Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Hóa học - Đề số 5

docx 6 trang Đăng Bình 06/12/2023 560
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Hóa học - Đề số 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_luyen_thi_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_de_so_5.docx

Nội dung text: Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Hóa học - Đề số 5

  1. ĐỀ SỐ 5 Câu 1. Khẳng định nào sau đây đúng ? A. Chất béo là este của glixerol với axitbéo. B. Chất béo là trieste của glixerol với axit hữucơ. C. Chất béo là trieste của ancol đơn chức với axit bachức. D. Chất béo là trieste của glixerol với axitbéo. Câu 2. Chất nào sau có tính lưỡng tính ? A. Metylamin. B. Etylamin. C. Glyxin. D. Anilin. Câu 3. Tên gọi của hợp chất CH3COOCH3 là A. metylfomat. B. metylaxetat. C. etylfomat. D. etylaxetat. Câu 4. Chất nào dưới đây dùng tráng bạc cho ruột phích ? A. Lipit. B. Glucozơ. C. Saccarozơ. D. Xenlulozơ. Câu 5. Thủy phân hoàn toàn một lượng chất béo trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được 1 mol glixerol và A. 3 molnatriaxetat. B. 1 mol natriaxetat. C. 1 mol muối củaaxitbéo. D. 3 mol muối của axit béo. Câu 6. Thuốc thử nhận biết hồ tinh bột là A. phenolphtalein. B. dung dịch iot. C. dungdịchbrom. D. quỳtím. Câu 7. Chất tác dụng với Cu(OH)2cho phức màu xanh tím là A. aminoaxit. B. amin. C. đipeptit. D. tripeptit. Câu 8. Trong các kim loại, kim loại nhẹ nhất và kim loại cứng nhất lần lượt là A. Al,Fe. B. Mg,Cr. C. Li, Cr. D. Cs,Fe. Câu 9. Dãy gồm các phân tử có cấu trúc mạch nhánh là A. amilopectin, thủy tinh hữu cơ,xenlulozơ. B. amilopectin, glicogen. C. amilozơ, poli(vinyl clorua), tơnitron. D. amilopectin, polistiren, cao su thiênnhiên. Câu 10. Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Đốt cháy protein cũng như đốt cháy xenlulozơ đều sinh raN2. B. Khi đun nóng dung dịch Ala-Gly-Val-Phe có kết tủa gọi là sự đông tụ củaprotein. C. Ứng với công thức phân tử C3H7O2N có 2 đồng phân cấu tạo là amino axit. D. Amilopectin có cấu trúc mạch không phân nhánh. Câu 11. Cặp chất nào sau đây có phản ứng với nhau trong điều kiện thích hợp ? A. Fe+ ZnCl2. B. Mg+NaCl. C. Fe + Cu(NO3)2. D. Al +MgSO4. Câu 12. Kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư ở nhiệt độ thường ? A. Na. B. Al. C. Fe. D. Mg. Câu 13. Trong các chất dưới đây, chất nào có lực bazơ mạnh nhất (C6H5- là gốc phenyl) ? A. NH3. B. C6H5CH2NH2. C. C6H5NH2. D. (CH3)2NH. Câu 14. Dung dịch fructozơ không phản ứng được với Trang 1/6 - Mã đề 591
  2. 0 A. dung dịch AgNO3/NH3. B. nước brom. C. H2/Ni,t . D. Cu(OH)2. Câu 15. Kết luận nào sau đây khôngđúng ? A. Iot tạo với tinh bột hợp chất màu xanh tím còn xenlulozơ thìkhông. B. Có thể phân biệt glucozơ với saccarozơ bằng nướcbrom. C. fructozơ, etyl fomat; glucozơ đều tham gia phản ứng trángbạc. D. Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau vì đều có công thức (C6H10O5)n. Câu 16. Mô tả nào dưới đây không đúng với glucozơ ? A. Còn có tên gọi là đườngnho. B. Chất rắn, không màu, tan nhiều trong nước và không có vị ngọt. C. Có mặt trong hầu hết các bộ phận của cây, nhất là trong quảchín. D. Có khoảng 0,1% trong máu người bìnhthường. Câu 17. Tên gọi của C6H5NH2 (C6H5- là phenyl)là A. alanin. B. anilin. C. benzylamin. D. benzyl amino. Câu 18. Trong các cặp chất sau, cặp chất nào tham gia phản ứng trùng ngưng ? A. CH2=CH–CH=CH2 vàC6H5-CH=CH2. B. CH2=CH-Cl vàCH2=CH-COO-CH3. C. H2N-[CH2]6-NH2 và HOOC-[CH2]4-COOH. D. CH2=CH–CH=CH2vàCH2=CH-CN. Câu 19. Triolein có công thức là A. (C17H35COO)3C3H5. B. (C15H31COO)3C3H5. C. (C17H33COO)3C3H5. D. (C17H31COO)3C3H5. Câu 20. Cho các cặp oxi hoá- khử được sắp xếp theo đúng thứ tự tương đối trong dãy điện hóa: Al 3+/Al, Fe2+/ Fe, Cu2+/ Cu, Fe3+/ Fe2+, Ag+/Ag. Kim loại Cu khử được các ion trong các cặp trên là A. Fe3+, Ag+. B. Fe3+,Fe2+. C. Fe2+,Ag+. D. Al3+, Fe2+. Câu 21. Dãy gồm các kim loại có thể tan trong dung dịch HCl là A. Al,Cu,Fe. B. Ba, Zn, Na. C. Mg,Ni,Ag. D. K,Ba, Hg. Câu 22. Số đồng phân amin ứng với công thức phân tử C4H11N là A. 8. B. 6. C. 5. D. 7. Câu 23. Metyl propionat là tên gọi của hợp chất có công thức cấu tạo là A. C2H5COOCH3. B. CH3COOC2H5. C. HCOOC3H7. D. CH3COOC2H5. Câu 24. Đun nóng este CH2=CHCOOCH3với lượng NaOH vừa đủ thu được A. CH3COONavàCH3CHO. B. C2H5COONa vàCH3OH. C. CH2=CHCOONa và CH3OH. D. CH3COONa vàCH2=CH-OH. Câu 25. Anilin và glucozơ đều phản ứng với A. nước brom. B. dungdịchNaOH. C. dung dịchNaCl. D. dung dịch H2SO4loãng. Câu 26. Polime có cấu trúc mạch phân nhánh là A. PVC. B. PE. C. poliisopren. D. amilopectin. Trang 2/6 - Mã đề 591
  3. Câu 27. Chất nào sau đây là amin bậc hai ? A. CH3NHCH3. B. (CH3)3N. C. (CH3)2CH-NH2. D. H2N- CH2-NH2. Câu 28. Chất khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng không sinh ra ancol là A. metylacrylat. B. phenyl axetat. C. tristearin. D. benzyl fomat. Câu 29. Nhận định nào sau đây về glucozơ và fructozơ đúng ? A. Trong nước đều hòa tan được Cu(OH)2. B. Glucozơ và fructozơlà hai dạng thù hình củanhau. C. Glucozơ và fructozơđều tồn tại chủ yếu ở dạngmạchhở. D. Glucozơ và fructozơđều có nhóm –CHO trong phântử. Câu 30. Glucozơ khôngthuộc loại A. monosaccarit. B. hợp chấttạpchức. C. đisaccarit. D. cacbohidrat. Câu 31. Câu nào sau đây không đúng ? A. Amino axit là các chất lỏng, không màu. B. Các amino axit đều tan trongnước. C. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được hỗn hợp các α-amino axit. D. Phân tử khối của 1 amino axit (gồm 1 nhóm NH2và 1 nhóm COOH) luôn là sốlẻ. Câu 32. Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím hóa đỏ ? A. CH3CH2CH2NH2. B. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH. C. C6H5NH2 (anilin). D. H2NCH2COOH. Câu 33. Chất hữu cơ X có công thức phân tử là C 3H9O2N. X tác dụng với NaOH đun nóng thu được muối Y có phân tử khối nhỏ hơn phân tử khối của X. X không thể là chất nào ? A. CH3CH2COONH4. B. HCOONH3CH2CH3. C. CH3COONH3CH3. D. HCOONH2(CH3)2. Câu 34. Trường hợp nào sau có hiện tượng ăn mòn điện hóa? A. Nhúng thanh sắt vào dung dịch axit sunfuric đặcnóng. B. Gắn miếng kẽm vào đáy tàu đi biển. C. Đốt dây đồng trong khôngkhí. D. Đốt than tổong. Câu 35. Hóa chất được sử dụng để thu được Fe tinh khiết từ hỗn hợp của Fe và Al là A. dung dịch HNO3đặc nguội. B. dung dịchHCl. C. dungdịchMgCl2. D. dung dịch FeSO4. Câu 36. Có thể dùng quỳ tím phân biệt dãy chất nào sau đây ? A. Anilin, metylamin, alanin. B. Alanin, axit glutamic, lysin. C. Metylamin, lysin, anilin. D. Valin, glyxin, alanin. Câu 37. Cho phản ứng sau: Cu + Fe3+ ¾ ¾® Cu2+ + Fe2+. Từ phản ứng này cho thấy phát biểu nào sau là đúng ? Trang 3/6 - Mã đề 591
