Tài liệu Tập huấn cán bộ quản lí, giáo viên THCS kĩ thuật xây dựng ma trận đề và biên soạn, chuẩn hóa câu hỏi kiểm tra đánh giá kết quả dạy học môn Lịch sử

pdf 270 trang Đăng Bình 05/12/2023 810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Tập huấn cán bộ quản lí, giáo viên THCS kĩ thuật xây dựng ma trận đề và biên soạn, chuẩn hóa câu hỏi kiểm tra đánh giá kết quả dạy học môn Lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_tap_huan_can_bo_quan_li_giao_vien_thcs_ki_thuat_xay.pdf

Nội dung text: Tài liệu Tập huấn cán bộ quản lí, giáo viên THCS kĩ thuật xây dựng ma trận đề và biên soạn, chuẩn hóa câu hỏi kiểm tra đánh giá kết quả dạy học môn Lịch sử

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC CHƢƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC Giai đoạn 2 TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUÂN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ Môn: LỊCH SỬ (Lưu hành nội bộ) Hà Nội – 2018
  2. MỤC LỤC Phần 1. Những vấn đề chung về kiểm tra, đánh giá theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh 5 1. Định hướng chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh 5 2. Nhiệm vụ và giải pháp đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh 9 3. Trách nhiệm của các cấp quản lý giáo dục 12 Phần 2. Quy trình, kĩ thuật xây dựng ma trận đề, biên soạn và chuẩn hóa câu hỏi trắc nghiệm khách quan 14 1. Quy trình xây dựng đề kiểm tra 14 2. Kĩ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan 16 Phần 3. Vận dụng quy trình, kĩ thuật xây dựng ma trận đề, biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Lịch sử 31 1. Qui trình xây dựng đề kiểm tra môn Lịch sử 31 2. Kĩ thuật biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn môn Lịch sử 39 3. Giới thiệu một số đề minh hoạ môn Lịch sử 52 4. Giới thiệu một số câu hỏi, bài tập 91 Phần 4. Hƣớng dẫn biên soạn, quản lí và sử dụng ngân hàng câu hỏi kiểm tra, đánh giá trên mạng 227 1. Truy cập và đăng nhập hệ thống 227 2. Soạn giáo án Online 230 3. Không gian học tập của học sinh 242 Phụ lục. Một số văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT 245 3
  3. Phần 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH 1. Định hướng chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, giáo dục phổ thông trong phạm vi cả nước đang thực hiện đổi mới đồng bộ các yếu tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, thiết bị và đánh giá chất lượng giáo dục. a) Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ sở giáo dục tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh theo các Công văn số 3535/BGDĐT- GDTrH ngày 27/5/2013 về áp dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" và các phương pháp dạy học tích cực khác; Công văn số 5555/BGDĐT- GDTrH ngày 08/10/2014 về đổi mới đánh giá giờ dạy giáo viên, xây dựng tiêu chí đánh giá giờ dạy; Công văn số 4612/BGDĐT - GDTrH ngày 03/10/2017 hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018; Công văn số 3817/BGDĐT - GDTrH ngày 15/8/2017 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2017-2018; đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành, dạy học theo dự án trong các 5
  4. môn học; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với nội dung bài học; tập trung dạy cách học, cách nghĩ; bảo đảm cân đối giữa trang bị kiến thức, rèn luyện kĩ năng và định hướng thái độ, hành vi cho học sinh; chú ý việc tổ chức dạy học phân hoá phù hợp các đối tượng học sinh khác nhau; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tăng cường tổ chức dạy học thí nghiệm - thực hành của học sinh. Việc đổi mới phương pháp dạy học như trên cần phải được thực hiện một cách đồng bộ với việc đổi mới hình thức tổ chức dạy học. Cụ thể là: - Đa dạng hóa các hình thức dạy học, chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức dạy học thông qua việc sử dụng các mô hình học kết hợp giữa lớp học truyền thống với các lớp học trực tuyến nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cũng như tăng cường sự công bằng trong việc tiếp cận các dịch vụ giáo dục chất lượng cao. . . Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường. - Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học đối với học sinh trung học; động viên học sinh trung học tích cực tham gia Cuộc thi nghiên cứu khoa học kĩ thuật theo Công văn số 1290/BGDĐT- GDTrH ngày 29/3/2016 của Bộ GDĐT. Tăng cường hình thức học tập gắn với thực tiễn thông qua Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn dành cho học sinh trung học theo Công văn số 3844/BGDĐT- GDTrH ngày 09/8/2016. - Chỉ đạo các cơ sở giáo dục trung học xây dựng và sử dụng tủ sách lớp học, phát động tuần lễ "Hưởng ứng học tập suốt đời" và phát triển văn hóa đọc gắn với xây dựng câu lạc bộ khoa học trong các nhà trường. - Tiếp tục thực hiện tốt việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học theo Hướng dẫn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày 16/01/2013 của liên Bộ GDĐT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. - Khuyến khích tổ chức, thu hút học sinh tham gia các hoạt động góp phần phát triển năng lực học sinh như: Văn hóa - văn nghệ, thể dục – thể thao; thi thí nghiệm - thực hành; thi kĩ năng sử dụng tin học văn phòng; thi giải toán trên máy tính cầm tay; thi tiếng Anh trên mạng; thi giải toán trên mạng; hội thi an toàn giao thông; ngày hội công nghệ thông tin; ngày hội sử dụng ngoại ngữ và các hội thi 6
  5. năng khiếu, các hoạt động giao lưu; trên cơ sở tự nguyện của nhà trường, cha mẹ học sinh và học sinh, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và nội dung học tập của học sinh trung học, phát huy sự chủ động và sáng tạo của các địa phương, đơn vị; tăng cường tính giao lưu, hợp tác nhằm thúc đẩy học sinh hứng thú học tập, rèn luyện kĩ năng sống, bổ sung hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa thế giới. Không giao chỉ tiêu, không lấy thành tích của các hoạt động giao lưu nói trên làm tiêu chí để xét thi đua đối với các đơn vị có học sinh tham gia. - Tiếp tục phối hợp với các đối tác thực hiện tốt các dự án khác như: Chương trình giáo dục kĩ năng sống; Chương trình dạy học Intel; Dự án Đối thoại Châu Á - Kết nối lớp học; Trường học sáng tạo; Ứng dụng CNTT đổi mới quản lý hoạt động giáo dục ở một số trường thí điểm theo kế hoạch số 10/KH-BGDĐT ngày 07/01/2016 của Bộ GDĐT; b) Về kiểm tra và đánh giá Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ sở giáo dục tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Cụ thể như sau: - Giao quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục và giáo viên trong việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ; chỉ đạo và tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy chế ở tất cả các khâu ra đề, coi, chấm và nhận xét, đánh giá học sinh trong việc thi và kiểm tra; đảm bảo thực chất, khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của học sinh. - Chú trọng đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh: đánh giá qua các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu, video clip, ) về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá nói trên thay cho các bài kiểm tra hiện hành. - Kết hợp đánh giá trong quá trình dạy học, giáo dục và đánh giá tổng kết cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và nhận xét, góp ý 7
  6. lẫn nhau của học sinh, đánh giá của cha mẹ học sinh và cộng đồng. Khi chấm bài kiểm tra phải có phần nhận xét, hướng dẫn, sửa sai, động viên sự cố gắng, tiến bộ của học sinh. Đối với học sinh có kết quả bài kiểm tra định kì không phù hợp với những nhận xét trong quá trình học tập (quá trình học tập tốt nhưng kết quả kiểm tra quá kém hoặc ngược lại), giáo viên cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, nếu thấy cần thiết và hợp lí thì có thể cho học sinh kiểm tra lại. - Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng đề thi, kiểm tra cuối học kì, cuối năm học theo ma trận và viết câu hỏi phục vụ ma trận đề. Đề kiểm tra bao gồm các câu hỏi, bài tập (tự luận hoặc/và trắc nghiệm) theo 4 mức độ yêu cầu: + Nhận biết: yêu cầu học sinh phải nhắc lại hoặc mô tả đúng kiến thức, kĩ năng đã học; + Thông hiểu: yêu cầu học sinh phải diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình, có thể thêm các hoạt động phân tích, giải thích, so sánh, áp dụng trực tiếp (làm theo mẫu) kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập; + Vận dụng: yêu cầu học sinh phải kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết thành công tình huống, vấn đề tương tự tình huống, vấn đề đã học; + Vận dụng cao: yêu cầu học sinh vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề đã được hướng dẫn; đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống. Căn cứ vào mức độ phát triển năng lực của học sinh ở từng học kỳ và từng khối lớp, giáo viên và nhà trường xác định tỉ lệ các câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu trong các bài kiểm tra trên nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tượng học sinh và tăng dần tỉ lệ các câu hỏi, bài tập ở mức độ yêu cầu vận dụng, vận dụng cao. - Kết hợp một cách hợp lí giữa hình thức trắc nghiệm tự luận với trắc nghiệm khách quan, giữa kiểm tra lí thuyết và kiểm tra thực hành trong các bài kiểm tra; tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn; tăng cường ra các câu hỏi mở, gắn với thời sự quê hương, đất nước đối với các môn khoa học 8
  7. xã hội và nhân văn để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội; chỉ đạo việc ra câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn đúng thay vì chỉ có câu hỏi 1 lựa chọn đúng; tiếp tục nâng cao chất lượng việc kiểm tra và thi cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và triển khai phần tự luận trong các bài kiểm tra viết, vận dụng định dạng đề thi tiếng Anh đối với học sinh học theo chương trình thí điểm theo Công văn số 3333/BGDĐT- GDTrH ngày 07/7/2016 đối với môn ngoại ngữ; thi thực hành đối với các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12; tiếp tục triển khai đánh giá các chỉ số trí tuệ (IQ, AQ, EQ ) trong tuyển sinh trường THPT chuyên ở những nơi có điều kiện. - Tăng cường tổ chức hoạt động đề xuất và lựa chọn, hoàn thiện các câu hỏi, bài tập kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực để bổ sung cho thư viện câu hỏi của trường. Tăng cường xây dựng nguồn học liệu mở (thư viện học liệu) về câu hỏi, bài tập, đề thi, kế hoạch bài học, tài liệu tham khảo có chất lượng trên website của Bộ (tại địa chỉ edu. vn) của sở/phòng GDĐT và các trường học. Chỉ đạo cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn trên trang mạng "Trường học kết nối" về xây dựng các chuyên đề dạy học tích hợp, liên môn; đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 2. Nhiệm vụ và giâi pháp đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh Nhằm thực hiện có hiệu quả việc đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá nêu trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn các địa phương, cơ sở giáo dục triển khai các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn trong trường trung học, tập trung vào thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh; giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên bước đầu biết chủ động lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học trong mỗi môn học và các chuyên đề tích hợp, liên môn phù hợp với việc tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh; sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích 9
  8. cực để xây dựng tiến trình dạy học theo chuyên đề nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. Cụ thể như sau: a) Xây dựng bài học phù hợp với các hình thức, phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa như hiện nay, các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các bài học (thực hiện trong nhiều tiết học) phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường. Trên cơ sở rà soát chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong mỗi chuyên đề đã xây dựng. b) Biên soạn câu hỏi/bài tập để sử dụng trong quá trình tổ chức hoạt động học và kiểm tra, đánh giá Với mỗi chủ đề bài học đã xây dựng, xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học. Trên cơ sở đó, biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo chuyên đề đã xây dựng. c) Thiết kế tiến trình dạy học theo các phương pháp dạy học tích cực Tiến trình dạy học mỗi bài học được tổ chức thành các hoạt động học của học sinh để có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng. d) Tổ chức dạy học và dự giờ Trên cơ sở các bài học đã được xây dựng, tổ/nhóm chuyên môn phân công giáo viên thực hiện bài học để dự giờ, phân tích và rút kinh nghiệm về giờ dạy. Khi dự giờ, cần tập trung quan sát hoạt động học của học sinh thông qua việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập với yêu cầu như sau: 10
