cs. C. K. D. Rb. Câu 8: Để bảo quản các kim loại kiềm cần phải làm gí ? A. ngâm chúng vào nước B. giữ chúng trong lọ có đây nắp kín C. ngâm chúng trong rượu nguyên chất D. ngâm chúng trong dầu hỏa Trang 10
  11. Tài liệu Ôn thi THPT môn Hóa_Trường THPT Cẩm Lệ_2020 Câu 9: Kim loại Al không tác dụng được với dung dịch A. NaOH. B. H2SO4 đặc, nguội. C. HCl. D. Cu(NO3)2. Câu 10: Kim loạinàosau đây phản ứng với dung dịch NaOH ? A. Al. B. Fe. C. Ag. D. Cu. Câu 11. Kim loại nào sau đây hoàn toàn không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường : A. Be B. Mg C. Ca D. Sr Câu 12: Canxi hiđroxit (Ca(OH)2 ,chất rắn) còn gọi là A. thạch cao khan. B. đá vôi. C. thạch cao sống. D. vôi tôi. Câu 14:. Sự tạo thành thạch nhủ trong hang động là do phản ứng : to A. Ca(HCO3)2  CaCO3 + CO2 + H2O B. CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaCl C. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2 D. CaCO3 CaO + CO2 Câu 15: Sử dụng nước cứng không gây những tác hai nào sau : A. Đóng cặn nồi hơi gây nguy hiểm B.Tốn nhiên liệu, giảm hương vị thuốc C. Hao tổn chất giặt rửa tổng hợp D. Tắc ống dẫn nước nóng Câu 16: Nước cứng là nước chứa nhiều các ion + + 2+ 2+ - - 2- - A. Na , K . B. Ca , Mg . C. HCO3 , Cl . D. SO4 , Cl . Câu 17: Chất có thể dùng làm mất tính cứng tạm thời của nước là A. NaCl. B. NaHSO4. C. Ca(OH)2. D. HCl. Câu 18: Chất làm mất tính cứng toàn phần của nước là A. Na2CO3. B. NaCl. C. CaSO4. D. CaCO3. Câu 20: Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có A. kết tủa trắng xuất hiện. B. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần. C. bọt khí bay ra. D. bọt khí và kết tủa trắng. Câu 21: Dung dịch chất nào sau đây phản ứng với CaCO3giải phóng khí CO2 ? A. C2H5OH. B. CH3NH2. C. C6H5NH2(anilin). D. CH3COOH. Câu 22: Chất không có tính lưỡng tính là A. NaHCO3. B. AlCl3. C. Al2O3. D. Al(OH)3. Câu 23: Khi cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 thì sẽ xảy ra hiện tượng : A. Ban đầu có xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan ra, dung dịch trong suốt. B. Ban đầu có sủi bọt khí, sau đó xuất hiện kết tủa xanh. C. Ban đầu có sủi bọt khí, sau đó có tạo kết tủa xanh, rồi kết tủa tan ra, dd trong suốt. D. Chỉ có sủi bọt khí. Câu 24: Công thức của thạch cao sống là: A. CaSO4.2H2O B. CaSO4.H2O C. 2CaSO4.H2O D. CaSO4 Câu 25: Để nhận biết ba chất Al, Al2O3 và Fe người ta có thể dùng A. dd BaCl2 B. dd AgNO3. C. dd HCl. D. dd KOH. Câu 26: Hợp chất Al2O3phản ứng được với dung dịch A. KCl. B. KNO3. C. NaNO3. D. NaOH. Câu 27:Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3thấy xuất hiện A. kết tủa màu xanh. B. kết tủa keo trắng, sauđó kết tủa không tan. C. kết tủa keo trắng, sauđó kết tủa tan dần. D. kết tủa màu nâu đỏ. Câu 28: Quặng boxit là nguyên liệu d ng để điều chế kim loại A. đồng. B. natri. C. nhôm. D. chì. Câu 29: Điều chế kim loại K bằng phương pháp A. điện phân dung dịch Cl có màng ngăn. B. điện phân dung dịch Cl không có màng ngăn. + C. dùng khí CO khử ion K trong K2O ở nhiệt độ cao. Trang 11
  12. D. điện phân KCl nóng chảy. Câu 30: Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Mg từ MgCl2 là 2+ A. điện phân MgCl2 nóng chảy. B. dùng K khử Mg trong dung dịch MgCl2. C. điện phân dung dịch MgCl2. D. nhiệt phân MgCl2. PHẦN 3: BÀI TẬP Câu 31 Hòa tan hết m gam hỗn hợp Al và Fe trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thoát ra 0,4 mol khí, còn trong lượng dư NaOH thì thu được 0,3 mol khí. Giá trị của m là: A. 13,7 B. 19,5 C. 11,0 D. 12,28 Câu 32:Hòatan5,4gamAltrongdungdịchHNO3 loãng, dư thấy thoát ra V lit khí N2(sảnphẩm khử duynhất) ở đktc.Giátrị củaVlà A.1,68. B.1,344. C.2,668. D.0,448. Câu 33:Điện phân muối clorua của một kim loại kiềm nóng chảy thu được 0,896 lit khí (đktc) ở anot và 1,84 gam kim loại ở catot. Công thức hóa học của muối là: A. LiCl B. NaCl C. KCl D. RbCl Câu 34:Cho 10 gam một kim loại kiềm thổ tác dụng hết với nước thoát ra 5,6 lit khí (đktc). im loại kiềm thổ đó có kí hiệu hóa học là: A. Ba B. Mg C. Ca D. Sr Câu 35: Cho 9,1g hỗn hợp 2muối cacbonat trung hòa của 2 kim loại kiềm ở 2 chu kì liên tiếp tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư thu được 2,24lit CO2 (đktc) .Hai kim loại đó là : A. Li và Na B. K và Cs C. Na và K D. kết quả khác Câu 36: Hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm A, B thuộc 2 chu k kế tiếp của BTH. Lấy 3,1 (g) X hòa tan hoàn toàn vào nước thu được 1,12 lít H2 (đktc). A, B là 2 kim loại: A. Li, Na B. Na, K C. K, Rb D. Rb, Cs Câu 37: Hấp thụ hết 1,344 lít CO2 (đktc) vào 350 ml dd Ca(OH)2 1M. Tính khối lượng kết tủa thu được? A. 64g B. 10g C. 6g D. 60g Câu 38:Hấp thụ hết 6,72 lít CO2 (đkc) vào 300ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,6M. Tính khối lượng kết tủa thu được? A. 15g B. 35,46g C. 19,7g D. 17,73g Câu 39:Cần bao nhiêu gam bột nhôm để có thể điều chế được 78 gam crom từ Cr2O3 bằng phương pháp nhiệt nhôm ? A. 27,0 g B. 54,0 g C. 67,5 g D. 40,5 g Câu 40: Cho từ từ 0,7 mol NaOH vào dd chứa 0,1 mol Al2(SO4)3. Số mol kết tủa thu được? A. 0,2 B. 0,15 C. 0,1 D. 0,05 Câu 41: Cho 200ml dd AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dd NaOH 0,5M; lượng kết tủa thu được là 15,6g. Giá trị lớn nhất của V là? A. 1,2 B. 1,8 C. 2,4 D. 2 Câu 42: Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30ml dd HCl 1M vào 100ml dd chứa Na2CO30,02M và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là? A. 0,03 B. 0,01 C. 0,02 D. 0,015 Câu 43:Trộn5,4 gam bột Al với 8 gam bột Fe2O3 rồi đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn X (giả sử Al khử Fe2O3 thành Fe). Thể tích khí H2 sinh ra saukhi chotoànbộ chất rắn Xvào dungdịchNaOHdư là A.2,24 lít. B.6,72 lít. C.3,36 lít. D.4,48 lit. *Câu 44: Cho 300 ml dung dịch chứa đồng thời Ba(OH)2 1M và NaOH 1,5M vào 150ml dung dịch chứa đồng thời AlCl31M và Al2(SO4)30,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A.52,425. B. 81,600. C.64,125. D.75,825. Trang 12
  13. Tài liệu Ôn thi THPT môn Hóa_Trường THPT Cẩm Lệ_2020 *Câu 45: Dẫn từ từ khí CO2vào dung dịch chứa đồng thời Ba(OH)2và NaAlO2. Sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa y (gam) vào thể tích CO2tham gia phản ứng (x lít, đktc) được biểu diễn bằng đồ thị sau: Giá trị của m là A.19,700. B. 17,650. C.27,500. D.22,575. Trang 13
  14. CHUYÊN ĐỀ 3: SẮT – CROM BÀI 1: SẮT I. VỊ TRÍ VÀ CẤU TẠO 1. Vị trí Sắt là nguyên tố kim loại chuyển tiếp, thuộc nhóm VIIIB, chu kì 4, số hiệu nguyên tử là 26. 2. Cấu tạo của sắt Fe : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2 hay [Ar]3d6 4s2 Fe2+ : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6hay [Ar]3d6 Fe3+ : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5hay [Ar]3d5 II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ Sắt là kim loại có màu trắng hơi xám, dẻo, dễ rèn, nóng chảy ở nhiệt độ 1540oC, có khối lượng riêng lớn 7,9 g/cm3. Sắt có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, đặc biệt có tính nhiễm từ. III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC Fe → Fe2+ + 2e hoặc Fe→ Fe3+ + 3e => Sắt có tính khử trung bình. 1. Tác dụng với phi kim Fe + S → FeS; 3Fe + 2O2→ Fe3O4 ; 2Fe + 3Cl2→ 2FeCl3 ; 2Fe + 3I2→ 2FeI2 2. Tác dụng với axit (HCl, H2SO4 loãng) + 2+ Fe + 2H → Fe + H2 3. Tác dụng với axit H2SO4 đặc, HNO3 +3 Fe → Fe + 3e; + 2e → O2 (khí mùi hắc); + 6e → (rắn màu vàng); + 8e → H2 (khí mùi trứng thối); Hoặc + 1e → O2 (khí màu nâu); + 3e → O (khí màu không màu hóa nâu); 2 + 8e → 2O (khí không màu nặng hơn không khí); 2 + 10e → 2 (khí không màu nhẹ hơn không khí); + 8e → H4NO3 (dung dịch không màu). Vd: Fe + 4HNO3(l) → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O * Lưu ý: Sắt bị thụ động với dung dịch (HNO3, H2SO4) đặc, nguội. 4. Tác dụng với dung dịch muối - Sắt đẩy các kim loại yếu hơn ra khỏi muối: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu - Khử muối Fe(III): Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2 - Lƣu ý: Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag Fe(NO3)2 + AgNO3 dƣ → Fe(NO3)3 + Ag Vậy: Fe + 3AgNO3 dư → Fe(NO3)3 + 3Ag IV. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN - Một số quặng sắt quan trọng: manhetit chứa Fe3O4 là quặng giàu sắt nhất; quặng hematit đỏ chứa Fe2O3 khan; quặng hematit nâu chứa Fe2O3.nH2O; quặng xiđerit chứa FeCO3, quặng pirit sắt chứa FeS2. Ngoài ra, hợp chất sắt còn có mặt trong hồng cầu của máu (Fe2+) Trang 14
  15. Tài liệu Ôn thi THPT môn Hóa_Trường THPT Cẩm Lệ_2020 BÀI 2: HỢP CHẤT CỦA SẮT HỢP CHẤT SẮT (II) HỢP CHẤT SẮT (III) Gồm: FeO (chất rắn màu đen), Fe(OH)2 (kết tủa Gồm: Fe2O3 (chất rắn nâu đỏ), Fe(OH)3 (kết tủa 2+ 3+ trắng xanh), muối Fe (vd: FeCl2 không màu) nâu đỏ), muối Fe (vd: FeCl3 màu vàng) Tính khử Fe2+ → Fe3+ + 1e Tính oxi hoáFe3+ + 1e → Fe2+ Fe3+ + 2e → Fe 3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O Fe2O3 + 3CO → 2Fe (hoặc FeO) + 3CO2 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3 2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3 Fe2O3 + 3H2→ 2Fe + 3H2O 3FeCO3+10HNO3 →3Fe(NO3)3+NO +3CO2+5H2O 2FeCl3 + Cu → 2FeCl2 + CuCl2 10FeSO4+2KMnO4+8H2SO4 Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O →5Fe2(SO4)3+2MnSO4+K2SO4+8H2O Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O 2Fe(OH)3→ Fe2O3 + 3H2O Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O 4Fe(NO3)2→ 2Fe2O3 + 12NO2 + 3O2 Điều chế: Điều chế: Fe2O3 + CO → 2FeO + CO2 2Fe(OH)3→ Fe2O3 + 3H2O FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ + 2NaCl FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ + 3NaCl FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O -Dung dịch muối sắt (II) điều chế đƣợc phải dùng ngay vì trong không khí sẽ chuyển dần thành muối sắt (III). oOo BÀI 3: HỢP KIM CỦA SẮT I. GANG 1. Khái niệm: Gang là hợp kim của sắt và cacbon, trong đó có từ 2 – 5% khối lượng cacbon, ngoài ra còn có một lượng nhỏ các nguyên tố Si, Mn, S, 2. Phân loại: Có 2 loại gang a) Gang xám: Chứa cacbon ở dạng than chì. Gang xám được d ng để đúc bệ máy, ống dẫn nước, cánh cửa, b) Gang trắng - Gang trắng chứa ít cacbon hơn và chủ yếu ở dạng xementit (Fe3C). - Gang trắng (có màu sáng hơn gang xám) được d ng để luyện thép. 3. Sản xuất gang a) Nguyên tắc: hử quặng sắt oxit bằng than cốc trong lò cao. b) Nguyên liệu: Quặng sắt oxit (thường là hematit đỏ Fe2O3), than cốc và chất chảy (CaCO3 hoặc SiO2). c) Các phản ứng hoá học xảy ra trong quá trình luyện quặng thành gang - Phản ứng tạo chất khử CO C + O2→ CO2 ; CO2 + C → 2CO - Phản ứng khử oxit sắt + Phần trên thân lò (4000C) 3Fe2O3 + CO → 2Fe3O4 + CO2 + Phần giữa thân lò (500 – 6000C) Fe3O4 + CO → 3FeO + CO2 + Phần dưới thân lò (700 – 8000C) Trang 15
