Giáo án Phát triển nhận thức Lớp Nhà trẻ - Đề tài: Nhận biết Con thỏ - Năm học 2020-2021 - Trường Mầm non Vân Hòa A

pdf 4 trang thuongdo99 41581
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Phát triển nhận thức Lớp Nhà trẻ - Đề tài: Nhận biết Con thỏ - Năm học 2020-2021 - Trường Mầm non Vân Hòa A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_an_phat_trien_nhan_thuc_lop_nha_tre_de_tai_nhan_biet_co.pdf

Nội dung text: Giáo án Phát triển nhận thức Lớp Nhà trẻ - Đề tài: Nhận biết Con thỏ - Năm học 2020-2021 - Trường Mầm non Vân Hòa A

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN BA VÌ TRƯỜNG MẦM NON VÂN HÒA A GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC HOẠT ĐỘNG NHẬN BIẾT Chủ đề :Những con vật đáng yêu Đề tài: “ Nhận biết: Con thỏ” Đối tượng : Trẻ 24-36 tháng Số trẻ:15 -18 trẻ Thời gian: 18 - 20 phút Năm học : 2020 - 2021
  2. I. môc ®Ých yªu cÇu. 1. Kiến thức: . - Trẻ nhận biết, gọi đúng tên con thỏ. - Trẻ biết một số đặc điểm nổi bật của con thỏ: Đôi tai dài , mắt hồng, lông màu trắng , mềm mượt , đuôi ngắn , có bốn chân nhảy xa , chạy nhanh. - Trẻ biết được nơi sống của con thỏ ( trong rừng , trong gia đình ) và thức ăn của thỏ : Rau, cỏ, cà rốt. - Trẻ biết tên trò chơi, biết cách chơi. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng quan sát và chú ý có chủ định cho trẻ. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. - Rèn luyện kỹ năng chơi nhóm. - Trẻ biết phối hợp kết hợp với bạn khi chơi trò chơi. 3. Thái độ: - Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động. - Biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ thỏ. II. CHUẨN BỊ: * Đồ dùng của cô : - Nhạc bài hát “Trời nắng,trời mưa”, chú thỏ con. - Con thỏ thật cho trẻ quan sát. - Que chỉ * Đồ dùng của trẻ : - Thức ăn cho thỏ: Rau, cỏ, cà rốt - Mũ thỏ đủ với số lượng trẻ. - Rổ đựng cà rốt * Địa điểm: - Trong lớp trẻ ngồi hình chữ U. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Ổn định tổ chức: (1-3 phút) - Chào mừng tất cả các con đến với chương trình - Trẻ vỗ tay “Bé yêu động vật” ngày hôm nay! - Cô giới thiệu khách và cho trẻ chào khách. -Trẻ chào khách
  3. - Cô và trẻ hát và vận động bài “ trời nắng trời mưa”. - Trẻ hát cùng cô - Cô đàm thoại và dẫn dắt vào bài. 2.Phương pháp,hình thức tổ chức: ( 12-15 phút) 2.1 Nhận biết con thỏ * Cô đưa con thỏ thật ra cho cả lớp quan sát và đàm thoại cùng trẻ - Các con ơi đây là Con gì ? - Trẻ trả lời + Cho cả lớp nói 2-3 lần “ Con thỏ”, Cho tổ nhóm, cá - Trẻ nói nhân trẻ nói. - Cô chỉ và giới thiệu cho trẻ các bộ phận đầu, mình, - Trẻ quan sát đuôi và đàm thoại cùng