4 Đề kiểm tra 15 phút học kì II môn Văn học Lớp 9 - Trường THCS Nguyễn Huệ (Có đáp án)

doc 7 trang Đăng Bình 08/12/2023 2380
Bạn đang xem tài liệu "4 Đề kiểm tra 15 phút học kì II môn Văn học Lớp 9 - Trường THCS Nguyễn Huệ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doc4_de_kiem_tra_15_phut_hoc_ki_ii_mon_van_hoc_lop_9_truong_thc.doc

Nội dung text: 4 Đề kiểm tra 15 phút học kì II môn Văn học Lớp 9 - Trường THCS Nguyễn Huệ (Có đáp án)

  1. Trường : THCS Nguyễn Huệ KIỂM TRA 15' VĂN HỌC ĐIỂM Lớp : 9/ Tên : . Đề A A. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm ): Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Câu thơ “Mai cốt cách tuyết tinh thần” trong Chị em Thúy Kiều nói lên nội dung gì? A. Miêu tả vẻ đẹp của cây hoa mai và tuyết trắng B. Nói lên cốt cách thanh cao và tinh thần trong trắng của Thúy Kiều C. Gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng của người thiếu nữ D. Giới thiệu vẻ đẹp chung của những người phụ nữ trong xã hội cũ Câu 2: Có người cho rằng, chân dung của Thúy Kiều là chân dung của tính cách và số phận còn chân dung của Thúy Vân là chân dung của tính cách. Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 3: Qua nỗi nhớ của Thúy Kiều với cha mẹ trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, ta thấy Kiều là một con người như thế nào? A. Kiều nhớ thương cha mẹ B. Kiều xót xa vì cha mẹ đang đợi mình và lo lắng vì không ai chăm sóc cha mẹ C. Kiều đau đớn vì phải xa cha mẹ D. Kiều là người có lòng vị tha B. TỰ LUẬN : ( 7 điểm ) Câu 1. (3 điểm): Chép thuộc 8 câu thơ đầu trong trích đoạn “Chị em Thúy Kiều”
  2. Câu 2. (4 điểm): Nêu vài nét về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ trên.
  3. Trường : THCS Nguyễn Huệ KIỂM TRA 15' VĂN HỌC ĐIỂM Lớp : 9/ Tên : Đề B A. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm ): Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất. Câu 1 : Nội dung chính của đoạn trích Cảnh ngày xuân là gì? A. Tả lại vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều B. Tả lại cảnh chị em Thúy Kiều đi chơi xuân C. Tả lại cảnh mọi người đi lễ hội trong tiết Thanh minh D. Tả lại cảnh thiên nhiên mùa xuân rực rỡ Câu 2: Có người cho rằng, chân dung của Thúy Vân là chân dung của tính cách còn chân dung của Thúy Kiều là chân dung của số phận. Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 3: Thành công nhất trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là nghệ thuật gì? A. Tả cảnh thiên nhiên B. Miêu tả nội tâm C. Tả người D. Ước lệ, ẩn dụ B. TỰ LUẬN : ( 7 điểm ) Câu 1. (3 điểm): Chép thuộc 12 câu thơ trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” từ câu “Kiều càng sắc sảo mặn mà” đến câu “Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân”.
  4. Câu 2. (4 điểm): Nêu vài nét về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ trên.
  5. ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT VĂN HỌC 9 A. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm) 1 2 3 Đề A C B D Đề B B B B B. TỰ LUẬN : ( 7 điểm ) Câu 1. Sai 1 từ trừ 0.5đ Câu 2: ĐỀ A HS cần nêu được ý chính: * 4 câu đầu: giới thiệu chung về hai chị em: - TK là chị, TV là em là con gái đầu lòng của gia đình Vương viên ngoại - Họ là những người con gái đẹp: hai ả tố nga: 0.5 đ - Nghệ thuật ước lệ, ẩn dụ: thân hình đẹp như cây mai, tâm hồn trong trắng như tuyết: 1đ -> Vẻ đẹp của họ toàn vẹn từ vóc dáng đến tâm hồn (mười phân vẹn mười). Tuy nhiên họ đẹp không giống nhau (mỗi người một vẻ): 0.5đ * 4 câu thơ tiếp: miêu tả Thuý Vân - Vẻ đẹp trang trọng: phúc hậu, quý phái: 0.5đ - Nghệ thuật ước lệ, ẩn dụ: khuôn mặt, nét mày, làn da, mái tóc đến nụ cười, tiếng nói: 1đ -> Vẻ đẹp của TV khiến trời đất kính nể (mây thua, tuyết nhường). Điều đó dự báo một cuộc đời yên ổn, phẳng lặng: 0.5đ ĐỀ B HS cần nêu được ý chính: 12 câu tiếp: miêu tả Thuý Kiều - Vẻ đẹp + Phép đòn bẩy: Thuý Kiều hơn TV về độ sắc sảo mặn mà: 0.5đ + Nghệ thuật ước lệ, ẩn dụ: tập trung miêu tả đôi mắt: 0.5đ + Nghệ thuật dùng điển tích: nghiêng nước nghiêng thành để ca ngợi vẻ đẹp TK: 0.5đ + Vẻ đẹp của TK khiến trời đất ghen tị: hoa ghen, liễu hờn: 0.5đ - Tài năng + Kiều có rất nhiều tài năng và tài nào của Kiều cũng đạt đến điêu luyện: 0.5đ + Đặc biệt tài sáng tác nhạc: Bạc mệnh: 0.5đ + Tài năng của Kiều thể hiện một tâm hồn đa sầu, đa cảm: 0.5 -> Vẻ đẹp, tài năng và tâm hồn của Kiều báo trước một cuộc đời đầy sóng gió, đầy bi kịch, khổ đau: 0.5đ
