Bài giảng Vật lí Lớp 7 - Tiết 11, Bài 12: Độ cao của âm - Trường THCS Thuần Mỹ

ppt 23 trang thuongdo99 3390
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 7 - Tiết 11, Bài 12: Độ cao của âm - Trường THCS Thuần Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_vat_li_lop_7_tiet_11_bai_12_do_cao_cua_am_truong_t.ppt

Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 7 - Tiết 11, Bài 12: Độ cao của âm - Trường THCS Thuần Mỹ

  1. KIỂM TRA BÀI CŨ Câu 1: (4đ) a, Nguồn âm là gì? Nêu 1 ví dụ về nguồn âm và chỉ rõ bộ phận nào dao động phát ra âm thanh ? b, Cho biết đặc điểm chung của các nguồn âm? Làm cách nào để cây thước thép phát ra âm? a, - Vật phát ra âm gọi là nguồn âm. - VD1: Đàn ghita, dây đàn dao động phát ra âm thanh b, - Khi phát ra âm các nguồn âm này đều dao động. - Giữ một đầu cây thước cố định, bật cho đầu kia của cây thước dao động. Câu 2: Dao động là gì? Cho 1 ví dụ về dao động? (4đ) - Dao động là sự rung động (chuyển động) qua lại vị trí cân bằng của vật. - VD: Dao động của mặt trống, của sợi dây cao su
  2. Tại sao các bạn trai thường có giọng trầm, các bạn gái có giọng bổng. Vậy khi nào âm phát ra trầm, khi nào âm phát ra bổng?
  3. Tiết 12. BÀI 11: ĐỘ CAO CỦA ÂM I. DAO ĐỘNG NHANH, CHẬM – TẦN SỐ. Thí nghiệm 1: C1. Quan sát và đếm số dao động của từng con lắc trong 10 giây và ghi kết quả vào bảng:
  4. Tiết 12. BÀI 11: ĐỘ CAO CỦA ÂM I. DAO ĐỘNG NHANH, CHẬM – TẦN SỐ. Thí nghiệm 1: C1: 2 1 Cách đếm dao động Một dao động Cả lớp quan sát thí nghiệm và đếm số dao động
  5. Tiết 12. BÀI 11: ĐỘ CAO CỦA ÂM I. DAO ĐỘNG NHANH, CHẬM – TẦN SỐ. * Số dao động trong 1 giây gọi là tần số. Đơn vị tần số là héc, kí hiệu: Hz Câu hỏi: Tần số dao động của một vật là 100Hz, số đó cho ta biết điều gì? Trả lời: cho ta biết vật thực hiện được 100 dao động trong 1 giây C2. Từ kết quả thí nghiệm ban đầu, hãy cho biết con lắc nào có tần số dao động lớn hơn? Trả lời: Con lắc b có tần số dao động lớn hơn Nhận xét: Dao động càng nhanh chậm , tần số dao động càng Lớn nhỏ.
  6. Tiết 12. BÀI 11: ĐỘ CAO CỦA ÂM I. DAO ĐỘNG NHANH, CHẬM – TẦN SỐ. - Số dao động trong 1 giây gọi là tần số. - Đơn vị tần số là héc. Kí hiệu Hz - Dao động càng nhanh (chậm), tần số dao động càng lớn (nhỏ) Bài tập: Tính tần số dao động của các vật sau, cho biết vật nào dao động nhanh hơn? a, Vật A thực hiện được 80 dao động trong 20 giây b, Vật B thực hiện được 360 dao động trong 3 phút Trả lời: a, Tần số dao động của vật A: 4 Hz b, Tần số dao động của vật B: 2 Hz Vậy: Vật A dao động nhanh hơn vật B
  7. II. ÂM CAO (ÂM BỔNG), ÂM THẤP (ÂM TRẦM) Thí nghiệm 2.
  8. C3. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: - Phần tự do của thước dài dao động (1) , âm phát ra (2) - Phần tự do của thước ngắn dao động (3) , âm phát ra (4) cao nhanh Thấp Chậm
  9. Thí nghiệm 3 Lắng nghe âm phát ra. Lần thứ 1 Cắm ở lỗ 3V Lần thứ 2 Cắm ở lỗ 6V