  9. - Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. - Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không có học sinh bị "bỏ quên". - Báo cáo kết quả và thảo luận: hình thức báo cáo phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh; chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động. Mỗi bài học được thực hiện ở nhiều tiết học nên một nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong và ngoài lớp học. Vì thế, trong một tiết học có thể chỉ thực hiện một số bước trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng. Khi dự một giờ dạy, giáo viên cần phải đặt nó trong toàn bộ tiến trình dạy học của chuyên đề đã thiết kế. Cần tổ chức ghi hình các giờ dạy để sử dụng khi phân tích bài học. e) Phân tích, rút kinh nghiệm bài học Quá trình dạy học mỗi bài học được thiết kế thành các hoạt động học của học sinh dưới dạng các nhiệm vụ học tập kế tiếp nhau, có thể được thực hiện trên lớp hoặc ở nhà. Học sinh tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Phân tích giờ dạy theo quan điểm đó là phân tích hiệu quả hoạt động học của học sinh, đồng thời đánh giá việc tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học cho học sinh của giáo viên. Việc phân tích bài học có thể được căn cứ vào các tiêu chí cụ thể như sau: 11
  10. Nội Tiêu chí dung Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng. Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập. học Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh. Kế hoạch Kế và liệu tài dạy Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt . . 1 động học của học sinh. Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập. Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh. Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học chohọc sinh sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Tổchức hoạt động học Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân tích, . . 2 đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh. Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh trong lớp. Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập. sinh Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Hoạtđộng của học . . Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ 3 học tập của học sinh. 3. Trách nhiệm của các cấp quân lý giáo dục Các Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo và nhà trường/trung tâm thường xuyên chỉ đạo tổ chức sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn thông qua dự giờ, rút kinh nghiệm để hoàn thiện các chuyên đề, tiến trình dạy học và phương 12
  11. pháp tổ chức hoạt động dạy học; có biện pháp khuyến khích, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các hoạt động chuyên môn trên mạng; có hình thức động viên, khen thưởng các tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá. Cụ thể là: a) Tăng cường đổi mới quản lí việc thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục theo hướng phân cấp, giao quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục; củng cố kỷ cương, nền nếp trong dạy học, kiểm tra đánh giá và thi. Đề cao tinh thần đổi mới và sáng tạo trong quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục. Các cơ quan quản lí giáo dục và các nhà trường nghiên cứu, quán triệt đầy đủ chức năng, nhiệm vụ cho từng cấp quản lí, từng chức danh quản lí theo qui định tại các văn bản hiện hành. Tăng cường nền nếp, kỷ cương trong các cơ sở giáo dục trung học. Khắc phục ngay tình trạng thực hiện sai chức năng, nhiệm vụ của từng cấp, từng cơ quan đơn vị và từng chức danh quản lí. b) Chú trọng quản lí, phối hợp hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011; tăng cường quản lí chặt chẽ việc dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ GDĐT khắc phục tình trạng dạy thêm, học thêm sai quy định; quản lí các khoản tài trợ theo Thông tư số 29/2012/TT-BGDĐT ngày 10/9/2012 qui định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. c) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lí hoạt động dạy học, quản lý nhà giáo, quản lý kết quả học tập của học sinh, hỗ trợ xếp thời khoá biểu, tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và cộng đồng; quản lí thư viện trường học, tài chính. . . tiến tới xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục đào tạo. Đẩy mạnh việc việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, họp; động viên cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia trang mạng "Trường học kết nối", đặc biệt trong công tác tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, thanh tra viên, cán bộ quản lí giáo dục. 13
  12. Phần 2 QUY TRÌNH, KĨ THUẬT XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ, BIÊN SOẠN, CHUẨN HÓA CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN MÔN LỊCH SỬ I. Quy trình xây dựng đề kiểm tra Để biên soạn đề kiểm tra cần thực hiện theo quy trình sau: Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào mục đích yêu cầu cụ thể của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp. Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra - Đề kiểm tra (viết) có các hình thức sau: - Đề kiểm tra tự luận; - Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan; Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan. Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lý các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác hơn. Nếu đề kiểm tra kết hợp hai hình thức thì nên có nhiều phiên bản đề khác nhau hoặc cho học sinh làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan độc lập với 14
  13. việc làm bài kiểm tra phần tự luận: làm phần trắc nghiệm khách quan trước, thu bài rồi mới cho học sinh làm phần tự luận. Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra) Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức, kĩ năng chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi. Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức. (Các khung ma trận đề thi và hướng dẫn cụ thể được thể hiện chi tiết trong Công văn số 8773 đính kèm theo). Các bước cơ bản thiết lập ma trận đề kiểm tra như sau: B1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương. . . ) cần kiểm tra; B2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy; B3. Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương. . . ); B4. Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra; B5. Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương. . . ) tương ứng với tỉ lệ %; B6. Tính tỉ lệ %, số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng; B7. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột; B8. Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột; B9. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết. Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: loại câu hỏi, số câu hỏi và nội dung câu hỏi do ma trận đề quy định, mỗi câu hỏi TNKQ chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm. 15
  14. Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm Việc xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu: Nội dung: khoa học và chính xác. Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu, phù hợp với ma trận đề kiểm tra. Cần hướng tới xây dựng bản mô tả các mức độ đạt được để học sinh có thể tự đánh giá được bài làm của mình (kĩ thuật Rubric). Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau: 1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác. 2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không? 3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh (nếu có điều kiện). 4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm. 2. Kĩ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan a) Giới thiệu chung về trắc nghiệm khách quan - TNKQ là phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan. - Cách cho điểm TNKQ hoàn toàn không phụ thuộc vào người chấm. - Phân loại các câu hỏi 16
  15. Các loại câu hỏi TNKQ - Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (Multiple choice questions) - Trắc nghiệm Đúng, Sai (Yes/No Questions) - Trắc nghiệm điền khuyết (Supply items) hoặc trả lời ngắn (Short Answer). - Trắc nghiệm ghép đôi (Matching items) So sánh câu hỏi/đề thi tự luận và trắc nghiệm khách quan Nội dung so sánh Tự luận Trắc nghiệm khách quan 1- Độ tin cậy Thấp hơn Cao hơn 2- Độ giá trị Thấp hơn Cao hơn 3- Đo năng lực nhận thức Như nhau 4- Đo năng lực tư duy Như nhau 5- Đo Kỹ năng, kỹ sảo Như nhau 6- Đo phẩm chất Tốt hơn Yếu hơn 17
  16. 7- Đo năng lực sáng tạo Tốt hơn Yếu hơn 8- Ra đề Dễ hơn Khó hơn 9- Chấm điểm Thiếu chính xác và Chính xác thiếu khách quan hơn và khách quan hơn 10- Thích hợp Qui mô nhỏ Qui mô lớn b) Quy trình viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan 18
  17. Quy trình viết câu hỏi thô 19
  18. Ví dụ 1: (Lớp 8) Để thoát kỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện của đất nƣớc vào giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã A. Duy trì chế độ phong kiến. B. Tiến hành những cải cách tiến bộ. C. Nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây. D. Thiết lập chế độ Mạc Phủ mới. Phân tích: Các phương án và phương án đúng: Phương án A. Nhật Bản đang trong khủng hoảng của chế độ phong kiến Mạc phủ vì vậy việc: Duy trì chế độ phong kiến là không phù. Phương án đúng là B. Đúng: Tiến hành những cải cách tiến bộ. Do chế độ phong kiến Nhật Bản khủng hoảng do vậy việc tiến hành cải cách là cần thiết trong bối cảnh lúc bấy giờ. Phƣơng án C: Trong bối cảnh Nhật Bản khủng hoảng và các nước phương Tây lại muốn dùng vũ lực đòi mở cửa thì không thể: Nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây. Phương án D. Trong bối cảnh Nhật Bản khủng hoảng thì việc thiết lập lại chế độ Mạc Phù mới là không phù hợp. c) Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn (MCQ) Câu MCQ gồm 2 phần: - Phần 1: câu phát biểu căn bản, gọi là câu dẫn hoặc câu hỏi (STEM) - Phần 2: các phương án (OPTIONS) để thí sinh lựa chọn, trong đó chỉ có 1 phương án đúng hoặc đúng nhất, các phương án còn lại là phương án nhiễu (DISTACTERS). Câu dẫn Chức năng chính của câu dẫn: - Đặt câu hỏi; - Đưa ra yêu cầu cho HS thực hiện; - Đặt ra tình huống/ hay vấn đề cho HS giải quyết. 20
  19. Yêu cầu cơ bản khi viết câu dẫn, phải làm HS biết rõ/hiểu: - Câu hỏi cần phải trả lời - Yêu cầu cần thực hiện - Vấn đề cần giải quyết Có hai loại phƣơng án lựa chọn: Phương án nhiễu - Chức năng chính: • Là câu trả lời hợp lý (nhưng không chính xác) đối với câu hỏi hoặc vấn đề được nêu ra trong câu dẫn. • Chỉ hợp lý đối với những HS không có kiến thức hoặc không đọc tài liệu đầy đủ. • Không hợp lý đối với các HS có kiến thức, chịu khó học bài Phương án đúng, Phương án tốt nhất - Chức năng chính: Thể hiện sự hiểu biết của HS và sự lựa chọn chính xác hoặc tốt nhất cho câu hỏi hay vấn đề mà câu hỏi yêu cầu. Các dạng câu hỏi kiểm tra đánh giá KQHT - Những kiểu câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn: 1. Câu lựa chọn câu trả lời đúng 2. Câu lựa chọn câu trả lời đúng nhất 3. Câu lựa chọn các phương án trả lời đúng 21
