Giáo án Khám phá khoa học Lớp Lá - Đề tài: Tìm hiểu ngày và đêm

doc 9 trang thuongdo99 145993
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khám phá khoa học Lớp Lá - Đề tài: Tìm hiểu ngày và đêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_kham_pha_khoa_hoc_lop_la_de_tai_tim_hieu_ngay_va_dem.doc

Nội dung text: Giáo án Khám phá khoa học Lớp Lá - Đề tài: Tìm hiểu ngày và đêm

  1. GIÁO ÁN KHÁM PHÁ KHOA HỌC CHỦ ĐỀ: NƯỚC VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN Tên hoạt động chính: Tìm hiểu ngày và đêm Hoạt động bổ trợ: Giáo dục phát triển ngôn ngữ Giáo dục phát triển thể chất Đối tượng: Mẫu giáo(5-6 tuổi) Thời gian: 30 phút Người thực hiện: I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ nhận biết được thay đổi của bầu trời vào ban ngày và ban đêm. - Trẻ biết được sự khác nhau giữa ban ngày và ban đêm. - Biết hoạt động của con người và sự vật vào ban ngày và ban đêm. 2. Kĩ năng: - Phát triển ở trẻ khả năng so sánh, suy luận, chú ý. 3. Giáo dục: - Giáo dục bé biết bảo vệ sức khỏe bằng cách làm việc, sinh hoạt theo lịch ngày và đêm. II. CHUẨN BỊ:
  2. 1. Đồ dùng của cô và trẻ Tranh : Quang cảnh ban ngày. Quang cảnh ban đêm - Tranh rời: Các hoạt ban ngày và quang cảnh ban đêm - Câu đố, bài thơ, bài hát: Ánh trăng hoà bình, Chúc bé ngủ ngon. 2. Địa điểm: Tổ chức tại lớp A4- Trường Mầm non Yên Thanh- Thành phố uông bí III. CÁCH TIẾN HÀNH Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Trò chuyện theo chủ đề: * Cho trẻ hát bài hát : “ Ánh Trăng hoà bình ” Trẻ hát bài hát cùng đĩa nhạc * Cô đàm thoại cùng trẻ: Trên bầu trời ,vào ban đêm + Trăng thường xuất hiện ở đâu? Khi nào các con? Sao, mặt trời. + Trên bầu trời ngoài trăng còn có gì? Vào ban ngày + Mặt trời thường xuất hiện khi nào? =>Bầu trời có cả Mặt trăng và Mặt trời. Mặt trời xuất hiện vào ban ngày, còn Mặt trăng xuất hiện vào ban đêm. Hôm nay cô và các cháu cùng tìm hiểu về ngày và đêm .nhé.
  3. 2/ Nội dung: 2.1. Tìm hiểu về ban ngày: Trẻ quan sát tranh * Cho trẻ quan sát tranh: Mặt trời, đám mây, cây + Con nhìn thấy gì trong bức tranh?( cô gọi 3-4 trẻ) Trẻ trả lời + Các con có biết mặt trời mọc ở phía nào và lặn ở phía nào không?  Mặt trời mọc vào buổi sáng ở phía Đông và lặn vào buổi chiều ở phía Tây đấy. Trong xanh + Con có nhận xét gì về quang cảnh bầu trời trong bức tranh?( Gọi 3-4 trẻ)  Bầu trời trong xanh, có ông mặt trời khiến ta có thể nhìn rõ mọi cảnh vật. Ban ngày vì có ông mặt + Theo các con bức tranh này vẽ cảnh ngày hay đêm? trời Vì sao? + Cho trẻ đọc từ: Ban ngày Nhờ mắt + Con nhận biết ban ngày nhờ bộ phận giác quan nào? Trẻ trả lời + Con có biết nhờ đâu mà mắt chúng ta có thể nhìn rõ Vâng ạ mọi vật không? Vậy chúng mình cùng thực hiện một thí nghiệm để khám phá nhé. Trẻ nhắm mắt Bây giờ cả lớp hãy nhắm mắt lại nào.
  4. - Nào 1,2,3, chúng ta cùng nhắm Không ạ Các con có nhìn thấy gì không? - Nào 1-2-3 chúng ta cùng mở nhé. + Các con nhìn thấy gì ở xung quanh các con? Trẻ kể Vậy nhờ có cái gì mà chúng mình nhìn rõ mọi vật? =>Nhờ có ánh sáng của mặt trời mà mắt chúng ta có thể nhìn thấy mọi vật ở xung quanh đấy. + Con hãy kể các hoạt động của con diễn ra vào ban Trẻ kể ngày cho cô và cả lớp cùng biết nào? (cô gọi 3-4 trẻ kể về các hoạt động diễn ra vào ban ngày)  Cho trẻ quan sát tranh hoạt động con người vào ban ngày  Những hoạt động thường diễn ra vào ban ngày Không ạ có thể diễn ra vào ban đêm không? Vì có ông mặt trời + Các con có biết tại sao bầu trời lại sáng vào ban ngày không?  Đúng rồi, nhờ có ông mặt trời toả ánh nắng soi xuống mặt đất mà con người có thể nhìn thấy mọi vật vào ban ngày đấy. + Vào những hôm trời nắng gắt chúng ta có thể nhìn Không, vì chói mắt trực tiếp vào ông mặt trời được không? Vì sao? Phải đội mũ + Khi trời nắng to chúng ta phải làm gì? Trẻ chơi Cho trẻ chơi trò chơi: Che nắng- Che mưa
