SKKN Lồng ghép nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong giảng dạy phân môn Văn học

doc 24 trang Đăng Bình 08/12/2023 310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Lồng ghép nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong giảng dạy phân môn Văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_long_ghep_noi_dung_hoc_tap_va_lam_theo_tam_guong_dao_du.doc

Nội dung text: SKKN Lồng ghép nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong giảng dạy phân môn Văn học

  1. Sáng kiến : Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trong giảng dạy Văn học 6,9. SÁNG KIẾN : LỒNG GHÉP NỘI DUNG “ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH” TRONG GIẢNG DẠY PHÂN MÔN VĂN HỌC Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Lí do chọn đề tài: Hướng đến việc nâng cao chất lượng giáo dục thế hệ trẻ một cách toàn diện, nội dung giáo dục phổ thông hiện nay đã và đang không ngừng đổi mới một cách mạnh mẽ. Sự đổi mới này nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực “vừa hồng vừa chuyên” để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong xu thế hội nhập quốc tế, đồng thời đáp ứng được nhu cầu phát triển trí lực, thể lực, nhân cách của chính bản thân người học. Mục tiêu của giáo dục hiện nay không chỉ là cung cấp kiến thức cơ bản, phổ thông thuộc nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau mà còn hướng đến việc trang bị cho học sinh những năng lực, phẩm chất cần thiết. Điều 2 của Luật Giáo dục năm 2005 đã xác định mục tiêu giáo dục là : “ hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân”. Để làm được điều này, ngoài việc cung cấp kiến thức phổ thông thì trong mấy năm học trở lại đây, chương trình giảng dạy còn có sự lồng ghép với giáo dục môi trường, dạy kĩ năng sống, giúp học sinh làm quen, tìm hiểu và học theo tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác kính yêu. Trong thực tế, việc giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh không phải là vấn đề lạ lẫm và chỉ mới vừa được đặt ra. Bởi lẽ lâu nay, khi giảng dạy Văn học mà đặc biệt là ở những bài dạy có liên quan, giáo viên vẫn thường hay sử dụng sự so sánh, liên tưởng để học sinh nhận ra vẻ đẹp của Bác – vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách bằng chính cuộc đời Bác, bằng thơ văn của chính Bác hoặc thơ văn viết về Bác Nói như vậy, có nghĩa là lâu nay ta vẫn đã và đang giáo dục cho học sinh điều này. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giờ dạy Văn học vừa bảo đảm được đặc trưng của bộ môn khoa học xã hội và nhân văn, lại vừa Trường THCS Nguyễn Huệ - Nhóm GV : Trương Thị Thu Thủy, Lê Tuấn Anh 1
  2. Sáng kiến : Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trong giảng dạy Văn học 6,9. tuân thủ được yêu cầu giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh cho các em học sinh mà vẫn không mang tính “hô khẩu hiệu”, lên gân, gượng ép hay áp đặt ? Từ thực tế giảng dạy bộ môn, từ việc được tiếp thu chuyên đề giáo dục “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cho học sinh THCS, người viết xin mạnh dạn đề xuất một hướng tiếp cận với việc tích hợp nội dung giảng dạy này thông qua việc dạy học phân môn Văn học. 1.2. Tổng quan những thông tin về sáng kiến : Với đề tài : Lồng ghép nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong giảng dạy phân môn Văn học thì người viết mong muốn được chia sẻ với quý đồng nghiệp một hướng đi mang tính chủ quan của bản thân mình trong việc tiếp cận, lồng ghép nội dung giáo dục nêu trên khi soạn giảng phân môn Văn học của bộ môn Ngữ văn cấp THCS. Những thông tin cụ thể được đề cập trong sáng kiến này là : + Lí do chọn đề tài + Một số cơ sở của việc lồng ghép nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào dạy Văn học cho HS bậc THCS : - Tầm quan trọng của việc giáo dục “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cho HS bậc THCS. - Định hướng cho việc tích hợp giáo dục “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cho HS bậc THCS. + Giải pháp cho việc lồng ghép nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cho HS bậc THCS trong giảng dạy phân môn Văn học. - Xác định khung địa chỉ, xác định chủ đề và nội dung cần lồng ghép. - Xác định mức độ và vị trí lồng ghép các nội dung cần lồng ghép. - Lựa chọn cách thức và phương tiện hỗ trợ cho việc tích hợp nội dung giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. + Minh họa một số bài dạy Văn học có lồng ghép nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Trường THCS Nguyễn Huệ - Nhóm GV : Trương Thị Thu Thủy, Lê Tuấn Anh 2