  20. 4. Câu lựa chọn phương án để hoàn thành câu 5. Câu theo cấu trúc phủ định 6. Câu kết hợp các phương án d) Đặc tính của câu hỏi MCQ (Theo GS. BoleslawNiemierko) Cấp độ Mô tả Học sinh nhớ các khái niệm cơ bản, có thể nêu lên hoặc nhận ra Nhận biết chúng khi được yêu cầu Học sinh hiểu các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng, khi Thông hiểu chúng được thể hiện theo cách tương tự như cách giáo viên đã giảng hoặc như các ví dụ tiêu biểu về chúng trên lớp học. Học sinh có thể hiểu được khái niệm ở một cấp độ cao hơn “thông Vận dụng hiểu”, tạo ra được sự liên kết logic giữa các khái niệm cơ bản và có (ở cấp độ thấp) thể vận dụng chúng để tổ chức lại các thông tin đã được trình bày giống với bài giảng của giáo viên hoặc trong sách giáo khoa. Học sinh có thể sử dụng các kiến thức về môn học - chủ đề để giải quyết các vấn đề mới, không giống với những điều đã được học, Vận dụng hoặc trình bày trong sách giáo khoa, nhưng ở mức độ phù hợp (ở cấp độ cao) nhiệm vụ, với kỹ năng và kiến thức được giảng dạy phù hợp với mức độ nhận thức này. Đây là những vấn đề, nhiệm vụ giống với các tình huống mà Học sinh sẽ gặp phải ngoài xã hội. e) Một số nguyên tắc khi viết câu hỏi MCQ - Câu hỏi viết theo đúng yêu cầu của các thông số kỹ thuật trong ma trận chi tiết đề thi đã phê duyệt, chú ý đến các qui tắc nên theo trong quá trình viết câu hỏi; - Câu hỏi không được sai sót về nội dung chuyên môn; - Câu hỏi có nội dung phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam; không vi phạm về đường lối chủ trương, quan điểm chính trị của Đảng CSVN, của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; - Câu hỏi chưa được sử dụng cho mục đích thi hoặc kiểm tra đánh giá trong bất cứ trường hợp nào trước đó; 22
  21. - Câu hỏi phải là mới; không sao chép nguyên dạng từ sách giáo khoa hoặc các nguồn tài liệu tham khảo; không sao chép từ các nguồn đã công bố bản in hoặc bản điện tử dưới mọi hình thức; - Câu hỏi cần khai thác tối đa việc vận dụng các kiến thức để giải quyết các tình huống thực tế trong cuộc sống; - Câu hỏi không được vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ; - Các ký hiệu, thuật ngữ sử dụng trong câu hỏi phải thống nhất g) Kĩ thuật viết câu hỏi MCQ 1. YÊU CẦU CHUNG 1. Mỗi câu hỏi phải đo một kết quả học tập quan trọng (mục tiêu xây dựng) Cần xác định đúng mục tiêu của việc kiểm tra, đánh giá để từ đó xây dựng câu hỏi cho phù hợp. Ví dụ: bài kiểm tra bằng lái xe chỉ với mục đích đánh giá “trượt” hay “đỗ”. Trong khi bài kiểm tra trên lớp học nhằm giúp giáo viên đánh giá việc học tập, tiếp thu kiến thức của học sinh và điều chỉnh việc tổ chức dạy học của GV và hoạt động học tập của HS. 2. Tập trung vào một vấn đề duy nhất: 1 câu hỏi tự luận có thể kiểm tra được một vùng kiến thức khá rộng của 1 vấn đề. Tuy nhiên, đối với câu MCQ, người viết cần tập trung vào 1 vấn đề cụ thể hơn (hoặc là duy nhất). Ví dụ: - Với câu tự luận “Nêu tình hình Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868 có những điểm gì nổi bật? (Lớp 8) - Với câu MCQ: Vào thế kỉ XVIII, ở Pháp mâu thuẫn cơ bản nhất dẫn đến sự bùng nổ của cách mạng là A. phong kiến, nhà thờ với các tầng lớp nhân dân B. nông dân với quý tộc phong kiến. C. đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc. 23
  22. D. công nhân, nông dân với chế độ phong kiến. Với câu hỏi này chỉ yêu cầu học sinh về một vấn đề nhỏ của “Một trong những điểm gì nổi bật về tình hình Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868 về việc các nước tư bản phương Tây và Mĩ dùng áp lực quân sự để đòi Nhật Bản phải mở cửa”. Hay nói cách khác: “Việc các nước tư bản phương Tây và Mĩ dùng áp lực quân sự để đòi Nhật Bản phải mở cửa” là một trong nhiều điểm nổi bật về tình hình của Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868. 3. Dùng từ vựng một cách nhất quán với nhóm đối tượng được kiểm tra: Cần xác định đúng đối tượng để có cách diễn đạt cho phù hợp. 4. Tránh việc một câu trắc nghiệm này gợi ý cho một câu trắc nghiệm khác, giữ các câu độc lập với nhau Các học sinh giỏi khi làm bài trắc nghiệm có thể tập hợp đủ thông tin từ một câu trắc nghiệm để trả lời cho một câu khác. Trong việc viết các bộ câu hỏi trắc nghiệm từ các tác nhân chung, cần phải chú trọng thực hiện để tránh việc gợi ý này. Đây là trường hợp dễ gặp đối với nhóm các câu hỏi theo ngữ cảnh. 5. Tránh các kiến thức quá riêng biệt hoặc câu hỏi dựa trên ý kiến cá nhân: Ví dụ: Lớp 8 Phong trào đấu tranh nào là phong trào nông dân lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc? A. Nghĩa Hòa Đoàn B. Thái Bình Thiên Quốc C. Cuộc vận động Duy Tân D. Đại Cách mạng văn hóa vô sản. Ngoài việc câu trả lời còn nhiều điều phải tranh cãi thì các tiêu chí để đánh giá "lớn nhất", “mốcthời gian” cũng không rõ ràng. Nên sửa thành: Phong trào đấu tranh nào là phong trào nông dân lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc từ giữa thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20? A. Nghĩa Hòa Đoàn 24
  23. B. Thái Bình Thiên Quốc C. Cuộc vận động Duy Tân D. Ngũ Tứ. 6. Tránh sử dụng các cụm từ đúng nguyên văn trong sách giáo khoa Việc sử dụng các tài liệu trong sách giáo khoa quen thuộc cho ra các câu hỏi trắc nghiệm làm hạn chế việc học tập và kiểm tra trong phạm vi nhớ lại (có nghĩa là, học thuộc lòng các tài liệu của sách giáo khoa). 7. Tránh việc sử dụng sự khôi hài: - Các câu trắc nghiệm có chứa sự khôi hài có thể làm giảm các yếu tố nhiễu có sức thuyết phục làm cho câu trắc nghiệm dễ hơn một cách giả tạo. - Sự khôi hài cũng có thể làm cho HS xem bài trắc nghiệm kém nghiêm túc hơn. Ví dụ: Pháp chú trọng xây dựng các công trình giao thông trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam nhằm A. thực hiện khai hóa văn minh, phục vụ ăn chơi vui vẻ cho nhân dân Việt Nam. B. phục vụ cho nhu cầu đi lại của nhân dân. C. phục vụ nhu cầu khai thác và đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân ta. D. phát triển kinh tế, văn hóa ở vùng sâu vùng xa. 8. Tránh viết câu KHÔNG phù hợp với thực tế: Ví dụ: Tại sao Pham Châu Trinh lại là đề ra xu hƣớng cải cách? A. Phan Châu Trinh sớn tiếp thu những tư tưởng tiến bộ trên thế giới. B. Do xu hướng giải phóng dân tộc bằng khởi nghĩa vũ trang trước đó thất bại. C. Do thất bại của phong trào Đông du của Phan Châu Trinh. D. Do xu thế “cải tổ” “cải cách, mở cửa” của thế giới lúc bấy giờ tác tác động đến. 25
  24. 2. KỸ THUẬT VIẾT PHẦN DẪN 1. Đảm bảo rằng các hướng dẫn trong phần dẫn là rõ ràng và việc sử dụng từ ngữ cho phép học sinh biết chính xác họ được yêu cầu làm cái gì Câu nên xác định rõ ràng ý nghĩa muốn biểu đạt, từ dùng trong câu phải rõ ràng, chính xác, không có sai sót và không được lẫn lộn. Ví dụ: (Lớp 8): Đông Kinh nghĩa thục còn có hoạt động gì? A. Tổ chức các buổi diễn thuyết, bình văn, hồ hào mở kinh doanh công thương, lên án bọn quan lại hủ bại B. Tổ chức biểu tình chống chính quyền thực dân Pháp và tay sai. C. Tổ chức phong trào chống thuế. D. Tổ chức đưa yêu sách cho chính quyền thực dân Pháp đòi cải cách dân chủ. * Sửa lại là: Đông Kinh nghĩa thục ngoài giảng dạy chính thức còn có hoạt động gì? A. Tổ chức các buổi diễn thuyết, bình văn, hô hào mở kinh doanh công thương, lên án bọn quan lại hủ bại B. Tổ chức biểu tình chống chính quyền thực dân Pháp và tay sai. C. Tổ chức phong trào chống thuế. D. Tổ chức đưa yêu sách cho chính quyền thực dân Pháp đòi cải cách dân chủ. 2. Tránh sự dài dòng trong phần dẫn: Một số tiểu mục chứa các từ, cụm từ, hoặc câu hoàn toàn không có gì liên quan với trọng tâm của tiểu mục. Một lý do cho việc này là để làm cho các tiểu mục nhìn thực tế hơn. Dạng thức như vậy sẽ thích hợp trong trường hợp người làm bài trắc nghiệm phải lựa chọn, nhận biết sự kiện chính trong chuỗi thông tin nhằm giải quyết vấn đề. 26
  25. Ví dụ: Câu 10. Nội dung chủ yếu của những thành tựu văn học, nghệ thuật từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX phản ánh nội dung gì? A. Phản ánh đời sống của nhân dân lao động bị áp bức. B. Phản ánh sự bóc lột của tư sản và các cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản. C. Phản ánh bản chất của chế độ tư bản. D. Phản ánh khá đầy đủ, toàn diện hiện thực xã hội trong các tác phẩm của mình. * Nên sửa thành: Câu 10. Những thành tựu văn học, nghệ thuật từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX phản ánh nội dung gì? A. Phản ánh đời sống của nhân dân lao động bị áp bức. B. Phản ánh sự bóc lột của tư sản và các cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản. C. Phản ánh bản chất của chế độ tư bản. D. Phản ánh khá đầy đủ, toàn diện hiện thực xã hội trong các tác phẩm của mình. 3. Nên trình bày phần dẫn ở thể khẳng định Khi dạng phủ định được sử dụng, từ phủ định cần phải được nhấn mạnh hoặc nhấn mạnh bằng cách đặt in đậm, hoặc gạch chân, hoặc tất cả các. Ví dụ: Chính sách nào KHÔNG nằm trong cải cách của vua RamaV? A. Củng cố quyền lực cho giai cấp thống trị. B. Cải cách hành chính, giáo dục, tài chính. C. Ngoại giao mềm dẻo. D. Nhân nhượng để giữ vững độc lập. III. KỸ THUẬT VIẾT CÁC PHƢƠNG ÁN LỰA CHỌN 1. Phải chắc chắn có và chỉ có một phương án đúng hoặc đúng nhất đối với câu chọn 1 phương án đúng/đúng nhất Ví dụ: Đâu là nguyên nhân xâm lược Đông Nam Á của thực dân Âu - Mĩ? A. Đông Nam Á có nguồn lao động dồi dào, có nguồn tài nguyên phong phú. 27
  26. B. Chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á khủng hoảng, có vị trí chiến lược quan trọng. C. Đông Nam Á chậm cải cách, duy tân đất nước đưa đất nước phát triển. D. Vì Đông Nam Á có nền kinh tế chậm phát triển, lạc hậu. Đáp án đúng là B. Tuy nhiên, phương án A trong trường hợp này cũng đúng. 2. Các phương án lựa chọn nên đồng nhất về mặt hình thức (độ dài, từ ngữ, ) Không nên để các câu trả lời đúng có những khuynh hướng ngắn hơn hoặc dài hơn các phương án khác. Tính đồng nhất có thể dựa trên căn bản ý nghĩa, độ dài, loại từ. Câu 10. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, các nước đế quốc có những chuyển biến quan trọng nào? A. Kinh tế phát triển mạnh. B. Sự thành lập các đảng phái chính trị. C. Sự hình thành các tổ chức độc quyền, tăng cường xâm lược thuộc địa, chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới. D. Chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Phương án C quá dài, cần phải sửa lại độ dài của phương án. 3. Tránh lặp lại một từ ngữ/thuật ngữ nhiều lần trong câu hỏi Câu gốc: Câu sửa: Vì sao trong cuộc đua giành giật thuộc Vì sao trong cuộc đua giành giật thuộc địa của chiến tranh thế giới thứ nhất Đức địa của chiến tranh thế giới thứ nhất Đức là kẻ hung hăng nhất? là kẻ hung hăng nhất? A. Vì Đức là kẻ đứng đầu trong phe liên A. Là kẻ đứng đầu trong phe liên minh minh. phát xít. B. Vì Đức có tiềm lực về kinh tế và tham B. Có tiềm lực về kinh tế và tham vọng vọng mở rộng lãnh thổ. mở rộng lãnh thổ. C. Vì Giới cầm quyền Đức đã vạch sẳn C. Giới cầm quyền đã vạch sẵn kế hoạch kế hoạch chiến tranh. chiến tranh. D. Vì Đức có tiềm lực về kinh tế và quân D. Tiềm lực về kinh tế và quân sự lớn sự nhưng ít thuộc địa. mạnh nhưng ít thuộc địa. 28
  27. 4. Tránh sử dụng cụm từ “tất cả những phương án trên”, “không có phương án nào” Nếu như thí sinh có thông tin một phần (biết rằng 2 hoặc 3 lựa chọn cho là đúng/sai), thông tin đó có thể gợi ý thí sinh việc chọn lựa phương án tất cả những phương án trên hoặc Không có phương án nào 5. Tránh các thuật ngữ mơ hồ, không có xác định cụ thể về mức độ như “thông thường”, “phần lớn”, “hầu hết”, chủ yếu. . . hoặc các từ hạn định cụ thể như “luôn luôn”, “không bao giờ”, “tuyệt đối” Các từ hạn định cụ thể thường ở mức độ quá mức và do đó chúng ít khi nào làm nên câu trả lời đúng Ví dụ: Nguyên nhân chủ yếu của chiến tranh thế giới thứ nhất là A. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa. B. tình hình căng thẳng ở Ban-căng từ 1912-1913. C. thái tử Áo-Hung bị người Séc-bi ám sát. D. Đức có tiềm lực kinh tế, quân sự nhưng lại ít thuộc địa. Sửa thành: Nguyên nhân trực tiếp của chiến tranh thế giới thứ nhất là A. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa. B. tình hình căng thẳng ở Ban-căng từ 1912-1913. C. thái tử Áo-Hung bị người Séc-bi ám sát. D. Đức có tiềm lực kinh tế, quân sự nhưng lại ít thuộc địa. 4. LƢU Ý ĐỐI VỚI PHƢƠNG ÁN NHIỄU 1. Phương án nhiễu không nên “sai” một cách quá lộ liễu; Ví dụ: Sau cách mạng 1905-1907, nước Nga quân chủ chuyên chế theo thế chiến chính trị nào? A. Xã hội chủ nghĩa B. Dân chủ đại nghị 29
  28. C. Quân chủ chuyên chế D. Quân chủ lập hiến Thí sinh sẽ dễ dàng biết được là nước Nga theo chể chế chính trị quân chủ chuyên chế. 2. Lưu ý đến các điểm liên hệ về văn phạm của phương án nhiễu có thể giúp học sinh nhận biết câu trả lời Đảng Công nhân quốc gia xã hội Đức còn có tên gọi khác là gì? A. Đảng Quốc xã. B. Đảng Cộng sản. C. Đảng Liên minh xã hội. D. Đảng Liên mình dân chủ. Phương án "B” có thể bị loại bỏ ngay vì không cùng dạng ngữ pháp. 30