  10. C4. Hãy lắng nghe âm phát ra và điền từ thích hợp trong khung vào chỗ trống: - Khi đĩa quay chậm, góc miếng bìa dao động (1), âm phát ra (2) - Khi đĩa quay nhanh, góc miếng bìa dao động (3)., âm phát ra (4) cao nhanh Thấp Chậm *Kết luận: Dao động càng nhanh Chậm ., tần số dao động càng Lớn Nhỏ , âm phát ra càng cao Thấp
  11. Tiết 12. BÀI 11: ĐỘ CAO CỦA ÂM I. DAO ĐỘNG NHANH, CHẬM – TẦN SỐ. - Số dao động trong 1 giây gọi là tần số. - Đơn vị tần số là héc (Hz) - Dao động càng nhanh (chậm), tần số dao động cng lớn (nhỏ) II. ÂM CAO (ÂM BỔNG), ÂM THẤP (ÂM TRẦM) - Dao động càng nhanh, tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng cao (càng bổng). - Dao động càng chậm, tần số dao động càng nhỏ, âm phát ra càng thấp (càng trầm). III. VẬN DỤNG. (SGK - 33)
  12. C5. Một vật dao động phát ra âm có tần số 50Hz và một vật khác dao động phát ra âm có tần số 70Hz. Vật nào dao động nhanh hơn? Vật nào phát ra âm thấp hơn? Trả lời: - Vật có tần số 70Hz dao động nhanh hơn Vật có tần số 50Hz. - Vật có tần số 50Hz phát ra âm thấp hơn vật có tần số 70Hz
  13. C6. Hãy tìm hiểu xem khi vặn cho dây đàn căng nhiều, căng ít thì âm phát ra sẽ cao, thấp như thế nào? Và tần số lớn, nhỏ ra sao? Trả lời: - Khi vặn cho dây đàn căng nhiều thì âm phát ra cao (âm bổng) Tần số dao động lớn. - Khi vặn cho dây đàn căng ít thì âm phát ra thấp (âm trầm) Tần số dao động nhỏ.
  14. C7. (SGK-33 ) Lần thứ 2 Lần thứ 1 Lắng nghe âm phát ra trong hai trường hợp, sau đó trả lời C7
  15. Trả lời: C7: Âm phát ra cao hơn khi chạm góc miếng bìa vào hàng lỗ ở gần vành đĩa so với chạm vào hàng lỗ ở gần tâm đĩa. *Trả lời câu hỏi đặt ra ở đầu bài: Khi nào âm phát ra trầm, khi nào âm phát ra bổng? - Âm phát ra trầm khi tần số dao động nhỏ. - Âm phát ra bổng khi tần số dao động lớn.
  16. CÓ THỂ EM CHƯA BIẾT * Thông thường tai người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng từ 20Hz đến 20000Hz * Những âm có tần số dưới 20Hz gọi là hạ âm. Những âm có tần số lớn hơn 20000Hz gọi là siêu âm * Chó và 1 số động vật khác có thể nghe được âm có tần số thấp hơn 20Hz, hay cao hơn 20000Hz
  17. *Ứng dụng của Độ cao của âm trong thực tế: Xác định độ sâu của biển nhờ phản xạ của Siêu âm trong y học. siêu âm.
  18. *Dơi phát ra siêu âm để săn tìm muỗi, muỗi rất sợ siêu âm do Dơi phát ra. Từ đó người ta chế tạo ra các máy phát siêu âm bắt chước tần số siêu âm của dơi để đuổi muỗi
  19. *Trước các cơn bão thường có hạ âm làm cho con người khó chịu có cảm giác buồn nôn, chóng mặt hoặc một số sinh vật nhạy cảm với hạ âm có biểu hiện khác thường. Từ dấu hiệu đó giúp con người có thể tiên đoán các cơn bão
  20. I. BÀI HỌC Ở TIẾT NÀY:  Học bài.  Làm bài tập 11.1 đến 11.4 SBT.  Đọc mục “Có thể em chưa biết” (SGK-33). II. BÀI HỌC Ở TIẾT TIẾP THEO: •Chuẩn bị bài 12. “Độ to của âm” - Biên độ dao động là gì? - Khi nào vật phát ra âm to, khi nào vật phát ra âm nhỏ?
  21. Tiết học đến đây là kết thúc. Cuối cùng xin kính chúc quý Thầy cô mạnh khỏe, công tác tốt. Các em chăm ngoan, học giỏi.