Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 88+89: Văn bản Ngắm trăng. Đi đường (Hồ Chí Minh) - Năm học 2020-2021

ppt 36 trang thuongdo99 4312
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 88+89: Văn bản Ngắm trăng. Đi đường (Hồ Chí Minh) - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_8_tiet_8889_van_ban_ngam_trang_di_duon.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 88+89: Văn bản Ngắm trăng. Đi đường (Hồ Chí Minh) - Năm học 2020-2021

  1. TIẾT 88+89: NGẮM TRĂNG ĐI ĐƯỜNG - HỒ CHÍ MINH-
  2. A. NGẮM TRĂNG - VỌNG NGUYỆT
  3. I. Đọc, tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - Hồ Chí Minh (1890 – 1969), quê ở Nam Đàn, Nghệ An. - Bác là vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc, một nhà văn, nhà thơ lớn của đất nước, một chiến sĩ cộng sản quốc tế, một Danh nhân văn hóa thế giới.
  4. 2. Tác phẩm: a. Hoàn cảnh sáng tác: năm 1942, khi Bác đang bị - giam trong nhà lao của chính quyền Tưởng Giới Thạch. b. Thể loại: Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật c. Bố cục: Khai – Thừa – Chuyển – Hợp d. Nội dung: Bài thơ đã thể hiện tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan của Bác trong cảnh ngục tù tối tăm.
  5. II. Tìm hiểu văn bản: Ngắm trăng ( Vọng nguyệt )
  6. Phiên âm: * Ưu điểm: -Giữ được thể thơ Ngục trung vô tửu diệc vô hoa, Câu 1 dịch sát nghĩa Đối thử lương tiêu nại nhược hà ? Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, * Hạn chế: Nguyệt tòng song khích khán thi gia. -Câu 2: Dịch nghĩa: Trong tù không rượu cũng không hoa, + Nguyên tác là một câu hỏi Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào? + Trong bản dịch làm mất kiểu câu Người hướng ra trước song ngắm trăng và dấu chấm hỏi sáng, Từ ngoài khe cửa, trăng ngắm nhà thơ. -Câu 3,4 Trong nguyên tác có kết cấu đối khá chặt chẽ. Dịch thơ (bản dịch của Nam Trân) Trong tù không rượu cũng không hoa, -Bản dịch làm mờ đi cấu trúc đăng Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ; đối Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. (Hồ Chí Minh, Nhật kí trong tù, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000)
  7. 1. Hai câu đầu: Ngục trung vô tửu diệc vô hoa Đối thử lương tiêu nại nhược hà ? (Trong tù không rượu cũng không hoa Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào? (Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ)
  8. - Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác: + Thời gian: nửa đêm + Không gian: trong tù, nơi chỉ có 4 bức tường tối - tăm và xiềng xích. + Điều kiện: “vô tửu diệc vô hoa” (không rượu cũng không hoa) + Điệp từ “không” : làm nổi bật sự thiếu thốn của hiện thực nhà tù. ⇒ Hoàn cảnh đặc biệt thiếu thốn, gian khổ, ở cái nơi mà người ta chỉ có thể nghĩ đến cái chết, sự tra tấn, đau khổ nhưng dường như Bác đã quên đi hoàn cảnh và thân phận tù nhân của mình mà thoải mái đứng ngắm trăng, làm thơ. ⇒Tinh thần thép
  9. “Đối thử lương tiêu nại ngược hà?” - Tâm trạng của Bác trước cảnh trăng “nại nhược hà?” ( biết làm thế nào?) + câu hỏi tu từ thể hiện tâm trạng bối rối, xao xuyến trước cảnh đẹp ngoài song sắt. + Trước cảnh trăng đẹp như vậy nhưng Bác lại không có rượu để đáp lại tình cảm của ánh trăng, điều này lại càng làm thi nhân bối rối hơn.
