Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Bài 4: Từ tượng hình, từ tượng thanh - Năm học 2020-2021

ppt 18 trang thuongdo99 3211
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Bài 4: Từ tượng hình, từ tượng thanh - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_8_bai_4_tu_tuong_hinh_tu_tuong_thanh_n.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Bài 4: Từ tượng hình, từ tượng thanh - Năm học 2020-2021

  1. BÀI 4 TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH
  2. BÀI 4: TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH I. ĐẶC ĐIỂM, CÔNG DỤNG: 1. Bài tập: Tìm hiểu các đoạn văn. - Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng mómmóm mémmém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc - Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à ?”. -Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồngxồng xộcxộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộcxộc xệchxệch, hai mằt long sòngsòng sọcsọc. (Trích “Lão Hạc”- Nam Cao)
  3. BÀI 4: TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH I. ĐẶC ĐIỂM, CÔNG DỤNG: 1. Bài tập: - móm mém, xồng xộc, vật vã gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái - rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc  Từ tượng hình - ư ử, hu hu : mô phỏng âm thanh  Từ tượng thanh 2. Kiến thức cần nhớ: a. Đặc điểm: - Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. Từ tượng hình, từ - Từ tượng thanh là từ môtượng phỏng thanh âm thanh có đặc của tự nhiên, của con người. điểm gì.
  4. BÀI 4: TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH I. ĐẶC ĐIỂM, CÔNG DỤNG: 1. Bài tập: - móm mém, xồng xộc, vật vã gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, - rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc trạng thái. - ư ử, hu hu mô phỏng âm thanh. => Gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao; thường được dùng trong văn miêu tả và văn tự sự. Những từ tượng hình, tượng thanh này có tác dụng gì trong văn miêu tả và văn tự sự?
  5. BÀI 4: TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH b. Công dụng: - Gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao. - Thường được dùng trong văn miêu tả và văn tự sự.
  6. BÀI 4: TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH BÀI TẬP NHANH “ Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên, run rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng, cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng.” (Tức nước vỡ bờ- Ngô Tất Tố) ?Từ Em tượng hãy tìmhình từ tượng hình,Từ tượngtừ tượng thanh thanh và nêu tác dụng . Uể oải, run rẩy. Sầm sập. -> Gợi dáng vẻ, âm thanh cụ thể, sinh động.
  7. BÀI 4: TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH Bài tập: Tìm từ thích hợp để miêu tả các hình ảnh sau: lấp lánh lom khom
  8. rực rỡ/chói chang
  9. BÀI 4: TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH II. LUYỆN TẬP: Bài tập 1: Tìm từ tượng thanh, từ tượng hình trong các câu văn trích từ tác phẩm “ Tắt đèn”- Ngô Tất Tố. - Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạtsoạt. Chị Dậu rón rén rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm. - Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu. - Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốpbốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu. - Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻolẻo khoẻokhoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.
  10. BÀI 4: TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH II. LUYỆN TẬP: Bài tập 1: - Từ tượng thanh: Soàn soạt , bịch, bốp, nham nhảm. - Từ tượng hình: Rón rén, lẻo khoẻo, chỏng quèo.
  11. BÀI 4: TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH II. LUYỆN TẬP: Bài 2: Tìm năm từ tượng hình gợi tả dáng đi của người. khập khiễng, thoăn thoắt, rón rén, lom khom, đủng đỉnh Trò chơi tiếp sức (Thời gian 1 phút)
  12. BÀI 4: TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH II. LUYỆN TẬP: Bài 3: Phân biệt ý nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười của con người: cười ha hả, cười hì hì, hơ hớ, cười hô hố. - ha hả: từ gợi tả tiếng cười to, tỏ ra khoái chí, đắc ý. - hì hì: từ mô phỏng tiếng cười phát ra âm thanh nhỏ, vừa phải, nhẹ nhàng, có vẻ hiền lành, hồn nhiên. - hơ hớ: từ mô phỏng tiếng cười to -> Cười hơi vô duyên. - hô hố: từ mô phỏng tiếng cười to , thô lỗ, cười không đúng lúc, không đúng chỗ, gây cảm giác khó chịu cho người khác.
  13. BÀI 4: TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH II. LUYỆN TẬP: Bài 5 : Sưu tầm một số bài thơ, đoạn thơ có sử dụng các từ tượng hình, từ tượng thanh mà em cho là hay. Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh. (Lượm-Tố Hữu)
  14. BÀI 4: TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH II. LUYỆN TẬP: Bài 4: Đặt câu với các từ tượng hình, tượng thanh: lắc rắc, lấm tấm, lạch bạch, ào ào, tích tắc, lộp bộp. - Ngoài trời, mưa vẫn còn lắc rắc. Thảo luận nhóm - Khuôn mặt mẹ đã lấm tấm những giọt mồ hôi. (Thời gian 2 phút) - Đàn vịt bầu lạch bạch về chuồng. - Cơn bão đến, mưa ầm ầm, gió ào ào. - Đồng hồ báo thức kêu tích tắc. - Mưa rơi trên mái tôn kêu lộp bộp.
  15. BÀI 4: TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH II. LUYỆN TẬP: Bài tập về nhà: Em hãy viết đoạn văn ngắn có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh.
  16. 1. Nắm đặc điểm, công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh. 2. Làm các bài tập còn lại; sưu tầm những bài thơ, khổ thơ có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh. 3. Viết đoạn văn ngắn có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh.
  17. * Dặn dò học sinh chuẩn bị tiết tiếp theo: - Chuẩn bị bài: “ Liên kết các đoạn văn trong văn bản” cụ thể: + Tìm hiểu tác dụng của việc liên kết. + Cách liên kết về việc dùng từ, dùng câu nối để liên kết. + Tìm hiểu trước phần bài tập.