Giáo án Làm quen môi trường xung quanh Lớp Lá - Đề tài: Phân biệt gia cầm, gia súc

doc 5 trang thuongdo99 9250
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Làm quen môi trường xung quanh Lớp Lá - Đề tài: Phân biệt gia cầm, gia súc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_giang_lam_quen_moi_truong_xung_quanh_lop_la_de_tai_phan.doc

Nội dung text: Giáo án Làm quen môi trường xung quanh Lớp Lá - Đề tài: Phân biệt gia cầm, gia súc

  1. Giáo án phát triển nhận thức Cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh Đề tài: Phân biệt gia cầm - gia súc Chủ đề: động vật Lứa tuổi: 5 – 6 tuổi Số trẻ: 25 – 30 cháu Thời gian: 30 – 35 phút 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên gọi, một số đặc điểm đặc trưng chung của 1 nhóm gia cầm và nhóm gia súc: + Gia cầm: Có 2 chân, có cánh, ăn thóc, đẻ trứng. + Gia xúc: Có 4 chân, đẻ con. - Trẻ biết sự đa dạng của các nhóm: Ngoài các con vật quan sát, nhóm gia cầm còn nhiều con vật khác: chim cảnh, gà tây, chim bồ câu, ngan, ngỗng, Nhóm gia súc còn nhiều con vật khác: mèo, trâu, thỏ, dê, bò vàng, 2. Kỹ năng: - Trẻ biết quan sát, so sánh và phân nhóm các động vật theo đặc điểm chung của nhóm. - Trẻ biết hợp tác với cô và các bạn hoạt động theo nhóm - Trẻ biết diễn đạt câu rõ ràng mạch lạc. 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động khám phá về con vật. - Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ các loài vật nuôi. ІІ. Chuẩn bị 1. Đồ dùng của cô - Tranh ảnh nhóm gia cầm gồm các con: Gà mái, vịt, ngỗng - Tranh nhóm gia súc gồm các con: Bò, lợn, chó. Mỗi con vật có 1 bộ tranh mô phỏng các hoạt động, tập tính đặc trưng của chúng. VD: Bò đang ăn cỏ, bò con đi bên cạnh bò mẹ. Lợn mẹ và 1 đàn lợn con. Chó mej và 1 đàn chó con. Chó đang gậm xương. Gà mái đang ấp trứng, đang ăn thóc. Vịt mẹ đứng cạnh quả trứng đang nở ra vịt con, Chim bồ câu đang ăn thóc cùng gà và vịt, - 1 tranh to thể hiện sự chăm sóc, âu yếm của con người đối với các con vật này. - Powerpoint có ảnh minh họa các con vật nuôi khác của 2 nhóm, ngoài các con vật có trong tranh, sử dụng trong phần mở rộng. - 02 bảng to cho trẻ chơi trò chơi. 2. Đồ dùng của trẻ - Nhiều lô tô các con vật thuộc nhóm gia cầm, gia súc và 1 số lô tô con vật không thuộc 2 nhóm này: hổ, khỉ, voi. Dùng để chơi trò chơi phân loại các con vật. - Mỗi trẻ một bức tranh sử dụng cho trò chơi củng cố: Tìm trứng hoặc con cho các con vật theo số lượng cho trước. 1