  16. FeO + CO → Fe + CO2 - Phản ứng tạo xỉ (10000C) CaCO3 → CaO + CO2; CaO + SiO2 → CaSiO3 (Ở bụng lò, sắt nóng chảy hòa tan một phần cacbon và một lượng nhỏ Mn, Si tạo thành gang nóng chảy. Sau một khoảng thời gian nhất định, người ta tháo gang và xỉ ra khỏi lò cao). II. THÉP 1. Khái niệm:Thép là hợp kim của sắt chứa từ 0,01 – 2% khối lượng cacbon cùng với một số nguyên tố khác (Si, Mn, Cr, Ni, ) 2. Phân loại a) Thép thường (thép cacbon) - Thép mềm: Chứa không quá 0,1%C. Thép mềm dễ gia công, được d ng để kép sợi,, cán thành thép lá dùng chế tạo các vật dụng trong đời sống và xây dựng nhà cửa. - Thép cứng: Chứa trên 0,9%C, được d ng để chế tạo các công cụ, các chi tiết máy như các vòng bi, vỏ xe bọc thép, b) Thép đặc biệt: Đưa thêm vào một số nguyên tố làm cho thép có những tính chất đặc biệt 3. Sản xuất thép * Nguyên tắc: Giảm hàm lượng các tạp chất C, Si, S, Mn, có trong thành phần gang bằng cách oxi hoá các tạp chất đó thành oxit rồi biến thành xỉ và tách khỏi thép. C + O2→ CO2↑; S + O2 → SO2↑ Si + O2→ SiO2; P + O2→ P2O5; SiO2 + CaO → CaSiO3; P2O5 + CaO → Ca3(PO4)2 (Xỉ nóng chảy nổi lên trên thép lỏng) oOo BÀI 4: CROM I. VỊ TRÍ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN, CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ - Cr là kim loại chuyển tiếp, thuộc ô 24, nhóm VIB, chu kì 4. - Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p63d54s1 hay [Ar]3d54s1. - Kiểu mạng tinh thể: lập phương tâm khối II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ 3 0 0 - Crom là kim loại màu trắng bạc, có khối lượng riêng lớn (d = 7,2g/cm ), t nc = 1890 C. - Là kim loại cứng nhất, có thể rạch được thuỷ tinh. - Trong tự nhiên, Cr tồn tại ở dạng hợp chất: + quặng cromit: FeO. Cr2O3; chì cromat: PbCrO4 + trong cơ thể sống, chủ yếu là thực vật, khoảng 1-4% Cr theo khối lượng + trong nước biển: chiếm 5.10-5 mg/lít III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC - Là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt. - Trong các hợp chất crom có số oxi hoá từ +1 → +6 (hay gặp +2, +3 và +6). 1. Tác dụng với phi kim Giống như Al, ở nhiệt độ thường trong không khí, kim loại crom tạo ra màng oxit mỏng Cr2O3 có cấu tạo mịn, đặc chắc và bền vững bảo vệ. Ở nhiệt độ cao, crom khử được nhiều phi kim. 4Cr + 3O2→2Cr2O3 2Cr + 3Cl2→2CrCl3 2Cr + 3S →Cr2S3 2. Tác dụng với nƣớc Cr bền với nước và không khí do có lớp màng oxit rất mỏng, bền bảo vệ  mạ crom lên sắt để bảo vệ sắt và d ng Cr để chế tạo thép không gỉ. 3. Tác dụng với axit - Tác dụng với axit loãng Cr + 2HCl → CrCl2 + H2 Trang 16
  17. Tài liệu Ôn thi THPT môn Hóa_Trường THPT Cẩm Lệ_2020 Cr + H2SO4 → CrSO4 + H2 3+ - Tác dụng với HNO3, H2SO4 đặc nóng, Cr → Cr + 3e - Cr không tác dụng với dung dịch HNO3 hoặc H2SO4 đặc, nguội. oOo BÀI 5: HỢP CHẤT CROM I. HỢP CHẤT CROM (III) 1. Crom (III) oxit – Cr2O3 - Cr2O3 là chất rắn, màu lục thẫm, không tan trong nước. - Cr2O3 là oxit lƣỡng tính. Cr2O3 + 2NaOH (đặc) → 2NaCrO2 + H2O ; Cr2O3 + 6HCl → 2CrCl3 + 3H2O * Cr2O3 đƣợc dùng tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh 2. Crom (III) hiđroxit – Cr(OH)3 - Cr(OH)3 là chất rắn, màu lục xám, không tan trong nước. - Cr(OH)3 là một hiđroxit lƣỡng tính. Cr(OH)3 + NaOH dd → NaCrO2 + 2H2O; Cr(OH)3+ 3HCl → CrCl3 + 3H2O - Bị phân hủy bởi nhiệt: 2Cr(OH)3→Cr2O3 + 3H2O 3+ - 3. Muối Cr và CrO2 - Do có số oxi hoá trung gian nên trong dung dịch vừa có tính oxi hoá (môi trường axit) vừa có tính khử (trong môi trường bazơ) + Môi trường axit: 2CrCl3 + Zn → 2CrCl2 + ZnCl2 2Cr3+ + Zn → 2Cr2+ + Zn2+ + Môi trường bazơ: 2NaCrO2 + 3Br2 + 8NaOH → 2Na2CrO4 + 6NaBr + 4H2O - 2 - 2CrO2 + 3Br2 + 8OH → 2CrO4 + 6Br + 4H2O - Phèn crom-kali K2SO4.Cr2(SO4)3.24H2O có màu xanh tím, được d ng để thuộc da, làm chất cầm màu trong ngành nhuộm vải. II. HỢP CHẤT CROM (VI) 1. Crom (VI) oxit – CrO3 - CrO3 là chất rắn, màu đỏ thẫm. - Là một oxit axit, tác dụng với nước tạo thành hỗn hợp hai axit không thể tách rời nhau. CrO3 + H2O → H2CrO4 (axit cromic); 2CrO3 + H2O → H2Cr2O7 (axit đicromic) - Có tính oxi hoá mạnh: Một số chất hữu cơ và vô cơ (S, P, C, C2H5OH) bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3. 2CrO3 + 2NH3 → Cr2O3 + N2 + 3H2O 2. Muối crom (VI) - Là những hợp chất bền. 2 + Na2CrO4 và K2CrO4 có màu vàng (màu của ion CrO4 ) 2 + Na2Cr2O7 và K2Cr2O7 có màu da cam (màu của ion Cr2O7 ) - Các muối cromat và đicromat có tính oxi hoá mạnh. K2Cr2O7 + 6FeSO4 + 7H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O - Trong môi trường thích hợp, muối cromat và đicromat chuyển hóa lẫn nhau theo một cân bằng: 2- 2- + Cr2O7 + H2O 2CrO4 + 2H Vd: 2K2CrO4 + H2SO4 → 2Cr2O7 + K2SO4 Câu 1. Cấu hình electron của Fe2+ và Fe3+ lần lượt là A. [Ar] 3d6, [Ar] 3d34s2 B. [Ar] 3d4 4s2, [Ar] 3d5 C. [Ar] 3d5, [Ar] 3d64s2 D. [Ar] 3d6, [Ar] 3d5 Câu 2. Nhận xét nào không đúng khi nói về Fe? Trang 17
  18. A. Fe tan được trong dung dịch CuSO4 B. Fe tan được trong dung dịch FeCl3 C. Fe tan được trong dung dịch FeCl2 D. Fe tan được trong dung dịch AgNO3 Câu 3. Hợp chất nào sau đây của sắt vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử? A. FeO B. Fe2O3 C. Fe(OH)3 D. Fe(NO3)3 Câu 4.Dãy nào gồm các chất chỉ thể hiện tính oxi hóa? A. Fe2O3 ; Fe2(SO4)3 , Fe(OH)2 B. Fe3O4 , FeO , FeCl2 C. Fe2(SO4)3 , FeCl2 , Fe(OH)3 D. Fe2(SO4)3 , FeCl3 , Fe2O3 Câu 5. Dãy nào gồm các chất vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa? A. Fe2O3 ; Fe2(SO4)3 , Fe(OH)2 B. Fe3O4 , FeO , FeCl2 C. Fe2(SO4)3 , FeCl2 , Fe(OH)3 D. Fe2(SO4)3 , FeCl3 , Fe2O3 Câu 6. Oxit nào cho sau đây khi tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo ra được hai muối ? A. Fe2O3 B. Fe3O4 C. FeO D. Al2O3 Câu 7. Nhúng 1 lá sắt vào các dung dịch : HCl, HNO3đ,nguộI, CuSO4, FeCl2, ZnCl2, FeCl3. Hỏi có bao nhiêu phản ứng hóa học xảy ra? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 8. Quặng nào sau đây không phải là quặng sắt? A. Hematit B. Manhetit C. Criolit D. Xiderit Câu 9. Quặng có hàm lượng sắt lớn nhất là A. Xiđerit B. Hematit C. Manhetit D. Pirit Câu 10. Nguyên tắc sản xuất gang A. dùng than cốc để khử sắt oxyt ở nhiệt độ cao. B. d ng khí CO để khử sắt oxyt ở nhiệt độ cao. C. d ng oxi để oxi hóa các tạp chất trong sắt oxyt. D. loại ra khỏi sắt oxyt một lượng lớn C, Mn, Si, P, S. Câu 11. Chất nào dưới đây là chất khử oxit sắt trong lò cao ? A. H2 B. CO C. Al D. Na Câu 12.Các số oxi hóa đặc trưng của Cr là: A. +2, +4, +6 B. +2, +3, +6 C. +1, +2, +4, +6 D. +3, +4, +6 Câu 13.Cấu hình electron của ion Cr3+ là A. [Ar]3d5 B. [Ar]3d4 C. [Ar]3d3 D. [Ar]3d2 Câu 14.Cho dãy kim loại: Zn, Fe, Cr. Thứ tự giảm dần độ hoạt động hóa học của các kim loại từ trái sang phải trong dãy là: A. Zn, Fe, Cr B. Fe, Zn, Cr C. Zn, Cr, Fe D. Cr, Fe, Zn Câu 15.Cho dãy các lim loại Al, Cr, Hg, W. Hai kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất và cao nhất là: A. Hg, Al B. Al, Cr C. Hg, W D. W, Cr Câu 16.Nhôm, sắt, crom không bị hòa tan trong dung dịch: A. HCl B. H2SO4 loãng C. HNO3 loãng D. HNO3 đặc, nguội Câu 17.Cho dd NaOH vào ống nghiệm chứa dd FeCl3 có hiện tượng xuất hiện A. kết tủa nâu đỏ B. kết tủa trắng xanh C. kết tủa nâu đỏ sau đó chuyển trắng xanh D. kết tủa trắng xanh sau đó chuyển thành nâu đỏ Câu 18.Gang là hợp kim của Fe chứa hàm lượng cacbon A. lớn hơn 2% B. lớn hơn 0,2% C. nhỏ hơn 2% D. nhỏ hơn 0,2% Câu 19.Khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ dùng kim loại dư nào: A. Cu B. Mg C. Ag D. Ba Câu 20.Cho vài giọt dung dịch KOH vào dung dịch X chứa K2Cr2O7 được dung dịch Y. Màu của dd X và Y lần lượt là: A. vàng; da cam B. nâu đỏ, vàng C. da cam, vàng D. vàng; nâu đỏ Câu 21.Tính chất hoá học cơ bản của Cr2O3 và Cr(OH)3 là A. tính axit B. tính bazơ C. tính lưỡng tính D. không xác định được Câu 22.Cho từ từ đến dư dd NaOH vào dd CrCl2 có hiện tượng Trang 18
  19. Tài liệu Ôn thi THPT môn Hóa_Trường THPT Cẩm Lệ_2020 A. kết tủa vàng Cr(OH)2 B. có kết tủa lục xám Cr(OH)3 C. kết tủa vàng chuyển sang kết tủa lục xám D. kết tủa lục xám chuyển sang kết tủa vàng Câu 23. Phản ứng nào sau đây tạo ra được Fe(NO3)3? A. Fe + HNO3 đặc, nguội B. Fe + Cu(NO3)2 C. Fe(NO3)2 + Ag(NO3)3. D. Fe + Fe(NO3)2. + X + Y Câu 24.Cho sơ đồ chuyển hoá: Fe FeCl33  Fe(OH) (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng). Hai chất X, Y lần lượt là A. NaCl, Cu(OH)2. B. HCl, NaOH. C. HCl, Al(OH)3. D. Cl2, NaOH. Câu 25.Nhiệt phân hoàn toàn Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao thu được chất rắn là A. Fe3O4. B. Fe. C. FeO. D. Fe2O3. Câu 26.Cho các hiđroxit: NaOH, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3. Hiđroxit có tính bazơ mạnh nhất là A. Mg(OH)2. B. Fe(OH)3. C. Al(OH)3. D. NaOH. Câu 27.Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các chất tan A. Fe(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3. B. Fe(NO3)2, AgNO3. C. Fe(NO3)3, AgNO3. D. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3. Câu 28.Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đụng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4CuO thu đượcchất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư) khuấy kí thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm A. MgO, Fe, Cu. B. Mg, Fe, Cu. C. MgO, Fe3O4, Cu. D. Mg, Al, Fe, Cu. Câu 29.Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Crom là kim loại cứng nhất trong tất cả các kim loại B. Nhôm và crom đều bị thụ động hóa bởi HNO3 đặc nguội. C. Nhôm và crom đều phản ứng với HCl theo cùng tỉ lệ số mol. D. Vật dụng làm bằng nhôm và crom đều bền trong không khí và nước vì có màng oxit bảo vệ. Câu 30.Thí nghiệm nào sau đây khi hoàn thành tạo ra muối Fe(III)? A. Fe(NO3)2 tác dụng với dung dịch HCl. B. Fe (dư) tác dụng với dung dịch AgNO3. C. Fe (dư) tác dụng với dung dịch HNO3 loãng. D. Fe tác dụng với lượng dư dung dịch Cu(NO3)2. Câu 31. Hòa tan hoàn toàn m gam Fe vào dung dịch HNO3 (loãng, dư) thu được 0,448 lít NO là sản phẩm khử duy nhất (đktc). Giá trị của m là A. 0,56 B. 1,12 C. 5,60 D. 11,2 Câu 32. Cho 20 gam hỗn hợp Fe và Mg tác dụng hết với dung dịch HCl thấu có 1,0 gam khí hidro thoát rA. Đem cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được bao nhiêu gam nuối khan? A. 50 gam B. 55,5 gam C. 60 gam D. 60,5 gam Câu 33. Cho khí CO qua ống đựng a gam hỗn hợp gồm CuO, Fe3O4, FeO, Al2O3 nung nóng, khí thoát ra được cho vào nước vôi trong dư thấy có 30 gam kết tủa trắng. Sau phản ứng , chất rắn trong ống sứ có khối lượng 202 gam. Khối lượng a gam của hỗn hợp các oxit ban đầu là A. 200,8 gam B. 216,8 gam C. 209,8 gam D. 103,4 gam Câu 34. Nếu khử một loại oxit sắt bằng CO ở nhiệt độ cao trong quá trình luyện gang, thu được 0,84gam Fe và 0,448lit khí CO2 (đkc). Công thức hóa học của oxit sắt là A. Fe3O4 B. Fe2O3 C. FeO D. Fe3O4 và Fe2O3 Câu 35. Cho 28,8 gam hỗn hợp A gồm Fe và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl dư được dung dịch B. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư, kết tủa thu được đem nung trong không khí tới khối lượng không đổi được 32 gam chất rắn. Số mol Fe3O4 trong hỗn hợp A là A. 0,09 mol B. 0,10 mol C. 0,11 mol D. 0,12 mol Câu 36. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn m gam Fe2O3 với 8,1gam Al. Đem hòa tan chất thu được sau phản ứng bằng dung dịch NaOH dư thì có 3,36lit H2 (đkc) thoát ra. Trị số của m là: A. 16gam B. 14gam C. 24gam D. 8gam Trang 19
  20. Câu 37. Nhúng thanh sắt vào 100ml dung dịch Cu(NO3)2 0,1M. Đến khi phản ứng kết thúc thì thấy khối lượng thanh sắt A. tăng 0,08 gam B. tăng 0,80 gam C. giảm 0,08 gam D. giảm 0,56 gam Câu 38. Cho 11,2gam Fe tác dụng với 500ml dd AgNO3 1M đến phản ứng kết thúc thu ddA và chất rắn (B). Khối lượng chất rắn B là A. 1,6gam B. 27gam C. 3,2gam D. 54gam Câu 39.Cho 3,08 gam Fe vào 150 ml dung dịch AgNO3 1M, lắc kĩ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị m là A. 11,88 g B. 16,20 g C. 18,20 g D. 17,96 g Câu 40. Ngâm 15gam hỗn hợp Fe và Cu và dung dịch CuSO4 dư. Phản ứng xong thu được 16gam chất rắn. Thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗI kim loạI trong hỗn hợp ban đầu là: A. 53,34% và 46,66% B. 46,66% và 53,33% C. 40% và 60% D. 60% và 40% Câu 41.Cho 13,5 gam hỗn hợp các kim loại Al, Cr, Fe tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được dung dịch X và 7,84 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X (trong điều kiện không có không khí) được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 42,6. B. 45,5. C. 48,8. D. 47,1. Câu 42.Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 23,3 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl (dư) thoát ra V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là (cho O = 16, Al = 27, Cr = 52) A. 7,84. B. 4,48. C. 3,36. D. 10,08. Câu 43.Hòa tan hết 1,08gam hỗn hợp Cr và Fe trong dd HCl loãng, nóng thu được 448 ml (đktc) . hối lượng crom có trong hỗn hợp là bao nhiêu gam? A. 0,065g B. 0,520g C. 0,56g D. 1,015g Câu 44. Cho 6,72g Fe vào dd chứa 0,3 mol H2SO4 đặc, nóng sinh ra SO2 là sản phẩm khử duy nhất, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được: A. 0,12 mol FeSO4 B. 0,02 mol Fe2(SO4)3 và 0,08 mol FeSO4 C. 0,05 mol Fe2(SO4)3 và 0,02 mol Fe dư D. 0,03 mol Fe2(SO4)3 và 0,06 mol FeSO4 Câu 45.Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là ? A. 38,72. B. 35,50. C. 49,09. D. 34,36 Câu 46. Nung nóng m gam bột sắt ngoài không khí, sau phản ứng thu được 20 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 . Hòa tan hết X trong dung dịch HNO3 loãng thu được 5,6 lít hỗn hợp khí Y gồm NO và NO2 có tỉ khối so với H2 là 19. Tính m và thể tích HNO3 1M đã d ng? A. 16,8g và 1,15 lít B. 16,8g và 0,25 lít C. 11,2g và 1,15 lít D. 11,2g và 0,25 lít Câu 47.Lấy 8 gam oxit Fe2O3 đốt nóng cho CO đi qua, ta nhận được m gam hỗn hợp X gồm 3 oxit, hỗn hợp X đem hoà vào H2SO4 đặc nóng dư, nhận được 0,672 lít SO2 (đktc). Vậy m gam X có giá trị là: A. 8,9 g B. 7,24 g C. 7,52 g D. 8,16 g Câu 48.Cho khí CO đi qua m gam oxit Fe2O3 đốt nóng, ta được 13,92 gam hỗn hợp Y (gồm 4 chất rắn). Hỗn hợp X hoà trong HNO3 đặc dư được 5,824 lít NO2 (đktc), Vậy m có giá trị là A. 15,2 g B. 16,0 g C. 16,8 g D. 17,4 g Câu 49.Cho khí CO đi qua ống chứa 10 gam Fe2O3 đốt nóng, thu được m gam hỗn hợp X (gồm 3 oxit). Hỗn hợp X đem hoà trong HNO3 đặc nóng dư nhận được 8,96 lít NO2. Vậy m có giá trị là: A. 8,4 g B. 7,2 g C. 6,8 g D. 5,6 g Câu 50.Cho khí CO đi qua ống chứa m gam oxit Fe2O3 đốt nóng thu được 6,69 gam hỗn hợp X (gồm 4 chất rắn), hỗn hợp X hoà vào HNO3 dư được 2,24 lít khí Y gồm NO và NO2, tỉ khối của Y đối với H2 bằng 21,8. Vậy m gam oxit Fe2O3 là A. 10,2 g B. 9,6 g C. 8,0 g D. 7,73 g Trang 20
  21. Tài liệu Ôn thi THPT môn Hóa_Trường THPT Cẩm Lệ_2019 CHUYÊN ĐỀ 4: TỔNG HỢP VÔ CƠ 1. CACBON – SILIC Câu 1. Oxit nào sau đây không tạo muối ? A. CO2 B. CO C. NO2 D. SO2 Câu 2. Dung dịch chất nào vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH ? A. Na2CO3 B. H2SO4 C. NaCl D. NaHCO3 Câu 3. hi đun nóng dung dịch canxi hiđrocacbonat thì xuất hiện kết tủa. Tổng các hệ số tỉ lượng trong phương trình hóa học của phản ứng là A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 4. X là chất khí không màu, rất độc, cháy trong không khí tạo ra sản phẩm làm đục nước vôitrong. Chất khí X là A. Cl2 B. CO2 C. CO D. H2 Câu 5. Cho 0,25 mol CO2 hấp thụ hết vào dd chứa 0,2 mol Ca(OH)2. Khối lượng kết tủa thu được ? A. 20,0 B. 5,0 C. 15,0 D. 10,0 Câu 6. Công thức của magiê silixua ? A. MgSi B. MgSi2 C. Mg2Si D. Mg3Si2 Câu 7. Khử hoàn toàn 23,2 gam Fe3O4 bằng khí CO dư. hí thu được sục vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị m là A. 10 g B. 20 g C. 30 g D. 40 g Câu 8. Khử hoàn toàn m gam Fe2O3 bằng khí CO dư. hí thu được sục vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 30 gam kết tủa. Giá trị m là A. 48 g B. 16,0 g C. 8,0 g D. 32 g Câu 9. Khử m gam hỗn hợp X gồm CuO, FeO, Fe3O4, Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao, người ta thu được 40g hỗn hợp chất rắn Y và 13,2g khí CO2. Giá trị m là A. 53,2 gam B. 41,6 gam C. 44,8 gam D. 35,7 gam Câu 10. Cho m gam hổn hợp muối cacbonat tác dụng hết với dd HCl thu được 6,72 lít khí CO2(đkc) và 32,3g muối clorua.Giá trị của m là A. 27g B. 28g C. 29g D. 30g 2. NITƠ – PHOTPHO Câu 11: HNO3 loãng không thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất nào dưới đây? A. Fe B. Fe(OH)2 C. FeO D. Fe2O3 Câu 12: Cho Fe + HNO3 đặc nóng, dư tạo khí màu nâu. Tổng các hệ số trong phương trình là A. 6 B. 10 C. 14 D. 12 Câu 13: Liti nitrua và nhôm nitrua có công thức: A. LiN3 và Al3N B. Li3N và AlN C. Li2N3 và Al2N3 D. Li3N2 và Al3N2 Câu 14: Dãy nào dưới đây gồm các chất mà nguyên tố nitơ có khả năng vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử khi tham gia phản ứng: A. NH3, N2O5, N2, NO2 B. NH3, NO, HNO3, N2O5 C. N2, NO, N2O, N2O5 D. NO2, N2, NO, N2O3 Câu 15: Tính chất hóa học đặc trưng của amoniac là A. Tính bazơ và tính khử B. Tính khử và tính axit C. Tính oxi hóa và tính bazơ D. Tính oxi hóa và tính axit Câu 16: Hòa tan hoàn toàn m(g) Fe vào dd HNO3 loãng thu được 0,448 lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của m là A. 1,12 B. 11,2 C. 0,56 D. 5,6 Câu 17: Cho 11,0 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe vào dd HNO3 loãng, dư, thu được 6,72 lít khí NO ở đktc (sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng Al và Fe trong hỗn hợp X lần lượt là: Trang 21
  22. A. 5,4 gam và 5,6 gam B. 5,6 gam và 5,4 gam C. 8,1 gam và 2,9 gam D. 8,2 gam và 2,8 gam Câu 18: Hòa tan hoàn toàn m(g) Al vào dd HNO3 rất loãng thu được 0,015 mol khí N2O và 0,01 mol khí NO (phản ứng không tạo NH4NO3). Giá trị của m là A. 13,5 B. 1,35 C. 0,81 D. 8,10 Câu 19: Hòa tan 12,8 gam bột Cu trong 200ml dung dịch hỗn hợp KNO3 0,5M và H2SO4 1M. Thể tích khí NO (sản phẩm khử duy nhất) thoát ra ở đktc là A. 2,24 lít B. 2,99 lít C. 4,48 lít D. 11,2 lít 3. SỰ ĐIỆN LI Câu 21. Trong các dãy chất sau, dãy nào đều gồm các chất điện li mạnh A. NaCl, HCl, NaOH B. HF, C6H6, KCl. C. H2S, H2SO4, NaOH D. H2S, CaSO4, NaHCO3. Câu 22. Trong các cặp chất sau, cặp chất nào có thể cùng tồn tại trong một dung dịch A. NaOH và Na2CO3. B. HNO3 và NaHCO3. C. NaHCO3 và KOH. D. NaCl và AgNO3. Câu 23. Một dung dịch có pH = 5 thì nồng độ H+ sẽ bằng A. 5,0.10–4 M. B. 2,0.10–5 M. C. 0,2 M. B. 10–5 M. 2– 3+ Câu 24. Trong dung dịch Fe2(SO4)3 loãng có chứa 0,03 mol SO4 , thì số mol ion Fe có trong dung dịch này là A. 0,01 mol B. 0,02 mol C. 0,03 mol D. 0,04 mol 2+ + – 2– Câu 25. Dung dịch Y chứa 0,02 mol Mg ; 0,03 mol Na ; 0,03 mol Cl và y mol SO4 . Giá trị của y là A. 0,01 B. 0,02 C. 0,015 D. 0,025 Câu 26. Dung dịch X gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M. Lấy V lít dung dịch H2SO4 0,5M tác dụng vừa đủ với 100 ml dd X. Giá trị của V là A. 0,10. B. 0,05. C. 0,15. D. 0,20. Câu 27.Dung dịch H2SO4 0,005M có pH bằng: A. 2 B. 2,3 C. 3 D. 4 4. BÀI TẬP TỔNG HỢP VÔ CƠ Câu 28: Cho kim loại Ba dư vào dung dịch Al2(SO4)3, thu được sản phẩm có: A. Một chất khí và hai chất kết tủa. B. Một chất khí và không chất kết tủa. C. Một chất khí và một chất kết tủa. D. Hỗn hợp hai chất khí. Câu 29: Khi nói về kim loại, phát biểu nào sau đây sai ? A. Kim loại có độ cứng lớn nhất là Cr. B. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Cu. C. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W. D. Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li. Câu 30: Tính chất nào không phải là tính chất vật lý chung của kim loại ? A. Tính cứng. B. Tính dẫn điện. C. Ánh kim. D. Tính dẻo. Câu 31: Trong điều kiện thích hợp, xảy ra các phản ứng sau: (a) 2Fe + 6H2SO4 Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O (b) 2FeO + 4H2SO4 Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O (c) Fe(OH)2 + H2SO4 FeSO4 + 2H2O (d) 2Fe3O4 + 10H2SO4 3Fe2(SO4)3 + SO2 + 10H2O Trong các phản ứng trên, phản ứng xảy ra với dung dịch H2SO4 loãng là. A. (d) B. (c) C. (a) D. (b) Câu 32: Cho dãy các chất: FeO, Fe, Cr(OH)3, Cr2O3. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 33: Chất X tác dụng với dung dịch HCl. Khi chất X tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 sinh ra kết tủA. Chất X là Trang 22
