2 Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 môn Vật lí Lớp 8 - Trường THCS Nguyễn Huệ (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "2 Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 môn Vật lí Lớp 8 - Trường THCS Nguyễn Huệ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- 2_de_kiem_tra_1_tiet_hoc_ki_2_mon_vat_li_lop_8_truong_thcs_n.doc
Nội dung text: 2 Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 môn Vật lí Lớp 8 - Trường THCS Nguyễn Huệ (Có đáp án)
- Họ và tên : ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT – Tiết 26 Lớp : MÔN : VẬT LÝ 8 Đề A I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm) (Khoanh tròn vào câu trả lời đúng.) Câu 1: Đơn vị công suất là: A. Jun (J) B. W.s C. W D. J.s Câu 2: Vật có thế năng hấp dẫn khi nào? A. Khi cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật. B. Khi cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất. C. Khi vật được đặt cố định trên sàn nhà. D. Khi cơ năng của vật do chuyển động mà có. Câu 3: Chọn câu đúng khi nói về công suất? A. Công suất được xác định bằng lực tác dụng trong 1 giây. B. Công suất được xác định bằng lực tác dụng trong 1 phút. C. Công suất được xác định bằng công thực hiện được khi vật dịch chuyển được trong 1 mét. D. Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong 1 giây. Câu 4. Tính chất nào sau đây không phải là nguyên tử, phân tử : A. Chuyển động không ngừng B. Có lúc chuyển động, có lúc đứng yên. C. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ vật càng cao Câu 5: Công của lực kéo 1000N làm vật dịch chuyển được 7cm theo phương của lực là bao nhiêu? A. 7000J B. 700J C. 70J D. 7000kJ Câu 6: Một người nâng một vật nặng 80kg lên cao 9m trong 3 phút. Công suất làm việc của người đó là: A. 2400W B. 2,4kW . C. 4kW D. 40W II. Tự luận: 7 điểm Câu 7: Khi nào có công cơ học? Cho ví dụ chỉ rõ lực thực hiện công ? ( 2 điểm) Câu 8: Khi pha nước sôi vào cốc thủy tinh. Hỏi nhiệt năng của nước và cốc thay đổi như thế nào? Cho biết cách làm thay đổi nhiệt năng. ( 1,5 điểm) Câu 9: Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì khi rửa rau ta nên nhỏ vài giọt thuốc tím để sát khuẩn. Khi nhỏ vài giọt thuốc tím vào thau nước thì sau vài giây cả thau nước đã có màu tím. Giải thích tại sao? Nếu tăng nhiệt độ của nước thì hiện tượng trên xảy ra như thế nào? Tại sao? (1 điểm) Câu 10: Để đưa một vật lên cao 10m người ta dùng một mặt phẳng nghiêng dài 18m và thực hiện lực kéo vật trên mặt phẳng nghiêng là 500N khi không có ma sát. a. Tính khối lượng của vật. (1,5 điểm) b. Người ta thay mặt phẳng nghiêng trên bằng một ròng rọc động để đưa vật trên lên độ cao 12m và biết hiệu suất của ròng rọc khi đó là 82%. Tính lực ma sát cản trở chuyển động. ( 1 điểm)
- Họ và tên : ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT – Tiết 26 Lớp : MÔN : VẬT LÝ 8 Đề B I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm) (Khoanh tròn vào câu trả lời đúng.) Câu 1: Đơn vị tính công cơ học là: A. N B. N/m C. W D. Jun (J) Câu 2: Vật có động năng khi nào? A. Khi cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật. B. Khi cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất. C. Khi vật được đặt cố định trên sàn nhà. D. Khi cơ năng của vật do chuyển động mà có. Câu 3: Chọn câu đúng khi nói về công suất? A. Công suất được xác định bằng lực tác dụng trong 1 giây. B. Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong 1 giây. C. Công suất được xác định bằng công thực hiện được khi vật dịch chuyển được trong 1 mét. D. Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong 1 giờ. Câu 4: Tính chất nào sau đây không phải của nguyên tử , phân tử ? A. Chuyển động không ngừng . B. