Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 7 - Trường THCS Thới Bình

doc 5 trang Đăng Bình 06/12/2023 480
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 7 - Trường THCS Thới Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_ngu_van_lop_7_truong_thcs_thoi_binh.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 7 - Trường THCS Thới Bình

  1. NỘI DUNG ÔN TẬP K7 CÔ LIỆU I.Văn bản: Nắm được tác giả, tác phẩm, nghệ thuật và nội dung chính các văn bản sau: 1.Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất 2. Tục ngữ về con người và xã hội II. Tiếng Việt: 1. Thế nào là câu rút gọn? Tác dụng? Cách dùng câu rút gọn : BT SGK / 15, 16 III.Tập làm văn + Tìm hiểu chung về văn nghị luận? Đặc điểm của văn nghị luận? + Bố cục và phương pháp lâp luận trong văn nghị luận? Phần văn bản : Câu 1: Tục ngữ Nhận diện tục ngữ: Đặc điểm hình thức - Ngắn gọn - Thường có vần, nhất là vần lưng - Các về thường đối xứng nhau cả về hình thức cả về nội dung - Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh Phân biệt tục ngữ với ca dao + Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, còn ca dao câu đơn giản nhất cũng phải là một cặp lục bát + TN nói đến kinh nghiệm lao động sản xuất còn ca dao nói đến tư tưởng tình cảm của con người. + TN là những câu nói ngắn gọn, ổn định thiên về lí trí, nhằm nêu lên những nhận xét khách quan còn ca dao là thơ trữ tình thiên về tình cảm, nhằm phô diễn nội tâm con người. * Khái niệm : - Tục ngữ là những câu nói dân gian thể hiện kinh nghiệm của nhân dân (tự nhiên,lao động sản xuất, xã hội ) được nhân dân vận dụng vào đời sống , suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày . * Đặc điểm về hình thức - Tục ngữ ngắn gọncó tác dụng dồn nén, thông tin,lời ít ý nhiều; tạo dược ấn tượng mạnh trong việc khẳng định
  2. - Tục ngữ thường dùng vần lưng , gieo vần ở giữ câu làm cho lời nói có nhạc điệu dễ nhớ, dễ thuộc. - Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung thể hiện sự sáng tỏ trong cách suy nghĩ và diễn đạt. - Tục ngữ là lơì nói giàu hình ảnh khiến cho lời nói trở nên hấp dẫn, hàm súc và giàu sức thuyết phục. công việc làm ăn, lợi nhiều là cá, vườn, sau đó là ruộng. Phần Tiếng Việt Câu rút gọn 1. Khái niệm: Câu rút gọn là những câu bị lược bỏ một thành phần nào đó trong câu, có thể là CN – VN, hoặc cả CN và VN. Ví dụ: - Những ai ngồi đây? - Ông lý Cựu với ông Chánh hội. -> Rút gọn vị ngữ 2. Tác dụng của câu rút gọn: + Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ đã xuất hiện trong câu trước. + Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người. 3.Cách dùng câu rút gọn: Khi rút gọn câu cần chú ý: + Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói. + Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã. Phần tập làm văn - Khái niệm: Văn bản nghị luận là kiểu văn bản được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, một quan điểm nào đó. - Đặc điểm: Mỗi bài văn đều có luận điểm, luận cứ và luận chứng: + Luận điểm là tư tưởng, quan điểm của bài văn. Luận điểm có thể được nêu ra bằng câu khẳng định (hoặc phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Trong bài văn có thể có luận điểm chính và luận điểm phụ. + Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm, làm cho luận điểm có sức thuyết phục. + Lập luận (luận chứng) là cách lựa chọn, xắp xếp, trình bày luận cứ để làm rõ cho luận điểm. - Yêu cầu của luận điểm, luận cứ, luận chứng:
  3. + Luận điểm phải đúng đắn, chân thực, đáp ứng nhu cầu thực tế. + Luận cứ phải chân thực, đúng đắn, tiêu biểu. + Lập luận phải chặt chẽ, hợp lý thì mới có sức thuyết phục. - Tìm hiểu đề và tìm ý: + Tìm hiểu đề phải xác định đúng vấn đề,phạm vi, tính chất của bài nghị luận để bài khỏi bị sai lệch. + Tìm ý là quá trình xây dựng hệ thống các ý kiến, quan niệm để làm rõ, sáng tỏ cho ý kiến chung nhất của toàn bài nhằm đạt mục đích nghị luận. Căn cứ để lập ý: dựa vào chỉ dẫn của đề. dựa vào những kiến thức về xã hội và văn học mà bản thân tích lũy được. - Bố cục bài văn nghị luận gồm có ba phần: + MB: Nêu luận điểm xuất phát, tổng quát. + TB: Triển khai trình bày nội dung chủ yêu của bài. + KB: Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ quan điểm của người viết về vấn đề được giải quyết trong bài. - Các phương pháp lập luận: suy luận nhân quả, suy luận tương đồng . MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢO Bài 1: cho câu tục ngữ : Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối. a. Câu tực ngữ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào. b. Cho biết nghĩa của câu tục ngữ trên? c. Cơ sở thực triễn của kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ? d. Sưu tầm một số câu tục ngữ có nội dung phản ánh kinh nghiệm của nhân dân ta về hieenj tượng thiên nhiên ? Bài 2: Cho các câu tục ngữ sau đây: - Một mặt người bằng mười mặt của. - Đói cho sạch rách cho thơm. a. Hãy giải thích nghĩa của mỗi câu tục ngữ? b. Bài học mà mỗi câu tục ngữ đêm lại? c. Mỗi câu tục ngữ trên, hãy tìm ít nhất một câu tục ngữ đồng nghĩa ?