  23. Tài liệu Ôn thi THPT môn Hóa_Trường THPT Cẩm Lệ_2019 A. CaCO3. B. BaCl2. C. AlCl3. D. Ca(HCO3)2. Câu 34: Dãy các chất: Al, Al(OH)3, Al2O3, AlCl3. Số chất lưỡng tính trong dãy là A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 35: Kim loại Fe tác dụng với dung dịch nào sau đây tạo thành muối sắt(III)? A. H2SO4 loãng. B. HNO3 đặc, nguội. C. HNO3 loãng dư. D. dung dịch CuSO4. Câu 36: Trong tự nhiên, caxi sunphat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là A. Đá vôi. B. Thạch cao nung. C. Thạch cao sống. D. Thạch cao khan. Câu 37: Cho dung dịch muối X vào dung dịch muối Y, thu được kết tủa Z. Cho Z vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thấy thoát ra khí không màu; đồng thời thu được kết tủa T. X và Y lần lượt là. A. NaHSO4 và Ba(HCO3)2. B. Ba(HCO3)2 và Ba(OH)2. C. Na2CO3 và BaCl2. D. FeCl2 và AgNO3. Câu 38. Cho Ba kim loại lần lượt vào các dung dịch sau: NaHCO3, CuSO4, (NH4)2CO3, NaNO3, MgCl2. Số dung dịch có xuất hiện kết tủa là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 39. Hỗn hợp bột X gồm BaCO3, Fe(OH)2, Al(OH)3, CuO, MgCO3. Nung X trong không khí đến khối lượng không đổi được hỗn hợp rắn A. Cho A vào nước dư khuấy đều được dung dịch B chứa 2 chất tan và phần không tan D. Cho khí CO dư qua bình chứa D nung nóng được hỗn hợp rắn E (cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn). E chứa tối đa: A. 1 đơn chất và 2 hợp chất. B. 3 đơn chất. C. 2 đơn chất và 2 hợp chất. D. 2 đơn chất và 1 hợp chất Câu 40. Cho các phản ứng: + 2+ 1. Fe + 2H → Fe + H2 2. Fe + Cl2 → FeCl2 3. AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag. 4. 2FeCl3 + 3Na2CO3 → Fe2(CO3)3 + 6NaCl. 5. Zn + 2FeCl3 → ZnCl2 + 2FeCl2 6. 3Fe dư + 8HNO3 loãng → 3Fe(NO3)2 + 2NO + 4H2O Những phản ứng không đúng là: A. 2, 4. B. 3, 5, 6. C. 2, 4, 5. D. 2, 5, 6. Câu 41. Phản ứng điện phân dung dịch CuCl2 (với điện cực trơ) và phản ứng ăn mòn điện hóa xảy ra khi nhúng hợp kim Fe-Cu vào dung dịch H2SO4 loãng có đặc điểm chung là A. phản ứng ở cực âm có sự tham gia của kim loại hoặc ion kim loại. B. phản ứng ở cực dương đều là sự oxi hóa Cl-. C. phản ứng xảy ra luôn kèm theo sự phát sinh dòng điện. D. đều sinh ra Cu ở cực âm. Câu 42. Có thể làm mềm nước cứng vĩnh cửu bằng cách: A. Đun sôi nước. B. Sục khí CO2 vào nước. C. Chế hóa với nước vôi. D. Cho Na2CO3 hoặc Na3PO4. Câu 43: Hiệntượng xảy ra khi cho dung dịch KOH loãng vào dung dịch K2Cr2O7 là A. Không có hiện tượng chuyển màu B. Xuất hiện kết tủa trắng C. Dung dịch từ màu vàng chuyển sang màu da cam D. Dung dịch từ màu da cam chuyển sang màu vàng Câu 44: Trong tự nhiên, caxi sunphat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là A. Thạch cao sống. B. Thạch cao nung. C. Thạch cao khan. D. Đá vôi. Trang 23
  24. CHUYÊN ĐỀ 5: ESTE – LIPIT Bài 1. ESTE . 1/ Khái niệm: Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR thì được este * Este đơn chức RCOOR’ Trong đó R là gốc hidrocacbon hay H; R’ là gốc hidrocacbon * Este no, đơn chức CnH2nO2 ( với n 2) Tên của este : Tên gốc R’+ tên gốc axit RCOO (đuôi at) Gốc R’ Tên Axit RCOOH Tên thường Tên gốc axit axit RCOO- CH3- Metyl HCOOH Axit fomic fomat C2H5- Etyl CH3COOH Axit axetic axetat CH3-CH2-CH- propyl, iso propyl C2H5COOH Axit propionic propionat C4H9- Butyl, iso butyl, sec CH2=CHCOOH Axit acrylic acrylat butyl, terd butyl CH2=CH- Vinyl CH2=C(CH3)COOH Axit metacrylat metacrylic Vd: CH3COOC2H5 : Etyl axetat CH2=CH- COOCH3 : metyl acrylat 2/ Lí tính : - nhiệt độ sôi ,độ tan trong nước thấp hơn axit và ancol có c ng số cacbon : axit > ancol > este - Một số m i đặc trưng : Isoamyl axetat CH3COOCH2CH2CH(CH3)2 mùi chuối chín ; benzyl axetat CH3COOCH2C6H5: mùi hoa nhài. 3/ TÍNH CHẤT HÓA HỌC : a.Thủy phân trong môi trường axit : là phản ứng thuận nghịch (2 chiều ) ,  H24 SO d , RCOOR + H2O RCOOH + R OH to b.Thủy phân trong môi trường bazơ ( Phản ứng xà phòng hóa ) : là phản ứng 1 chiều 0 RCOOR, + NaOH t RCOONa + R,OH 4/ ĐIỀU CHẾ. a/ Phản ứng của ancol với axit cacboxylic tạo ra este. 0 H24 SO đt, axit + ancol  este + H2O ’ ’ RCOOH + R OH RCOOR + H2O b/ Phản ứng cộng vào hiđrocacbon không no của axit cacboxylic Ví dụ: phản ứng tạo vinyl axetat xt, t0 CH3COOH + CHCH  CH3COOCH=CH2 oOo Bài 2. LIPIT I. Khái niệm:Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống,không hòa tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ không phân cực.GỒM: photpholipit, sáp, steroic,chất béo II. Chất béo: 1/ Khái niệm: Chất béo là trieste của glixerol với axit béo gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol. 1 1 2 3 Công thức:R COO-CH2 R ,R ,R : là gốc hidrocacbon  Trang 24
  25. Tài liệu Ôn thi THPT môn Hóa_Trường THPT Cẩm Lệ_2019 R2COO-CH  3 R COO-CH2 Glixerol: C3H5(OH)3 Axit béo: C15H31COOH (Axit panmitic) , C17H35COOH (Axit stearic) , C17H33COOH (Axit oleic- có 1 lk đôi) , C17H31COOH (Axit linoleic-có 2 lk đôi) Vd: [CH3(CH2)16COO]3C3H5 : (tristearin) 2/ Tính chất vật lí: -Ở nhiệt độ thường,chất béo ở trạng thái lỏng (dầu TV) khi trong phân tử có gốc hidrocacbon không no .Ở trạng thái rắn (mỡ ĐV) khi trong phân tử có gốc hidrocacbon no. 3/ Tính chất hóa học: H a.Phản ứng thủy phân: (C15H31COO)3C3H5+3H2O  3C15H31COOH +C3H5(OH)3 to c. Phản ứng cộng hidro của chất béo lỏng thành chất béo rắn (bơ nhân tạo) Ni (C17H33COO)3C3H5+3H2  (C17H35COO)3C3H5 175 1950 C lỏng rắn b. Phản ứng xà phòng hóa: t0 (C17H35COO)3C3H5+ 3NaOH  3 C17H35COONa + C3H5(OH)3 tristearin Natristearat → xà phòng Dầu mỡ để lâu ngày có mùi khó chịu (hôi, khét) do liên kết đôi C=C ở gốc axit không no của chất béo bị oxh tạo thành anđehit có mùi khó chịu.  Câu hỏi lý thuyết Câu 1: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là A. 5. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 2: Este no, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử chung là: A. CnH2nO2 , n 1 B. CnH2n + 2 , n > 1 C. CnH2nO2 , n 2 D. CnH2nO2 , n > 2 Câu 3: Số hợp chất là đồng phân cấu tạo, có cùng công thức phân tử C4H8O2, tác dụng được với dd NaOH nhưng không tác dụng được với Na là A. 4 B. 1 C. 2 D. 3 Câu 4: Chất X có công thức phân tử C3H6O2, là este của axit axetic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. C2H5COOH. B. HO-C2H4-CHO. C. CH3COOCH3. D. HCOOC2H5. Câu 5: Hợp chất X có CTCT: CH3OOCCH2CH3. Tên gọi của X là A. metyl propionat B. metyl axetat C. propyl axetat D. etyl axetat Câu 6: Sắp xếp theo đúng thứ tự nhiệt độ sôi của các chất: Ancol etylic, Axitaxetic, etylaxetat A. Ancol etylic< Axitaxetic< etylaxetat B. Ancol etylic<etylaxetat < Axitaxetic C. etylaxetat < Ancol etylic< Axitaxetic D. etylaxetat < Axitaxetic < Ancol etylic Câu 7: Đun nóng este HCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là A. CH3COONa và C2H5OH. B. HCOONa và CH3OH. C. HCOONa và C2H5OH. D. CH3COONa và CH3OH. Câu 8: Đốt cháy một este no đơn chức thu được kết quả nào sau đây: nn nn nn A. CO22 H O B. CO22 H O C. hông xác định được D. CO22 H O Câu 9: Cho các chất sau: CH3COOH (a), C2H5COOH (b), CH3COOCH3 (c), CH3CH2CH2OH (d). Chiều tăng dần nhiệt độ sôi (từ trái qua phải) của các chất trên là A. d, a, c, b. B. c, d, a, b. C. a, c, d, b. D. a, b, d, c. Câu 10: Hợp chất Y có công thức phân tử C4H8O2. Khi cho Y tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Z có công thức C3H5O2Na. Công thức cấu tạo của Y là Trang 25
  26. A. C2H5COOC2H5. B. CH3COOC2H5. C. C2H5COOCH3. D. HCOOC3H7. Câu 11: Thủy phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và ancol etylic. Công thức của X là A. C2H3COOC2H5. B. CH3COOCH3. C. C2H5COOCH3. D. CH3COOC2H5. Câu 12: Este metyl acrilat có công thức là A. CH3COOCH3. B. CH3COOCH=CH2. C. CH2=CHCOOCH3. D. HCOOCH3. Câu 13:Công thức tổng quát của chất béo được tạo từ một loại axit béo là A. RCOOCH3 B. (RCOO)2C2H4 C. (RCOO)3C3H5 D. (RCOO)4C4H6 Câu 14: Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là ( số trieste = n2(n+1)/2). A. 6. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 15: Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và A. phenol. B. glixerol. C. ancol đơn chức. D. este đơn chức. Câu 16: hi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là A. C15H31COONa và etanol. B. C17H35COOH và glixerol. C. C15H31COOH và glixerol. D. C17H35COONa và glixerol. Câu 17: Khi xà phòng hóa tripanmitin ta thu được sản phẩm là A. C15H31COONa và etanol. B. C17H35COOH và glixerol. C. C15H31COONa và glixerol. D. C17H35COONa và glixerol. Câu 18: Este C4H8O2 tham gia được phản ứng tráng bạc, có công thức cấu tạo như sau A. HCOOC2H5. B. C2H5COOCH3. C. CH3COOCH=CH2. D. HCOOCH2CH2CH3. Câu 19: Trong các hợp chất sau, hợp chất nào thuộc loại chất béo? A. (C17H31COO)3C3H5. B. (C16H33COO)3C3H5. C. (C6H5COO)3C3H5. D. (C2H5COO)3C3H5. Câu 20. Dầu mỡ để lâu bị ôi thiu là do: A. Chất béo bị vữa ra B. Chất béo bị phân hủy thành anđehit có m i khó chịu C. Chất béo bị oxi hóa chậm bởi không khí D. Chất béo bị thủy phân với nước trong không khí Câu 21: Có thể chuyển hóa trực tiếp từ chất béo lỏng sang chất béo rắn bằng phản ứng A. Tách nước B. Hidro hóa C. Đề hidro hóa D. Xà phòng hóa Câu 22. Cho các phát biểu sau a. khi đun chất béo với dung dịch NaOH thì thu được xà phòng. b. Phản ứng este hóa là phản ứng một chiều. c. Etyl axetat có phản ứng với Na. d. Phản ứng của este với dung dịch kiềm gọi là phản ứng xà phòng hóa. e. Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo. Số phát biểu đúng là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu23: Điều nào sau đây không đúng khi nói về chất béo? A. Không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong benzen, hexan,clorofom, B. Tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit, phản ứng xà phòng hóa và phản ứng ở gốc hiđrocacbon. C. Ở trạng thái lỏng hoặc rắn trong điều kiện thường. D. Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố. Câu24: Có các nhận định sau: (1) Lipit là một loại chất béo. (2) Lipit gồm chất béo, sáp, sterit,photpholipit, Trang 26