  6. Trường THCS Nguyễn Huệ Họ và tên : KIỂM TRA 15 PHÚT Lớp: 9/ . MÔN: NGỮ VĂN 9 (ĐỀ A) ĐIỂM I. TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM) Câu 1: Vấn đề chủ yếu được nói đến trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” là gì? A. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. B. Phong cách làm việc và nếp sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh. C. Tình cảm của người dân Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. D. Trí tuệ tuyệt vời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Câu 2: “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” của Mác-két được viết theo phương thức nào là chính? A. Tự sự. B. Biểu cảm. C. Thuyết minh. D. Nghị luận. Câu 3: Những luận cứ về các lĩnh vực y tế, thực phẩm, giáo dục, được tác giả đưa ra trong văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” nhằm mục đích gì? A. Làm nổi bật sự tốn kém và tính chất phi lí của các cuộc chạy đua vũ trang. B. Làm cho mọi người thấy chi phí cho lĩnh vực này là rất tốn kém. C. Làm cho mọi người thấy đây là những vấn đề mà các nước nghèo không thể cải thiện được. D. Thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của tác giả về các vấn đề thời sự nóng hổi. II. TỰ LUẬN (7 ĐIỂM) Câu 1 (4 điểm): Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao? Câu 2 (3 điểm): Em hiểu gì về chiến tranh hạt nhân qua văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”? Trường THCS Nguyễn Huệ Họ và tên : KIỂM TRA 15 PHÚT Lớp: 9/ . MÔN: NGỮ VĂN 9 (ĐỀ B) ĐIỂM I. TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM) Câu 1: Trong bài “Phong cách Hồ Chí Minh”, tác giả so sánh lối sống của Bác Hồ với lối sống của những ai? A. Những vị lãnh tụ của các dân tộc trên thế giới. B. Các danh nho Việt Nam thời xưa . C. Các danh nho Trung Quốc thơi xưa. D. Các vị lãnh đạo Nhà nước ta đương thời. Câu 2: Để làm nổi bật lối sống rất giản dị của Hồ Chí Minh, tác giả đã sử sụng phương pháp lập luận nào? A. Chứng minh. B. Giải thích. C. Bình luận. D. Phân tích. Câu 3: Luận cứ nào không chứng minh cho luận điểm “Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất”? A. Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có khả năng hủy diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời.
  7. B. Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển với nhiều phát minh mới ra đời. C. Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lí trí của loài người mà còn trái với tự nhiên và phản lại sự tiến hóa. D. Cuộc chạy đua vũ trang đã làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỉ người trên trái đất. II. TỰ LUẬN (7 ĐIỂM) Câu 1 (4 điểm): Vì sao có thể nói: Chiến tranh hạt nhân “không chỉ đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa”? Câu 2 (3 điểm): Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh. ĐÁP ÁN ĐỀ A I. TRẮC NGHIỆM 1 – B 2 – D 3 – A II. TỰ LUẬN Câu 1 (4 điểm): Nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao vì: - Bác sống giản dị về mặ vật chất (nơi ở, trang phục, ăn uống) nhưng phong phú về mặt tinh thần. - Bác sống hòa hợp với thiên nhiên, với nhân dân. Thể hiện quan niệm: cái đẹp là cái tự nhiên, giản dị. Câu 2 (3 điểm): - Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị. ĐỀ B I. TRẮC NGHIỆM 1 – B 2 – A 3 – B II. TỰ LUẬN Câu 1 (4 điểm): Nói: Chiến tranh hạt nhân “không chỉ đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa” vì: - Đi ngược lí trí tự nhiên: phá hủy quá trình tiến hóa của tự nhiên mà phải qua một quá trình lâu dài mới có được (Nêu dẫn chứng) (1,5 điểm) - Đi ngược lí trí con người: phá hủy mọi thành tựu, mọi sự tiến bộ của con người, đưa quá trình vĩ đại của hàng bao triệu năm trở về điểm xuất phát (1,5 điểm) Câu 2 (3 điểm): - Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn thể loài người và sự sống trên trái đất. - Cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém đã cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để phát triển, để loại trừ nạn đói, nạn thất học và khắc phục nhiều bệnh tật cho hàng trăm triệu con người. - Đấu tranh cho hòa bình, ngăn chặn và xóa bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết thân và cấp bách của toàn thể loài người.