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độvật càng cao C. Giữa các nguyên tử , phân tử có khoảng cách D. Chỉ có thế năng , không có động năng . Câu 5. Công của lực kéo 2000N làm vật dịch chuyển được 30cm theo phương của lực là bao nhiêu? A. 600J B. 300J C. 600kJ D. 60000J Câu 6: Một cần cẩu nâng một vật nặng 4 tấn lên cao 2m trong 8 giây. Công suất của cần cẩu là: A. 100000W B. 100kW . C. 1kW D. 10000W II. Tự luận: 7 điểm Câu 7: Khi nào có công cơ học? Cho ví dụ chỉ rõ lực thực hiện công ? ( 2 điểm) Câu 8: Khi dùng búa để đóng đinh vào gỗ. Hỏi nhiệt năng của đầu búa và đầu đinh thay đổi như thế nào? Cho biết cách làm thay đổi nhiệt năng khi đó. ( 1,5 điểm) Câu 9: Khi pha sirô dâu vào cốc nước màu trắng, một lúc sau sirô hòa ra cả cốc nước mặc dù chưa kịp khuấy lên. Giải thích tại sao? Nếu tăng nhiệt độ của nước thì hiện tượng trên xảy ra như thế nào? Tại sao? (1 điểm) Câu 10: Để đưa một vật có khối lượng 40 kg lên cao 6m người ta dùng một mặt phẳng nghiêng và tác dụng lực kéo 300N khi bỏ qua ma sát . a. Tính chiều dài mặt phẳng nghiêng.( 1,5 điểm) b. Người ta thay mặt phẳng nghiêng trên bằng một ròng rọc động để đưa vật khác nặng 60kg lên cùng độ cao ở trên và biết lực ma sát cản trở chuyển động là 25N. Tính hiệu suất của ròng rọc động khi đó. ( 1 điểm)
- UBND quận Hải Châu. ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT Trường : THCS Nguyễn Huệ MÔN : VẬT LÝ 8 Đề : A I. Trắc nghiệm: (mỗi câu 0,5 điểm ) 3 điểm 1 2 3 4 5 6 C B D B C D II. Tự luận: 7 điểm Câu 7a: Trả lời đúng khi nào có công cơ học ( 1 điểm) b: Cho ví dụ đúng ( 0,5 điểm). Chỉ đúng lực thực hiện công cơ học ở ví dụ ( 0,5 điểm) Câu 8: Nhiệt năng của nước giảm còn nhiệt năng của cốc tăng ( 1 điểm). Cách làm thay đổi nhiệt năng là truyền nhiệt ( 0,5 điểm) Câu 9: Giữa các phân tử nước cũng như các phân tử thuốc tím đều có khoảng cách ( 0,25 điểm) và chúng luôn chuyển động không ngừng về mọi phía ( 0,25 điểm) nên các phân tử thuốc tím đã chuyển động xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và ngược lại( 0,5 điểm). Vì thế sau thời gian ngắn cả cốc nước có màu tím. Khi tăng nhiệt độ của nước thì hiện tượng trên xảy ra nhanh hơn. Vì nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh( 0,25 điểm) Câu 10: (2,5 điểm) - a. Viết đầy đủ tóm tắt đề ( 0,25 điểm). - Tính đúng công kéo vật khi không có ma sát: AFk = 9000 (J) ( 0,25 điểm). - Theo định luật về công: AP = AFk = 9000 (J) ( 0,25 điểm). - Tính đúng trọng lượng vật: P = 900 (N). ( 0,25 điểm). - Tính đúng khối lượng của vật: m = 90 (kg) ( 0,5 điểm). - b. Tính đúng công kéo vật khi không có ma sát: AFk = 10800 (J) ( 0,25 điểm). - Tính đúng công của lực ma sát: A’ = 13170,73(J) ( 0,25 điểm). - Giải thích đúng để tìm s = 24 (m) và Fk = 450 (N) (0,25 điểm) - Tính đúng lực kéo vật khi có ma sát: F = 548,78 (N) - Tính đúng độ lớn của lực ma sát cản trở chuyển động là: Fms = 98,78 (N) ( 0,25 điểm). Phòng GD&ĐT Hải Châu. ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT Trường : THCS Nguyễn Huệ MÔN : VẬT LÝ 8
- Đề : B I. Trắc nghiệm: (mỗi câu 0,5 điểm ) 3 điểm 1 2 3 4 5 6 D D B D A D II. Tự luận: 7 điểm Câu 7a: Trả lời đúng khi nào có công cơ học ( 1 điểm) b: Cho ví dụ đúng ( 0,5 điểm). Chỉ đúng lực thực hiện công cơ học ở ví dụ ( 0,5 điểm) Câu 8: Nhiệt năng của đầu búa và đầu đinh đều tăng ( 1 điểm). Cách làm thay đổi nhiệt năng là thực hiện công ( 0,5 điểm) Câu 9: Giữa các phân tử nước cũng như các phân tử sirô đều có khoảng cách ( 0,25 điểm)và chúng luôn chuyển động không ngừng về mọi phía ( 0,25 điểm)nên các phân tử sirô đã chuyển động xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và ngược lại( 0,5 điểm). Vì thế sau thời gian ngắn cả cốc nước có màu hồng. Khi tăng nhiệt độ của nước thì hiện tượng trên xảy ra nhanh hơn. Vì nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh( 0,25 điểm) Câu 10: (2,5 điểm) - a. Viết đầy đủ tóm tắt đề ( 0,25 điểm). - Tính đúng trọng lượng vật: P = 400 (N). ( 0,25 điểm). - Tính đúng công nâng vật lên cao: A= 2400(J). ( 0,25 điểm). - Theo định luật về công: AP = AFk = 2400 (J) ( 0,25 điểm). - Chiều dài mặt phẳng nghiêng: s = 8 (m) ( 0,5 điểm). - b. Giải thích đúng để tìm s = 12 (m) - Tính đúng trọng lượng vật: P = 600 (N) - Tính đúng công kéo vật khi không có ma sát: AFk = 3600 (J) ( 0,25 điểm). - Tính đúng công của lực ma sát: A’ = 300(J) ( 0,25 điểm). - Tính đúng công kéo vật khi dùng ròng rọc động: A2 = 3900 (J) ( 0,25 điểm). - Tính đúng hiệu suất của ròng rọc động là: H = 92,3 % ( 0,25 điểm).