  2. ІІІ. Tiến hành Nội dung và Phương pháp và hình thức tổ chức tương ứng Thời tiến trình gian Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ hoạt động 2->3 1. Ổn định tổ - Cho trẻ hát bài: Con gà trống. - Hát và vận động theo phút chức và gây nhạc. hứng thú. + Con gà trống được nuôi ở đâu? - Trong gia đình + Còn con vật nào khác cũng là vật nuôi trong gia đình? - Chó, mèo, trâu, bò, lợn 2. Khám phá - Cô cho trẻ chia thành 4 nhóm, mỗi - Đi lấy tranh và ngồi 8->11 Phần 1: KP nhóm chọn 1 bộ tranh do cô đã chuẩn bị thành 1 nhóm. phút tên và đặc sẵn. Nhóm 1,3 xem bộ tranh về gia cầm. điểm chung Nhóm 2,4 xem bộ tranh về gia súc. của 2 nhóm - Giao nhiệm vụ cho trẻ: Hãy quan sát - Quan sát tranh và cùng các tranh của nhóm mình và nói cho cô bàn bạc, thảo luận, nhận biết: Có những con vật gì? Các con vật xét. ấy có điểm gì giống nhau? HĐ 1: Tìm * Tìm hiểu tên và đặc điểm chung của hiểu tên và nhóm gia cầm. đặc điểm - Mời nhóm 1 mang tranh lên treo trên - Mang tranh lên treo chung của bảng và trình bầy nhận xét của nhóm. nhóm gia cầm (Nếu trẻ khó trả lời, cô đặt câu hỏi gợi ý cho trẻ trả lời): + Nhóm 1 có những con gì? - Gà mái, vịt và ngỗng + Có nhóm nào có những con vật này không? - Nhóm 3 - 2 nhóm cùng cho cô biết: + Các con vật này có điểm gì giống nhau? - Có 2 chân, có cánh, ăn (Nếu trẻ trả lời còn thiếu, cô gợi ý cho thóc, đẻ trứng. trẻ): Các con vật này sống ở đâu? - Trong gia đình. + Có thể đặt tên chung cho các con vật này là gì? - Các con đẻ trứng + Đúng. Còn tên gì khác? - Con có cánh và có 2 chân. + Đúng. Để biểu thị cho nhóm các con vật có 2 chân, có cánh, ăn thóc, đẻ trứng và được nuôi trong gia đình ta gọi chung chúng là gia cầm. (Cho tập thể và cá nhân trẻ nhắc lại tên gọi của nhóm 2 - 3 lần) + Ngoài 3 con vật này ra, nhóm gia cầm còn có những con gì khác? 2
  3. 8->9 HĐ 2: Tìm phút hiểu tên và - Cô cho trẻ quan sát, gọi tên các con vật - Gà trống, ngan, chim đặc điểm khác trên màn hình powerpoint bồ câu, chung của * Tìm hiểu tên và đăc điểm chung của nhóm gia súc nhóm gia súc. - Mời nhóm 2 mang tranh lên treo trên bảng và trình bầy nhận xét của nhóm. - Treo tranh (Cô đặt câu hỏi gợi ý cho trẻ trả lời): + Nhóm 2 có những con gì? - Lợn, bò sữa, chó + Còn nhóm nào có những con vật như thế này không? - Nhóm 4 - 2 nhóm cùng cho cô biết: + Các con vật này có điểm gì giống - Có 4 chân, đẻ con, là nhau? vật nuôi trong gia đình. + Đặt tên chung cho các con vật này là gì? - Các con vật đẻ con. + Đúng. Còn tên gì khác? - Con vật có 4 chân và được nuôi trong gia đình + Đúng. Tuy nhiên, để biểu thị cho nhóm các con vật có 4 chân, đẻ con và được nuôi trong gia đình ta gọi chung chúng là gia súc. (Cho tập thể và cá nhân trẻ nhắc - Tập thể 1 lần, 2 trẻ lại tên gọi của nhóm 2 - 3 lần) nhắc lại tên nhóm + Ngoài 3 con vật này ra, nhóm gia súc còn có những con gì khác? (Cô cho trẻ quan sát, gọi tên các con vật - Mèo, trâu, thỏ, dê, khác trên màn hình powerpoint) * So sánh: - Nhóm gia cầm và nhóm gia súc có đặc - Gia cầm có 2 chân, gia