Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 44: Các yếu tố tự sự, miêt tả trong văn bản biểu cảm

ppt 9 trang thuongdo99 1770
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 44: Các yếu tố tự sự, miêt tả trong văn bản biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_7_tiet_44_cac_yeu_to_tu_su_miet_ta_tro.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 44: Các yếu tố tự sự, miêt tả trong văn bản biểu cảm

  1. ? Chỉ ra yếu tố tự sự và miêu tả trong bài “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” và nêu ý nghĩa của chúng với bài thơ? - Thảo luận nhóm nhỏ 160100140120180220200240208060400 - Thời gian: 3 phút
  2. * VD1: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá – Đỗ Phủ - Đoạn 1: + Tự sự : Hai câu đầu. + Miêu tả: Ba câu sau. → Kể và tả gió thu thổi bay mái nhà tranh -> Tạo bối cảnh chung. - Đoạn 2: Tự sự kết hợp với biểu cảm →Trẻ con cướp tranh, nhà thơ bộc lộ sự bất lực uất ức vì già yếu. - Đoạn 3: Miêu tả và tự sự ; hai câu cuối là biểu cảm → nỗi khổ tứ bề. - Đoạn 4: Trực tiếp biểu cảm → Tình cảm cao thượng, vị tha, vươn lên sáng ngời 3
  3. ? Hãy chỉ ra yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn và cảm nghĩ của tác giả. Nếu không có yếu tố tự sự và miêu tả thì yếu tố biểu cảm có thể bộc lộ được hay không? - Thảo luận nhóm lớn - Thời gian: 5 phút 300280260240220200180160140120100806040200
  4. * VD2 Đoạn 1: - Miêu tả: Miêu tả bàn chân bố bị bệnh. - Tự sự : Kể chuyện bố ngâm chân. Đoạn 2: -Tự sự: Kể chuyện bố đi sớm về khuya. - Miêu tả: Miêu tả các đồ vật để đánh bắt cá và nghề cắt tóc của bố. Đoạn 3: - Biểu cảm: Thể hiện tình yêu thương bố của người con. → Nếu không có yếu tố tự sự và miêu tả thì yếu tố biểu cảm không thể bộc lộ được vì không có đối tượng để người viết gửi gắm cảm xúc. 5
  5. Bài tâp 1: ( Trang 138 SGK) Kể lại nội dung : “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” – của Đỗ Phủ bằng bài văn xuôi biểu cảm. Gợi ý: - Miêu tả: + Cảnh nhà tranh bị gió thu phá. + Cảnh trẻ con cướp những tấm tranh. + Cảnh ngôi nhà bị mưa dột, ước át - Tự sự: + Gió thu thổi tốc mái nhà. + Việc trẻ con cướp những tấm tranh. + Sự rét buốt trong đêm tối - Biểu cảm: + Vượt lên trên nỗi bất hạnh của cá nhân, ông đã thể hiện tấm lòng cao thượng, vị tha 6
  6. Bài tham khảo Mùa thu năm ấy, gió thổi dữ dội. Căn nhà của ta mới dựng được vài tháng bị gió cuốn tung. Cái thì bay sang sông rãi khắp bờ. Cái thì bị cuốn treo trên ngọn cây ở cánh rừng xa. Cái thì bị cuốn xuống rãnh mương đầy nước. Lũ trẻ ở thôn nam thấy ta già yếu nên thi nhau chạy ra cướp giật mà ta chẳng làm gì được. Chỉ một loáng, tất cả các mảnh tranh bị chúng lấy sạch, chạy tuốt vào lũy tre. Mặc cho ta gào thét khan cả cổ,đành phải chống gậy quay về với bao nỗi ấm ức. Đến lúc gió không thổi nữa thì mây đen kéo đến, trời đen như mực. Mưa ào ào trút xuống, trong nhà không có chỗ nào không dột, chiếc mền cũ mỏng tanh không đủ ấm, lại bị con đạp rách. Mưa ngoài trời cứ tiếp tục rơi, rơi mãi chẳng dứt. Ta từ lúc hoạn nạn đến giờ vốn chẳng ngủ được, lại thêm bây giờ trời lạnh,mưa ướt lại càng khó ngủ. Ta chỉ mong sao có một ngôi nhà rộng muôn ngàn gian, để cho tất cả những kẻ nghèo, dân chúng lầm than trong thiên hạ đều có chỗ nương thân, sung sướng. Than ôi! Nhưng đến bao giờ mới có được. Có như vậy thì riêng một nhà ta, một mình ta chịu chết rét ta cũng thấy vui. 7
  7. Bài tâp 2: ( Trang 138 SGK) Dựa vào văn bản: “Kẹo mầm” Của Băng Sơn viết lại thành một bài văn biểu cảm. Gợi ý: - Tự sự: + Kể lại việc đổi tóc rối để lấy kẹo mần. - Miêu tả: + Cảnh chải tóc của mẹ ngày trước và hình dáng của mẹ. - Biểu cảm: + Thể hiện nỗi nhớ thương mẹ. 8
  8. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ a)Bài vừa học: - Học thuộc ghi nhớ SGK/ 138 - Vận dụng các yếu tố : Tự sự, miêu tả để tạo lập văn bản biểu cảm - Sưu tầm và chép các đoạn văn, bài văn biểu cảm để làm tư liệu. b)Bài sắp học: - Soạn bài: “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” Của Hồ Chí Minh. – Đọc và tìm hiểu chú thích SGK/141. – Trả lời các câu hỏi phần đọc- hiểu văn bản. – Sưu tầm một số bài thơ, câu thơ của Bác Hồ viết về trăng hoặc cảnh thiên nhiên. 9