  3. Sáng kiến : Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trong giảng dạy Văn học 6,9. + Kết quả và bài học kinh nghiệm từ việc lồng ghép nội dung“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào dạy học Văn học. + Những đề xuất có liên quan Phần 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. MỘT SỐ CƠ SỞ CỦA VIỆC LỒNG GHÉP NỘI DUNG “HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH” CHO HỌC SINH THCS : Theo suy nghĩ chủ quan của người viết thì trước hết GV cần nắm rõ những điều sau đây để làm cơ sở cho việc lồng ghép nội dung giáo dục nêu trên vào quá trình giảng dạy : 1) Tầm quan trọng của việc lồng ghép nội dung giáo dục “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cho học sinh bậc THCS : + Cùng với nhiều nội dung giáo dục khác, việc giáo dục tư tưởng, đạo đức cho HS góp phần quan trọng vào việc đáp ứng đổi mới giáo dục phổ thông. + Việc giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng là vô cùng quan trọng bởi hiện nay ở một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên và học sinh, đã và đang có nhiều biểu hiện xuống cấp về mặt phẩm chất, đạo đức ( tính ích kỉ, bệnh vô cảm, thói đua đòi, sự lãng phí, lối sống không lành mạnh, thiếu trách nhiệm ; việc chạy theo những “giá trị ngoại” mà lãng quên, đánh mất bản sắc dân tộc hoặc thiếu đi lòng tự hào dân tộc ; những cách ứng xử và hành xử thiếu văn hóa, thậm chí thiếu cả tính người và tình người ). Sự xuống cấp về nhân cách, đạo đức ở thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước đã và đang gióng lên hồi chuông báo động, trở thành một trong những mối quan tâm lo ngại của toàn xã hội. Chúng ta vẫn thường quan niệm rằng dạy Văn là để dạy người, việc lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh chính là một trong những cách hữu hiệu để dạy người, đặc biệt là thế hệ trẻ. + Việc dạy- học nội dung này là một cách thiết thực để cả thầy và trò tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã và đang được triển khai sâu rộng, lâu dài trong toàn xã hội. Trường THCS Nguyễn Huệ - Nhóm GV : Trương Thị Thu Thủy, Lê Tuấn Anh 3
  4. Sáng kiến : Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trong giảng dạy Văn học 6,9. 2) Định hướng cho việc lồng ghép nội dung giáo dục “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cho HS bậc THCS qua giảng dạy Văn học : a. Mục đích lồng ghép : + Qua việc lồng ghép nội dung nêu trên ở các tiết Văn học để trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản, cần thiết về đạo đức Hồ Chí Minh. + Bằng việc lồng ghép nội dung giáo dục này, giúp các em có ý thức quan tâm đến việc học tập, làm theo gương Bác và từ tấm gương ngời sáng của Bác mà có được nhận thức, thái độ và hành vi tích cực ; hình thành thói quen và nếp sống phù hợp. b. Nguyên tắc lồng ghép : + Nội dung lồng ghép giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh phải phù hợp với tâm sinh lí của HS, phải được lồng ghép tự nhiên, nhẹ nhàng, giúp các em có thể tự mình nhận thấy được cái hay, đẹp trong tư tưởng, đạo đức của Bác Hồ. Trên cơ sở này, các em có thể hình thành những quan niệm, suy nghĩ, hành vi phù hợp, đúng đắn mà trước đây mình chưa có hoặc thay đổi quan niệm, hành vi bị sai lệch về chuẩn mực đạo đức của mình từng có trước đây. + Việc giáo dục nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trên cho HS phải được thực hiện một cách khéo léo : không tách bạch thành một nội dung riêng biệt, phải có sự phối hợp với các hoạt động giáo dục khác, phải có sự gắn kết nội dung học tập với thực tiễn cuộc sống ; phải đảm bảo đặc trưng vốn có của một giờ dạy Văn, một giờ học Văn GV không nên biến giờ dạy Văn học có tích hợp nội dung giáo dục này thành những giờ thuyết giảng khô khan với những vấn đề to tát, với những luân lí trừu tượng và khó hiểu. Nếu cứ “nói dai, nói dài”, cứ triết lí khô cứng thì rất khó tránh khỏi việc gây cho HS cảm giác ngán ngẩm “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. + Việc lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh phải phù hợp với yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng để đảm bảo tính vừa sức với HS bậc THCS. Hãy lựa chọn những vấn đề vừa phải, hãy chọn cách nói giản dị để làm Trường THCS Nguyễn Huệ - Nhóm GV : Trương Thị Thu Thủy, Lê Tuấn Anh 4
  5. Sáng kiến : Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trong giảng dạy Văn học 6,9. nội dung lồng ghép trở nên gần gũi, có thể chấp nhận được với trình độ nhận thức của HS bậc THCS. +Việc giáo dục HS “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cần được xác định là một quá trình giáo dục lâu dài, không phải là việc làm đòi hỏi phải gặt hái được kết quả tốt đẹp chỉ trong ngày một, ngày hai. Việc giáo dục này cần được kết hợp với các kĩ năng sống ( kĩ năng phát hiện, lựa chọn, lí giải, chia sẻ, đặt mục tiêu để tự cảm nhận, kết luận về cái đẹp trong đạo đức của Bác Hồ, từ đó rút ra bài học cho bản thân ) , kết hợp với biện pháp nêu gương và những lúc cần thiết thì phải kiên trì theo kiểu “mưa dầm thấm đất” để học sinh từ biết đến hiểu và cuối cùng là tin. Cần tránh việc bắt buộc các em ngay lập tức vận dụng những gì mình mới vừa học được vào thực tế cuộc sống mà phải được động viên, khuyến khích để sau đó có thể làm theo một cách tự giác, tự nguyện II. GIẢI PHÁP CHO VIỆC LỒNG GHÉP GIÁO DỤC “HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH” CHO HS BẬC THCS QUA GIẢNG DẠY PHÂN MÔN VĂN HỌC : Từ quan điểm và nguyên tắc lồng ghép nội