  29. Phần 3 VẬN DỤNG QUI TRÌNH, KĨ THUẬT XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ, BIÊN SOẠN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN TRONG MÔN LỊCH SỬ 1. Qui trình xây dựng đề kiểm tra môn Lịch sử Để biên soạn đề kiểm tra cần thực hiện theo quy trình sau: Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào yêu cầu của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp. Mục tiêu của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông nhằm giúp cho học sinh có được những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới ; góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc, cách mạng, bồi dưỡng các năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội. Môn Lịch sử ở trường phổ thông nhằm giúp học sinh đạt được: Về kiến thức Nắm vững sự kiện lịch sử tiêu biểu, những bước phát triển chủ yếu, những chuyển biến quan trọng của lịch sử thế giới từ thời nguyên thuỷ đến nay. Chú trọng đến những nội dung quan trọng nhất để hiểu biết về quá trình phát triển của lịch sử loài người, những nền văn minh, những mô hình xã hội tiêu biểu, lịch sử các nước trong khu vực và các sự kiện lịch sử thế giới có ảnh hưởng lớn, liên quan đến lịch sử nước ta. 31
  30. Hiểu biết về quá trình phát triển của lịch sử dân tộc từ nguồn gốc đến nay, trên cơ sở nắm vững những sự kiện tiêu biểu của từng thời kì, những chuyển biến lịch sử và sự phát triển hợp quy luật của lịch sử dân tộc trong sự phát triển chung của thế giới. Hiểu biết về một số nội dung cơ bản, cần thiết về nhận thức xã hội như: kết cấu xã hội loài người, mối quan hệ giữa các yếu tố trong cơ cấu hệ thống xã hội, vai trò to lớn của sản xuất (vật chất, tinh thần) trong tiến trình lịch sử, vai trò của quần chúng nhân dân và cá nhân, nguyên nhân và động lực tạo ra các chuyển biến lịch sử, quy luật vận động của lịch sử. . . Về kĩ năng Hình thành các kĩ năng cần thiết trong học tập bộ môn như: + Xem xét các sự kiện lịch sử trong các quan hệ không gian, thời gian (đồng đại, lịch đại). + Làm việc với sách giáo khoa và các nguồn sử liệu. + Phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, đánh giá các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử. Bồi dưỡng năng lực phát hiện, đề xuất và giải quyết các vấn đề trong học tập lịch sử (điều tra, thu thập, xử lí thông tin, nêu dự kiến giải quyết vấn đề, tổ chức thực hiện dự kiến, kiểm tra tính đúng đắn của kết quả, thông báo, trình bày về kết quả, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống và để tiếp nhận kiến thức mới. . . ). Hình thành năng lực tự học, tự làm giàu tri thức lịch sử cho học sinh thông qua các nguồn sử liệu khác nhau (đã có và phát hiện mới). Về thái độ Có tình yêu quê hương, đất nước gắn liền với chủ nghĩa xã hội, lòng tự hào dân tộc, có thái độ trân trọng đối với các di sản lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trân trọng nền văn hoá của các dân tộc trên thế giới, có tinh thần quốc tế chân chính, vì hoà bình, tiến bộ xã hội. Có niềm tin về sự phát triển từ thấp đến cao, từ lạc hậu đến văn minh của lịch sử nhân loại và lịch sử dân tộc. 32
  31. Có những phẩm chất cần thiết nhất của người công dân: thái độ tích cực trong việc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm đối với đất nước cộng đồng ; yêu lao động ; sống nhân ái, có kỉ luật, tôn trọng và làm theo luật pháp, đoàn kết dân tộc và quốc tế. . . Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra Đề kiểm tra có các hình thức sau: 1) Đề kiểm tra tự luận; 2) Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan; 3) Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan. Trong kiểm tra 1 tiết, cuối học kì và cuối năm học vẫn có thể vận dụng kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm và tự luận một cách hợp lý. Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra a) Khái niệm về ma trận đề Xây dựng ma trận đề là khâu quan trọng nhất của quy trình biên soạn đề thi/ kiểm tra. Ma trận đề là bảng mô tả tiêu chí của đề thi/kiểm tra gồm hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ tư duy của học sinh theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng (gồm có vận dụng ở cấp độ thấp và vận dụng ở cấp độ cao). Vận dụng ở mức độ cao có thể hiểu là các mức độ phân tích, tổng hợp và đánh giá. Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi. Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ tư duy. - Từ thực trạng về kiểm tra đánh giá trong trường phổ thông hiện nay: việc biên soạn câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra chưa khoa học, chưa thể hiện được mức độ phân hóa học sinh, một bộ phận GV ra đề kiểm tra với mục đích làm sao để chấm dễ, chấm nhanh nên kết quả đánh giá chưa khách quan. Phần lớn GV chưa quan tâm đến quy trình soạn đề kiểm tra nên các bài kiểm tra còn mang tính chủ quan của người dạy. 33
  32. - Việc cần thiết phải đổi mới kiểm tra đánh giá: khi xây dựng đề thi/kiểm tra đánh giá, bao giờ cũng cần phải xác định mục tiêu là gì? Những kiến thức, kỹ năng hay năng lực nào cần đánh giá. Có những phương pháp, kỹ thuật nào trong kiểm tra, đánh giá? Và, sử dụng kết quả kiểm tra đó như thế nào?. . . Kiểm tra đánh giá là một phần không thể thiếu được của quá trình dạy học, do đó, ít nhất nó phải vì sự tiến bộ của học sinh. Có nghĩa là phải cung cấp những thông tin phản hồi để mỗi học sinh biết mình tiến bộ đến đâu? Biết mình làm chủ được kiến thức, kỹ năng này ở mức nào và phần nào còn hổng những sai sót nào trong nhận thức học sinh thường mắc qua đó điều chỉnh quá trình dạy và học. b) Yêu cầu khi xây dựng ma trận đề - Việc xây dựng đề và ma trận đề đòi hỏi GV phải đầu tư nhiều thời gian, nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa, đối tượng được kiểm tra, đánh giá. - Trong quá trình biên soạn ma trận đề việc sắp xếp các mức độ tư duy vào đúng vị trí của các ô trong ma trận có thể sẽ có các cách hiểu khác nhau giữa các GV. Với đặc thù các môn khoa học xã hội, để sắp xếp đúng đòi hỏi người GV phải biết phân tích nội hàm của các chuẩn, nếu chỉ căn cứ vào động từ đứng trước chuẩn để sắp xếp có thể sẽ không đúng với mức độ của chuẩn. - Biên soạn đề và ma trận đề theo quy trình này, vai trò của các tổ trưởng/nhóm trưởng chuyên môn rất quan trọng. Tổ trưởng hoặc nhóm trưởng chuyên môn phải biết tập hợp GV trong tổ làm việc nhóm cùng nhau xây dựng ma trận, biên soạn các câu hỏi xây dựng thành thư viện câu hỏi và bài tập, trên cơ sở đó việc biên soạn đề kiểm tra sẽ tạo được sự thống nhất hơn. c) Qui trình xây dựng ma trận đề Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng (gồm có vận dụng ở cấp độ thấp và vận dụng ở cấp độ cao). Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi. Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức. 34
  33. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA (Dùng cho loại đề kiểm tra TL hoặc TNKQ) Tên Chủ đề Nhận biết Thông Vận dụng Vận dụng Cộng (nội dung, hiểu cao chương ) Chủ đề 1 Chuẩn KT, Chuẩn KT, Chuẩn KT, Chuẩn KT, KN cần KN cần KN cần KN cần kiểm tra kiểm tra kiểm tra kiểm tra Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm . . . điểm=. Tỉ lệ % . . % Chủ đề 2 Chuẩn KT, Chuẩn KT, Chuẩn KT, Chuẩn KT, KN cần KN cần KN cần KN cần kiểm tra kiểm tra kiểm tra kiểm tra Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm . . . điểm=. Tỉ lệ % . . % . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Chủ đề n Chuẩn KT, Chuẩn KT, Chuẩn KT, Chuẩn KT, KNcần KNcần KNcần KNcần kiểm tra kiểm tra kiểm tra kiểm tra Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm . . . điểm=. Tỉ lệ % . . % Tổng số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Tổng số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Tỉ lệ % % % % 35
  34. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA (Dùng cho loại đề kiểm tra kết hợp TL và TNKQ) Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Cộng (nội dung, TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL chương ) Chủ đề 1 Chuẩn Chuẩn Chuẩn Chuẩn Chuẩn Chuẩn Chuẩn Chuẩn KT, KT, KT, KT, KT, KT, KT, KT, KNcần KNcần KNcần KNcần KNcần KNcần KNcần KNcần kiểm tra kiểm kiểm tra kiểm kiểm kiểm kiểm tra kiểm tra tra tra tra tra Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số điểm Tỉ Số điểm Số Số điểm Số Số Số Số điểm Số . . . lệ % điểm điểm điểm điểm điểm điểm=. . . % Chủ đề 2 Chuẩn Chuẩn Chuẩn Chuẩn Chuẩn Chuẩn Chuẩn Chuẩn KT, KT, KT, KT, KT, KT, KT, KT, KNcần KNcần KNcần KNcần KNcần KNcần KNcần KNcần kiểm tra kiểm kiểm tra kiểm kiểm kiểm kiểm tra kiểm tra tra tra tra tra Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Số điểm Tỉ Số điểm Số Số điểm Số Số Số Số điểm Số . . . lệ % điểm điểm điểm điểm điểm điểm=. . . % Tổng số câu Số câu Số câu Số câu Số câu Tổng số Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm % % % điểm Tỉ lệ % * Các bước cơ bản thiết lập ma trận đề kiểm tra: B1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương. . . ) cần kiểm tra; B2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy; B3. Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương. . . ); B4. Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra; 36
  35. B5. Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương. . . ) tương ứng với tỉ lệ %; B6. Tính số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng; B7. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột; B8. Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột; B9. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết. Lưu ý: Qui trình xây dựng ma trận đề đã được triển khai trong Công văn 8773/BGDĐT-GDTrH ngày 30 tháng 12 năm 2010. Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: mức độ các câu hỏi và số lượng câu hỏi và tổng số câu hỏi do ma trận đề quy định. Bước 5. Xây dựng hƣớng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm Việc xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu: Nội dung: khoa học và chính xác. Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu, phù hợp với ma trận đề kiểm tra. Cách tính điểm a. Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan Cách 1: Lấy điểm toàn bài là 10 điểm và chia đều cho tổng số câu hỏi. Ví dụ: Nếu đề kiểm tra có 40 câu hỏi thì mỗi câu hỏi được 0,25 điểm. Cách 2: Tổng số điểm của đề kiểm tra bằng tổng số câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, mỗi câu trả lời sai được 0 điểm. Sau đó qui điểm của học sinh về thang điểm 10 theo công thức: 10X + X là số điểm đạt được của HS; , trong đó X max + Xmax là tổng số điểm của đề. Ví dụ: Nếu đề kiểm tra có 40 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được1 điểm, một 10.32 học sinh làm được 32 điểm thì qui về thang điểm 10 là: 8 điểm. 40 37
  36. b. Đề kiểm tra kết hợp hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan Cách 1: Điểm toàn bài là 10 điểm. Phân phối điểm cho mỗiphầnTL, TNKQ theo nguyên tắc:số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiếnhọc sinh hoàn thành từng phần và mỗi câu TNKQ có số điểm bằng nhau. Ví dụ: Nếu đề dành 30% thời gian cho TNKQ và70% thời gian dành cho TL thì điểm cho từng phần lần lượt là 3điểm và 7 điểm. Nếu có 12 câu TNKQ thì mỗi 3 câu trả lời đúngsẽ được 0,25điểm. 12 Cách 2: Điểm toàn bài bằng tổng điểm của hai phần. Phân phối điểm cho mỗi phầntheo nguyên tắc:số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiếnhọc sinh hoàn thành từng phần và mỗi câu TNKQ trả lời đúng được 1 điểm, sai được 0 điểm. Khi đócho điểm của phần TNKQ trước rồi tính điểm của phần TL theo công thức sau: + XTNlà điểm của phần TNKQ; XTTN. TL + XTL là điểm của phần TL; XTL , trong đó TTN + TTL là số thời gian dành cho việc trả lời phần TL. + TTNlà số thời gian dành cho việc trả lời phần TNKQ. Chuyển đổi điểm của học sinh về thang điểm 10 theo công thức: 10X + X là số điểm đạt được của HS; , trong đó X max + Xmax là tổng số điểm của đề. Ví dụ: Nếu ma trận đề dành 40% thời gian cho TNKQ và 60% thời gian dành cho TL và có 12 câu TNKQ thì điểm của phần TNKQ là 12; điểm của phần tự 12.60 luận là: X 18 . Điểm của toàn bài là: 12 + 18 = 30. Nếu một học sinh TL 40 10.27 đạt được 27 điểm thì qui về thang điểm 10 là: 9 điểm. 30 c. Đề kiểm tra tự luận Cách tính điểm tuân thủ chặt chẽ các bước từ B3 đến B7 phần Thiết lập ma trận đề kiểm tra. 38
