Bài giảng Số học Lớp 6 - Chương 1, Bài 14: Số nguyên tố. Hợp số. Bảng số nguyên tố - Lê Hồng Hạnh

ppt 15 trang thuongdo99 3340
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Số học Lớp 6 - Chương 1, Bài 14: Số nguyên tố. Hợp số. Bảng số nguyên tố - Lê Hồng Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_so_hoc_lop_6_chuong_1_bai_14_so_nguyen_to_hop_so_b.ppt

Nội dung text: Bài giảng Số học Lớp 6 - Chương 1, Bài 14: Số nguyên tố. Hợp số. Bảng số nguyên tố - Lê Hồng Hạnh

  1. Nêu cách tìm ước của một số a cho trước? Tìm ước của các số sau: Nhóm 1: > 1; có 2 ước Số a 1 2 3 5 4 6 Ư(a) 1 1;2 1;3 1;5 1;2;4 1;2;3;6 Nhóm 2 : > 1; có nhiều hơn 2 ước
  2. Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1; chỉ có 2 ước là 1 và chính nó Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1; có nhiều hơn 2 ước ?/SGK Trong các số 7; 8; 9, số nào là số nguyên tố, số nào là hợp số? Vì sao?
  3. Chú ý: SGK/46 a) Số 0; số 1 không là số nguyên tố và cũng không là hợp số b) Các số nguyên tố nhỏ hơn 10 là: 2; 3; 5; 7
  4. BT115.SGK Các số sau là số nguyên tố hay hợp số? 312; 213; 435; 417; 3311; 67
  5. 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99
  6. BT116.SGK/47: Gọi P là tập hợp các số nguyên tố. Điền các kí hiệu : ; hoặc  vào ô vuông cho đúng: 83 P 91 P 15 N P N
  7. BT117.SGK/47 Dùng bảng số nguyên tố ở cuối sách, tìm các số nguyên tố trong các số sau: 117; 131; 313; 469; 647
  8. BT118.SGK: Tổng, hiệu sau là số nguyên tố hay hợp số? a) 3.4.5 + 6.7 b) 7.9.11.13 – 2.3.4.7 c) 3.5.7 + 11.13.17 d) 16354 + 67541
  9. Câu 1: Số nào sau đây là số nguyên tố? A. 57 B. 67 C. 77 D. 87 Câu 2: Chữ số x để 7 x là hợp số: A. 1 B. 3 C. 7 D. 9 Câu 3: Từ số 50 đến số 80 có đúng: A. 6 số nguyên tố B. 7 số nguyên tố C. 8 số nguyên tố D. 5 số nguyên tố Câu 4: Các số nguyên tố lớn hơn 5 có tận cùng là một trong các chữ số nào? A. 1; 3 B. 7; 9 C. 1;3;7 D. 1;3;7;9
  10. Số nguyên tố và những điều thú vị của cuộc sống.!
  11. 1. Sống còn nhờ chu kỳ sống theo số nguyên tố: Hiện nay, ở miền Đông nước Mỹ có ba dòng ve sầu Magicada có cách sống rất kỳ lạ. Chúng có chu kỳ sinh tồn là 13 hoặc 17 năm. Theo một số nhà nghiên cứu, chu kỳ 13 và 17 năm (hai số nguyên tố) là yếu tố sống còn của một số loại ve sầu. Lập luận của họ như sau: Chim và động vật ăn mồi thích ve sầu có chu kỳ sống khoảng 2 đến 5 năm; với chu kỳ sống 13 hoặc 17 năm, rất lâu sau ve sầu mới phải sống cùng thời gian phát triển đông nhất của kẻ thù ăn thịt mình. Ví dụ, cứ 17 x 3 = 51 năm, hoặc 13 x 5 = 65 năm thì mới trùng nhau. Như vậy, một "chu kỳ sống nguyên” giúp ve sầu giảm nguy cơ phải sống cùng kẻ thù của mình.
  12. 2. Cặp song sinh cảm nhận được số nguyên tố Cặp song sinh John và Michael. Năm nay đã 27 tuổi, có một khả năng đặc biệt đó là nhận ra các số nguyên tố. Trong một buổi nói chuyện với John và Michael, nhà thần kinh học Oliver Sacks làm rơi một bao diêm và ngay lập tức, cả hai anh em đều kêu lên: "111”. Sau đó John nói:"37”, Michael cũng nói: "37” và John nhắc lại "37”. Oliver rất ngạc nhiên bèn đếm lại số diêm bị rơi và kết quả ông thu được là111. Ông hỏi hai anh em: "Làm thế nào mà hai bạn đếm số diêm nhanh đến như vậy?” Hai anh em trả lời: "Chúng tôi không đếm. Chúng tôi đã cảm nhận được số 111”. Oliver hỏi tiếp: "Tại sao các bạn nhắc lại ba lần số 37?” Họ lại đồng thanh: "37, 37, 37, 111”.
  13. Có lần, Oliver còn bắt gặp hai anh em ngồi trong một góc nhà và vui vẻ cùng nhau đọc con số gồm sáu chữ số. Sau khi kiểm tra, ông thấy đây đều là những số nguyên tố. Hôm sau, ông quyết định thử khả năng nhận biết số của John vàMichael bằng cách đọc cho họ một vài con số gồm 8, 10, 12, thậm chí 20 chữ số. Sau 30 giây tập trung cao độ, cả John và Michael đều nhận ra đâu là số nguyên tố
  14. 3. Mật mã Trong nhiều thế kỷ, kỹ thuật mã hóa dựa theo phương pháp cổ truyền sử dụng một mật mã để bảo mật thông tin. Để đảm bảo độ bí mật, người ta đã áp dụng nguyên lý số nguyên tố. Các nhà lập trình và quản lý mạng máy tính đã nghĩ ra một hệ thống mã hóa đáp ứng được hai yêu cầu cơ bản là dễ sử dụng và độ bảo mật cao của các thông tin trên mạng Internet mang tên RSA Năm 1991, Phil Zimmermann cũng đã nghĩ ra một phiên bản khác hiệu quả hơn đặt tên là PGP (Pretty Good Privacy). Tất cả mọi người đều có thể truy cập vào PGP thông qua Internet để khóa thông tin của mình
  15. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: Học thuộc định nghĩa số nguyên tố, hợp số, 25 số nguyên tố nhỏ hơn 100 Xem lại các bài tập đã giải Làm BT 119/SGK; 148,149/SBT.24 Chuẩn bị: Luyện tập