dung giáo dục “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vừa nêu ở trên, bằng kinh nghiệm giảng dạy thực tế, bằng việc trao đổi và học hỏi ở một số đồng nghiệp, người viết đã rút ra được một vài kinh nghiệm nho nhỏ cho việc giáo dục nội dung này. Theo suy nghĩ chủ quan của người viết, sau đây là những bước đi cần thiết để có những bài dạy bảo đảm được nội dung cần lồng ghép nêu trên. 1. Xác định khung địa chỉ và chủ đề, nội dung cần lồng ghép + Theo tài liệu hướng dẫn của Bộ GD&ĐT thì khung địa chỉ giáo dục “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ở môn Ngữ văn bậc THCS gồm 24 đơn vị bài học đều thuộc về phân môn Văn học ở cả 4 khối lớp. Cụ thể như sau : - Khối lớp 6 gồm 4 bài : Con Rồng cháu Tiên, Thánh Gióng, Đêm nay Bác không ngủ, Lòng yêu nước Trường THCS Nguyễn Huệ - Nhóm GV : Trương Thị Thu Thủy, Lê Tuấn Anh 5
  6. Sáng kiến : Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trong giảng dạy Văn học 6,9. - Khối lớp 7 gồm 7 bài : Sông núi nước Nam, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Sự giàu đẹp của tiếng Việt, Đức tính giản dị của Bác Hồ, Nhưng trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu. - Khối lớp 8 gồm 9 bài : Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Đập đá ở Côn Lôn, Hai chữ nước nhà, Tức cảnh Pác-bó, Ngắm trăng, Đi đường, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta, Thuế máu. - Khối lớp 9 gồm 4 bài : Phong cách Hồ Chí Minh, Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, Tiếng nói của văn nghệ, Viếng lăng Bác. + Ở mỗi đơn vị bài học như thế, tài liệu hướng dẫn của Bộ GD&ĐT cũng đã chỉ rõ những chủ đề, nội dung cụ thể cần tích hợp. Ví dụ : Văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” (Đặng Thai Mai) sẽ tích hợp chủ đề “giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc” với nội dung cụ thể là “Quan điểm của Bác : giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng chính là giữ gìn truyền thống dân tộc”. Với những chủ đề, các nội dung cụ thể được gợi ý sẵn như thế, người GV đã có được rất nhiều thuận lợi, sẽ vơi đi rất nhiều những khó khăn và lúng túng trong việc tích hợp nội dung giảng dạy này. Có thể hình dung những gợi ý ấy giống như “chìa khóa” được trao để GV có thể mở những “cánh cửa” tại những “địa chỉ”cụ thể – các đơn vị bài học cần tích hợp. Việc xác lập khung địa chỉ và chủ đề, nội dung tích hợp chính là bước đi mang tính định hướng để GV đưa nội dung lồng ghép vào giáo án, bài giảng một cách chủ động, phù hợp. 2. Xác định mức độ và vị trí các nội dung cần lồng ghép + Sau khi xác định khung địa chỉ, chủ đề , GV cần phải xác định mức độ và vị trí lồng ghép nội dung nêu trên trong bài giảng của mình. Bản thân người GV phải tự đặt và trả lời các câu hỏi : * Nội dung lồng ghép sẽ xuất hiện ở phần nào – “địa chỉ” cụ thể nào của bài dạy ? ( Có mặt ở phần giới thiệu bài mới ? Lồng trong phần đọc-hiểu văn bản ? Xuất hiện ở phần củng cố ? ) Trường THCS Nguyễn Huệ - Nhóm GV : Trương Thị Thu Thủy, Lê Tuấn Anh 6
  7. Sáng kiến : Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trong giảng dạy Văn học 6,9. * Mức độ lồng ghép ra sao ? ( Chi dừng ở việc liên hệ, đối chiếu nhanh ? Việc lồng ghép được thực hiện trong một phần của bài học ? Lồng ghép toàn phần khi cả bài dạy có nội dung trùng khớp với nội dung giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ? ) + Sau khi lựa chọn mức độ lồng ghép, GV phải đối chiếu với chuẩn kiến thức, kĩ năng để điều chỉnh lại nội dung lồng ghép sao cho phù hợp để thiết kế một bài giảng hợp lí, nhằm tránh sự nặng nề, quá tải với HS bậc THCS. 3. Lựa chọn cách thức và phương tiện hỗ trợ cho việc lồng ghép nội dung giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh + Việc lựa chọn những cách thức lồng ghép và phương tiện hỗ trợ nào cho việc lồng ghép nội dung giáo dục nêu trên ở từng bài dạy cụ thể cũng là bước đi quan trọng không kém so với xác định chủ đề, nội dung, mức độ và vị trí lồng ghép vừa được kể ở trên. + Cách thức lồng ghép vốn đa dạng và phương tiện hỗ trợ cũng theo đó mà vô cùng phong phú. Người GV hoàn toàn có thể chủ động trong việc lựa chọn cách thức tích hợp. Nếu được sử dụng khéo léo thì cách thức lồng ghép và phương tiện hỗ trợ được GV lựa chọn có thể tạo ra tâm thế hứng thú cho HS học tập, giúp mở rộng, khắc sâu và nâng cao kiến thức về văn bản được học và cả về đạo đức cao đẹp của Bác Hồ. Ví dụ : * Khi bình giảng các chi tiết, hình ảnh ở các văn bản có lồng ghép nội dung nêu trên, GV có thể sử dụng vốn kiến thức có sẵn (thơ văn của Bác, thơ văn viết về Bác, những chuyện kể về Bác ) để tạo sự liên hệ, đối chiếu với hình ảnh Bác, vẻ đẹp đạo đức của Bác. * Tổ chức cho HS trao đổi, chia sẻ hiểu biết, cảm nhận của mình qua việc GV đặt ra những câu hỏi phát vấn có liên quan đến nội dung cần tích hợp. * Cho HS lắng nghe giai điệu và ca từ của những bài hát ngợi ca Bác kính yêu để các em tự cảm nhận hoặc qua gợi ý của GV mà có được nhận thức đúng, tình cảm đúng về hình ảnh Bác, đạo đức cao đẹp của Bác. Trường THCS Nguyễn Huệ - Nhóm GV : Trương Thị Thu Thủy, Lê Tuấn Anh 7
