Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 84: Câu cầu khiến

ppt 13 trang thuongdo99 2490
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 84: Câu cầu khiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_84_cau_cau_khien.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 84: Câu cầu khiến

  1. Ví dụ: a/ Ông lão chào con cá và nói: - Mụ vợ tôi lại nổi cơn điên rồi. Nó không muốn làm bà nhất phẩm phu nhân nữa, nó muốn làm nữ hoàng. Con cá trả lời: - Thôi đừng lo lắng.Cứ về đi. Trời phù hộ lão.Mụ già sẽ làm nữ hoàng. (Ông lão đánh cá và con cá vàng)
  2. b/ Tôi khóc nấc lên. Mẹ tôi từ ngoài đi vào.Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay em Thủy: - Đi thôi con. (Theo Khánh Hoài,Cuộc chia tay của những con búp bê)
  3. c/ Hãy vẽ ngay cho ta một chiếc thuyền! Ta muốn ra khơi xem cá. (Cây bút thần)
  4. Ví dụ 1: a/ Ông lão chào con cá và nói: - Mụ vợ tôi lại nổi cơn điên rồi. nó không muốn làm bà nhất phẩm phu nhân nữa, nó muốn làm nữ hoàng. Con cá trả lời: - Thôi đừng lo lắng.Cứ về đi. Trời phù hộ lão.Mụ già sẽ làm nữ hoàng. (Ông lão đánh cá và con cá vàng) b/ Tôi khóc nấc lên. Mẹ tôi từ ngoài đi vào.Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay em Thủy: - Đi thôi con! (Theo Khánh Hoài,Cuộc chia tay của những con búp bê) c/ Hãy vẽ ngay cho ta một chiếc thuyền ! Ta muốn ra khơi xem cá. (Cây bút thần)
  5. Cho biết đặc điểm hình thức và chức năng những câu trên ? * Đặc điểm hình thức cho biết các câu trên là câu cầu khiến: - Có từ cầu khiến: a. hãy b. đi c. đừng d.hãy * Chức năng : Câu cầu khiến dùng để yêu cầu ra lệnh , khuyên bảo ,
  6. Ví dụ 2: a/ - Anh làm gì đấy? Mở cửa. Hôm nay trời nóng quá. b/ Đang ngồi viết thư, tôi bỗng nghe tiếng ai đó vọng vào: - Mở cửa! * Ngữ điệu cầu khiến
  7. Thảo luận Bài 1 trang 31: Xét các câu sau và trả lời câu hỏi. a/Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương. (Bánh chưng,bánh giầy) b/ Ông giáo hút trước đi. (Nam Cao, Lão Hạc) c/ Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không. (Chân,Tay,Tai,Mắt, Miệng) d/ Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột. (Tắt đèn- Ngô Tất Tố) Câu hỏi: - Đặc điểm hình thức nào cho biết những câu trên là câu cầu khiến? - Nhận xét về chủ ngữ trong những câu trên. Thử thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ xem ý nghĩa của các câu trên thay đổi như thế nào.
  8. Thử thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ xem ý nghĩa của các câu trên thay đổi như thế nào? a/Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương. ➔Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương. ➔ Không thay đổi ý nghĩa; lời yêu cầu nhẹ nhàng hơn , tình cảm hơn. b/ Ông giáo hút trước đi. ➔Hút trước đi. ➔ Ý nghĩa cầu khiến mạnh hơn, câu nói kém lịch sự hơn. c/Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không. ➔Nay các anh đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không. ➔Thay đổi ý nghĩa cơ bản của câu; không có người nói. d/ Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột. ➔ Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột. ➔ Ý nghĩa cầu khiến dường như mạnh hơn, câu nói không thể hiện được tình cảm của người nói với người nghe.
  9. Bài tập 2 trang 32:  Có các câu cầu khiến sau: a) Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. ➔ Có từ ngữ cầu khiến: “ đi ”. Vắng chủ ngữ. b) Các em đừng khóc. ➔ Có từ ngữ cầu khiến: “ đừng ”. Có chủ ngữ (ngôi thứ hai số nhiều) c) Đưa tay cho tôi mau! Cầm lấy tay tôi này! ➔ Không có từ ngữ cầu khiến, chỉ có ngữ điệu cầu khiến, vắng chủ ngữ.
  10. Bài tập 5 trang 33: So sánh ý nghĩa của 2 câu : “ Đi đi con! ” và “Đi thôi con.”? -“ Đi đi con! ” →Chỉ có người con đi. -“ Đi thôi con. ”→ Cả hai mẹ con cùng đi.  Hai câu này có thể thay thế cho nhau được không? -Hai câu này không thể thay thế cho nhau được vì có ý nghĩa rất khác nhau. -“ Đi đi con! ” →người mẹ khuyên con vững tin bước vào đời. -“ Đi thôi con. ”→ người mẹ bảo con đi cùng mình.
  11. Bài tập : Các từ xưng hô (cùng với các từ ngữ khác và ngữ điệu ) trong câu cầu khiến khác nhau thể hiện quan hệ tình cảm khác nhau. So sánh cách nói của chị Dậu (Tắt đèn - Ngô Tất Tố) trong các trường hợp sau: a/ - CháuCháu van ông,ông nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho! ➔ Sắc thái tình cảm van xin, thể hiện quan hệ dưới – trên. b/ - Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ! ➔ Sắc thái tình cảm lạnh lùng, thể hiện quan hệ ngang hàng. c/ - Mày trói ngay chồng bà đi bà cho mày xem! ➔ Sắc thái tình cảm thách thức, thể hiện quan hệ trên- dưới.