  10. 2. Hai câu cuối : Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia. ( Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. )
  11. Hoàn cảnh giam cầm trói buộc cho nên việc thưởng trăng của người tù– thi sĩ chỉ thu gọn trong một cử chỉ âm thầm, lặng lẽ: “Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt” (Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ) Còn trăng cũng “khán thi gia” (ngắm nhà thơ)
  12. Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia. - Phép đối - Nhân hóa: trăng “nhòm”, “ngắm” - Điệp từ “khán” (ngắm) ➔trăng đã trở thành người bạn thân thiết của Bác. Cả hai đã vượt qua song sắt nhà tù để chủ động tìm đến với nhau, giao hòa, chiêm ngưỡng nhau. + thi sĩ tù nhân và vầng trăng tự do đã trở nên gắn bó thân thiết tự bao giờ. Phép tu từ nhân hóa khiến trăng trở nên gần gũi với con người, có tâm hồn, thực sự thành bạn bè, tri kỉ, tri âm với Người. + Phép đối rất chỉnh đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt của cả người và trăng.
  13. Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia. ➔ Cuộc vượt ngục tinh thần
  14. Qua bài thơ, ta thấy Bác là người như thế nào ?
  15. -Bác vừa là người rất yêu thiên nhiên - vừa là người chiến sĩ với chất thép sáng ngời, một phong thái ung dung tự tại, vượt lên trên sự khắc nghiệt của nhà tù.
  16. - Bài thơ Ngắm trăng vừa thể hiện tình cảm yêu mến thiên nhiên tha thiết của - thi sĩ Hồ Chí Minh, vừa cho thấy sức mạnh tinh thần to lớn của người chiến sĩ cách mạng vĩ đại. - Đằng sau những câu thơ đậm đà phong vị cổ điển ấy là một tinh thần thép, biểu hiện ở khát vọng tự do, ở phong thái ung dung, vượt hẳn lên sự đè nén, áp bức nặng nề tàn bạo chốn lao tù.
  17. B. Bài Đi đường ( Tẩu lộ )
  18. 1. Hai câu đầu: Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan, Trùng san chi ngoại hựu trùng san (Đi đường mới biết gian lao, Núi cao rồi lại núi cao trập trùng)
  19. - Câu đầu (khai): Nói về nỗi gian lao của người đi đường. Chỉ có ai đã trải qua mới thấu hiểu đầy đủ và thấm thía nỗi gian lao đó. - Câu thứ hai (thừa): Nói đến gian lao chồng chất gian lao, vừa đi hết lớp núi này đến lớp núi khác.
  20. 2. Hai câu cuối: Trùng san đăng đáo cao phong hậu, Vạn lí dư đồ cố miện gian. (Núi cao lên đến tận cùng, Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non)
  21. - Câu thứ ba (chuyển): Mọi gian lao đã kết thúc, người đi đường đã lên đến đỉnh cao nhất. - Câu thứ tư (hợp): Niềm vui sướng, phần thưởng quí giá cho con người đã vượt qua gian lao, nay trở thành người khách ngắm nhìn phong cảnh đẹp.
  22. 5. Ý nghĩa văn bản: Bài thơ viết về việc đi đường gian lao, từ đó nêu lên triết lí về bài học đường đời, đường cách mạng : vượt qua gian lao sẽ tới thắng lợi vẻ vang. III. Tổng kết: GN/ 38
  23. CỦNG CỐ Bài thơ có mấy lớp nghĩa? Đó là những nghĩa nào ? Hãy nêu rõ những nghĩa đó ?
  24. Bài thơ có hai lớp nghĩa: nghĩa đen, nghĩa bóng. - Nghĩa đen: nói về việc đi đường núi vất vả. - Nghĩa bóng: ngụ ý nói về con đường cách mạng, đường đời.
  25. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Ý nào không đúng về bài thơĐi đường ? Đ Bài thơ đơn thuần tảv à kể chuyện đi đường. A Nguyên bản bài thơ viết theo thể tứ tuyệt. B Bài thơ vừa cóngh ĩa đen, vừa có nghĩa bóng. C Bài thơ trích trong tập Nhật kí trong tù. D
  26. DẶN DÒ - Về học thuộc lòng phiên âm và dịch thơ hai bài thơ Ngắm trăng vàĐi đường. - Nắm nội dung chính của hai bài thơ. - Tìm đọc một bài thơ chữ Hán của Bác viết về việc rèn luyện đạo đức cách mạng trong tập thơ Nhật kí trong tù. - Về soạn bài Chiếu dời đô ( Thiên đô chiếu ) Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi trong SGK/ 51.