  8. Sáng kiến : Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trong giảng dạy Văn học 6,9. * Cho các em quan sát một số tranh ảnh, xem băng hình tư liệu về cuộc đời của Bác. Đây được xem như một giáo cụ trực quan rất hữu dụng, bởi lẽ “Trăm nghe không bằng một thấy. Trăm thấy không bằng một sờ”. Việc được quan sát tận mắt như thế giúp các em hình dung dễ dàng hơn về vẻ đẹp đạo đức của Bác Hồ. * Dành một khoảng thời gian nhất định để khuyến khích các em xung phong hát, ngâm thơ hoặc kể chuyện mà em biết về cuộc đời, con người, sự nghiệp, nhân cách và đạo đức sáng ngời của Người. * Tổ chức trò chơi (lật tranh, giải ô chữ ) với nội dung tranh, các ô chữ và từ khóa của ô chữ có nội dung nói về Bác. Không chỉ gây hứng thú, kích thích tâm lí chủ động học tập mà hình thức tích hợp bằng các trò chơi như thế này còn giúp các em tự bộc lộ được hiểu biết của cá nhân mình về Bác. + Việc tìm kiếm những phương tiện hỗ trợ cho việc giảng dạy nội dung lồng ghép nêu trên không khó bởi ngày càng có thêm nhiều nguồn tư liệu quý giá về Bác với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin. Nếu chịu khó đầu tư, nếu khéo tìm kiếm, chọn lọc, xử lí thông tin thì người GV hoàn toàn có thể đưa những gì mình tìm được vào bài dạy một cách vô cùng hiệu quả. Bên cạnh GV chuẩn bị tư liệu, việc khuyến khích HS tìm kiếm tư liệu cũng giúp tạo hứng thú cho các em khi học nội dung lồng ghép này. III. MINH HỌA MỘT SỐ BÀI DẠY CÓ LỒNG GHÉP NỘI DUNG GIÁO DỤC “HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH” Do lượng đơn vị bài học thuộc phân môn Văn học được quy định ở khung địa chỉ theo tài liệu hướng dẫn của Bộ GD&ĐT là khá nhiều nên ở đây, người viết chỉ lựa chọn một số đơn vị bài học nhỏ thuộc khối lớp 6 và 9 để minh họa việc lồng ghép giáo dục nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cho HS. Những nội dung minh họa này xuất phát từ thực tế giảng dạy lâu nay của bản thân người viết và của nhiều bạn bè đồng nghiệp khác. Trường THCS Nguyễn Huệ - Nhóm GV : Trương Thị Thu Thủy, Lê Tuấn Anh 8
  9. Sáng kiến : Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trong giảng dạy Văn học 6,9. 1.Văn bản “Con Rồng cháu Tiên”(Truyền thuyết) : + Ở bước đọc hiểu văn bản, để lồng ghép nội dung “tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc anh em và niềm tự hào dân tộc của Bác” thì khi bình giảng chi tiết bọc trăm trứng, GV có thể tích hợp theo lối liên hệ bằng cách kể cho các em nghe sự việc : Sáng 2/9/1945, trong khi đọc “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, bác Hồ Chí Minh đã dừng lại giữa chừng để rồi ân cần hỏi : “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”. Có thể chỉ cho các em thấy rằng Bác không dùng cách xưng hô “Tôi nói bà con nghe rõ không?”, “Tôi nói nhân dân nghe rõ không ?” hay là “Tôi nói mọi người nghe rõ không?”. Câu nói rất đỗi giản dị từ cửa miệng của một vị lãnh tụ vĩ đại không chỉ chứa đựng thứ tình cảm gần gũi, ruột thịt giữa những con người cùng sinh ra từ một mẹ Âu Cơ mà còn đầy ắp cả một nỗi tự hào về nguồn gốc cao quý của dân tộc mình – nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên. Việc liên hệ này không chỉ giúp các em hiểu rõ hơn ý nghĩa của hai tiếng “đồng bào” mà còn giúp các em có thể cảm nhận được mình cần phải học ở Bác điều gì để có tình cảm, thái độ đúng với những con người cùng chung nòi giống, tổ tiên. + Ở bước củng cố, GV có thể nêu yêu cầu học tập bằng cách đặt câu hỏi : Ngày 19/9/1954, tại cửa đền Giếng, thuộc khu di tích đền Hùng, trong khi nói chuyện với đại đoàn Quân Tiên phong, Bác Hồ kính yêu đã từng thiết tha căn dặn các chiến sĩ : “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Em hiểu như thế nào về lời dạy này của Bác ? Với câu hỏi này, HS tự trình bày cách hiểu của cá nhân. Từ những chia sẻ của các em, GV cần chốt ý, định hướng cho các em : Bác không chỉ dạy chúng ta phải tự hào với nguồn gốc dân tộc mà còn dạy ta phải trân trọng những thế hệ ông cha đã làm nên lịch sử nước nhà, trách nhiệm của chúng ta là giữ gìn, phát huy thành quả, truyền thống của ông cha. 2. Văn bản “Thánh Gióng”(Truyền thuyết) Trường THCS Nguyễn Huệ - Nhóm GV : Trương Thị Thu Thủy, Lê Tuấn Anh 9
  10. Sáng kiến : Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trong giảng dạy Văn học 6,9. Khi dạy văn bản này, với nội dung lồng ghép “quan niệm của Bác : nhân dân là nguồn gốc sức mạnh bảo vệ Tổ Quốc”, GV có thể sử dụng hình thức lồng ghép bộ phận khi khai thác ý nghĩa của chi tiết bà con vui lòng gom góp gạo nuôi Gióng : Trong hoàn cảnh đất nước rơi vào tình thế nguy hiểm, khó khăn, những con người bình thường như Gióng nếu được nhân dân nuôi dưỡng, trao cho sức mạnh thì họ có thể hóa thành phi thường, mang tầm vóc vĩ đại Đây cũng chính là quan niệm của Bác Hồ sau này :”dân là gốc”. Sự gắn bó máu thịt của Gióng với bà con làng xóm chính là tình quân dân như cá với nước trong thời đại hiện nay như lời của Bác kính yêu. Với nội dung lồng ghép nho nhỏ như thế các