điểm gì khác nhau? súc có 4 chân. (Nếu trẻ không trả lời được, cô đặt câu - Gia cầm có cánh, gia hỏi gợi ý cho trẻ trả lời) súc không có cánh. + Trong 2 nhóm con vật này, nhóm nào - Gia cầm ăn thóc, gia ăn thóc, nhóm nào không ăn thóc? súc không ăn thóc. + Nhóm nào đẻ trứng, nhóm nào đẻ con? - Gia cầm đẻ trứng, gia súc đẻ con. - 2 nhóm này có đặc điểm gì giống nhau? - Cùng là vật nuôi trong gia đình, được con người yêu quý, chăm sóc, bảo vệ. Chúng là những con * Khái quát: Ý kiến của các con đều vật có ích cho con người đúng. Dù có những đặc điểm khác nhau, song, gia cầm và gia súc cùng là vật nuôi trong gia đình, được con người yêu quý, chăm sóc, bảo vệ. Chúng là những con 3
  4. vật có ích cho con người. * Giáo dục trẻ: 9->10 Phần 2: Vậy, cần làm gì để gia cầm, gia súc khỏe - Phải yêu quý, chăm phút Củng cố. mạnh, nhanh lớn? sóc, bảo vệ chúng. - Cho chúng ăn hàng ngày, chữa bệnh cho * Củng cố chúng, - TC: Ai nhanh hơn + Cách chơi: Trò chơi gồm 2 đội. Phía trước các đội có 2 cái bảng và phía dưới bảng có một cái bàn bầy nhiều lô tô gia cầm và gia súc cùng với 1 số con vật: hổ, voi, khỉ. Nhiệm vụ của các đội là lấy lô tô con vật theo đúng yêu cầu và gắn vào bảng chơi của đội mình. - Lắng nghe cô phổ biến Đội 1: Lấy các con vật thuộc nhóm gia cách chơi, luật chơi. cầm. Đội 2: Lấy các con vật thuộc nhóm gia súc. + Luật chơi: Chơi theo luật tiếp sức. Thành viên đầu tiên của 4 đội cùng lên lấy lô tô theo yêu cầu của đội mình, mỗi lần lên chỉ được lấy 1 lô tô. Sau khi lấy xong, gắn lên bảng, chạy quay về đập tay vào bạn tiếp theo ở đầu hàng, đi xuống cuối hàng đứng. Bạn được đập tay lại chạy lên lấy con vật theo yêu cầu. Tiếp - Lấy: gà, chim, vịt, ngan tục chơi như vậy cho đến khi hết giờ. Trong thời gian 1 bản nhạc, đội nào lấy - Lấy: Bò, lợn, mèo, chó được nhiều con vật đúng yêu cầu hơn là giành phần thắng. - Trẻ chơi theo sự hướng - Cô tổ chức cho trẻ chơi 1 - 2 lần, nhận dẫn của cô xét kết quả sau khi chơi. - TC2: Tôi bị lạc + Cách chơi: Trò chơi gồm 6 nhóm. Mỗi trẻ có 1 bức tranh, trong tranh có những con vật thuộc nhóm gia súc và gia cầm cùng với hình quả trứng và các con tương ứng của chúng, được sắp xếp ngẫu nhiên. Nhiệm vụ của người chơi là quan sát và tìm đủ số trứng hoặc số con tương ứng có trong tranh cho các con vật theo - Lắng nghe cô phổ biến thẻ số. VD: Gà mái có thẻ số 6 bên cạnh. cách chơi, luật chơi Vậy, phải tìm và nối cho gà mái 6 quả trứng. 4
  5. + Luật chơi: Trong thời gian 1 bản nhạc, nhóm nào làm đúng yêu cầu và hoàn thành trước, nhóm đó giành phần thắng. - Trẻ chơi theo sự hướng - Cô tổ chức cho trẻ chơi 1 - 2 lần, nhận dẫn của cô 2 xét kết quả chơi. phút 3. Kết thúc * Cho trẻ hát và vận động bài: "Gà trống, mèo con và cún con" 5