với trẻ. - Cô chỉ vào đầu thỏ và cho trẻ gọi tên? + Cô cho cả lớp nói 2-3 lần “ Đầu thỏ”, cho cá nhân trẻ - Trẻ nói nói. + Trên đầu thỏ có gì đây? ( Tai Thỏ) - Trẻ trả lời + Cô cho cả lớp nói , cô mời nhiều trẻ nói từ “tai thỏ ”. - Trẻ nói - Còn đây là gì? (Mắt Thỏ) - Trẻ trả lời + Cô cho cả lớp nói, cô cho cá nhân trẻ nói từ “mắt thỏ”. - Trẻ nói - Cô chỉ vào mũi thỏ và hỏi trẻ đây là gì? - Trẻ trả lời + Cô cho cả lớp nói , Cho cá nhân trẻ nói “ mũi thỏ” - Trẻ nói - Dưới mũi thỏ là gì đây? ( mồm thỏ) - Trẻ trả lời + Cô cho cá nhân trẻ nói “ mồm thỏ”. - Trẻ nói - Bạn nào giỏi có thể cho cô biết thỏ ăn gì? - Trẻ trả lời + Cô cho trẻ quan sát thỏ ăn. - Trẻ quan sát - Cô chỉ vào mình thỏ và cho trẻ nói “mình thỏ” - Trẻ nói - Cô chỉ vào lưng thỏ và hỏi trẻ đây là gì? - Trẻ trả lời + Cô cho cả lớp nói , cá nhân trẻ nói “ Lưng thỏ” - Trẻ nói - Dưới mình thỏ còn có gì nữa đây? ( Bụng thỏ) - Trẻ trả lời + Cô cho cả lớp nói , Cá nhân trẻ nói “ bụng thỏ” - Trẻ nói - Thỏ đi lại chạy nhảy bằng gì ? ( chân thỏ) - Trẻ trả lời + Cô cho cả lớp nói từ “ chân thỏ”, cá nhân trẻ nói. - Trẻ nói - Cô chỉ vào đuôi thỏ và hỏi trẻ đây là gì? - Trẻ trả lời + Cô cho cả lớp nói , Cô mời nhiều trẻ nói từ “ Đuôi - Trẻ nói thỏ”.
  4. - Cô cho cả lớp đứng dậy chơi trò chơi con thỏ. - Trẻ chơi trò chơi. - Con thỏ có bộ lông màu gì? ( Màu trắng) - Trẻ trả lời + Cô cho cả lớp nói 2-3 lần “ màu trắng”, cá nhân trẻ - Trẻ nói nói. - Cô cho trẻ sờ và cảm nhận lông thỏ. -Trẻ sờ và cảm nhận - Con có cảm giác thế nào khi sờ vào bộ lông của chú - Trẻ trả lời thỏ? (Cô mời 3-4 trẻ trả lời) Thỏ có bộ lông màu trắng, dày , mềm và mượt, giữ ấm cho thỏ vào mùa đông . Cô khái quát lại : Thỏ có đôi tai dài , hai mắt tròn - Trẻ lắng nghe cô xoe, đuôi ngắn , nhảy nhanh. Thỏ thường ăn rau, ăn cỏ nói. và rất thích ăn cà rốt. Thỏ sống ở trong rừng và được con người thuần hóa mang về nuôi ở trong gia đình nữa đấy. - Nhà các con có nuôi thỏ không? - Trẻ trả lời - Để thỏ mau lớn các con phải làm gì? - Trẻ trả lời * Giáo dục: Các con phải biết chăm sóc , yêu quý và - Trẻ lắng nghe bảo vệ thỏ, hãy giúp bố mẹ cho thỏ ăn và uống nước hàng ngày các con nhớ chưa nào. 2.2Trò chơi củng cố : “ Chú thỏ tinh nhanh” - Cô nêu cách chơi : Cô chia lớp thành 2 đội, nhiệm vụ - Trẻ lắng nghe cô của 2 đội sẽ lên nhổ củ cà rốt mang về cho đội mình. phổ biến cách chơi - Luật chơi:Thời gian chơi là một bản nhạc đội nào nhổ và luật chơi được nhiều cà rốt hơn sẽ là đội chiến thắng. - Cô tổ chức cho trẻ chơi bao quát và kiểm tra kết quả. - Trẻ chơi 3.Kết thúc: (1-2 phút) - Cô nhận xét chuyển hoạt động. -Trẻ lắng nghe