  37. Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau: 1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác. 2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không? 3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh (nếu có điều kiện). 4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm. 2. Kĩ thuật biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn môn Lịch sử 2. 1. Bảng mô tả các mức độ nhận thức và biên soạn câu hỏi Để viết được các nội dung (chuẩn) cần đánh giá vào bảng ma trận đề cần nhận thức đúng về các mức độ nhận thức trong kiểm tranh đánh giá môn Lịch sử. Cụ thể như sau: Mức độ Mô tả Ở mức độ này yêu cầu Học sinh nhận biết, tái hiện, ghi nhớ, liệt kê, trình bàyđược sự kiện, hiện tượng lịch sử, kể tên nhân vật lịch sử cụ thể, nêu diễn biến các cuộc kháng chiến, chiến dịch Ví dụ: Nêu được tình hình Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868; Nêu được tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX, trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp (lớp 8). Trình bày được những quyết định Nhận biết của Hội nghị Ianta, nguồn gốc, đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật Hội nghị thành lập Đảng, các sự kiện của Cách mạng tháng Tám năm 1945, những sự kiện lịch sử ở mốc năm 1954, 1975, 1986, những thành tựu cơ bản về kinh tế, chính trị trong công cuộc đổi mới (lớp 9) 39
  38. HS phải hiểu bản chất sự kiện, hiện tượng lịch sử, (như đã đề cập ở trên), giải thích được các nội dung kiến thức lịch sử quan hệ giữa sự kiện LS (học lịch sử không chỉ một sự kiện đơn lẻ mà là chuỗi các sự kiện có mối quan hệ, ảnh hưởng, tác động với nhau) VD: Giải thích được lý do cuộc Cải cách Minh Trị có ý nghĩa như là cuộc cách mạng tư sản; Giải thích được tại sao Pháp lại chọn Đà Nẵng Thông hiểu làm mục tiêu tấn công đầu tiên. (lớp 8); làm sáng tỏ nguyên nhân bùng nổ, thành công hay thất bại của các cuộc đấu tranh, các phong trào yêu nước, phong trào cách mạng trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xác định được mối quan hệ của các sự kiện với hoàn cảnh lịch sử, với tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trong và ngoài nước; những tác động của tình hình thế giới đối với lịch sử Việt Nam. . . (lớp 9) Đòi hỏi học sinh phải biết so sánh, phân tích, tìm ra mối liên hệ các nội dung kiến thức lịch sử trên cơ sở đó biết khái quát, xâu chuỗi phân biệt sự giống và khác nhau. Ví dụ: So sánh được các vấn đề, nội dung, sự kiện, hiện tượng lịch sử: như so sánh sự khác nhau giữa cuộc cách Vận dụng mạng tư sản Pháp với cuộc chiến tranh giành độc lập của 12 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ (lớp 8); hay so sánh được sự gống nhau giữa tình hình Việt Nam trước khi Pháp xâm lược với tình hình Nhật Bản trước cuộc cải cách Minh Trị (lớp 8) phong trào cách mạng 1930-1931 với phong trào dân chủ 1936-1939. . . (lớp 9) Ở mức độ này đòi hỏi trên cơ sở hiểu bản chất sự kiện, hiện tượng lịch sử, yêu cầu HS đánh giá, nhận xét, bày tỏ những chính kiến, quan điểm, thái độ về các các nội dung kiến thức lịch sử; biết lập luận, biết liên hệ vận dụng những kiến thức lịch sử đang học để giải quyết những tình huống trong học tập và những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống; biết rút ra những bài học kinh nghiệm từ trong học tập. Ví dụ: Học sinh đánh giá, nhận xét bày tỏ ý kiến về một biến cố lịch Vận dụng sử, một nhận định về sự kiện hay quá trình lịch sử. . . Hay như biết rút cao ra những bài học kinh nghiệm như: nhận xét về thái độ của triều đình Huế đối với cuộc xâm lược của thực dân Pháp (lớp 8); nhận xét về bài học của phong trào cách mạng 1930 -1931, 1936-1939, Cách mạng tháng Tám, trong cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài 1945-1946, trong kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mĩ, trong công cuộc đổi mới. Liên hệ kiến thức với những vấn đề trong cuộc sống hiện nay: ô nhiễm môi trường, xung đột trên thế giới, tranh chấp biên giới, 40
  39. biển đảo, xu thế toàn cầu hóa. . . . Để thuận lợi cho việc xác định mục tiêu về mức độ nhận thức của của HS trong học tập và kiểm tra, đánh giá, các nhà giáo dục đã đưa về các bậc: Biết (bậc 1): Với các động từ: nêu, liệt kê, trình bày, kể tên, v. v. Hiểu (bậc 2 ): Với các động từ: giải thích, lí giải, tại sao, vì sao. v. v. Vận dụng thấp (bậc 3): Với các động từ: lập niên biểu, phân biệt, thiết lập mối quan hệ, phân tích, so sánh, chứng minh, khái quát. v. v. Vận dụng cao (bậc 4): Với các động từ: bình luận, nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử, liên hệ với thực tiễn vv * Lƣu ý: Sự phân biệt giữa các mức độ trong kiểm tra, đánh giá chỉ mang tính tương đối. Giữa các mức độ đôi khi khó có thể tách bạch. 2. 2. Ví dụ bảng mô tả tiêu chí cụ thể đối với một nội dung/bài Lịch sử lớp 8 NHẬT BẢN * BẢNG MÔ TẢ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng (Mô tả yêu cầu (Mô tả yêu cầu (Mô tả yêu cầu cao cần đạt) cần đạt) cần đạt) (Mô tả yêu cầu cần đạt) 1. Nhật - Nêu được tình - Lý giải được lý So sánh được Nhận xét Bản từ đầu hình Nhật Bản từ do Nhật Bản phải sự giống nhau được về sự thế kỉ XIX đầu thế kỉ XIX tiến hành cải trước cuộc cải lựa chọn chon đến trƣớc đến trước năm cách. cách ở Nhật đường giải năm 1868 1868 - Giải thích được Bản và ở Xiêm quyết khủng - Nêu được tình những thách về chính sách hoảng ở Nhật hình Nhật Bản thức nghiêm đối ngoại. Bản. trước nguy cơ trọng của chế độ xâm lược của Mạc Phủ ở Nhật các nước Bản giữa thế kỉ phương Tây và XIX đứng. Mĩ. 2. Cuộc . . . . 41
  40. Duy tân Minh trị . . . . . . . . . . . . * BIÊN SOẠN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. NHẬN BIẾT Câu 1. Đến giữa thế kỉ XIX, quyền hành thực tế ở Nhật Bản nằm trong tay của ai? A. Thiên Hoàng. B. Tư sản. C. Tướng quân. D. Thủ tướng. Câu 2. Ngoài Mĩ, còn những nƣớc đế quốc nào bắt Nhật kí hiệp ƣớc bất bình đẳng? A. Anh, Pháp, Nga, Hà Lan. B. Anh, Pháp, Đức, Áo. C. Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc. D. Anh, Pháp, Nga, Đức. Câu 3. Để thoát kỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện của đất nƣớc vào giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã A. Duy trì chế độ phong kiến. B. Tiến hành những cải cách tiến bộ. C. Nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây. D. Thiết lập chế độ Mạc Phủ mới. 2. THÔNG HIỂU Câu 1. Tại sao Nhật Bản phải tiến hành cải cách? A. Để duy trì chế độ phong kiến. B. Để thoát khỏi nước phong kiến lạc hậu. C. Để tiêu diệt Tướng quân. D. Để bảo vệ quyền lợi quý tộc phong kiến. 42
  41. Câu 2. Chế độ Mạc Phủ ở Nhật Bản giữa thế kỉ XIX đứng trƣớc nguy cơ và thử thách nghiêm trọng gì? A. Nhân dân trong nước nổi dậy chống đối B. Nhà Thanh -Trung Quốc chuẩn bị xâm lược C. Mâu thuẫn giữa các giai cấp ngày càng gay gắt. D. Các nước tư bản dùng vũ lực đòi Nhật Bản phải mở cửa 3. VẬN DỤNG THẤP Câu 1: Trƣớc cuộc cải cách Nhật Bản và Xiêm giống nhau thế nào về đối ngoại? A. Đứng trước nguy cơ bị xâm lược của Mĩ. B. Đứng trước nguy cơ xâm bị lược của CNTB. C. Đứng trước nguy cơ bị xâm lược của Anh, Pháp. D. Đứng trước nguy cơ bị xâm lược của Mĩ và Anh, Pháp. 4. VẬN DỤNG CAO Câu 1. Biện pháp đúng và mới để giải quyết khủng hoảng trầm trọng ở Nhật Bản từ giữa thế kỉ XIX là gì? A. Tiếp tục duy trì chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ để bị các nước phương Tây xâu xé. B. Thay đổi nhân sự trong chính quyền phong kiến Nhật Bản, đưa những người có tư tưởng tiến bộ năm chính quyền. C. Tiến hành duy tân đất nước, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. D. Tăng cường quan hệ, hợp tác với các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây và Mĩ. 2. 2. Kĩ thuật biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (MCQ) Trong kiểm tra, đánh giá môn lịch sử có nhiều loại câu hỏi, bài tập TNKQ: Đúng – Sai; Điền thế/Điền khuyết; Phân loại; Đối chiếu/Cặp đôi; Câu hỏi sử dụng tư liệu, đồ dùng trực quan; Câu hỏi nhiều lựa chọn (Multiple Choise Questions – MCQ). Hiện nay, để sử dụng cho kì thi THPT Quốc gia thì câu hỏi MCQ được sử 43
  42. dụng phổ biến, các dạng khác như điền thế, phân loại, sử dụng tư liệu, đồ dùng trực quan nếu sử dụng thì đều đưa về dạng câu hỏi nhiều lựa chọn (MCQ). a) Bản chất của câu hỏi MCQ Lịch sử: Câu hỏi MCQ Lịch sử thường gồm hai phần: Phần 1: Câu dẫn (STEM) nhằm nêu ra vấn đề, cung cấp thông tin cần thiết giúp học sinh hiểu rõ câu trắc nghiệm muốn hỏi gì, yêu cầu gì? Phần 2: Các phƣơng án (OPTIONS) để thí sinh lựa chọn (trong đó chỉ có 1 phương án đúng hoặc đúng nhất, các phương án còn lại là phương án nhiễu (DISTACTERS). Ví dụ: Câu dẫn: Dƣới dạng câu hỏi Phần lựa chọn Nội dung nào đƣợc coi là nhân tố A. Xóa bỏ chế độ Mạc Phủ, thành lập chính “chìa khóa” trong cải cách Minh Trị phủ mới. ở Nhật Bản? B. Thống nhất thị trường, tự do mua bán. C. Quân sự được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây. D. Chú trọng nội dung khoa học –kĩ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những học sinh giỏi đi học nước ngoài. Câu dẫn: Dƣới một câu chƣa hoàn Phần lựa chọn chỉnh (câu hỏi bỏ lửng) Chế độ Mạc Phủ ở Nhật Bản giữa A. nhân dân trong nước nổi dậy chống đối thế kỉ XIX đứng trƣớc nguy cơ và B. nhà Thanh -Trung Quốc chuẩn bị xâm lược thử thách nghiêm trọng là C. các nước tư bản dùng vũ lực đòi Nhật Bản phải mở cửa. D. mâu thuẫn giữa các giai cấp ngày càng gay gắt. 44
  43. Chức năng chính của câu dẫn: - Đặt câu hỏi. - Đưa ra yêu cầu cho học sinh thực hiện. - Đặt ra tình huống/hay vấn đề cho học sinh giải quyết. - Yêu cầu cơ bản khi viết câu dẫn, phải làm cho học sinh biết rõ/hiểu: + Câu hỏi cần phải trả lời. + Yêu cầu cần thực hiện. + Vấn đề cần giải quyết. Các phương án lựa chọn của loại câu hỏi này đa dạng, phong phú đòi hỏi học sinh phải có vốn kiến thức, sự hiểu biết mới chọn được phương án trả lời đúng, nếu được xây dựng tốt sẽ có độ tin cậy cao về đánh giá năng lực nhận thức toàn diện của học sinh. Phƣơng án nhiễu: - Là câu trả lời hợp lý (nhưng không chính xác) đối với câu hỏi hoặc vấn đề được nêu ra trong câu dẫn. - Chỉ hợp lý đối với những học sinh không có kiến thức hoặc không đọc tài liệu đầy đủ. - Không hợp lý đối với các học sinh có kiến thức, chịu khó học bài. Chức năng chính của các phương án lựa chọn: Thể hiện sự hiểu biết của học sinh và sự lựa chọn chính xác hoặc tốt nhất cho câu hỏi hay vấn đề mà câu hỏi yêu cầu. b) Những yêu cầu, nguyên tắc khi viết các câu hỏi MCQ Lịch sử: - Nội dung dẫn dắt phải rõ ràng, đơn giản, ngắn gọn, có ý nghĩa, làm sao HS chỉ hiểu theo một cách. Phần lựa chọn phải tránh nêu vấn đề quá sức hay quá dễ đối với học sinh (nếu là câu chưa hoàn chỉnh thì phương án lựa chọn phải có ý nghĩa hoàn chỉnh). - Phần dẫn và phần lựa chọn đều nên tránh những chi tiết phức tạp, không cần thiết, vượt quá trình độ học sinh. - Khi soạn câu hỏi, bài tập không được để lộ rõ ý chính của câu trả lời mà học sinh có thể đoán nhận ngay qua cách dùng từ, hành văn hoặc cách sắp xếp các câu 45
  44. lựa chọn. Tránh tình trạng phần dẫn có nội dung không rõ ràng, câu hỏi có nhiều hơn một phương án đúng hoặc không có phương án nào đúng. Thông thường chỉ có một phương án cho câu trả lời đúng, các phần cấu tạo sao cho đa dạng, hợp lí để giảm cơ may đoán trúng của học sinh. - Các phương án nhiễu phải có vẻ hợp lý và “hấp dẫn” như phương án đúng cả về hình thức và nội dung; Nên dùng 4 phương án chọn; Chỉ có 1 phương án đúng nhất; Đảm bảo cho câu gốc nối liền với phương án chọn đúng ngữ pháp; Tránh dùng câu phủ định, đặc biệt phủ định 2 lần; Tránh làm dụng phương án “Tất cả các câu trên đều đúng” hoặc “Tất cả các phương án trên đều sai”. Tránh tạo phương án đúng quá khác biệt với các phương án sai; Sắp xếp các phương án theo thứ tự ngẫu nhiên - Mỗi câu hỏi phải đo một kết quả học tập quan trọng (mục tiêu xây dựng). Câu nên xác định rõ ràng ý nghĩa muốn biểu đạt, từ dùng trong câu phải rõ ràng, chính xác, không có sai sót và không được lẫn lộn. - Cần xác định đúng mục tiêu của việc kiểm tra, đánh giá để từ đó xây dựng câu hỏi cho phù hợp. - Số phương án lựa chọn càng nhiều thì khả năng đoán đúng càng nhỏ. - Lựa chọn cách biểu đạt, yêu cầu là thống nhất, đơn giản. Tốt nhất là ngắn gọn dễ hiểu, những từ đã dùng trong câu dẫn thì không dùng lại ở bất kì phương án lựa chọn nào nữa. - Không thể sử dụng các phương án sai quá rõ ràng, mà nên sử dụng những phương án có liên hệ lôgíc nhất định tới chủ đề, tức là cò tính chân thực giả định hoặc hình như hợp lí, đồng thời tăng thêm tính tương đồng giữa các phương án lựa chọn. Trong quá trình biên soạn câu trắc nghiệm MCQ, nguồn gốc của những phương sai chủ yếu lấy từ trong giờ học học sinh đưa ra câu hỏi, hay trong bài tập ngoài giờ, thường có những sai sót. Để có được những phương án làm nhiễu hoặc nhiều khi có thể định ra những câu trả lời có nội dung tương ứng để cho học sinh trả lời, sau đó căn cứ vào những sai sót học sinh đưa ra trong khi trả lời mà lại định ra các phương án nhiễu. - Câu hỏi không được sai sót về nội dung chuyên môn, nằm trong nội dung kiến thức Lịch sử lớp THCS 46