  5. => GD: Vào những hôm trời nắng to khi đi ra đường chúng ta phải nhớ đội mũ, hoặc mang ô. + Bây giờ cả lớp hãy thử tưởng tượng cùng cô xem nếu trái đất của chúng ta một ngày không có mặt trời thì điều gì sẽ xảy ra? ( cho 3-4 trẻ dự đoán) 2.2 Tìm hiểu về ban đêm: - Cô đưa ra bức tranh vẽ cảnh ban đêm và hỏi trẻ: Ban đêm, vì có mặt trăng + Các con hãy quan sát bức tranh và nói cho cô biết bức tranh này vẽ cảnh ban đêm hay ban ngày? vì sao? + Ban đêm chúng mình có nhìn thấy được mọi vật xung Không, vì trời tối quanh không? vì sao? + Để khắc phục điều kiện trời tối, con người phải nhờ Nhờ điện đến gì? ( cho trẻ quan sát tranh quang cảnh ban đêm có bóng điện) Nhờ mắt + Các con nhận biết ban đêm nhờ bộ phận giác quan nào? Trăng và sao + Nhìn lên bầu trời ban đêm các con thấy những gì? Trẻ trả lời con thấy trăng giống hình gì? Trăng đầu tháng như thế nào? Trăng giữa tháng như thế nào? Vào ngày Rằm + Các con có biết trăng tròn nhất khi nào không? Người ta còn gọi trăng với cái tên rất đáng yêu chúng Chị Hằng mình có biết đó là tên gì không?
  6. Các con có biết trăng vào đêm trung thu có điểm gì đặc Trăng tròn, sáng biệt không? =>Vào đêm trung thu, trăng toả sáng con người có thể nhìn được mọi vật xung quanh mà không cần bóng điện như những đêm trăng khác Không ạ, vì trời tối. + Theo các con những công việc của con người thường làm ban ngày có thể làm vào ban đêm được không? Đi ngủ + Ban đêm con người thường làm gì? ở đâu? Trẻ hát và thể hiện động tác theo Cho trẻ nghe và làm động tác theo bài hát: Chúc bé ngủ ngon. Mọi người sẽ mệt mỏi + Con hãy thử tưởng tượng trái đất của chúng ta nếu một ngày chỉ có ban ngày mà không có ban đêm thì điều gì sẽ xảy ra? Trẻ nghe Cô nhấn mạnh: Trái đất nếu chỉ có ngày mà không có đêm thì con người sẽ bị căng thẳng, mệt mỏi. Sự tuần hoàn ngày và đêm giúp cho con người hoạt động và nghỉ ngơi, chính vì vậy chúng ta phải có chế độ sinh hoạt hợp lý mới giúp cho cơ thể khoẻ mạnh được. 2.3. So sánh ban ngày và ban đêm. - Bạn nào có thể nói cho cô biết ngày và đêm có điểm Trẻ trả lời gì giống và khác nhau ? Cô củng cố lại :
  7. + Giống : Đều là những khoảng thời gian trong ngày. + Khác : Ban ngày trời sáng, có mặt trời Ban đêm trời tối, có mặt trăng 2.4. Trò chơi luyện tập : Trẻ giải câu đố Trò chơi 1 : Giải câu đố Trò chơi 2 : Đội nào nhanh Trẻ lắng nghe cô phổ biến CC+LC: Cô chuẩn bị 2 cái bảng có gắn 2 bức tranh: cách chơi và luật chơi ngày và đêm. Chia lớp làm 2 đội, nhiệm vụ của mỗi đội là phải chạy lên lấy tranh về gắn đúng bảng và nội dung tranh của đội mình. Đội tranh ban ngày sẽ chỉ được lấy tranh các hoạt động ban ngày, tương tự đội ban đêm cũng vậy. Mỗi một thành viên chỉ được lấy 1 tranh, sau thời gian là 1 bản nhạc, đội nào xong trước và chính xác sẽ là đội chiến thắng. Trẻ chơi Cô tổ chức cho trẻ chơi, sau khi trẻ chơi xong cô nhận xét kết quả chơi 3. Kết thúc: cho cả lớp đọc bài thơ: Trăng sáng” Cô nhận xét chung rồi cho trẻ chuyển hoạt động, cho trẻ về góc chơi để tạo ra những bức tranh ngày và đêm.