  4. Bài 3: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về câu tục ngữ : “ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng .Ngày tháng mười chưa cười đã tối.” Bài 4: Cho đoạn văn sau : Dân số nước ta ngày càng tăng đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của mỗi cá nhân , của mỗi dân tộc cũng như toàn thể cộng đồng. Những ảnh hưởng đó là: không có đủ lương thực , thực phẩm cung cấp cho bửa anh hằng ngày, từ đó dẫn đến cảnh đói nghèo, tình trạng thiếu dinh đưỡngẫn đến suy thoái sức khỏe , giống nòi không những không phát triễn mà còn dễ dàng bị thoái hóa. Dân số tăng trong khi cơ sở sản xuất có hạn dẫn đến thiếu việc làm, thất nghiệp ngày càng tăng. Dân số tăng càng nhanh thì chất lượng cuộc sống của cộng đồng, gia đình càng giảm sút. a. Câu văn nào nêu luận điểm ( ý chính) ? Qua câu văn ấy , người viết muốn đưa ra kết luận gì? b. Để người đọc hiểu rõ kết luận của mình, người viết đã xây dựng những luận cứ nào? Gợi ý: - Muốn tìm được câu văn luận điểm thì trước hết hãy đọc kĩ đoạn văn , năm vững những nội dung và đoạn văn để giải quyết vấn đề. Câu khái quát ý chính là câu văn chứa luận điểm.( Câu văn chưa luận điểm thường hay đặt ở hai vị trí đầu đoạn ( đối với văn bản đi từ ý khái quát đến cụ thể); hoặc cuối đoạn ( đối với văn bản từ cụ thể đến khái quát} - Kết luận mà người viết đưa ra nằm ngay nội dung câu văn nêu luận điểm - Dựa vào nội dung đoạn văn cũng như hiểu biết cá nhân về lập luận ( cách nêu luận cứ} để xác định luận cứ đoạn văn. Bài 5: Cho luận điểm sau : Qua câu tục ngữ, người xưa đã tôn giá trị con người Tìm những lí lẽ và dẫn chứng cần thiết để triễn khai luận điểm trên thành một đoạn văn Gợi ý: Các lí lẽ cần đưa ra là: - Tục ngữ tôn vinh vẻ đẹp của con người ( vẻ đẹp ngoại hình , vẻ đẹp phẩm chất} - Tục ngữ đề cao giá trị con người ( Có giá trị hơn tất cả mọi thứ của cải trên đời} Các em tự tìm dẫn chứng sắp xếp hợp lí để triển khai thành đoạn văn theo yêu cầu. Đề: Hãy viết một bài văn nghị chứng minh rằng: Bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người Dàn bài :
  5. a/ Mở bài: Thiên nhiên bao giờ cũng gắn bó và có vai trò rất quan trọng đối với con người. Do đó, ta cần phải bảo vệ môi trường thiên nhiên. b/ Thân bài: - Thiên nhiên đem đến cho con người nhiều lợi ích, vì thế bảo vệ thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống con người. - Thiên nhiên cung cấp điều kiện sống và phát triển của con người. - Thiên nhiên đẹp gợi nhiều cảm xúc lành mạnh trong thế giới tinh thần của con người. - Con người phải bảo vệ thiên nhiên. c/ Kết bài: tất cả mọi người phải có ý thức để thực hiện tốt việc bảo vệ thiên nhiên.