  45. - Câu hỏi phải là mới; không sao chép nguyên dạng từ sách giáo khoa hoặc các nguồn tài liệu tham khảo; không sao chép từ các nguồn đã công bố bản in hoặc bản điện tử dưới mọi hình thức; - Câu hỏi cần khai thác tối đa việc vận dụng các kiến thức để giải quyết các tình huống thực tế trong cuộc sống; - Các ký hiệu, thuật ngữ sử dụng trong câu hỏi phải thống nhất. c) Cách thức xây dựng câu hỏi MCQ Có nhiều cách xây dựng câu hỏi MCQ: * Câu trắc nghiệm MCQ có câu dẫn dưới dạng là một câu hỏi thì nối với phương án trả lời đều viết hoa ở đầu câu và có dấu chấm ở cuối câu. Ví dụ: Cuộc cải cách Duy Tân Minh trị ở Nhật Bản đƣợc tiến hành trên các lĩnh vực nào? A. Chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao. B. Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa- giáo dục. C. Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao. D. Chính trị, quân sự, văn hóa - giáo dục và ngoại giao với Mĩ. * Câu trắc nghiệm MCQ có câu dẫn là một câu chưa hoàn chỉnh thì nối với phương án trả lời chỉ có tên riêng, tên địa danh mới viết hoa ở đầu câu và có dấu chấm ở cuối câu. Ví dụ: Câu 7. Tính chất của cuộc Duy Tân Minh Trị năm 1868 ở Nhật là A. cách mạng tư sản B. chiến tranh đế quốc phi nghĩa. C. cách mạng xã hội chủ nghĩa. D. cách mạng tư sản không triệt để. * Câu trắc nghiệm MCQ có câu dẫn là một câu phủ định thì phải in đậm từ phủ định. Ví dụ: Chính sách nào Không nằm trong cải cách của vua Rama V ở Xiêm? A. Củng cố quyền lực cho giai cấp thống trị. B. Cải cách hành chính, giáo dục, tài chính. 47
  46. C. Ngoại giao mềm dẻo. D. Nhân nhượng để giữ vững độc lập. Lưu ý, khi xây dựng câu hỏi dạng MCQ cần xác định chắc chắn câu trả lời đúng rồi mới lựa chọn xây dựng câu dẫn và các phương án nhiễu. Tốt nhất nên để ý/vấn đề hỏi lên phần đầu câu dẫn và ưu tiên xây dựng câu dẫn dưới dạng câu hỏi, hạn chế dạng câu phủ định. * Có thể cho các sự kiện sắp xếp để xây dựng câu hỏi trắc nghiệm. Ví như: Lựa chọn các sự kiện lịch sử sau để chứng tỏ triều Nguyễn từng bước đầu hàng thực dân Pháp? 1. Triều đình kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất 2. Triều đình kí với Pháp Hiệp ước Hác- măng 3. Triều đình kí với Pháp Hiệp ước Pa-tơ-nốt 4. Triều đình kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất A. 1,3,4,2 B. 1,4. 2, 3 C. 1,2,3,4 D. 1,3,2,4 * Có thể sử dụng tranh ảnh để xây dựng câu hỏi Trắc nghiệm: Ví dụ: Sự kiện “chè Bô- xtơn” được coi là ngòi nổ của cuộc chiến tranh. Sự kiện này phản ánh điều gì? A. Nhân dân Bắc Mĩ phản kháng lại sự ngăn cản sản xuất chè của thực dân Anh tại Bắc Mĩ B. Nhân dân Bắc 48
  47. Mĩ không ưa chuộng chè của nước Anh C. Nhân dân Bắc Mĩ phản đối chính sách thuế khóa nặng nề của chính phủ Anh D. Thổ dân da đỏ muốn được bình đẳng sản xuất buôn bán với người da trắng * Có thể sử dụng điền khuyết để xây dựng câu hỏi Trắc nghiệm: Ví dụ: Bản Hiệp ƣớc 6-6-1884 (Hiệp ƣớc Patơnốt) gồm 19 điều khoản, căn bản dựa trên Hiệp ƣớc Hácmăng, nhƣng đƣợc sửa chữa một số điều và mua chuộc thêm những phần tử phong kiến đầu hàng. Vì sao Pháp thay Hiệp ƣớc Hác- măng bằng Hiệp ƣớc Pa- tơ-nôt? A. Khẳng định sức mạnh của Pháp. B. Chấm dứt phong trào kháng chiến của nhân dân. C. Để xoa dịu dư luận và mua chuộc nhà Nguyễn. D. Loại trừ sự can thiệp của nhà Thanh. d) Về mức độ câu hỏi MCQ: * Câu hỏi mức độ nhận biết: Chỉ yêu cầu học sinh sử dụng những thao tác tư duy đơn giản, chỉ đánh giá khả năng nhận biết, tái hiện, ghi nhớ nội dung kiến thức lịch sử của học sinh. Ví như câu hỏi: Một trong những mục đích của tổ chức Liên hợp quốc là A. ngăn chặn và đẩy lùi các hoạt động gây chiến tranh. B. thúc đẩy quan hệ thương mại quốc tế. C. duy trì hòa bình và an ninh thế giới. D. ngăn chặn sự đe dọa an ninh quốc tế. * Câu hỏi mức độ thông hiểu: Yêu cầu học sinh sử dụng những thao tác tư duy tương đối đơn giản không quá phức tạp, trừu tượng như lí giải, giải thích các nội dung kiến thức lịch sử cơ bản. Câu hỏi biết, hiểu (chiếm 60%) trong đề thi, tập trung vào kiểm tra, đánh giá các nội dung, sự kiện, là câu hỏi cơ bản, dễ và tương đối dễ nhằm đánh giá khả năng tái hiện, ghi nhớ; phân biệt, giải thích, khái quát, sâu chuỗi, tìm mối liên hệ các nội dung kiến thức của học sinh Nó tương đương cách hỏi thông thường trong đề thi Tự luận hỏi nêu, trình bày, tóm tắt, liệt kê, Như thế nào? Là gì? Tại sao, Vì Vì sao? 49
  48. * Câu hỏi ở mức độ vận dụng: Yêu cầu học sinh sử dụng các thao tác tư duy cao hơn mức độ thông hiểu như so sánh, phân tích, tổng hợp. . . nội dung kiến thức lịch sử. Đây là câu hỏi khó hơn, ở mức độ hiểu, đòi hỏi học sinh bước đầu phải biết suy luận bằng phân biệt sự giống và khác nhau, phân tích, tổng hợp hệ thống kiến thức để lựa chọn giữa các phương án. Ví dụ như câu hỏi: Điểm khác biệt giữa cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại nữa sau thế kỉ XX với cách mạng khoa học công nghiệp thế kỉ XVIII là gì? A. Khoa học gắn liền với kĩ thuật. B. Có nhiều phát minh lớn cho nhân loại. C. Kĩ thuật đi trước mở đường cho sản xuất. D. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Những câu hỏi vận dụng (chiếm khoảng 30%) trong đề thi là những câu hỏi tương đối khó và khó tập trung vào kiểm tra, đánh giá mức độ vận dụng nhằm đánh giá năng lực tư duy lôgic, tư duy hệ thống, Nó tương đương cách hỏi thông thường trong đề Tự luận có từ để hỏi là so sánh, phân tích, tổng hợp, lập bảng thống kê so sánh, đối chiếu các nội dung kiến thức lịch sử. * Câu hỏi ở mức độ vận dụng cao: Đây là câu hỏi ở mức độ cao nhất, yêu cầu đánh giá khả năng sáng tạo, vận dụng kiến thức để đánh giá, nhận xét nội dung kiến thức lịch sử, liên hệ kiến thức với các vấn đề thực tiễn, rút ra qui luật và bài học lịch sử. - Câu hỏi đề cập tới các nội dung kiến thức khá sâu sắc và đòi hỏi tư duy cao. Ví như câu hỏi: Sự sụp đổ của chủ nghĩa phát xít Đức, Italia, Nhật trong chiến tranh thế giới thứ hai đã để lại bài học gì cho các quốc gia, dân tộc trên thế giới? A. Không chế tạo vũ khí sát thương cao. B. Giải quyết các tranh chấp, xung đột bằng biện pháp hòa bình. C. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa hơn là quân sự. D. Mở rộng liên kết để cùng phát triển. 50
  49. Những câu hỏi vận dụng cao (chiếm khoảng 10%) trong đề thi là những câu hỏi tương đối khó và khó tập trung vào kiểm tra, đánh giá mức độ vận dụng cao nhằm đánh giá năng lực tư duy lôgic, tư duy vận dụng thực hành Nó tương đương cách hỏi thông thường trong đề Tự luận có từ để hỏi là bình luận, nhận xét, đánh giá, liên hệ thực tiễn, rút ra bài học/kinh nghiệm Đây là những câu hỏi chiếm tỷ lệ thấp, nhưng có khả năng phân hoá cao, dành cho học sinh khá, giỏi. Ví như câu hỏi: Em nhận xét thế nào về việc đầu hàng giặc Pháp của nhà Nguyễn? A. Sự bạc nhược và lún sâu vào con đường thỏa hiệp. B. Chưa thấy hết sức mạnh của quần chúng nhân dân. D. Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng. C. Sự chủ quan của triều đình Huế. Đây là câu hỏi khó, ở mức độ vận dụng, đòi hỏi học sinh phải suy luận để lựa chọn câu trả lời, học sinh buộc phải sử dụng các thao tác tư duy nhận xét, bày tỏ những chính kiến, quan điểm, thái độ về các vấn đề lịch sử; biết liên hệ vận dụng những kiến thức lịch sử đang học để giải quyết những tình huống trong học tập và những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống; biết rút ra những bài học kinh nghiệm từ trong học tậ, biết lập luận để tìm ra đáp án đúng. e) Một số lƣu ý khi biên soạn câu hỏi trắc nghiệm 1) Câu hỏi phải đánh giá những nội dung của chương trình, SGK; 2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày; 3) Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể; 4) Không trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa; 5) Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh; 6) Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những học sinh không nắm vững kiến thức; 7) Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của học sinh; 51
  50. 8) Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra; 9) Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn; 10) Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất; 11) Không đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “không có phương án nào đúng” hoặc có hai hoặc ba phương án đúng. 12. Các phương trả lời nên có độ dài tương tự nhau. Nếu độ dài khác nhau thì xếp thứ tự từ ngắn đến dài hoặc ngược lại, khi có các mốc thời gian nên sắp xếp theo thứ tự thời gian (những phải thống nhất). 13. Trong phương án lựa chọn nên có thể có phương án đúng duy nhất và đúng nhất. 14. Không nên viết phương án trả lời câu sau là đáp án hoặc kết quả của câu trước. 15. Câu hỏi không được vi phạm về đường lối chủ trương, quan điểm chính trị của Đảng và Nhà nước, xuyên tạc lịch sử. 3. Giới thiệu một số đề minh hoạ môn Lịch sử ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – LỚP 8 MÔN: LỊCH SỬ I. Mục tiêu: - Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức về hai cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945); cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và đánh giá được công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921 – 1941); tình hình châu Âu, châu Á và nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939; sự phát triển của văn hoá, khoa học - kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX. Từ kết quả kiểm tra các em tự đánh giá việc học tập nội dung trên, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập của mình trong các nội dung tiếp theo. 52
  51. - Thực hiện đúng theo yêu cầu trong phân phối chương trình. - Đánh giá quá trình dạy học của giáo viên để điều chỉnh nội dung, hình thức, phương pháp, dạy học. - Về kiến thức: qua bài kiểm tra củng cố và hoàn thiện kiến thức sau: + Nêu; giải thích, nhận xét/đánh giá được về nguyên nhân, diễn biến, tác động của hai cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945). + Trình bày; đánh giá được về tác động, ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917; Chính sách kinh tế mới và đánh giá được công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921 – 1941). + Nêu; giải thích; nhận xét/đánh giá được tình hình kinh tế châu Âu, châu Á và nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) và tác động của nó. + Nêu; giải thích; nhận xét được sự phát triển của văn hoá, khoa học - kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX và sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Xô viết. - Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng lựa chọn, trình bày vấn đề, viết bài, vận dụng kiến thức để phân tích, nhận xét, lập luận vấn đề. - Thái độ: Nhận thức đúng những vấn đề lịch sử, biết rút ra bài học bổ ích cho bản thân. - Định hƣớng phát triển năng lực: tự học, giải quyết vấn đề; nhận thức tái hiện, phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá các vấn đề lịch sử. II. Hình thức kiểm tra: - Hình thức trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận. - Tỉ lệ: 50% (TNKQ) và 50% (TL) 53