em sẽ hiểu thêm tư tưởng của Bác : dân là nguồn gốc của sức mạnh bảo vệ Tổ Quốc, sức mạnh của lòng yêu nước ở mỗi cá nhân sẽ tăng thêm rất nhiều nếu có sự gắn bó với nhân dân. Qua đó, các em hiểu thêm đạo đức cao đẹp của Bác : luôn trân trọng tình nghĩa, luôn đánh giá cao sự đóng góp và hi sinh của nhân dân. 3. Văn bản “Đêm nay Bác không ngủ”(Minh Huệ) + Với nội dung lồng ghép “sự hi sinh quên mình, tình yêu bao la và tinh thần đồng cam cộng khổ với nhân dân của Bác” thì ngay ở phần dẫn dắt vào bài mới, nhằm tạo tâm thế cho các em đón nhận bài thơ, GV có thể tích hợp bằng cách giới thiệu về những đêm không ngủ - những “đêm trắng” đã trở thành một điều rất đỗi quen thuộc trong cuộc đời hoạt động Cách mạng của Bác Hồ. Ở đây, GV có thể sử dụng thơ của chính Bác : Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Không ngủ được hoặc của các nhà thơ khác : Cả một đời, Bác có ngủ yên đâu Trọn cuộc đời Bác đã thức vì dân. Nay Bác ngủ, chúng con canh giấc ngủ (Hải Như) + Hoặc : Khi hướng dẫn đọc hiểu văn bản, GV có thể sử dụng bộ ảnh tư liệu với chủ đề “Bác Hồ đi chiến dịch” hay các trích đoạn phim tư liệu có nội dung tương tự để tích hợp nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh. Với những giáo cụ trực quan như thế, GV hoàn toàn có thể giúp HS có được cách hiểu, cách Trường THCS Nguyễn Huệ - Nhóm GV : Trương Thị Thu Thủy, Lê Tuấn Anh 10
  11. Sáng kiến : Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trong giảng dạy Văn học 6,9. cảm nhận cụ thể hơn, sâu sắc hơn về sự quên mình vì hạnh phúc của dân tộc, tình yêu bao la và tinh thần đồng cam cộng khổ với nhân dân của Bác kính yêu. Một số hình ảnh có thể sử dụng để thực hiện việc lồng ghép trong bài dạy: + Hoặc : ở phần Củng cố, GV có thể cho các em nghe một đoạn trong bài hát “Bác Hồ - một tình yêu bao la” của nhạc sĩ Thuận Yến : “Bác thương các cụ già, xuân về dâng biếu lụa. Bác thương đàn cháu nhỏ, Trung thu gửi cho quà Bác thương đoàn dân công đêm nay ngủ ngoài rừng Bác thương người chiến sĩ đứng gác ngoài biên cương Bác viết thư thăm hỏi, gửi muôn vàn yêu thương ” Trường THCS Nguyễn Huệ - Nhóm GV : Trương Thị Thu Thủy, Lê Tuấn Anh 11
  12. Sáng kiến : Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trong giảng dạy Văn học 6,9. Với một vài câu hát như thế, với giai điệu và những ca từ đầy ắp sự xúc động, thành kính như thế, việc “đánh thức” ở HS những cung bậc tình cảm dành cho Bác kính yêu là việc mà người GV hoàn toàn có thể đạt được. Và khi HS phát hiện ra câu hát được lấy từ bài thơ của Minh Huệ, nếu khéo gợi thì GV còn có thể giúp các em không chỉ nhận ra sức sống của tác phẩm mà còn lí giải được vì sao bài thơ ấy trở thành một trong những bài thơ hay nhất viết về Bác Hồ. GV không cần phải nói nhiều nhưng rõ ràng cách tích hợp nhẹ nhàng này có thể giúp các em cảm nhận được tình yêu thương bao la của Bác – vị lãnh tụ vĩ đại, vị cha già kính yêu của toàn dân tộc. Và khi soi mình vào tấm lòng cao cả ấy của Bác, các em sẽ hiểu được những cảm xúc hàm ơn, thành kính của anh Đội viên : Lòng vui sướng mênh mông. Anh thức luôn cùng Bác . Các em sẽ nhận ra một điều rằng chính tình cảm của Bác đã góp phần làm giàu tình cảm của con người chung quanh Bác như rất nhiều nhà thơ đã từng nhận ra : Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn Hoặc : Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta Ta bỗng lớn ở bên Người một ít. 4. Văn bản : Lòng yêu nước ( I-li-a Ê-ren-bua) Khi dạy văn bản này, với nội dung lồng ghép “tư tưởng độc lập dân tộc và lòng yêu nước của Bác”, GV có thể sử dụng bài thơ “Người đi tìm hình của nước” (Chế Lan Viên) để liên hệ, làm rõ sự gặp gỡ trong quan niệm của tác giả Ê-ren-bua về lòng yêu nước ( được bắt nguồn từ tình yêu những vật bình thường, quen thuộc nhất ) với những biểu hiện chân thành, bình dị, đằm thắm, mãnh liệt trong tình yêu nước của Bác Hồ : Đất nước đẹp vô cùng nhưng Bác phải ra đi Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác Khi bờ bãi dần lui, làng xóm khuất Bốn phía nhìn không bóng một hàng tre Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ Trường THCS Nguyễn Huệ - Nhóm GV : Trương Thị Thu Thủy, Lê Tuấn Anh 12
  13. Sáng kiến : Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trong giảng dạy Văn học 6,9. Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở Xa nước rồi càng hiểu nước đau thương Đêm mơ nước, ngày nhớ hình của nước Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ Quốc Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa Bằng sự liên hệ như thế, từ văn bản “Lòng yêu nước” được học, từ tình cảm của chính Bác qua lời thơ của Chế Lan Viên, GV có thể giúp HS hiểu được vì sao Bác ra đi tìm đường cứu nước và những biểu hiện bình dị mà sâu sắc của lòng yêu nước ở Bác Hồ ( yêu hàng tre – biểu tượng quen thuộc, đầy tự hào của đất và người Việt Nam, yêu tất cả những gì của quê hương – tiếng sóng biển, sắc trời mây và cây cỏ ; nỗi nhớ quê hương sống mãi trong tiềm thức, luôn sâu đậm và khắc khoải, ). Nếu khéo gợi, GV còn có thể giúp các em nhận ra một điều rằng : lòng yêu nước không thể chỉ là những lời nói suông mà còn phải được thể hiện bằng những tình cảm chân thành, bằng những hành động cụ thể và thiết thực. Việc lồng ghép cũng chỉ dừng lại ở đó, để các em tự suy ngẫm mà không cần phải “hô hào” theo kiểu bị buộc phải bộc lộ bản thân một cách gượng ép theo yêu cầu của GV : em phải làm gì để thể hiện mình là một người yêu nước ? 5. Văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” (Lê Anh Trà) Với nội dung lồng ghép “ vẻ đẹp của sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị, thanh cao và khiêm tốn của Bác Hồ” , GV có thể thực hiện việc lồng ghép toàn bộ bởi nội dung bài dạy hoàn toàn trùng khớp với nội dung cần lồng ghép. Theo suy nghĩ chủ quan của người viết, để đáp ứng được mức độ cần đạt của bài dạy và qua đó là lồng Trường THCS Nguyễn Huệ - Nhóm GV : Trương Thị Thu Thủy, Lê Tuấn Anh 13
  14. Sáng kiến : Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trong giảng dạy Văn học 6,9. ghép giáo dục đạo đức của Bác Hồ, GV cần có sự đầu tư thích đáng bằng việc sưu tầm tư liệu ( tranh ảnh, băng hình ) a) Khi bình giảng để làm rõ về sự tiếp thu tinh hoa văn hóa của Hồ Chí Minh, về “điều kì lạ” trong nhân cách của Bác Hồ ( những ảnh hưởng quốc tế đã được nhào nặn với cái gốc văn hóa không gì lay chuyển được ở Người ), bằng một vài câu thơ, GV có thể minh họa cho vẻ đẹp đáng quý của Người trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc : Đi khắp năm châu về đậu bến sông Hồng Nghe trăm giọng, giọng làng Sen, Bác nhớ (Chế Lan Viên) Hoặc : Điệu lục bát, khúc dân ca Việt Nam là Bác, Bác là Việt Nam (Lê Anh Xuân) Với những câu thơ như thế, GV có thể cho các em thấy mặc dù có đến 30 năm bôn ba hải ngoại, tiếp thu có chọn lọc nhiều tinh hoa văn hóa nhân loại nhưng cái gốc dân tộc ở Bác là bất biến, Bác chính là người Việt Nam mang bản sắc dân tộc đậm đà nhất, tâm hồn Bác cũng chính là “điệu hồn dân tộc”. + Cũng với nội dung tích hợp nêu trên, GV cũng có thể lựa chọn hình thức sau đây : Kể cho các em nghe cái “giai thoại” đã biến thành một “huyền thoại” đầy xúc động về Người – chuyện kể về những giây phút trước lúc Bác đi xa. GV có thể “kể ” bằng việc trích dẫn một đoạn trong bài hát “Lời Bác dặn trước lúc đi xa” của nhạc sĩ Trần Hoàn : Chuyện kể rằng : trước lúc Người đi xa. Bác muốn nghe một câu hò xứ Huế, bởi nước non chia cắt vẫn chưa liền. Bác muốn nghe một câu hò xứ Nghệ, bởi làng Sen ray rứt trong tim. Bác muốn nghe một đôi khúc dân ca, lúc đi xa qua bên kia bầu trời. Người muốn đem tận vô cùng, bài ca đất nước theo Bác đến mênh mông. Bác muốn non sông đinh ninh lời dặn dò : rằng đã yêu Tổ Quốc mình càng yêu thắm thiết những khúc dân ca “ Trường THCS Nguyễn Huệ - Nhóm GV : Trương Thị Thu Thủy, Lê Tuấn Anh 14
  15. Sáng kiến : Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trong giảng dạy Văn học 6,9. Người viết thiết nghĩ rằng, bằng việc minh họa như thế, các em sẽ cảm nhận được tình yêu của Bác với tiếng nói dân tộc, với những làn điệu vốn đã trở thành bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Một số em có thể sẽ cảm thấy xa lạ hoặc thậm chí không thích những câu hò, điệu ví , ta không thể bắt các em chỉ được hát, chỉ được nghe những làn điệu ấy nhưng chính cái “giai thoại” đã trở thành “huyền thoại” này sẽ giúp các em có cái nhìn đầy ngưởng mộ về Bác Hồ - người luôn yêu và giữ gìn cái gốc dân tộc ngay cả ở những giây phút cuối đời. Nếu khéo gợi, GV còn có thể giúp các em nhận ra : chính bản sắc Việt đã làm nên vẻ đẹp của tâm hồn Việt. b) Ở phần bình giảng để làm rõ nét đẹp trong lối sống của Hồ Chủ Tịch, sau khi các em chỉ ra được những biểu hiện của nếp sống giản dị của Bác mà nhà báo Lê Anh Trà đã đề cập đến, GV có thể lựa chọn các cách thức sau đây để tích hợp nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh : + GV có thể đưa thêm ví dụ minh họa để làm rõ hơn sự giản dị ấy của Bác Hồ được thể hiện trong thơ Tố Hữu : * Nơi ở của Bác : Nhà gác đơn sơ một góc vườn Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn Giường mây, chiếu cói, đơn chăn gối * Trang phục, cách sống của Bác : - Hành trang Bác chẳng có gì Chỉ đôi dép cũ đã lì chông gai - Còn đôi dép cũ mòn quai gót Bác vẫn thường đi giữa thế gian - Cuộc đời thanh bạch chẳng vàng son Mong manh áo vải hồn muôn trượng Hơn tượng đồng phơi những lối mòn Trường THCS Nguyễn Huệ - Nhóm GV : Trương Thị Thu Thủy, Lê Tuấn Anh 15
  16. Sáng kiến : Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trong giảng dạy Văn học 6,9. Một số hình ảnh có thể sử dụng để minh họa : Trang phục giản dị của một vị lãnh đạo tối cao Nhà sàn của Bác ở chiến khu Nhà sàn của Bác ở thủ đô * Lời nói của Bác : Tôi nói đồng bào nghe rõ không ? Bác Hồ đọc “Tuyên ngôn độc lập” vào sáng 2/9/1945 Trường THCS Nguyễn Huệ - Nhóm GV : Trương Thị Thu Thủy, Lê Tuấn Anh 16
