Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 9, Bài 3: Văn bản Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình

ppt 8 trang thuongdo99 2370
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 9, Bài 3: Văn bản Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_7_tiet_9_bai_3_van_ban_ca_dao_dan_ca_n.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 9, Bài 3: Văn bản Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình

  1. Tiết 9 – Văn bản CA DAO, DÂN CA NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
  2. I. Tìm hiểu chung 1. Khái niệm ca dao, dân ca - Ca dao, dân ca là các khái niệm tương đương chỉ thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. - Dân ca: những sáng tác kết hợp lời và nhạc. - Ca dao: lời thơ của dân ca; thể thơ ca dao. 2. Đọc – hiểu chú thích
  3. II. Tìm hiểu văn bản 1. Bài ca dao thứ nhất - Bài ca dao là lời của người mẹ khi hát ru con. - Đặc sắc nghệ thuật: + Hình thức truyền đạt: Hát ru – gợi tình cảm gần gũi, ấm áp, thân thương của người mẹ dành cho con. + Hình ảnh so sánh ví von truyền thống, quen thuộc: Công cha – núi ngất trời; nghĩa mẹ - nước ở ngoài biển Đông. Lấy cái mênh mông, vĩnh hằng của thiên nhiên để so sánh, làm nổi bật công ơn cha mẹ.
  4. II. Tìm hiểu văn bản 1. Bài ca dao thứ nhất - Đặc sắc nghệ thuật: + Cách nói dùng từ định mức: Núi ngất trời, núi cao, biển rộng mênh mông. + Lối nói đối xứng truyền thống: Công cha – nghĩa mẹ. + Sử dụng thành ngữ “Cù lao chín chữ”: Cụ thể hóa công lao cha mẹ; thể hiện âm điệu tôn kính, nhắn nhủ của câu hát.
  5. II. Tìm hiểu văn bản 1. Bài ca dao thứ nhất - Đặc sắc nội dung : + Ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ đối với con cái. + Nhắn nhủ về bổn phận, trách nhiệm của con cái đối với công lao to lớn của cha mẹ.
  6. II. Tìm hiểu văn bản 1. Bài ca dao thứ nhất 2. Bài ca dao thứ tư - Bài ca dao là lời của ông bà hoặc cô bác nói với cháu, của cha mẹ nói với con hoặc của anh em ruột thịt tâm sự với nhau. - Đặc sắc nghệ thuật: + Lặp từ ngữ (cùng chung, cùng thân): Lời khẳng định anh em không phải người xa lạ, mà thân thiết, gắn bó. Anh em tuy hai mà một, vì cùng chung cha mẹ, chung một gia đình.
  7. II. Tìm hiểu văn bản 1. Bài ca dao thứ nhất 2. Bài ca dao thứ tư - Đặc sắc nghệ thuật: + Hình ảnh so sánh: Anh em “nào phải người dưng”; Anh em “như thể tay chân”: Thể hiện tình cảm anh em gắn bó thiêng liêng. - Đặc sắc nội dung: + Ca ngợi tình cảm anh em ruột thịt gắn bó trong gia đình. + Nhắn nhủ anh em trong gia đình phải hòa đồng, gắn bó, nương tựa vào nhau để cha mẹ vui lòng.
  8. III. Tổng kết (Ghi nhớ - Sgk, tr36) 1. Nội dung - Ngợi ca tình cảm gia đình gắn bó của ông bà, cha mẹ, con cái. 2. Nghệ thuật - Thể thơ lục bát. - Âm điệu tâm tình, nhắn nhủ. - Sử dụng các hình ảnh ví von, so sánh, ẩn dụ gần gũi, quen thuộc. - Kết cấu một vế, lời độc thoại.