  52. III. Bảng ma trận: Tên chủ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng đề TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Chiến - Nêu được nguyên - Giải thích được - Nhận xét được nguyên nhân dẫn tranh nhân, diễn biến hai các diễn biến đến hai cuộc chiến tranh thế giới. thế giới cuộc chiến tranh thế chính của hai thứ giới cuộc chiến tranh nhất thế giới. (1914 - 1918) và Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) (3 tiết) Tỉ lệ%: Tỉ lệ: 5% Tỉ lệ: 5% Tỉ lệ: 10% Số câu 20% Số điểm: Số điểm: Số điểm: TN: 4 Điểm: 2 0,5 0,5 1 Số câu Số câu: 2 Số câu: 2 Số câu: 1 TL: 1 Tỉ lệ: 20% Số điểm: 2 2. Cách - Trình bày được - Nhận xét được tác động, ảnh mạng chính sách Kinh tế hưởng của Cách mạng tháng Mười tháng mới của Liên Xô Nga năm 1917 Mƣời - Đánh giá được công cuộc xây Nga dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô năm (1921 – 1941) 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở 54
  53. Liên Xô (1921 – 1941) (3 tiết) Tỉ lệ%: Tỉ lệ: Tỉ lệ:5% Số câu 20% 15% Số TN:2 Số Điểm: 2 Số điểm: câu TL: điểm: 0,5 1 1,5 Số câu: Tỉ lệ: Số câu: 2 20% 1 Số điểm: 2 3. Châu Nêu được tình hình - Giải thích được - Đánh giá được tình hình các nước Âu, chung các nước bối cảnh, nội châu Âu, châu Á, nước Mĩ giữa hai châu Á châu Âu, châu Á dung, ý nghĩa cuộc chiến tranh thế giới (1918 – và giữa hai cuộc chiến của Chính sách 1939) nƣớc tranh thế giới (1918 mới - Rút ra được điểm chung yếu tố tác Mĩ giữa – 1939) động đến tình hình các nước châu hai Âu, châu Á và nước Mĩ trong những cuộc năm 1918 - 1939 chiến tranh thế giới (1918 - 1939) (6 tiết) Tỉ lệ%: Tỉ lệ: 5% Tỉ lệ: 5% Tỉ lệ: Tỉ lệ: Tỉ lệ: Số câu 45% Số Số điểm: 15% 10% 10% TN:8 Số Điểm: 4. điểm:0,5 0,5 Số Số Số câu TL:1 5 Số câu: 2 Số câu: 2 điểm: điểm: 1 điểm: 1,5 Số 1 Tỉ lệ: Số câu: 4 Số 45% câu: câu: Số 1/2 1/2 điểm: 4,5 4. Sự - Nêu được sự phát - Giải thích được - Nhận xét được sự phát triển của phát triển của khoa học – sự hình thành và khoa học – kĩ thuật thế giới nửa đầu triển kĩ thuật thế giới nửa phát triển của thế kỉ XIX của văn đầu thế kỉ XIX nền văn hóa Xô - Đánh giá được tác động của nền hoá, viết văn hóa Xô viết khoa 55
  54. học - kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX (2 tiết) Tỉ lệ%: Tỉ lệ: 5% Tỉ lệ: 5% Tỉ lệ: Số câu 15% Số điểm: Số điểm: 5% TN: 6 Điểm: 0,5 0,5 Số Số câu 1,5 Số câu: 2 Số câu: 2 điểm: TL: 0 0,5 Tỉ lệ: Số 15% câu: 2 Số điểm: Tỉ lệ: 15% Tỉ lệ: Tỉ lệ: 15% Tỉ lệ: Tỉ lệ: Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: Tỉ lệ: Số câu Số điểm: 15% Số điểm: 15% 15% Số điểm: 5% 10% TN:20 1,5 Số 1,5 Số Số 1 Số Số Số câu TL:3 Số câu: 6 điểm: Số câu: 6 điểm: điểm: Số câu: 1 điểm: điểm: 1,5 1,5 1,5 0,5 1 Tỉ lệ: Số câu: Số Số Số câu: Số 100% 1 câu: câu: 6 2 câu: Số 1/2 1/2 điểm: 10 Tổng Tỉ lệ: 30% Tỉ lệ: 30% Tỉ lệ: 25% Tỉ lệ: 15% Tỉ lê: Số điểm: 3 Số điểm: 30 Số điểm: 2,5 Số điểm: 1,5 100% Số câu: TN: 6; TL: 1 Số câu: TN: 6; Số câu: TN: 6; TL: Số câu: TN: 2; Số TL: 1/2 1 TL: 1/2 điểm: 10 Số câu: TN: 20; TL: 3 56
  55. IV. Đề kiểm tra học kì I – lớp 8: A. Phần trắc nghiệm: (5 điểm) Câu 1. Trong giai đoạn đầu (1914 – 1916), ưu thế cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất thuộc về A. Đức, Áo – Hung. B. Anh, Pháp. C. Anh, Pháp, Mĩ. D. Đức, Áo – Hung, Nga. Câu 2. Sự kiện nào tác động đến sự thay đổi cục diện diễn biến cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)? A. Cách mạng tháng Hai bùng nổ ở Nga. B. Phe Hiệp ước liên tiếp mở các cuộc tấn công. C. Đức đầu hàng đồng minh vô điều kiện. D. Mĩ nhảy vào tham chiến. Câu 3. Sự kiện nào tạo nên bước ngoặt căn bản của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)? A. Chiến thắng Xta-lin-grát của Hồng quân Liên Xô. B. Đức tấn công và tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô. C. Nhật Bản bất ngờ tập kích hạm đội Mĩ ở Trân Châu cảng. D. Khối Đồng minh chống phát xít đã được hình thành. Câu 4. Khi Liên Xô tham chiến, tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) thay đổi thành A. cuộc chiến tranh giữa đế quốc, phát xít với lực lượng yêu chuộng hòa bình. B. cuộc chiến tranh giữa các nước đế quốc với các nước đế quốc. C. cuộc đối đầu giữa các nước đế quốc và các nước phát xít. D. cuộc đối đầu giữa chù nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. 57
  56. Câu 5. Giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới đã rút ra bài học gì từ nghĩa của Cách mạng tháng Mười năm 1917 cho cuộc đấu tranh giải phóng? A. Phục vụ quyền lợi cho nhân dân lao động. B. Sử dụng bạo lực cách mạng để giành chính quyền. C. Xây dựng chính quyền chuyên chính vô sản. D. Tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế. Câu 6. Nhận xét nào dưới đây là đúng nhất về công cuộc công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô những năm 1928 – 1937? A. Xây dựng được tiềm lực to lớn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. B. Đưa Liên Xô trở thành nước công nghiệp đứng đầu châu Âu, đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ). C. Liên Xô đã trở thành “cường quốc giáo dục” với thành tựu rực rỡ về khoa học, kĩ thuật; văn hóa, nghệ thuật. D. Xây dựng được một “xã hội nhân văn” không có cảnh người bóc lột người. Câu 7. Đặc điểm nổi bật tình hình các nước châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là đều A. bị suy sụp về kinh tế. B. mất hết thuộc địa. C. thiết lập nhà nước Cộng hòa tư sản. D. nhanh chóng ổn định chính trị, phát triển kinh tế. Câu 8. Trong những năm 1930, giới cầm quyền Nhật Bản chủ trương quân sự hoá đất nước, phát động chiến tranh xâm lược vì muốn A. thoát khỏi khủng hoảng. B. khẳng định sức mạnh quân sự. C. xâm chiếm hệ thống thuộc địa. D. đàn áp các cuộc đấu tranh trong nước. 58
  57. Câu 9. Mâu thuẫn xã hội gay gắt trong lòng nước Mĩ những năm 1929 - 1939 đã đưa đến hệ quả A. các cuộc biểu tình, tuần hành diễn ra sôi nổi trong cả nước. B. cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra trên nhiều lĩnh vực. C. sự bóc lột và nạn phân biệt chủng tộc diễn ra ở nhiều thành phố. D. Đảng cộng sản Mĩ phải tuyên bố ngừng hoạt động. Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng kết quả thực hiện Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven? A. Tạo tiền lực kinh tế để xuất khẩu tư bản. B. Đã giải quyết được nạn nạn thất nghiệp. C. Phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế - tài chính. D. Giữ được quyền kiểm soát của Nhà nước. Câu 11. Điểm chung về tình hình châu Âu và châu Á trong những năm 1929 – 1939 là A. chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế. B. nền kinh tế có chuyển biến lớn. C. phong trào công nhân phát triển mạnh. D. các nhà nước đều giải quyết triệt để cuộc khủng hoảng. Câu 12. Nhận xét nào dưới đây là đúng về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á trong những năm 1929 – 1939? A. Diến ra mạnh mẽ dưới sự tác động của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga. B. Giai cấp tư sản giữa vai trò lãnh đạo phong trào. C. Giai cấp công nhân là động lực chính của phong trào. D. Phong trào phát triển mạnh, giành những thắng lợi quan trọng. Câu 13. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tình hình chung của phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á những năm 1918 – 1939? A. Chính quyền thực dân buộc phải trao trả độc lập cho nhiều nước. B. Giai cấp vô sản từng bước trưởng thành và tham gia lãnh đạo cuộc đấu tranh. 59
  58. C. Nhiều đảng cộng sản đã ra đời ở nhiều nước Đông Nam Á. D. Phong trào dân chủ tư sản ở Đông Nam Á có những bước tiến bộ rõ rệt. Câu 14. Kẻ thù chính của phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á những năm 1940 là A. chủ nghĩa phát xít. B. chủ nghĩa đế quốc, phát xít. C. chủ nghĩa đế quốc. D. chủ nghĩa đế quốc và phong kiến tay sai. Câu 15. Yếu tố có tác động quyết định nhất đưa đến những thành tựu của khoa học - kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX là A. cuộc cách mạng công nghiệp phát triển. B. những tiến bộ, phát minh từ các ngành khoa học cơ bản. C. nhiều phát minh khoa học ra đời. D. đời sống của nhân dân được nâng cao. Câu 16. Mặt trái của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX đã đưa đến A. sản xuất ra những vũ khí giết người hàng loạt. B. tình trạng ô nhiễm môi trường sản xuất công nghiệp. C. nhiều bệnh tật hiểm nghèo xuất hiện. D. Sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng gay gắt. Câu 17. Yếu tố nào dưới đây không phản ánh đúng cơ sở hình thành nền văn hóa Xô viết? A. Thành tựu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. B. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. C. Tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin. D. Kế thừa những tinh hoa của di sản văn hoá nhân loại. 60
  59. Câu 18. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng thành tựu to lớn và rực rỡ của nền văn hoá Xô viết đạt được đầu thế kỉ XX? A. Đứng đầu thế giới về các phát minh khoa học, nhiều nhà khoa học được vinh danh. B. Xoá bỏ tình trạng mù chữ và nạn thất học, sáng tạo chữ viết cho các dân tộc trước đây chưa có chữ viết. C. Phát triển hệ thống giáo dục quốc dân, là một đất nước có trình độ văn hoá cao, đội ngũ trí thức sáng tạo. D. Nền khoa học - kĩ thuật Xô viết đã chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao của khoa học - kĩ thuật thế giới. Câu 19. Nhận xét nào dưới đây là đúng về ý nghĩa to lớn của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX? A. Làm cho cuộc sống vật chất và tinh thần của con người được nâng cao rõ rệt. B. Các phát minh khoa học – kĩ thuật đều được áp dụng vào đời sống. C. Đã có đóng góp lớn nhất vào sự phát triển chung của nền văn minh nhân loại. D. Cài thiện đời sống nhân dân, nâng cao hiểu biết của con người. Câu 20. Nhận xét nào dưới đây là đúng về nguyên nhân quyết định dẫn đến sự hình thành và phát triển nền văn hóa Xô viết? A. Thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. B. Chủ trương đúng đắn của Nhà nước Liên Xô. C. Ý thức xây dựng một nền văn hóa tự chủ của người dân. D. Truyền thống lâu đời của nền văn hóa Nga. B. Tự luận: (5 điểm) Câu 1. (1,5 điểm) Trình bày nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ thứ hai (1939 – 1945). Câu 2. (1,5 điểm) Chính sách mới đã có tác động gì đến nước Mĩ những năm 1929 – 1939? 61
  60. Câu 3. (2 điểm) Nêu những yếu tố tác động đến tình hình các nước châu Âu, châu Á và nước Mĩ trong những năm 1918 – 1939. Trong các yếu tố đó yếu tố nào đóng vai trò chính và tại sao? VI. Đáp án và biểu điểm: 1. Trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đ. án A A A A A A A A A A A A A A A A A A A A 1. Tự luận: Câu 1. (1,5 điểm) Trình bày nguyên nhân dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945): - (0,5 điểm) Nguyên nhân sâu xa là do mâu thuẫn về sự phát triển không đều giữa các nước đế quốc. - (0,5 điểm) Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933. - (0,5 điểm) Chính sách thù địch chống Liên Xô càng thúc đẩy các nước đế quốc phát động chiến tranh xâm lược nhằm xoá bỏ nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Câu 2. (1,5 điểm) Chính sách mới đã có tác động gì đến nước Mĩ những năm 1929 – 1939? - (0,75 điểm) Góp phần giải quyết những khó khăn của nền kinh tế. - (0,75 điểm) Đưa nước Mĩ thoát dần khỏi khủng hoảng. Câu 3. (2 điểm) Nêu những yếu tố tác động đến tình hình các nước châu Âu, châu Á và nước Mĩ trong những năm 1918 – 1939. Trong các yếu tố đó yếu tố nào đóng vai trò chính và tại sao? - (0,75 điểm) Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933. - (0,75 điểm) Những chính sách của các nhà nước để giải quyết tình hình trên. - (0,5 điểm) Lựa chọn yếu tố quyết định và giải thích lí do chọn. 62
  61. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT GIỮA HỌC II – LỚP 9 MÔN: LỊCH SỬ I. Mục tiêu: - Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức về những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 – 1925; Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời; tình hình Việt Nam trong những năm 1930 – 1939; cuộc vận động tiến tới cách mạng tháng Tám 1945; tình hình Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến toàn quốc kháng chiến; tình hình Việt Nam từ cuối năm 1946 đến năm 1954. Từ kết quả kiểm tra các em tự đánh giá việc học tập nội dung trên, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập của mình trong các nội dung tiếp theo. - Thực hiện đúng theo yêu cầu trong phân phối chương trình. - Đánh giá quá trình dạy học của giáo viên để điều chỉnh nội dung, hình thức, phương pháp, dạy học. - Về kiến thức: qua bài kiểm tra củng cố và hoàn thiện kiến thức sau: + Nêu; giải thích, nhận xét/đánh giá được những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 – 1925; Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời. + Trình bày; đánh giá được tình hình Việt Nam trong những năm 1930 - 1939. + Nêu; giải thích; nhận xét/đánh giá được cuộc vận động tiến tới cách mạng tháng Tám 1945. + Nêu; giải thích; nhận xét được tình hình Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến toàn quốc kháng chiến. + Trình bày; giải thích; đánh giá được tình hình Việt Nam từ cuối năm 1946 đến năm 1954. - Về kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng lựa chọn, trình bày vấn đề, viết bài, vận dụng kiến thức để phân tích, nhận xét, lập luận vấn đề. - Thái độ: Nhận thức đúng những vấn đề lịch sử, biết rút ra bài học bổ ích cho bản thân. 63