  27. Tài liệu Ôn thi THPT môn Hóa_Trường THPT Cẩm Lệ_2019 (3) Chất béo là các chất lỏng. (4) Chất béo chứa các gốc axit không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường. (5) Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch. (6) Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động,thực vật. Các nhận định đúng là A.1,2,4, 6. B.1,2,4,5. C. 2,4,6. D. 3,4,5. Câu 25: Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng CTPT C2H4O2 lần lượt tác dụng với: Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là A. 2 B. 5 C. 4 D. 3 Câu 26: Cho các nhận xét: (1) Este có thể là chất khí, lỏng, rắn ở điều kiện thường (2) So với các ancol và axit tương ứng có cùng khối lượng phân tử hoặc cùng số C thì este có nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy thấp hơn. (3) So với các ancol và axit tương ứng có cùng khối lượng phân tử hoặc cùng số C thì este có độ tan trong H2O cao hơn (4) Este thường có m i thơm đặc trưng (5) HCOOCH3 có nhiệt độ sôi thấp hơn CH3COOCH3. (6) etyl butirat có mùi chuối chín Số nhận xét đúng là: A. 1 B. 2 C.4 D.3 Câu 27: Khẳng định sau không đúng là A. CH3COOCH=CHCH3 tác dụng với dd NaOH thu được muối và anđehit. B. CH3COOCH=CH2 có thể trùng hợp tạo polime. C. HCOOCH=CH2 có phản ứng tráng bạc. D. HCOOCH=CH2 c ng dãy đồng đẳng với CH3OOC-CH=CH2. Câu 28:Thủy phân este E có công thức phân tử C4H8O2 (có mặt H2SO4 loãng) thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y bằng một phản ứng duy nhất. Tên gọi của E là: A. metyl propionat. B. propyl fomat. C. ancol etylic. D. etyl axetat. Câu 29:Cho sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng) Tinh bột → X → Y → Z → metyl axetat. Các chất Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là A. C2H5OH, CH3COOH. B. CH3COOH, C2H5OH. C. CH3COOH, CH3OH. D. C2H4, CH3COOH. Câu 30: Cho sơ đồ phản ứng: Este X (C4HnO2) → Y → Z → C2H3O2Na Công thức cấu tạo của X thỏa mãn sơ đồ đã cho là A. CH3COOCH2CH3 B. CH2=CHCOOCH3 C. CH3COOCH=CH2 D. HCOOCH2CH2CH3 BÀI TẬP TOÁN Câu 31: Cho một este no, đơn chức có %O = 53,33% . Công thức phân tử là ? A. C4H6O2 B. C2H4O2 C. C4H8O2 D. C3H6O2 Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn 0,09g một este A đơn chức thu được 0,132g CO2 và 0,054g nước. Công thức phân tử của este là: A. C4H6O2 B. C2H4O2 C. C3H4O2 D. C3H6O2 Câu 33: Thuỷ phân hoàn toàn 8,8g este đơn chức, mạch hở X với 100ml dung dịch KOH 1M (vừa đủ) thu được 4,6g một ancol Y. Tên gọi của X là A. Etyl fomiat. B. Etyl propionat. C. Etyl axetat. D. Propyl axetat. Trang 27
  28. Câu 34: X là este no đơn chức, tỉ khối hơi so với metan là 5,5. Nếu đem đun 2,2g este X với dung dịch NaOH dư thu được 2,05g muối. Công thức cấu tạo của X là: A. CH3 COOC 2 H 5 B. C2 H 5 COOCH 3 C. HCOO CH(CH32 ) D. HCOOC37 H Câu 35: Đun 12g axit axetic và 13,8g etanol (H2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng thu được 11g este. Hiệu suất phản ứng este hóa là: A. 62,5% B. 75% C. 55% D. 50% Câu 36: Xà phòng hóa 8,8g etyl axetat bằng 200ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là: A. 10,4g B. 8,2g C. 8,56g D. 3,28g Câu 37:Xà phòng hóa hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,03 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, khối lượng xà phòng thu được là: A. 15,68 gam B.17,5 gam C.15,62 gam D.17,52 gam Câu 38:Este đơn chức X mạch hở có tỉ khối so với Heli là 25. Cho 30 g X tác dụng với 400 ml dung dịch OH 1M (đun nóng). Cô cạn dung dịch thu được 39,2 g chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là A. CH3COOCH=CHCH3. B. CH3CH2COO-CH=CH2. C. CH2=CHCH2COOCH3. D. CH2=CHCOO-CH2CH3. Câu 39:Khi thuỷ phân a g một este X thu được 0,92g glixerol, 3,02g natri linoleat (C17H31COONa) và m g muối natri oleat (C17H33COONa). Giá trị của a, m lần lượt là A. 8,82g ; 6,08g. B. 7,2g ; 6,08g. C. 8,82g ; 7,2g. D. 7,2g ; 8,82g. Câu 40: Thực hiện phản ứng xà phòng hóa 0,5 mol chất béo (C17H35COO)3C3H5 cần dùng vừa đủ V ml dung dịch NaOH 0,75M, thu được m gam glixerol. V và m có giá trị là: A. 2,5 lít, 56g B. 2 lít, 46g C. 3 lít, 60g D. 1,5 lít, 36g *Câu 41: Hợp chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử C6H10O4. Thủy phân X tạo ra hai ancol đơn chức có số nguyên tử cacbon trong phân tử gấp đôi nhau. Công thức của X là: A. CH3OCO-CH2-COOC2H5. B. C2H5OCO-COOCH3. C. CH3OCO-COOC3H7. D. CH3OCO-CH2 –CH2- COOC2H5. *Câu 42:Cho hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ no, đơn chức tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch OH 0,4M, thu được một muối và 336 ml hơi một ancol ( ở đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp X trên, sau đó hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng 6,82 gam. Công thức của hai hợp chất hữu cơ trong X là A. CH3COOH và CH3COOC2H5. B. C2H5COOH và C2H5COOCH3. C. HCOOH và HCOOC2H5. D. HCOOH và HCOOC3H7. *Câu 43:Hỗn hợp M gồm axit cacboxylic X, ancol Y (đều đơn chức, số mol X gấp hai lần số mol Y) và este Z được tạo ra từ X và Y. Cho một lượng M tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH, tạo ra 16,4 gam muối và 8,05 gam ancol. Công thức của X và Y là A. HCOOH và CH3OH. B. CH3COOH và CH3OH. C. HCOOH và C3H7OH. D. CH3COOH và C2H5OH. Trang 28
  29. Tài liệu Ôn thi THPT môn Hóa_Trường THPT Cẩm Lệ_2019 CHUYÊN ĐỀ 6: CACBOHIDRAT PHẦN 1: TÓM TẮT LÍ THUYẾT Cacbohidrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức và thường có CTC : Cn(H2O)m Cacbohidrat chia làm 3 nhóm chủ yếu : +Monosaccarit là nhóm không bị thủy phân . vd: glucozơ , fructozơ +Đisaccarit là nhóm mà khi thủy phân mỗi phân tử sinh ra 2 phân tử monosaccarit . vd : saccarozơ +Polisaccarit là nhóm mà khi thủy phân đến cùng mỗi phân tử sinh ra nhiều phân tử monosaccarit . vd : tinh bột, xenlulozơ . I. GLUCOZƠ (đƣờng nho) 1. Lí tính .Trong máu người có nồng độ glucozơ không đổi khoảng 0,1% Có nhiều nhất trong quả nho, 30% mật ong, hoa quả chín 2. Cấu tạo . - CTPT : C6H12O6 - CTCT : CH2OH-CHOH-CHOH-CHOH-CHOH-CH=O hoặc CH2OH[CHOH]4CHO . Glucozơ là hợp chất tạp chức Trong thực tế Glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng: dạng -glucozơ và - glucozơ 3. Hóa tính . Glucozơ có tính chất andehit và ancol đa chức ( poliancol ) . II. FRUCTOZƠ(đƣờng mật) - CTPT : C6H12O6 - CTCT mạch hở: CH2OH-CHOH-CHOH-CHOH-CO-CH2OH + Tính chất ancol đa chức ( phản úng Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dd xanh lam) OH Fructozơ  glucozơ + Trong môi trường bazơ fructozơ chuyển thành glucozơ fructozơ bị oxi hóa bởi AgNO3/NH3 và Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. + Nhận biết glucozo và fructozo dùng dd Br2: glucozo làm mất màu dd Br2 III. SACCAROZƠ (đƣờng kính) 1.CTPT: C12H22O11 2. Cấu trúc phân tử: Saccarozơ là một đisaccarit, không có nhóm chức CHO. 3. Tính chất hóa học. Có tính chất của ancol đa chức và có phản ứng thủy phân. TINH BỘT 1. Tính chất vật lí:Là chất rắn, ở dạng bột vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh 2. Cấu trúc phân tử Tinh bột thuộc loại polisaccarit, Phân tử tinh bột gồm nhiều mắt xích -glucozơ liên kết với nhau có CTPT : (C6H10O5)n . Các mắt xích -glucozơ liên kết với nhau tạo hai dạng: -Dạnh lò xo không phân nhánh (amilozơ) M =200.000 -Dạng lò xo phân nhánh (amilopectin). M = 1.000.000 – 2.000.000 Tinh bột ( trong các hạt ngũ cốc , các loại củ ) Mạch tinh bột không kéo dài mà xoắn lại thành hạt có lỗ rỗng, I2 làm xanh HTB. Trang 29
  30. XENLULOZƠ 1. Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên. -Xenlulozơ là chất rắn dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước và dung môi hữu cơ, nhưng tan trong nước Svayde (dd Cu(OH)2/NH3) . -Bông nõn có gần 98% xenlulozơ 2. Cấu trúc phân tử: - CTPT : (C6H10O5)n hay [C6H7O2(OH)3]n - Có cấu tạo mạch không phân nhánh . Tóm tắt tính chất hóa học Cacbohiđrat Glucozơ Fructozơ Saccarozơ C H O Tinh bột Xenlulozơ 6 12 6 C H O C H O (đường nho) 6 12 6 12 22 11 (C H O ) (C H O ) (đường mật) (đường mía) 6 10 5 n 6 10 5 n Tính chất T/c của anđehit o - - - + AgNO3/NH3, t 2Ag↓ 2Ag↓ - o Cu2O↓đỏ Cu2O↓đỏ + Cu(OH)2/OH ,t - - - gạch gạch Mất màu + dd Br2 - - - - nước Br2 T/c của poliancol dd màu xanh dd màu dd màu xanh + Cu(OH) , to - - 2 lam xanh lam lam thường P/ƣ thuỷ phân Glucozơ + + - - Glucozơ Glucozơ + H2O/H Fructozơ P/ƣ màu màu xanh - - - - + I2 đặc trưng C6H12O6 + H2 C6H14O6 Glucozo / Fructozo Sobitol Trang 30
  31. Tài liệu Ôn thi THPT môn Hóa_Trường THPT Cẩm Lệ_2019 PHẦN 2: CÂU HỎI LÝ THUYẾT Câu 1: Công thức chung của cacbohidrat là A.Cn(H2O)m. B.(C6H10O5)n. C.C6H10O5. D.C12H22O11. Câu2:Saccarozơvàglucozơ đều thuộc loại A.đisaccarit. B.monosaccarit. C.polisaccarit. D.cacbohiđrat. Câu 3: Cacbohiđrat nào sau đây thuộc loại đisaccarit? A. Xenlulozơ B. Glucozơ C. Saccarozơ D. Amilozơ Câu4: Ở nhiệtđộthường,nhỏvàigiọtdungdịchiotvàohồtinhbộtthấyxuấthiệnmàu A.nâuđỏ. B.vàng. C.xanhtím. D.hồng. Câu 5: Chất X có các đặc điểm sau: phân tử có nhiều nhóm –OH, có vị ngọt, hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độthường, khônglàmmấtmàu nướcbrom.ChấtXlà A.Xenlulozơ. B.Glucozơ. C.Saccarozơ. D.Tinhbột. Câu 6: Chất không tan được trong nước lạnh là A. Glucozơ B. Tinh bột C. Saccarozơ D. Fructozơ Câu 7: Chất lỏng hoà tan được xenlulozơ là A. Benzen B. Ete C. Etanol D. Nước svayde Câu 8: Trong công nghiệp người ta thường dùng chất nào trong số các chất sau để thủy phân lấy sản phẩm thực hiện phản ứng tráng gương, tráng ruột phích. A. xenlulozơ. B. Saccarozơ. C. Anđehitfomic. D.Tinhbột. Câu 9: Ứng dụng nào sau đây không phải của glucozơ? A. Sảnxuất rượuetylic. B. Nhiênliệu chođộngcơ đốttrong. C. Tránggương,trángruộtphích. D. Thuốc tănglực trongytế. Câu 10: Glicogen còn được gọi là A. tinh bột động vật B. glixin C. glixerin D. tinh bột thực vật Câu 11: Khi bị ốm, mất sức, nhiều người bệnh thường được truyền dịch đường để bổ sung nhanh năng lượng. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là A.Glucozơ. B.Saccarozơ. C.Fructozơ. D.Mantozơ. Câu 12: Glucozơ và fructozơ A. Đều tạo được dd màu xanh lam khi tác dụng với Cu(OH)2. B. Đều có các nhóm chức CHO trong phân tử. C. Là hai dạng thù hình của cùng một chất. D. Đều tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở. Câu 13: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ đều có khả năng tham gia phản ứng A. thủy phân. B. hoà tan Cu(OH)2. C. tráng gương. D. tr ng ngưng. Câu 14: Các dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2ở nhiệt độ thường là A. glixeron, axit axetic, glucozơ B. anđehit axetic, saccarozơ, axit axetic C. lòng trắng trứng, fructozơ, axeton D. fructozơ, axit acrylic, ancol etylic Câu 15: Cho các dd: glucozơ, glixerol, fomanđehit, etanol.Có thể dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt được cả 4 dung dịch trên? A. Cu(OH)2 B. dd AgNO3/NH3 C. Na kim loại D. Nước brom Câu 16: Cho các dd sau: CH3COOH, C2H4(OH)2, C3H5(OH)3, glucozơ, saccarozơ, C2H5OH. Số lượng dung dịch có thể hoà tan được Cu(OH)2 là A. 4. B. 5. C. 6. D. 3. Câu 17: Chọn phát biểu đúng? A. Xenlulozơ có phân tử khối lớn hơn nhiều so với tinh bột. B. Xenlulozơ và tinh bột có khối lượng phân tử nhỏ. C. Xenlulozơ có phân tử khối nhỏ hơn tinh bột. D. Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối bằng nhau. Trang 31