  4. A. Đồng có tính khử mạnh hơn ionsắt (II). B. Tính oxi hóa của ion Fe2+>tính oxi hóa của ion Cu2+. C. Kim loại đồng đẩy được sắt ra khỏimuối. D. Tính oxi hóa của ion Cu2+> tính oxi hóa của ionFe3+. Câu 38. Cho sơ đồ phản ứng H , t0 H , t0 (1) X + H2O  Z (2) Y + H2O  Z enzim, t0 clorophin/as (3) Z  T + Q (4) Q + H2O  X + O2 Biết X, Y, Z là các cacbohiđrat. Điều nào sau đây là đúng ? A. X là xenlulozơ. B. Y là tinh bột. C. Z là fructozơ. D. T là ancol etylic. Câu 39. Este X có các đặc điểm sau: - Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau; - Thuỷ phân X trong môi trường axit được chất Y (tham gia phản ứng tráng gương) và chất Z (có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X). Phát biểu nào sau đâykhôngđúng ? A. Phân tử X có 2 nhóm CH3. B. Chất X thuộc loại este no, đơn chức. C. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X sinh ra sản phẩm gồm 2 mol CO2 và 2 mol H2O. D. Chất Y tan vô hạn trong nước. Câu 40. Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C8H14O4. Từ X thực hiện các phản ứng: (1) X + NaOH X1 + X2 + H2O. (2) X1 + H2SO4 X3 + Na2SO4. (3) nX3 + nX4 nilon-6,6 + nH2O. (4) 2X2 + X3 X5 + 2H2O. Công thức cấu tạo phù hợp của X là A. CH3CH2OOC[CH2]4COOH. B. CH3OOC[CH2]4COOCH3. C. HCOO[CH2]6OOCH. D. CH3OOC[CH2]5COOH. Câu 41. Cho các chất: anilin, phenyl axetat, vinylaxetat, metyl amoni clorua, glyxin. Số chất trong dãy tác dụng với dung dịch NaOH là A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 42. Trong các chất sau đây có bao nhiêu chất có nhóm CO-NH: caprolactam, glyxylalanin, peptit, nilon- 7, tơ lapsan, protein, valin, cacbohiđrat ? A. 5. B. 4. C. 6. D. 3. Câu 43. Cho các phát biểu sau về anilin (1) Anilin là chất lỏng, rất độc, tan nhiều trong nước. (2) Anilin có tính bazơ nhưng dung dịch của nó không làm đổi màu quỳ tím. (3) Nguyên tử H của vòng benzen trong anilin dễ bị thay thế hơn nguyên tử H trong benzen và ưu tiên thế vào vị trí meta. (4) Anilin tan tốt trong dung dịch HCl dư. (5) Nhỏ nước brom vào dung dịch anilin thấy xuất hiện kết tủa trắng. (6) Anilin là amin bậc II Số phát biểu đúng là Trang 4/6 - Mã đề 591
  5. A. 2. B. 5. C. 3. D. 4. Câu 44. Cho các phát biểu sau: (1) Tất cả các cacbohidrat đều có phản ứng thủy phân (2) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp tinh bột; xenlulozo và saccarozo trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất. (3) Có thể phân biệt glucozo và fructozo bằng phản ứng với dung dịch brom hay dung dịch AgNO 3 trong NH3. (4) Trong dung dịch, glucozo, fructozo, saccarozo đều hòa tan Cu(OH) 2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam. (5) Trong dung dịch, fructozo tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng. (6) Trong dung dịch, glucozo tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 45. Cho các phát biểu sau: (a) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực. (b) Chất béo là trieste của glixerol với axit béo. (c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch. (d) Tristearin có nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ nóng chảy của triolein. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 46. Cho các phát biểu sau: (a) Fructozơ và saccarozơ đều là chất rắn, vị ngọt, dễ tan trong nước. (b) Tinh bột và xenlulozơ là polisaccarit, khi đun với dung dịch H2SO4 loãng thì sản phẩm thu được đều có phản ứng tráng bạc. (c) Dung dịch glucozơ và dung dịch saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam. (d) Xenlulozơ triaxetat là nguyên liệu để sản xuất tơ tổng hợp. (e) Glucozơ bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3 trong amoniac. (g) Glucozơ tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) thu được sobitol. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 5. C. 4. D. 6. Câu 47. Cho các phát biểu sau: (a) Chất béo là đieste của glixerol và các axit béo. (b) Các protein đều có phản ứng màu biure. (c) Đun etyl fomat trong dung dịch AgNO3/NH3 thu được kết tủa Ag. (d) Điều chế nilon-6,6được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. (e) Fructozơ có độ ngọt hơn độ ngọt của glucozơ. (f) Thủy phân bất kì chất béo nào cũng thu được glixerol. o (g) Triolein tác dụng được với H2 (xúc tác Ni, t ), dung dịch Br2, Cu(OH)2. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 5. C. 4. D. 6. Câu 48. Cho các phát biểu sau: (a) Các kim loại: natri, bari, beri đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường. (b) Kim loại Magie có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện. Trang 5/6 - Mã đề 591
  6. (c) Có thể dùng Na2CO3 để loại cả độ cứng tạm thời và độ cứng vĩnh cửu của nước. (d) Trong nhóm IA, tính khử của các kim loại giảm dần từ Li đến Cs. (e) Thạch cao sống dùng bó bột, nặn tượng. (f) Hợp kim Na - K dùng làm chất trao đổi nhiệt trong lò phản ứng hạt nhân. Số phát biểu không đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 49. Cho các nhận định sau: (1) Trong các kim loại kiềm, xesi (Cs) có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất. (2) Độ dẫn điện của nhôm (Al) tốt hơn của đồng (Cu). (3) Những kim loại có độ dẫn điện tốt thì cũng dẫn nhiệt tốt. (4) Crom (Cr) là kim loại cứng nhất trong các kim loại. (5) Wonfam (W) có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong các kim loại. Số nhận định đúng là A. 5. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 50. Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho Mg vào lượng dư dung dịch Fe2(SO4)3 dư. (b) Cho bột Zn vào lượng dư dung dịch CrCl3. (c) Dẫn khí H2 dư qua ống sứ chứa bột CuO nung nóng. (d) Cho Ba vào lượng dư dung dịch CuSO4. (e) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3. Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là A. 5. B. 2. C. 4. D. 3. HẾT Trang 6/6 - Mã đề 591