  17. Sáng kiến : Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trong giảng dạy Văn học 6,9. + Hoặc, khi bình giảng nội dung này, GV có thể thay đổi cách thức tích hợp bằng cách để cho HS tự trình bày hiểu biết, cảm nhận cá nhân. GV có thể đặt câu hỏi : Em hình dung thế nào về cuộc sống của các vị nguyên thủ quốc gia mà em biết ? Qua đó, em nhận xét gì về cuộc sống của Bác? Thiết nghĩ, đây là câu hỏi sẽ thu hút được nhiều em tham gia tranh luận, phát biểu ý kiến cá nhân bởi cuộc sống của các vị nguyên thủ thường được nhiều người quan tâm, những gì mà các em biết về cuộc sống của họ là vô cùng phong phú. Và sẽ không có gì là khó khăn gì trong việc đặt những cuộc sống ấy bên cạnh cuộc sống giản dị của Bác Hồ để tự rút ra nhận xét của chính các em. + Hoặc, cũng khi bình giảng nội dung này, có thể cho xem tranh ảnh , có thể để HS miêu tả lại vài nét về “bản sao” thu nhỏ của Phủ Chủ tịch được đặt ngay tại Bảo tàng Quân khu Năm ở Đà Nẵng ( hầu như em HS nào ở Đà Nẵng cũng đã có ít nhất một lần được chiêm ngưỡng ngôi nhà sàn giản dị này của Bác tại Bảo tàng Quân khu Năm). Khi hình ảnh của nơi sống và làm việc này của Bác được các em tái hiện lại bằng trí nhớ, bằng cảm nhận, bằng lời văn của mình thì chính các em đã tự rút ra được kết luận về sự giản dị trong nếp sống của Bác. 6. Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” (Mac-ket) Dạy văn bản này, để khai thác chủ đề tinh thần quốc tế vô sản, GV sẽ thực hiện việc lồng ghép “tư tưởng yêu nước và độc lập dân tộc trong quan hệ với hòa bình thế giới (chống nạn đói, nạn thất học, bệnh tật, chiến tranh) của Bác” ở mức độ liên hệ với tư tưởng, quan điểm của Bác Hồ. Trường THCS Nguyễn Huệ - Nhóm GV : Trương Thị Thu Thủy, Lê Tuấn Anh 17
  18. Sáng kiến : Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trong giảng dạy Văn học 6,9. Bác Hồ với việc diệt “giặc dốt” Hũ gạo cứu đói của Bác Hồ Với Bác lao động sản xuất để xóa đói nghèo Trường THCS Nguyễn Huệ - Nhóm GV : Trương Thị Thu Thủy, Lê Tuấn Anh 18
  19. Sáng kiến : Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trong giảng dạy Văn học 6,9. 7.Văn bản “Tiếng nói của văn nghệ” (Nguyễn Đình Thi) Với nội dung lồng ghép “ quan điểm về văn học nghệ thuật, về giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc của Bác” , GV có thể thực hiện bằng cách liên hệ trong quá trình giảng dạy văn bản bằng chính quan niệm của Bác : “Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong” Hoặc: “ Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em nghệ sĩ cũng là chiến sĩ trên mặt trận ấy.” 8.Văn bản “Viếng lăng Bác” (Viễn Phương) Khi dạy bài này, ngoài phần tích hợp nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh ở mức độ liên hệ từng phần khi hướng dẫn đọc hiểu văn bản thì ở phần củng cố, GV có thể sử dụng trò chơi giải ô chữ để chốt lại kiến thức đã học. Nội dung câu hỏi và các đáp án đều phải liên quan đến nội dung, nghệ thuật của vân bản và đều hướng đến mục đích làm nổi bật vẻ đẹp trong đạo đức của Bác Hồ Ở trò chơi ô chữ này, GV có thể sử dụng các câu hỏi như sau để giúp HS tìm ra từ khóa : + Hàng ngang thứ nhất gồm 7 chữ cái : Đây là câu nói nổi tiếng của Bác Hồ lúc sinh thời : “ luôn trong trái tim tôi”. Hãy tìm từ còn thiếu để hoàn chỉnh câu nói của Ngưới. (Đáp án : miền Nam) + Hàng ngang thứ hai gồm 8 chữ cái : Đây là cách xưng hô thể hiện sự gần gũi, ruột thịt của người dân miền Nam với Bác ? (Đáp án : con và Bác) + Hàng ngang thứ ba gồm 6 chữ cái : Đây là từ mà nhà thơ Viễn Phương dùng để chỉ sự trường tồn của Bác Hồ kính yêu trong lòng của cả dân tộc Việt Nam ? (Đáp án : mãi mãi) Trường THCS Nguyễn Huệ - Nhóm GV : Trương Thị Thu Thủy, Lê Tuấn Anh 19
  20. Sáng kiến : Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trong giảng dạy Văn học 6,9. + Hàng ngang thứ tư gồm 9 chữ cái : Ánh sáng của vật thể này gợi nhớ đến sự thuần khiết, thanh cao của tâm hồn Bác ? (Đáp án : vầng trăng) + Hàng ngang thứ năm gồm 12 chữ cái : Khát vọng muốn ở mãi bên cạnh Bác được thể hiện mạnh mẽ nhất ở hình ảnh hóa thân này ? (Đáp án : tre trung hiếu) + Hàng ngang thứ sáu gồm 8 chữ cái : Hình ảnh ẩn dụ về đoàn người vào lăng viếng Bác ? (Đáp án : tràng hoa) + Hàng ngang thứ bảy gồm 7 chữ cái : Hình ảnh biểu tượng cho đất nước và con người Việt Nam xuất hiện ở khổ đầu của bài thơ ? (Đáp án : hàng tre) + Ở đây, học sinh được lựa chọn hàng ngang theo ý thích. Với mỗi câu trả lời đúng, sẽ có một chữ cái được dùng để tạo thành từ khóa cần tìm. M I Ê N N A M C O N V A B A C M A I M A I V Â N G T R Ă N G T R E T R U N G H I Ê U T R A N G H O A H A N G T R E Trường THCS Nguyễn Huệ - Nhóm GV : Trương Thị Thu Thủy, Lê Tuấn Anh 20