  32. Câu 18: Cho các dd sau: saccarozơ, glucozơ, anđehit axetic, glixerol, ancol etylic, axetilen, fructozơ. Số lượng dd có thể tham gia pư tráng bạc là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 19: Cho sơ đồ phản ứng: Thuốc súng không khói  X Y Sobit. X , Y lần lượt là A. xenlulozơ, glucozơ B. tinh bột, etanol C. mantozơ, etanol D. saccarozơ, etanol Câu 20: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột X Y axit axetic. X và Y lần lượt là: A. ancol etylic, andehit axetic. B. mantozo, glucozơ. C. glucozơ, etyl axetat. D. glucozo, ancol etylic Câu 21: Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là A. CH3CH2OH và CH2=CH2. B. CH3CHO và CH3CH2OH. C. CH3CH2OH và CH3CHO. D. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO Câu 22: Phản ứng nào sau đây chuyển hoá glucozơ và fructozơ thành một sản phẩm duy nhất A. Phản ứng với Cu(OH)2 B. Phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 0 C. Phản ứng với H2/Ni, t D. Phản ứng với Na Câu 23: Cho một số tính chất: có dạng sợi (1); tan trong nước (2); tan trong nước Svayde (3); phản ứng với axit nitric đặc (xúc tác axit sunfuric đặc) (4); tham gia phản ứng tráng bạc (5); bị thuỷ phân trong dung dịch axit đun nóng (6). Các tính chất của xenlulozơ là A. (3), (4), (5) và (6) B. (2), (3), (4) và (5) C. (1), (3), (4) và (6) D. (1), (2), (3) và (4) Câu 24: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3trong NH3 B. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh C. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh D. Saccarozơ làm mất màu nước brom Câu 25: Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Ruột bánh mì ngọt hơn vỏ bánh. B. Nước ép chuối chín cho phản ứng tráng bạc C. Nhỏ dung dịch iot lên miếng chuối xanh xuất hiện màu xanh D. hi ăn cơm, nếu nhai kĩ sẽ thấy vị ngọt Câu 26: Có một số nhận xét về cacbohiđrat như sau: (1) Saccarozơ tinh bột và xenlulozơ đều có thể bị thủy phân (2) Glucozơ fructozơ saccarozơ đều tác dụng được với Cu(OH)2 và có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc (3) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo của nhau (4) Phân tử xenlulozơ được ccấu tạo bởi nhiều gốc β-glucozơ (5) Thủy phân tinh bột trong môi trường axit sinh ra fructozơ. Trong các nhận xét trên số nhận xét đúng là A. 2 B. 5 C. 4 D. 3 Câu 27: Cho các phát biểu sau: (1) Fructozơ và glucozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc; (2) Saccarozơ và tinh bột đều không bị thủy phân khi có axit H2SO4 (loãng) làm xúc tác; (3) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp; (4) Xenlulozơ và saccarozơ đều thuộc loại đisaccarit; Phát biểu đúng là A. (3) và (4). B. (1) và (3). C. (1) và (2). D. (2) và (4). Câu 28: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat (a) Glucozơ và saccarozơđều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước. (b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit. Trang 32
  33. Tài liệu Ôn thi THPT môn Hóa_Trường THPT Cẩm Lệ_2019 (c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam. (d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccaritduy nhất. (e) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3. (g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol. Số phát biểu đúnglà: A.4. B.3. C.5. D.2. Câu 29: Cho sơ đồ phản ứng : (a) X + H2O → Y (b) Y + AgNO3 + NH3 + H2O → amoni gluconat + Ag + NH4NO3 (c) Y → E + Z (d) Z + H2O → X + G X, Y, Z lần lượt là A. Tinh bột, glucozơ, etanol. B. Xenlulozơ, saccarozơ, cacbon đioxit. C. Tinh bột, glucozơ, cacbon đioxit. D. Xenlulozơ, fructozơ, cacbon đioxit. Câu 30: Cho biến hóa sau: Xenlulozơ → A → B → C → Cao su buna. A, B, C lần lượt là A. CH3COOH, C2H5OH, CH3CHO B. glucozơ, C2H5OH, CH2=CH−CH=CH2. C. glucozơ, CH3COOH, HCOOH. D. CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH. PHẦN 3: BÀI TẬP Câu 31. Đun nóng dd chứa 9g glucozơ với AgNO3 đủ pứ trong dd NH3 thấy Ag tách ra. Tính lượng Ag thu được. A. 10,8g B. 20,6 C. 28,6 D. 26,1 Câu 32. Đun nóng dd chứa m g glucozơ với dd AgNO3/NH3 thì thu được 16,2 Ag giá trị m là (H= 75%): A. 21,6g B. 18 g C. 10,125g D. số khác Câu 33: Lượng glucozơ cần d ng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là A. 2,25 gam. B. 1,80 gam. C. 1,82 gam. D. 1,44 gam. Câu 34. Khối lượng glucozơ tạo thành khi thủy phân 1kg bột gạo có 80% tinh bột là: A. 0,9888kg B. 8,889kg C. 80,889kg D. 0,8889kg Câu 35. Xenlulozơ của sợi gai có phân tử khối trung bình là 5900000 đvC. Số mắt xích trung bình của polime đã cho là: A. 32640 B. 34620 C. 36420 D. 30642 Câu 36. Lên men 1 tấn khoai chứa 75% tinh bột để sản xuất ancol etylic, hiệu suất 90%. Khối lượng ancol thu được là: A. 0,668 tấn B. 0,338 tấn C. 0,383 tấn D. 0,833 tấn Câu 37. Cho 360gam glucozơ lên men, khí thoát ra được dẫn vào dd nước vôi trong dư thu được m g kết tuả trắng. Biết hiệu suất của quá trình lên men đạt 80%. Giá trị của m là: A. 400 B. 320 C. 200 D.160 Câu 38. Khối lượng saccarozơ cần để pha 500 ml dung dịch 1M là: A. 684 gam B. 85,5 gam C. 171 gam D. 342 gam Câu 39.Để tráng bạc một số ruột phích, người ta phải thuỷ phân 34,2 gam saccarozơ rồi tiến hành phản ứng tráng gương. Tính lương Ag tạo thành sau phản ứng, biết hiệu suất mỗi quá trình là 80%? A.27,64 B.43,90 C.54,4 D.56,34 Câu 40. Từ 16,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất phản ứng tính theo xenlulozơ là 90%). Giá trị của m là A. 26,73. B. 33,00. C. 25,46. D. 29,70. Câu 41. Từ 1 tấn tinh bột chứa 20% tạp chất trơ có thể sản xuất được bao nhiêu kg glucozơ nếu hiệu suất của quá trình sản xuất là 80%? A. 1777 kg B. 711 kg C. 666 kg D. 71 kg Trang 33
  34. Câu 42. Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric. Thể tích axit nitric 63% có d = 1,52g/ml cần để sản xuất 594 g xenlulozơ trinitrat nếu hiệu suất đạt 60% là A. 324,0 ml B. 657,9 ml C. 1520,0 ml D. 219,3 ml Câu 43. Cho 2,5 kg glucozơ chứa 20% tạp chất lên men thành rượu. Tính thể tích rượu 40o thu được, biết rượu nguyên chất có khối lượng riêng 0,8 g/ml và trong quá trình chế biến, rượu bị hao hụt mất 10%. A. 2875,0 ml B. 2785,0 ml C. 2300,0 ml D. 3194,4 ml Câu 44. Thực hiện phản ứng thủy phân tinh bột thành glucozơ. Nếu dùng 1 tấn khoai chứa 20% tinh bột, biết hiệu suất 70% thì sẽ thu được bao nhiêu gam glucozơ? A. 15,554kg B. 15554kg C. 1,5554kg D. 155,54kg Câu 45.Lên men glucozơ thành ancol etylic. Toàn bộ khí CO2 sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dd Ca(OH)2 dư tạo ra 50 gam kết tủa, biết hiệu suất quá trình lên men đạt 80%. Vậy khối lượng glucozơ cần dùng là: A.33,7 gam B.56,25 gam C.20 gam D. 90 gam Trang 34
  35. Tài liệu Ôn thi THPT môn Hóa_Trường THPT Cẩm Lệ_2019 CHUYÊN ĐỀ 7: POLIME PHẦN 1: TÓM TẮT LÍ THUYẾT I. CẤU TRÚC Các dạng cấu trúc mạch polime a) Mạch không phân nhánh. Ví dụ: polietilen, amilozơ b) Mạch phân nhánh. Ví dụ: amilopectin, glicogen c) Mạch mạng lưới. Ví dụ: cao su lưu hóa, nhựa bakelit. II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ Hầu hết polime là chất rắn, không bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy xác định, một số tan trong các dung môi hữu cơ. Đa số polime có tính dẻo, một số polime có tính đàn hồi, một số có tính dai, bền, có thể kéo thành sợi III. ĐIỀU CHẾ Có thể điều chế polime bằng phản ứng tr ng hợp hoặc tr ng ngưng 1. Phản ứng trùng hợp a) Khái niệm: - Tr ng hợp là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome), giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử rất lớn (polime) - Điều kiện cần về cấu tạo của monome tham gia phản ứng trùng hợp phải có là: + Liên kết bội. Ví dụ: CH2 = CH2, CH2 = CH–C6H5 + Hoặc vòng kém bền. 2. Phản ứng trùng ngƣng a) Khái niệm: - Tr ng ngưng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (như H2O) - Điều kiện cần để có phản ứng trùng ngưng là: các monome tham gia phản ứng trùng ngưng phải có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng để tạo được liên kết với nhau IV. VẬT LIỆU POLIME 1 – CHẤT DẺO a) Polietilen (PE) 28n TRÙNG HỢP PE là chất dẻo mềm, đƣợc dùng làm màng mỏng, bình chứa, túi đựng b) Poli(vinyl clorua) (PVC) 62,5n TRÙNG HỢP PVC là chất dẻo cứng, cách điện tốt, bền với axit, đƣợc dùng làm vật liệu điện, ống dẫn nƣớc, da giả c) Poli(metyl metacrylat) (thủy tinh hữu cơ PEXIGLAS) 100n TRÙNG HỢP Poli(metyl metacrylat) là chất dẻo cứng, trong suốt, không vỡ nên đƣợc gọi là thủy tinh hữu cơ. Trang 35
  36. Dùng để chế tạo kính máy bay, ô tô, kính bảo hiểm, dùng làm răng giả d) Poli(phenol – fomanđehit) (PPF) TRÙNG NGƢNG Nhựa novolac: Fomanđehit + phenol (lấy dư) với xúc tác axit nhựa novolac mạch không phân - Nhựa nhiệt dẻo, dễ nóng chảy, tan trong một số dung môi hữu cơ, d ng để sản xuất vecni, sơn 2 – TƠ a) Tơ poliamit TRÙNG NGƢNG NILON-6,6 (226), TƠ CAPRON(113n) b) Tơ vinylic (có nhiều nhóm polivinyl)chính là len nhân tạo TRÙNG HỢP 3 – CAO SU a. Cao su thiên nhiên (polime của isopren) * Tính chất và ứng dụng: - Cao su thiên nhiên lấy từ mủ cây cao su, đàn hồi tốt (nhờ cấu trúc cis điều hòa), không dẫn nhiệt và điện, không thấm khí và nước, không tan trong nước, etanol nhưng tan trong xăng và benzen - Cao su thiên nhiên cho phản ứng cộng H2, Cl2, HCl, đặc biệt là cộng lưu hu nh tạo cao su lưu hoá có tính đàn hồi, chịu nhiệt, lâu mòn, khó tan trong dung môi hơn cao su không lưu hóa. Trang 36
