Bài giảng Làm quen văn học Lớp Nhà trẻ - Đề tài: Truyện Tàu thủy tí hon - Nguyễn Thị Lệ Quyên

ppt 33 trang thuongdo99 7453
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Làm quen văn học Lớp Nhà trẻ - Đề tài: Truyện Tàu thủy tí hon - Nguyễn Thị Lệ Quyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_lam_quen_van_hoc_lop_nha_tre_de_tai_truyen_tau_thu.ppt

Nội dung text: Bài giảng Làm quen văn học Lớp Nhà trẻ - Đề tài: Truyện Tàu thủy tí hon - Nguyễn Thị Lệ Quyên

  1. Giáo án: Văn học Đề tài: Truyện Tàu thủy tí hon Chủ đề:Phương tiện giao thông Lớp : 24 36 tháng Nguyễn Thị Lệ Quyên
  2. I. Mục đích - yêu cầu  Kiến thức: Trẻ nhớ tên câu truyện và nhân vất trong truyện. -Trẻ hiểu nội dung câu truyện.  Kỹ năng: Rèn trẻ kỹ năng ghi nhớ có chủ định - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ - Rèn trẻ cách nói cả câu hoàn chỉnh -Trẻ hiểu và trả lời được các câu hỏi của cô đưa ra theo nội dung câu truyện  Thái độ: Trẻ hứng thú nghe truyện - Giáo dục trẻ nếp sống văn minh, văn hóa khi tham gia giao thông -Trẻ biết kính trọng và có thái độ đúng mực với người lớn
  3. II. Chuẩn bị  Giáo án đầy đủ, hệ thống câu hỏi phù hợp  Tranh minh họa cho câu truyện, que chỉ  Máy tính, máy chiếu  Đĩa nhạc có các bài hát trong chủ đề giao thông  Giáo án điện tử minh họa hình ảnh các hoạt động trong câu truyện
  4. III. Cách tiến hành * Hoạt động 1:  Ổn định tổ chức: - Chào khách! -Trẻ hát và vận động bài: “Em tập lái ô tô” - Cô cho trẻ xem một số hình ảnh về các phương tiện giao thông: ô tô, xe máy, xe đạp, xích lô, tàu hỏa, máy bay, tàu thủy - Đàm thoại: >GD: Khi ngồi trên các phương tiện giao thông, chúng mình phải ngồi im, không được đùa nghịch trên xe và không được thò tay, thò đầu ra ngoài để tránh tai nạn. Các con nhớ chưa !
  5. Hoạt động 2  Cô kể lần 1: Kể bằng cử chỉ điệu bộ. - Hỏi trẻ cô vừa kể cho chúng mình nghe câu truyện Tàu thủy tí hon đấy! Trong truyện có những ai?  Cô kể lần 2: Kể bằng tranh truyện - Hỏi trẻ tên truyện? Tên các nhân vật? - Đàm thoại: Tàu thủy có thích làm việc với ông Nội không? + Hằng ngày Ông làm gì trên sông? + Hai ông cháu đã đẩy cái gì trên dòng sông? + Bỗng có cái gì ngáng đường? Ai là người đã dũng cảm vươn lên đẩy xuồng sang một bên? + Ông đã nói gì? + Chiếu xuồng đã nói gì với người bạn mới? Thế chúng mình có yêu quý Tàu thủy tí hon không? Cô giáo dục trẻ. - Cho trẻ đứng dậy và vận động theo nhạc bài hát: Em đi chơi thuyền 2- 3 lần
  6.  Cô kể lần 3: Kể trên máy chiếu - Hỏi trẻ tên truyện? Tên nhân vật? - Cô tóm tắt lại nội dung câu truyện: “Truyện nói về một cậu bé Tàu thủy tí hon rất thích làm việc với Tàu thủy ông nội, hàng ngày hai ông cháu đẩy xà lan chở đầy lúa trên dòng nước mênh mông, bỗng có 1 chiếc xuồng ngáng đường, thì Tàu thủy tí hon đã dũng cảm, nhanh nhẹn vươn lên trước ông đẩy xuồng sang 1 bên tới chỗ an toàn. Sau đó, Ông thở phào nhẹ nhõm và chiếc xuồng đã nói lời cảm ơn Tàu thủy”.
  7. Ổn định tổ chức: Hát vận động bài “ Em tập lái ô tô”
  8. Khi ngồi trên các phương tiện giao thông, chúng mình phải ngồi im, không được đùa nghịch trên xe và không được thò tay, thò đầu ra ngoài để tránh tai nạn. Các con nhớ chưa
  9. Truyện Tàu thủy tí hon
  10. Tàu thủy tí hon rất thích xem ông nội làm việc
  11. Ông là một tàu thủy lớn
  12. Ông đẩy các sà lan trên sông.
  13. Tàu thủy tý hon thích làm việc với ông. Hai ông cháu hợp sức đẩy sà lan rộng lớn chở đầy lúa trên dòng sông mênh mông.
  14. Một hôm, Tàu thủy và ông nội đang đảy sà lan chở lúa đầy thì nhìn thấy một chiếc xuồng đang ngáng đường. Chiếc sà lan quá lớn và tình thế lại cấp bách, không tránh kịp nữa rồi.
  15. á! Một chiếc xuồng đang ngáng đường kìa! Sà lan kêu to. Tàu thủy tý hon vội chạy lên trước ông, đẩy xuồng ra chỗ an toàn.
  16. Phì suýt chút nữa là tiêu! – Ông nội tàu thủy nói. Cám ơn nhé, anh bạn nhỏ! – Chiếc xuồng nói với người bạn mới.
  17. Đàm thoại:  Hỏi trẻ tên truyện? Tên các nhân vật?  Đàm thoại: Tàu thủy có thích làm việc với ông Nội không?  + Hằng ngày Ông làm gì trên sông?  + Hai ông cháu đã đẩy cái gì trên dòng sông?  + Bỗng có cái gì ngáng đường? Ai là người đã dũng cảm vươn lên đẩy xuồng sang một bên?  + Ông đã nói gì?  + Chiếu xuồng đã nói gì với người bạn mới?  Thế chúng mình có yêu quý Tàu thủy tí hon không?  Cô giáo dục trẻ.
  18. Truyện Tàu thủy tí hon
  19. Tóm tắt truyện
  20. Chúng mình cùng đi chơi thuyền cùng cô nào