  21. Sáng kiến : Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trong giảng dạy Văn học 6,9. + Sau khi mở hết các từ hàng ngang, một gợi ý được đưa ra để các em xác định từ khóa cần tìm : Đây là hình ảnh mà nhiều nhà thơ thường dùng để ngợi ca sự vĩ đại của Bác Hồ ? Với gợi ý của GV, các em có thể tìm câu trả lời và sắp xếp lại các chữ cái để có một từ khóa đúng M A T T R O I + Sau khi HS tìm được từ khóa, GV có thể cho các em trình bày cảm nhận về hình ảnh này để chốt lại nội dung bài học. IV. KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM Sau một thời gian thử nghiệm hướng tích hợp nội dung giáo dục như đã minh họa ở trên, người viết đã rút ra được một số vấn đề sau : 1. Kết quả đạt được : a) Về phía GV : + Nhờ có định hướng đúng, nhờ sự linh hoạt trong việc lựa chọn cách thức, phương tiện hỗ trợ tích hợp mà GV hoàn toàn có thể chủ động, không còn phải lúng túng trong việc tích hợp nội dung giáo dục này . + Mất thời gian đầu tư một lần để tìm kiếm các tư liệu nhưng sử dụng chúng được rất nhiều lần . b) Về phía học sinh : + Với trường hợp một số HS được giao nhiệm vụ tìm kiếm thông tin tư liệu về Bác thì các em đã làm một cách nhiệt tình, tự nguyện. + Các em chủ động hơn trong tranh luận, phát biểu ý kiến cá nhân, bộc lộ hiểu biết cá nhân về những nội dung có liên quan đến vẻ đẹp đạo đức của Bác Hồ. Qua những hoạt động mang tính tích cực này, một số HS vốn chưa quan tâm hoặc ít quan tâm đến vấn đề này đã bắt đầu có những sự thay đổi nhất định trong nhận thức, thái độ. 2.Bài học kinh nghiệm : Trường THCS Nguyễn Huệ - Nhóm GV : Trương Thị Thu Thủy, Lê Tuấn Anh 21
  22. Sáng kiến : Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trong giảng dạy Văn học 6,9. + Trong một số trường hợp, GV có thể điều chỉnh lại nội dung cần tích hợp đã được Bộ GD&ĐT gợi ý trước sao cho thật phù hợp với đối tượng giảng dạy (với cả tập thể lớp, với từng đối tượng HS cụ thể ) + Trong một số trường hợp, nếu có em chưa thật thích ứng với yêu cầu dạy học gắn với nội dung giáo dục này, GV cần kiên nhẫn để tiếp tục đưa ra những gợi ý, những dẫn dắt nhẹ nhàng, hợp lí để bảo đảm mạch giảng, bảo đảm nội dung cần tích hợp. + GV có thể mạnh dạn giao việc sưu tầm tranh ảnh, tư liệu cho các em và GV đóng vai trò chọn lọc, xử lí thông tin tư liệu. Việc được GV tin tưởng giao việc không chỉ giúp các em chủ động, tích cực học tập mà còn là một cách “tự trải nghiệm” để các em dễ biết, dễ hiểu và dễ tin hơn đạo đức của Bác Hồ. V. ĐỀ XUẤT : Để việc lồng ghép nội dung giáo dục “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” có thể đem lại những hiệu quả nhất định, người viết xin được mạnh dạn đề xuất một vài ý kiến nho nhỏ như sau : + Về phía lãnh đạo Sở, Phòng Giáo dục : có thể tổ chức những đợt tập huấn với nội dung cụ thể hơn để GV có những định hướng chính xác, cần thiết, đầy đủ nhằm làm cho quá trình giáo dục “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cho HS đạt hiệu quả cao. + Về phía GV : - Cần xác định những địa chỉ, nội dung, mức độ và cách thức phù hợp cho việc lồng ghép nội dung giảng dạy này. - Cần thực hiện nhẹ nhàng, linh hoạt, tránh lối áp đặt, phải phối hợp với những nội dung lồng ghép khác một cách khéo léo để đảm bảo đặc trưng của môn Ngữ văn. Phần 3: KẾT THÚC VẤN ĐỀ Giáo dục “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là một trong những vấn đề cấp thiết để nâng cao nhận thức, tư tưởng, tình cảm, hành Trường THCS Nguyễn Huệ - Nhóm GV : Trương Thị Thu Thủy, Lê Tuấn Anh 22
  23. Sáng kiến : Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trong giảng dạy Văn học 6,9. động của học sinh trong bối cảnh xã hội hiện nay. Việc đào tạo thế hệ trẻ “vừa hồng vừa chuyên” rõ ràng không thể thiếu việc giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng. Không thể phủ nhận tầm quan trọng của nội dung giáo dục này nhưng thực hiện như thế nào để đảm bảo hiệu quả giáo dục là vấn đề rất đáng được quan tâm. Sự cần thiết của vấn đề nêu trên đã làm nảy sinh một vài suy nghĩ chủ quan của bản thân người viết xoay quanh việc tích hợp giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho HS bậc THCS thông qua bộ môn Ngữ văn nói chung và phân môn Văn học nói riêng. Vấn đề không mới nhưng lại không phải là dễ dàng khi việc thực hiện nội dung giáo dục này vừa phải linh hoạt, khéo léo, có tính đồng bộ với những nội dung tích hợp khác lại vừa phải bảo đảm đặc trưng vốn có của một giờ Văn học. Vì thế, rất mong nhận được sự góp ý để người viết có thể điều chỉnh cho phù hợp để việc lồng ghép nội dung giáo dục này đạt được những hiệu quả nhất định. Đà Nẵng, tháng 12/2016 Người viết Trương Thị Thu Thủy Lê Tuấn Anh Trường THCS Nguyễn Huệ - Nhóm GV : Trương Thị Thu Thủy, Lê Tuấn Anh 23
  24. Sáng kiến : Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trong giảng dạy Văn học 6,9. TƯ LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu “Hướng dẫn tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của Bộ GD&ĐT 2. “Tư tưởng Hồ Chí Minh” của Học viện HCQG 3. “Hồ Chí Minh, tác gia, tác phẩm và nghệ thuật ngôn từ” của Nhà XB Giáo dục. MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG Đặt vấn đề : Lí do chọn đề tài 1,2 Tổng quan những thông tin về đề tài 2,3 Cơ sở của việc lồng ghép giáo dục đạo đức HCM trong dạy học 3-5 Văn học Giải pháp cho việc lồng ghép giáo dục đạo đức HCM trong dạy 5-8 học Văn học Minh họa một số bài dạy Văn học 6.9 có lồng ghép giáo dục 8-21 đạo đức HCM Kết quả, bài học kinh nghiệm và những đề xuất 22-24 Kết thúc vấn đề 24,25 Trường THCS Nguyễn Huệ - Nhóm GV : Trương Thị Thu Thủy, Lê Tuấn Anh 24