  37. Tài liệu Ôn thi THPT môn Hóa_Trường THPT Cẩm Lệ_2019 b. Cao su tổng hợp TRÙNG HỢP HOẶC ĐỒNG TRÙNG HỢP * Cao su buna, cao su buna –S và cao su buna –N : - Cao su buna có tính đàn hồi và độ bền kém cao su thiên nhiên. Cao su buna – S - Cao su buna –S có tính đàn hồi cao Cao su buna –N - Cao su buna – N có tính chống dầu tốt * Cao su isopren - Trùng hợp isopren có hệ xúc tác đặc biệt, ta được poliisopren gọi là cao su isopren, cấu hình cis chiếm ≈ 94 %, gần giống cao su thiên nhiên PHẦN 2: CÂU HỎI LÝ THUYẾT Câu 1: Chất nào không phải là polime A. Lipit. B. Xenlulozơ. C. Amilozơ. D. Thủy tinh hữu cơ . Câu 2: Chất có thể trùng hợp tạo ra polime là A. CH3OH. B. CH3COOH. C. HCOOCH3. D. CH2=CH-COOH. Câu 3: Polietilen là sản phẩm trùng hợp của A. CH2=CH-Cl. B. CH2=CH2. C. CH2=CH-CH3. D. CH2=CH-CH=CH2. Câu 4: Chất nào sau đây tr ng hợp tạo PVC? A. CH2=CHCl. B. CH2=CH2. C. CHCl=CHCl. D. CH≡CH. Câu 5: CTCT của polibutađien là A. (-CF2-CF2-)n. B. (-CH2-CHCl-)n. C. (-CH2-CH2-)n. D. (-CH2-CH=CH-CH2-)n. Câu 6: Cho dãy các chất: CH2=CHCl, CH2=CH2, CH2=CH-CH=CH2, H2NCH2COOH. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 7: Cho các chất sau: caprolactam, phenol, stiren, toluen, metyl metacrylat, isopren. Số chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 8: Polivinyl axetat (hoặc poli[vinyl axetat]) là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp A. C2H5COO-CH=CH2. B. CH2=CH-COO-CH3. C. CH3COO-CH=CH2. D. CH2=CH-COO-C2H5. Câu 9: Polime d ng để chế tạo thuỷ tinh (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp A. CH2=C(CH3)COOCH3. B. CH3COOCH=CH2. C. CH2=CHCOOCH3. D. C6H5CH=CH2. Câu 10: Dãy gồm các chất được d ng để tổng hợp cao su Buna-S là A. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2. B. CH2=CH-CH=CH2,lưu hu nh C. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2. D. CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2. Trang 37
  38. Câu 11: Loại tơ nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp? A. Tơ visco. B. Tơ nilon-6,6. C. Tơ nitron. D. Tơ xenlulozơ axetat. Câu 12: Tơ nitron (olon) là sản phẩm trùng hợp của monome nào sau đây? A. CH2 = C(CH3) – COOCH3 B. CH2 = CH - CN C. CH3COO – CH = CH2 D. CH2 = CH – CH = CH2 Câu 13: Poli (metyl metacrylat) và nilon-6 được tạo thành từ các monome tương ứng là A. CH3-COO-CH=CH2 và H2N-[CH2]5-COOH. B. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH. C. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]5-COOH. D. CH2=CH-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH. Câu 14: Loại cao su nào sau đây là kết quả của phản ứng đồng trùng hợp? A. Cao su buna. B. Cao su isopren. C. Cao su buna–N. D. Cao su clopen. Câu 15: Dãy gồm các chất có khả năng phản ứng tạo ra polime là A. phenol, metyl metacrylat, anilin. B. etilen, buta-1,3-đien, cumen. C. stiren, axit ađipic , acrilonitrin . D. 1,1,2,2-tetrafloeten, clorofom, propilen. Câu 16: Trong các polime sau: (1) poli(metyl metacrylat); (2) polistiren; (3) nilon-7; (4) poli(etylen- terephtalat); (5) nilon-6 6; (6) poli (vinyl axetat) các polime là sản phẩm của phản ứng tr ng ngưng là A. (1), (3), (6). B. (3), (4), (5). C. (1), (2), (3). D. (1), (3), (5). Câu 17: Hãy cho biết loại polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh? A. cao su lưu hóa. B. poli (metyl metacrylat). C. xenlulozơ. D. amilopectin. Câu 18: Polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là A. PVC. B. nhựa bakelit. C. PE D. amilopectin. Câu 19: Polime nào sau đây thực tế không sử dụng làm chất dẻo ? A. Poli(metyl metacrilat). B. Poli(viny clorua). C. Cao su buna. D. Poli(phenol fomandehit). Câu 20: Một loại polime rất bền với axit, với nhiệt được tráng lên "chảo chống dính" là polime có tên gọi nào sau đây? A. Plexiglas – poli(metyl metacrylat). B. Poli(phenol –fomanđehit) (PPF). C. Teflon – poli(tetrafloetilen). D. Poli vinylclorua (nhựa PVC). Câu 21: Tơ nitron dai, bền với nhiệt và giữ nhiệt tốt nên thường được d ng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi "len" đan áo rét. Tơ nitron được tổng hợp từ monome nào sau đây? A. Vinyl clorua. B. Acrilonitrin. C. Caprolactam. D. Axit α-aminocaproic. Câu 22: Trong các polime: tơ tằm, sợi bông, tơ visco, tơ, nilon-6, tơ nitron. Những polime có nguồn gốc từ xenlulozơ là A. tơ tằm, sợi bông và tơ nitron B. sợi bông, tơ visco và tơ nilon-6 C. tơ visco và tơ nilon-6 D. sợi bông và tơ visco Câu 23: Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco , tơ nilon-6 6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang. Những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo? A. Tơ nilon-66 và tơ capron. B. Tơ visco và tơ axetat. C. Tơ tằm và tơ enang. D. Tơ visco và tơ nilon-6,6. Câu 24: Cho các tơ sau: tơ xenlulozơ axetat, tơ capron, tơ nitron, tơ visco, tơ nilon-6 6. Có bao nhiêu tơ thuộc loại tơ poliamit? A. 2 B. 1 C. 4 D. 3 Câu 25: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Polietilen và poli (vinyl clorua) là sản phẩm của phản ứng tr ng ngưng. B. Tơ visco tơ xenlulozơ axetat đều thuộc loại tơ tổng hợp. C. Sợi bông tơ tằm thuộc loại polime thiên nhiên. D. Tơ nilon-6 6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit axetic. Câu 26: Các chất đều không bị thuỷ phân trong dung dịch H2SO4 loãng nóng là A. tơ capron; nilon-6,6, polietylen B. poli (vinyl axetat); polietilen, cao su buna C. nilon-6,6; poli(etylen-terephtalat); polistiren D. polietylen; cao su buna; polistiren Câu 27: Cho các polime: (1) polietilen; (2) poli (metyl metacrylat); (3) polibutađien; (4) polistiren; Trang 38
  39. Tài liệu Ôn thi THPT môn Hóa_Trường THPT Cẩm Lệ_2019 (5)poli(vinyl axetat) và (6) tơ nilon-6,6. Trong các polime trên, các polime có thể bị thuỷ phân trong dung dịch axit và dung dịch kiềm là A. (2),(3),(6) B. (2),(5),(6) C. (1),(4),(5) D. (1),(2),(5) Câu 28: Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → Cao su Buna. X, Y lần lượt là A. CH3CH2OH và CH3CHO. B. CH3CH2OH và CH2=CH2. C. CH2CH2OH và CH3-CH=CH-CH3. D. CH3CH2OH và CH2=CH–CH=CH2. Câu 29: Cho sơ đồ phản ứng CH≡CH → X; X → polime Y; X + CH2 = CH – CH = CH2→ polime Z Y và Z lần lượt d ng để chế tạo vật liệu polime nào sau đây? A.Tơ capron và cao su buna. B. Tơ nilon-6,6 và cao su cloropren. C. Tơ olon và cao su buna-N. D. Tơ nitron và cao su buna-S. Câu 30: Cho sơ đồ chuyển hóa: A1→ A2→ A3→ A4→ A5→ Poli(vinyl axetat). Biết số nguyên tử C trong phân tử A1 ít hơn trong phân tử A2 là 1 nguyên tử. Các chất A2 và A4 có thể lần lượt là A. propen và anđehit acrylic. B. axetilen và axit axetic. C. axetilen và axit acrylic. D. etan và etyl axetat. PHẦN 3: BÀI TẬP Câu 31: Phân tử khối trung bình của PVC là 750000. Hệ số polime hoá của PVC là A. 12.000 B. 15.000 C. 24.000 D. 25.000 Câu 32: Khối lượng của một đoạn nilon – 6,6 là 27346 đvC và một đoạn mạch tơ capron là 17176 đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch của 2 polime nêu trên lần lượt là? A. 113 và 152 B. 121 và 114 C. 121 và 152 D. 113 và 114 Câu 33: Polime X có phân tử khối M = 280000 đvC và hệ số trùng hợp n = 10000. X là: A. (-CF2-CF2-)n B. PE C. PVC D. Cao su buna Câu 34: Hidro hóa cao su Buna thì thu được 1 polime có chứa 11,765% hidro về khối lượng, trung bình 1 phân tử H2 phản ứng với k mắc xích trong mạch cao su. Giá trị của k là: A. 2 B. 5 C. 3 D. 4 Câu 35: Cho sơ đồ chuyển hóa: CH4 →C2H2 →C2H3Cl →PVC. Để tổng hợp 250 kg PVC theo sơ đồ trên 3 thì cần V m khí thiên nhiên (ở đktc). Giá trị của V là (biết CH4 chiếm 80% thể tích khí thiên nhiên và hiệu suất cả quá trình là 50%) A. 448,0 B. 286,7 C. 224,0. D. 358,4 Câu 36: Clo hóa PVC thu được một polime chứa 63,96% clo về khối lượng, trung bình một phân tử clo phản ứng với k mắt xích trong mạch PVC. Giá trị của k là? A. 3 B. 6 C. 4 D. 5 Câu 37: Cứ 2,834g cao su buna – S phản ứng vừa hết với 1,731g Br2. Tỷ lệ số mắt xích butadien : stiren trong loại polime trên là? A. 1:2 B. 2:1 C. 1:1,5 D. 1,5:1 Câu 38: Một loại cao su lưu hóa chứa 2% lưu hu nh. Hỏi cứ khoảng bao nhiêu mắt xích isopren có một cầu nối đisunfua -S-S-, giả thiết rằng lưu hu nh đã thay thế H ở nhóm metylen trong mạch cao su. A. 54 B. 46 C. 24 D. 63 H 35% H 80% H 60% H 80% Câu 39: Cho sơ đồ: Gỗ  C6H12O6  2C2H5OH  C4H6  Cao su buna Khối lượng gỗ cần để sản xuất 1 tấn cao su buna là? A. 24,797 tấn B. 12,4 tấn C. 1 tấn D. 22,32 tấn Câu 40: Da nhân tạo(PVC) được điều chế từ khí thiên nhiên (CH4). Nếu hiệu suất của toàn bộ quá trình là 20% thì để điều chế 1 tấn PVC phải cần một thể tích metan là: A. 3500m3 B. 3560m3 C. 3584m3 D. 5500m3 Trang 39
  40. CHUYÊN ĐỀ 8: AMIN – AMINO AXIT – PROTEIN AMIN AMINO AXIT PEPTIT VÀ PROTEIN Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử H trong phân tử Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân Peptit là hợp chất chứa từ 2 đến 50 NH bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon ta được amin. tử chứa đồng thời nhóm amino -NH và gốc α-aminoaxit liên kết với nhau bởi 3 2 nhóm cacboxyl -COOH. các liên kết peptit. Khái Protein là loại polipeptit cao phân tử niệm có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu. CTTQ: (H2N)xR(COOH)y (x ≥ 1, y ≥ 1) Liên kết peptit là liên kết –CO–NH– C6H5 – NH2 (anilin) Vd: H2N – CH2 – COOH (glyxin) giữa hai đơn vị α-aminoaxit. CTPT Aminoaxit no, đơn chức, mạch hở: Vd: Đipeptit Glylxylglyxin có 1 liên Amin no, đơn chức, mạch hở: CnH2n+1NO2 (n≥2) kết peptit NH CH CO-NHCH COOH CnH2n+3N (n≥1) 2 2 2 CH3NH2, (CH3)2NH, (CH3)3N, Chất lỏng, không màu, ít- Chất rắn ở dạng tinh thể, không màu, vị hơi - - Các peptit thường ở thể rắn, có nhiệt C2H5NH2 là những chất khí, tan trong nước và nặng hơn ngọt, tương đối dễ tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước. Tính mùi khai, tan nhiều trong nước, tan nhiều trong độ nóng chảy cao (phân huỷ khi đun nóng). - Protein hình sợi (keratin, miozin, chất nước. etanol, benzen. Để lâu fibroin) hoàn toàn không tan trong nước. vật lí trong không khí, anilin - - Protein hình cầu tan trong nước tạo chuyển sang màu nâu đen. thành dung dịch keo như anbumin Các amin đều độc (lòng trứng trắng), hemoglobin (máu). Tất cả amin đều có tính bazơ - dd glyxin, alanin, valin (số nhóm NH2 = số - - Protein bị đông tụ khi đun nóng hoặc Amin thơm < NH3 < Amin no nhóm COOH=1) nên không làm đổi màu qu tím. cho axit, bazơ hay một số muối vào. NH3 và amin no làm qu Amin thơm không làm đổi - dd axit glutamic (số nhóm NH2 = 1; số nhóm tím ẩm hóa xanh và dd màu qu tím COOH = 2) nên làm quỳ tím hoá hồng phenolphtalein hóa hồng - dd lysin (số nhóm NH2 = 2; số nhóm COOH = 1) nên làm quỳ tím hoá xanh. Tính CH3NH2+HCl C6H5NH2+HCl Lƣỡng tính: tác dụng HCl và NaOH - Peptit và protein bị thủy phân trong chất + - + - [CH3NH3] Cl [C6H5NH3] Cl H2N-R-COOH + HCl ClH3N-R-COOH môi trường axit (HCl) và môi trường hóa H2N-R-COOH+NaOH H2N-R-COONa + H2O bazơ (NaOH) học Amin no tác dụng với dd Anilin tạo kết tủa trắng với - Phản ứng trùng ngƣng - Phản ứng màu biure: tripeptit trở muối tạo kết tủa dd Br2 Các axit 6-aminohexanoic (ε-aminocaproic) lên và protein kết hợp với Cu(OH)2 tạo 2CH3NH2+FeCl2+2H2O→ và 7-aminoheptanoic (ω-aminoenantoic) là ra dd màu tím đặc trưng. Fe(OH)2↓+ 2CH3NH3Cl nguyên liệu để sản xuất tơ nilon như nilon-6 - Protein tạo kết tủa vàng với dung dịch (tơ capron), nilon-7 (tơ enang). HNO3 đặc