  62. - Định hƣớng phát triển năng lực: tự học, giải quyết vấn đề; nhận thức tái hiện, phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá các vấn đề lịch sử. II. Hình thức kiểm tra: - Hình thức trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận. - Tỉ lệ: 50% (TNKQ) và 50% (TL). III. Bảng ma trận: Tên chủ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng đề TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Hoạt - Nêu được hoạt - Giải thích động của động yêu nước được tác động Nguyễn của Nguyễn Ái hoạt động yêu Ái Quốc Quốc ở nước nước của ở nƣớc ngoài (1919 – Nguyễn Ái ngoài 1925) Quốc ở nước (1919- - Nêu được tình ngoài những 1925); hình Cách năm 1919 – Cách mạng Việt Nam 1925 mạng trước khi Đảng - Giải thích Việt Nam Cộng sản ra được tình hình trƣớc khi đời Cách mạng Đảng Việt Nam trước Cộng khi Đảng Cộng sản ra sản ra đời đời (2 tiết) Tỉ lệ%: Tỉ lệ: 5% Tỉ lệ: Số câu 10% Số điểm: 5% TN: 4 Điểm: 1 0,5 Số Số câu Số câu: 2 điểm: TL:0 0,5 Tỉ lệ: 10% Số Số điểm: câu: 2 1 2. Việt Giải thích được Nhận xét được ý nghĩa sự ra đời Nam ý nghĩa sự ra Đảng Cộng sản Việt Nam, sự phát trong đời của Đảng triển của phong trào cách mạng những Cộng sản Việt trong những năm 1930 –1939 năm Nam, sự phát 64
  63. 1930 - triển của phong 1939 (3 trào cách mạng tiết) trong những năm 1930 – 1939 Tỉ lệ%: Tỉ lệ: Tỉ lệ: 5% Tỉ lệ: Số câu 15% 5% Số 5% TN: 2 Điểm: 1,5 Số điểm:0,5 Số Số câu điểm: Số câu: điểm: TL:1 0,5 1/2 0,5 Tỉ lệ: 15% Số Số Số điểm: câu: câu: 2 1,5 1/2 3. Cuộc Nêu được tình Giải thích được Vận dụng/liên hệ thực tế được bài vận động hình Việt Nam bối cảnh, ý học rút ra từ Tổng khởi nghĩa tháng tiến tới trong những nghĩa của Tám năm 1945 và sự thành lập cách năm 1939 – Tổng khởi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà mạng 1945; Cao trào nghĩa tháng với cách mạng ngày nay tháng cách mạng tiến Tám năm 1945 Tám tới Tổng khởi và sự thành lập 1945 (4 nghĩa tháng nước Việt Nam tiết) Tám 1945 dân chủ cộng hoà Tỉ lệ%: Tỉ lệ: 5% Tỉ lệ: Tỉ lệ: Số câu 25% Số 5% 15% TN: 4 Điểm: 2,5 điểm:0,5 Số Số Số câu Số câu: 2 điểm: điểm: TL:1 0,5 1,5 Tỉ lệ: 25% Số Số Số điểm: câu: 2 câu: 1 2,5 4. Việt Trình bày được Đánh giá được sự lãnh đạo của Nam từ những thuận Đảng, Chính phủ trong việc giải sau cách lợi/khó khăn và quyết tình hình Việt Nam sau cách mạng các biện pháp mạng tháng Tám đến toàn quốc tháng của Đảng, kháng chiến Tám đến Chính phủ trong toàn việc giải quyết quốc tình hình Việt kháng Nam sau cách chiến (2 mạng tháng 65
  64. tiết) Tám đến toàn quốc kháng chiến Tỉ lệ%: Tỉ lệ: 5% Tỉ lệ: Số câu 10% Số điểm: 5% TN: 4 Điểm: 1 0,5 Số Số câu Số câu: 2 điểm: TL: 0 0,5 Tỉ lệ: 10% Số Số điểm: câu: 2 1 5. Việt Nêu được tình Giải thích được Đánh giá, rút ra được bài học từ sự Nam từ hình Việt Nam vai trò của lãnh đạo của Đảng đối với tình hình cuối năm những năm đầu Đảng trong nước ta những năm đầu của cuộc 1946 đến của cuộc kháng việc giải quyết kháng chiến toàn quốc chống thực năm chiến toàn quốc tình hình nước dân Pháp (1946 - 1950); Bước phát 1954 (6 chống thực dân ta những năm triển mới của cuộc kháng chiến tiết) Pháp (1946 - đầu cuộc toàn quốc chống thực dân Pháp 1950); Bước kháng chiến (1950 - 1953); Cuộc kháng chiến phát triển mới toàn quốc toàn quốc chống thực dân Pháp của cuộc kháng chống thực xâm lược kết thúc (1953 – 1954) chiến toàn quốc dân Pháp đối với tình hình cách mạng nước chống thực dân (1946 - 1950); ta hiện nay. Pháp (1950 - Bước phát 1953); Cuộc triển mới của kháng chiến cuộc kháng toàn quốc chiến toàn chống thực dân quốc chống Pháp xâm lược thực dân Pháp kết thúc (1953 (1950 - 1953); – 1954). Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 – 1954). Tỉ lệ%: Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: Tỉ lệ: Tỉ lệ: 15% Tỉ lệ: Số câu 40% Số điểm: 1 5% 5% Số điểm: 5% TN: 8 Điểm: 4 Số câu: 4 Số Số 1,5 Số Số câu điểm: điểm: Số câu: điểm: TL:1 0,5 0,5 1/4 0,5 Tỉ lệ: 40% 66
  65. Số Số Số Số điểm: câu: 2 câu: câu: 4 1/2 1/4 Tổng Tỉ lệ: 25% Tỉ lệ: Tỉ lệ: Tỉ lệ: Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: Tỉ lệ: Số câu Số điểm: 15% 10% 5% Số điểm: 2 5% 20% TN: 2,5 Số Số Số Số câu: 1. Số Số Số câu Số câu:10 điểm: điểm: 1 điểm: 3/4 điểm: điểm: 2 TL: 1,5 Số 0,5 0,5 Số Tỉ lệ: 50% Số câu: 1 Số Số câu: Số điểm: câu: 6 câu: 2 câu: 2 1/4 Tỉ lệ: 25% Tỉ lệ: 25% Tỉ lệ: 25% Tỉ lệ: 25% Tỉ lê: Số điểm: 2,5 Số điểm: 2,5 Số điểm: 2,5 Số điểm: 2,5 100% Số câu: TN: 10; Số câu: TN: 8; Số câu: TN: 2; Số câu: TN: 2; Số điểm: 10 TL: 0 TL: 1 TL: 1. 3/4 TL: 1/4 Số câu: TN: 20; TL: 3 IV. Đề kiểm tra giữa học kì II – lớp 9: A. Phần trắc nghiệm: (5 điểm) Câu 1. Sự kiện nào đánh dấu bước ngoặt trong quá trình hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lê-nin? A. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. B. Đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương của Lê-nin. C. Gửi bản Yêu sách tám điểm cho Chính phủ Pháp. D. Tham dự Đại hội Tua của Đảng Xã hội Pháp. Câu 2. Tháng 3 - 1929, đánh dấu sự ra đời của sự kiện nào? A. Chi bộ Cộng sản đầu tiên được thành lập. B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên họp Đại hội lần thứ nhất. C. Tổ chức Đông Dương Cộng sản đảng được thành lập. D. Tổ chức Đông Dương Cộng sản Liên đoàn thành lập. 67
  66. Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chủ trương "vô sản hoá" của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên? A. Qui định về số lượng các hội viên. B. Tạo điều kiện cho hội viên tự rèn luyện mình. C. Góp phần truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin trong công nhân. D. Tổ chức và lãnh đạo công nhân đấu tranh. Câu 4. Xu hướng hoạt động chính của tổ chức Tân Việt Cách mạng đảng (7 - 1928) là A. vô sản. B. tư sản. C. cộng hòa. D. bạo động. Câu 5. Yếu tố nào chứng tỏ sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (2. 1930) khác biệt so với các Đảng Cộng sản trên thế giới? A. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào yêu nước. B. Là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp. C. Là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin. D. Sự đoàn kết chặt chẽ trong đấu tranh của giai cấp vô sản. Câu 6. Từ phong trào cách mạng 1930 – 1931 và phong trào dân chủ 1936- 1939, bài học nào là có ý nghĩa nhất hiện nay đối với Việt Nam? A. Luôn phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. B. Đảng phải biết tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh. C. Tiến hành cuộc đấu tranh toàn diện trên các mặt trận. D. Biết tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế. Câu 7. Hội nghị Trung ương 8 (5. 1941) đã xác định nhiệm vụ nào cho cách mạng Việt Nam? A. Phải giải phóng cho được các dân tộc Đông Dương ra khỏi ách Pháp - Nhật. B. Phải giải phóng cho được các dân tộc Việt Nam ra khỏi ách Pháp - Nhật. 68
  67. C. Phải giành độc lập dân tộc và dân chủ cho các dân tộc Đông Dương. D. Phải giành độc lập dân tộc và dân chủ cho dân tộc Việt Nam. Câu 8. Bản chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12. 3. 1945) đã xác định kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam là A. phát xít Nhật. B. thực dân Pháp. C. cả Pháp – Nhật. D. phát xít Nhật và phong kiến. Câu 9. Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương được tổ chức nhằm mục đích A. phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. B. thông qua mười chính sách của Việt Minh. C. thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam. D. gửi thư cho đồng bào cả nước kêu gọi khởi nghĩa. Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945? A. Đưa Việt Nam bước vào thời kì xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa. B. Phá tan hai tầng xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp và phát xít Nhật. C. Lật nhào chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại ngót ngàn năm. D. Đưa Việt Nam từ một nước thuộc địa trở thành nước độc lập. Câu 11. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, kẻ thù nguy hiểm nhất đối với cách mạng Việt Nam là A. thực dân Pháp. B. phát xít Nhật. C. thực dân Anh. D. quân Trung Hoa Dân quốc. Câu 12. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thực hiện biện pháp nào để giải quyết nạn đói trước mắt? 69
  68. A. Nhường cơm sẻ áo, hũ gạo cứu đói. B. Kêu gọi sự cứu trợ của thế giới. C. Cấm dùng gạo, ngô để nấu rượu. D. Tịch thu gạo của người giàu chia cho dân nghèo. Câu 13. Từ việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), bài học kinh nghiệm nào được rút ra cho cách mạng Việt Nam trong cuộc đấu tranh ngoại giao hiện nay? A. Phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù. B. Đa phương hóa trong quan hệ quốc tế. C. Kết hợp đấu tranh quân sự với ngoại giao. D. Triệt để lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước. Câu 14. Hai nhiệm vụ chiến lược nào Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra để giữ vững thành quả cách mạng 1945? A. Củng cố, bảo vệ chính quyền cách mạng và ra sức xây dựng chế độ mới. B. Thành lập chính phủ chính thức và thông qua Hiến pháp mới. C. Quyết tâm kháng chiến chống Pháp xâm lược và trừng trị bọn nội phản. D. Thực hiện nền giáo dục mới và giải quyết nạn đói. Câu 15. Trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, quân dân ta đã phá sản âm mưu gì của thực dân Pháp? A. Đánh nhanh, thắng nhanh. B. Đánh bao vây, chía cắt. C. Dùng người Việt trị người Việt. D. Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh. Câu 16. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 giành thắng lợi có ý nghĩa to lớn nào? A. Ta giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. B. Bộ đội ta trưởng thành hơn trong chiến đấu. C. Giải phóng toàn bộ khu vực biên giới Việt Trung. D. Ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8. 000 địch. 70
  69. Câu 17. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam đã bùng nổ vào đêm 19-12-1946 vì A. thực dân Pháp đã có hành động phá hoại các Hiệp ước được kí kết. B. nhân dân ta đã chuẩn bị đủ tiềm lực mọi mặt để đánh Pháp. C. quân Pháp đã nổ súng đánh chiếm được Nam Bộ. D. quân Pháp được ra miền Bắc sau khi thỏa thuận với Trung Hoa Dân quốc. Câu 18. Đại hội đại biểu toàn quốc lần II (2-1951) quyết định thành lập ở mỗi nước Việt Nam, Lào, Campuchia một Đảng riêng vì lí do chủ yếu nào? A. Để phù hợp với đặc điểm phát triển của cách mạng mỗi nước. B. Để tạo thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cách mạng. C. Muốn nhân dân ba nước Đông Dương tiếp tục đoàn kết trong đấu tranh. D. Muốn nhanh chóng đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi. Câu 19. Kế hoạch quân sự Nava đã bị phá sản hoàn toàn bởi thắng lợi của A. chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. B. cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954. C. các cuộc phản công (1951-1953). D. cuộc đấu tranh trên bàn đàn phán hội nghị Giơ-ne-vơ. Câu 20. Cuộc đấu tranh trên bàn Hội nghị Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương diễn ra gay gắt và phức tạp vì A. lập trường ngoan cố của Pháp. B. lập trường ngoan cố của Mĩ. C. lập trường ngoan cố của Pháp - Mĩ. D. tình hình thế giới diễn ra căng thẳng. B. Tự luận: (5 điểm) Câu 1. (1 điểm) Vì sao nói sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam là bước ngoặt đối với cách mạng Việt Nam? Câu 2. (2 điểm) Nêu nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945. Theo em, nguyên nhân nào là quyết định? Tại sao? 71