  41.  Một số α-amino axit Tên bán Tên Kí Công thức Tên thay thế hệ thống thƣờng hiệu 1, C H2–COOH Axit aminoetanoic Axit aminoaxetic Glyxin Gly | M= 75 NH2 Axit Axit Alanin Ala 2, CH3– C H-COOH | 2-aminopropanoic α-aminopropionic M= 89 NH2 Axit 2-amino-3- Axit Valin Val 3, CH3– C H– C H–COOH | | metylbutanoic α-aminoisovaleric M= 117 CH3 NH2 4, C H2–CH2–CH2–CH2– C H–COOH Axit Axit Lysin Lys | | 2,6-điaminohexanoic α,ε-điaminocaproic M= 146 NH2 NH2 5, HOOC–CH2–CH2– C H–COOH Axit Axit Axit Glu | 2-aminopentanoic α-aminoglutaric glutamic NH 2 M= 147 Axit Axit Phenyl 6, C6H5–CH2– H–COOH 2-amino-3- α-amino-β- alanin Phe phenylpropanoic phenylpropionic M= 165 NH2  Bài tập lý thuyết Câu 1: Chất có chứa nguyên tố nitơ là A. metylamin. B. glucozơ. C. ancol etylic. D. axit axetic. Câu 2: Số đồng phân amin có công thức phân tử C2H7N là A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 3: Trong phân tử chất nào sau đây có chứa vòng benzen? A. Metylamin. B. Phenylamin. C. Etylamin. D. Propylamin. Câu 4: Công thức phân tử của etyl amin là A. C2H5NH2. B. CH3-NH-CH3. C. CH3NH2. D. C4H9NH2. Câu 5: Tên gốc chức của CH3-NH-C2H5 là A. etyl metyl amin. B. đimetyl amin. C. đietyl amin. D. metyl etyl amin. Câu 6: Amin nào có tính chất vật lí khác hẳn NH3? A. metyl amin. B. etylamin. C. anilin. D. trimetyl amin. Câu 7: Nhúng giấy qu tím vào dung dịch etylamin, màu qu tím chuyển thành A. đỏ. B. nâu đỏ. C. xanh. D. vàng. Câu 8: Dung dịch chất nào sau đây làm qu tím chuyển sang màu xanh? A. C6H5NH2 (anilin). B. H2NCH2COOH. C. CH3NH2. D. CH3COOH. Câu 9: Chất phản ứng với dung dịch FeCl3 cho kết tủa là A. CH3COOH. B. CH3OH. C. CH3NH2. D. CH3COOCH3 Câu 10: Phương pháp nào sau đây để phân biệt hai khí CH3NH2 và NH3 A. Dựa vào m i của khí. B. Thử bằng qu tím ẩm. C. Thử bằng dung dịch HCl. D. Đốt hai chất rồi cho sản phẩm qua dd Ca(OH)2. Câu 11: Anilin có công thức là A. C6H5NH2. B. CH3OH. C. C6H5OH. D. CH3COOH. Câu 12: Cho dãy các chất: C2H5NH2, CH3NH2, NH3, C6H5NH2 (anilin). Chất trong dãy có lực bazơ yếu nhất là A. C6H5NH2. B. CH3NH2. C. C2H5NH2. D. NH3. Câu 13: Anilin (C6H5NH2) phản ứng với dung dịch A. NaCl. B. HCl. C. Na2CO3. D. NaOH. Câu 14: Anilin và phenol đều tác dụng với A. dd HCl. B. dd Br2. C. dd NaOH. D. Na. Câu 15: Nhỏ vài giọt nước brom vào dung dịch anilin, thấy xuất hiện kết tủa màu
  42. A. đỏ. B. xanh. C. trắng. D. tím. Câu 16: Số nhóm amino và số nhóm cacboxyl có trong một phân tử axit glutamic tương ứng là A. 1 và 1. B. 2 và 2. C. 2 và 1. D. 1 và 2. Câu 17: Dung dịch nào sau đây làm qu tím đổi thành màu xanh? A. Dung dịch alanin B. Dung dịch lysine C. Dung dịch glyxin D. Dung dịch valin Câu 18: Trong các dd sau: H2N-CH2-CH(NH2)-COOH, HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, CH3-CH2- NH2, H2N-CH2-COOH. Số dung dịch làm xanh qu tím là A. 4 B. 1 C. 2 D. 3 Câu 19: Axit aminoaxetic (H2NCH2COOH) tác dụng được với dung dịch A. NaCl. B. Na2SO4. C. HCl. D. NaNO3. Câu 20: Cho dãy các chất: C2H5OH, H2NCH2COOH, CH3COOH, CH3COOC2H5. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 21: Chất X vừa tác dụng được với axit, vừa tác dụng được với bazơ. Chất X là A. CH3COOH. B. H2NCH2COOH. C. CH3CHO. D. CH3NH2. Câu 22: Một chất khi thuỷ phân trong môi trường axit, đun nóng không tạo ra glucozơ. Chất đó là A. saccarozơ. B. xenlulozơ. C. tinh bột. D. protein. Câu 23: Số liên kết peptit có trong phân tử tetrapeptit mạch hở là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 24: Peptit nào dưới đây khôngcó phản ứng màu biure? A. Val-Ala-Gly B. Ala-Gly. C. Gly-Gly-Gly. D. Ala-Gly-Val-Gly. Câu 25: Cho lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 thấy xuất hiện màu A. đỏ. B. đen. C. tím. D. vàng. Câu 26: Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “riêu cua” nổi lên là do A. Sự đông tụ của protein do nhiệt độ. B. Phản ứng thủy phân của protein. C. Phản ứng màu của protein. D. Sự đông tụ của lipit. Câu 27: Tơ capron (nilon-6) được điều chế bằng cách tr ng ngưng aminoaxit nào? A. H2N-(CH2)3-COOH. B. H2N-(CH2)6-COOH. C. H2N-(CH2)4-COOH. D. H2N-(CH2)5-COOH. Câu 28: Thuỷ phân không hoàn toàn tetrapeptit (X), ngoài các α-amino axit còn thu được các đipeptit là Gly-Ala, Phe-Val, Ala-Phe. Cấu tạo nào sau đây là của X? A. Val-Phe-Gly-Ala. B. Ala-Val-Phe-Gly. C. Gly-Ala-Val-Phe. D. Gly-Ala-Phe-Val. Câu 29: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala- Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Chất X có công thức là A. Gly-Ala-Val-Val-Phe. B. Val-Phe-Gly-Ala-Gly. C. Gly-Ala-Val-Phe-Gly. D. Gly-Phe-Gly-Ala-Val. Câu 30: Thuốc thử nào dưới đây d ng để phân biệt các dd glucozơ, glixerol, etanol và lòng trắng trứng? A. NaOH B. AgNO3/NH3 C. Cu(OH)2 D. HNO3 Câu 31: Khi thủy phân một octapeptit X mạch hở, có CTCT là Gly-Phe-Tyr-Lys-Gly-Phe-Tyr-Ala thì thu được bao nhiêu tripeptit có chứa Gly? A. 4. B. 3. C. 5. D. 6. Câu 32: Ứng với công thức phân tử C2H7O2N có bao nhiêu chất vừa phản ứng được với dung dịch NaOH vừa phản ứng được với dung dịch HCl ? A. 2 B. 3 C. 1 D. 4 Câu 33: Cho từng chất H2N-CH2-COOH, CH3-COOH, CH3COOCH3 lần lượt tác dụng với dung dịch NaOH(to) và với dung dịch HCl (to). Số phản ứng xảy ra là A. 3 B. 5 C. 6 D. 4 Câu 34: Phát biểu nào dưới đây về tính chất vật lí của amin không đúng? A. Các amin khí có m i tương tự amoniac, độc B. Anilin là chất lỏng, khó tan trong nước, màu đen. C. Metylamin ,etylamin,đimetylamin ,trimeltylamin là chất khí, dễ tan trong nước D. Độ tan của amin giảm dần khi số nguyên tử cacbon tăng. Câu 35: Những nhận xét nào trong các nhận xét sau là đúng? Trang 42
  43. Tài liệu Ôn thi THPT môn Hóa_Trường THPT Cẩm Lệ_2019 (1) Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khí mùi khai khó chịu, độc. (2) Các amin đồng đẳng của metylamin có độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng của khối lượng phân tử. (3) Anilin có tính bazơ và làm xanh qu tím ẩm. (4) Lực bazơ của các amin luôn lớn hơn lực bazơ của amoniac. A. (1), (2). B. (2), (3), (4). C. (1), (2), (3). D. (1), (2), (4). Câu 36: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Ở nhiệt độ thường các amino axit đều là những chất lỏng. B. Các amino axit thiên nhiên hầu hết là các β -amino axit. C. Amino axit thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức. D. Axit glutamic là thành phần chính của bột ngọt. Câu 37: Phát biểu không đúng là A. Aminoaxit là những chất rắn kết tinh tan tốt trong nước và có vị ngọt. B. Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl. + - C. Trong dung dịch H2N-CH2-COOH còn tồn tại ở dạng lượng cực H3N -CH2-COO . D. Hợp chất H2N-CH2-COOH3N-CH3 là este của glyxin (hay glixin). Câu 38: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Amino axit là hợp chất có tính lưỡng tính. B. Trong môi trường kiềm đipetit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím. C. Trong một phân tử tetrapeptit mạch hở có 4 liên kết peptit. D. Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit Câu 39: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Trong một phân tử tetrapeptit mạch hở có 4 liên kết peptit. B. Amino axit là hợp chất có tính lưỡng tính. C. Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím. D. Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit. Câu 40: Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-amino axit. B. Tất cả các peptit và protein đều có phản ứng màu biure với Cu(OH)2 . C. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị amino axit được gọi là liên kết peptit. D. Oligopeptit là các peptit có từ 2 đến 10 liên kết peptit. Câu 41: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Các amino axit có số nhóm NH2 lẻ thì khối lượng phân tử là số chẵn. B. Các dung dịch: Glyxin, Alanin, Lysin đều không làm đổi màu qu . C. Amino axit đều là chất rắn kết tinh ở điều kiện thường. D. Amino axit độc. Câu 42: Khi nói về protein, phát biểu nào sau đây sai? A. Protein có phản ứng màu biure. B. Tất cảcác protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo. C. Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu. D. Thành phần phân tử của protein luôn có nguyên tố nitơ. Câu 43: Khi nói về tetrapeptit X (Gly-Gly-Ala-Ala), kết luận nào sau đây không đúng? A. X tham gia được phản ứng biure tạo ra phức màu tím. B. X có chứa 3 liên kết peptit. C. X có đầu N là alanin và đầu C là glyxin. D. X tham gia được phản ứng thủy phân. Câu 44: Phát biểu sai là A. Lực bazơ của anilin lớn hơn lực bazơ của amoniac. B. Anilin có khả năng làm mất màu nước brom. C. Dung dịch anilin trong nước không làm đổi màu qu tím. D. Anilin phản ứng với axit HCl tạo ra muối phenylamoni clorua. Câu 45: Chọn phát biểu sai? A. Các peptit đều tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm cho ra hợp chất có màu tím đặc trưng. B. Khi thủy phân đến c ng peptit trong môi trường axit hoặc kiềm thu được các α-amino axit. C. Phân tử peptit mạch hở chứa n gốc α-amino axit có n -1 số liên kết peptit. Trang 43