Bài tập môn Địa lí Lớp 5 - Bài: Khu vực Đông Nam Á và các nước láng giềng của Việt Nam - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Bình Phước
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập môn Địa lí Lớp 5 - Bài: Khu vực Đông Nam Á và các nước láng giềng của Việt Nam - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Bình Phước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_tap_mon_dia_li_lop_5_bai_khu_vuc_dong_nam_a_va_cac_nuoc.doc
Nội dung text: Bài tập môn Địa lí Lớp 5 - Bài: Khu vực Đông Nam Á và các nước láng giềng của Việt Nam - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Bình Phước
- UBND HUYỆN CẦN GIỜ Thứ sáu ngày 27 tháng 03 năm 2020 TRƯỜNG TH BÌNH PHƯỚC Tuần 21 GV: HUỲNH VĂN RÕ -Lớp: 5/ PHIẾU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP DẠY HỌC TRỰC TUYẾN MÔN ĐỊA LÍ BÀI : Khu vực Đông Nam Á và các nước láng giềng của Việt Nam ( Trang 66 đến trang 70 – Sách Lịch sử Địa lí lớp 5 HKII ) I.MỤC TIÊU: - Nêu được vị trí địa lí và một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, hoạt động kinh tế của khu vực Đông Nam Á. - Dựa vào lược đồ, bản đồ nêu được vị trí địa lí của Trung Quốc, Lào, Cam- pu- chia và đọc đúng tên thủ đô của ba nước này. - Trình bày một vài đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, kinh tế của ba nước : Trung Quốc, Lào , Cam – pu –chia. II. HOẠT ĐỘNG HỌC : 2.1.Kiểm tra bài cũ Em hãy cho biết đặc điểm địa hình của Châu Á 2.2 Kiến thức bài mới a/ Tìm hiểu về vị trí, đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Nam Á : Em hãy đọc và quan sát lại Hình 2 bài 9 và nội dung thông tin trang 66-67 ( Từ khu vực trong khu vực ) để trả lời câu hỏi : + Theo em đông Nam Á có khí hậu như thế nào ? + Đồng bằng khu vực Đông Nam Á thường phân bố ở đâu ? b/ Tìm hiểu về hoạt động kinh tế của khu vực Đông Nam Á : Em hãy đọc nội dung trang 67 gồm các ô chữ màu đỏ và xanh để trả lời các câu hỏi : +Hãy nêu tên một số cây công nghiệp nhiệt đới có ở khu vực Đông Nam Á . + Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo ? . c/ Tìm hiểu về đất nước Trung Quốc : Em hãy đọc thông tin trang 68 ( Trung Quốc đến thế giới ) và trả lời các câu hỏi sau :
- +Hãy nêu sự khác biệt về địa hình giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc ? + Kể tên một số sản phẩm nổi tiếng của Trung Quốc, một số điểm du lịch nổi tiếng ở Trung Quốc ? d/ Tìm hiểu hai nước Lào và Cam – pu – chia : Em hãy đọc nội dung (Trang 69 phần b nói về sự giống và khác nhau của Lào Và Cam – pu – chia) để so sánh những điểm giống và khác nhau của hai nước . +Cho học sinh nêu một số địa điểm du lịch nổi tiếng của hai nước : Em hãy đọc nhiều lần ghi nhớ trang 70 để củng cố kiến thức . 2.3: Bài tập củng cố : a/ Đánh dấu chéo (x ) vào ý đúng nhất : Khí hậu khu vực Đông Nam Á có đặc điểm là : A Nóng ẩm quanh năm B Khí hậu gió mùa nóng ẩm C Khí hậu lạnh khắc nghiệt DQuanh năm có mây mù bao phủ b/ Nối ý đúng câu A với câu B cho phù hợp ( nối tên thủ đô với tên nước ) A B Bắc Kinh Cam – pu -chia Viêng Chăn Trung Quốc Hà Nội Lào Phnôm Pênh Việt nam c/ Khoanh vào ý có nội dung em cho là đúng : khu vực Đông Nam Á hiện nay đang phát triển về : A Đang phát triển thêm về nhiều ngành công nghiệp như: điện, chế biến và lắp ráp cơ khí, dệt may, hóa chất, B Sản xuất lúa gạo, trồng cây công nghiệp, đánh bắt cá và khai thác khoáng sản C Đang phát triển mạnh về sản xuất máy móc, hàng điện tử, ô tô D Đang bước đầu phát triển về các ngành công nghiệp III. TỔNG KẾT DẶN DÒ : Dặn dò học sinh ở nhà chuẩn bị tiết sau bài : Châu Âu Trong quá trình làm bài có vấn đề gì cần hướng dẫn xin liên hệ với giáo viên chủ nhiệm.
- UBND HUYỆN CẦN GIỜ Thứ sáu ngày 27 tháng 03 năm 2020 TRƯỜNG TH BÌNH PHƯỚC Tuần 21 GV: HUỲNH VĂN RÕ -Lớp: 5/2 PHIẾU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP TRỰC TUYẾN MÔN LỊCH SỬ BÀI :Nước nhà bị chia cắt. Bến Tre Đồng khởi ( Bài 8 : Từ trang 3 đến trang 9 sách Lịch sử và địa lí lớp 5) I.MỤC TIÊU: sau bài học các em cần: - Biết được những nét chính về tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ – ne – vơ năm 1954. - Trình bày được phong trào “ Đồng khởi” ( cuối năm 1959- đầu năm 1960 ) nổ ra và thắng lợi ở nhiều vùng nông thôn miền Nam. Bến Tre là nơi tiêu biểu của phong trào “ Đồng khởi”. - Biết sử dụng bản đồ ( lược đồ) , tranh ảnh để tìm hiểu thông tin, gtri2nh bày sự kiện lịch sử. II. HOẠT ĐỘNG HỌC Tìm hiểu vì sao c 2.1 Kiểm tra bài cũ : - Em hãy cho biết vì sao có Hiệp định Giơ –ne –vơ 2.2 Kiến thức bài mới. a/ Tìm hiểu tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ – ne – vơ năm 1954 Em hãy đọc lại đoạn hội thoại ở SGK trang 4 ( các nội dung trong khung màu vàng và màu xanh ) và trả lời các câu hỏi : + Sau Hiệp định Giơ –ne – vơ tình hình nước ta như thế nào ? + Nguyện vọng tổng tuyển cử thống nhất đất nước của nhân ta có thực hiện được không ? Vì sao ? b.Tìm hiểu diễn biến chính của phong trào “ Đồng khởi” ở Bến Tre : Em hãy đọc thông tin ở 3 ô màu xanh và quan sát bức ảnh số 4 trang 6 để trả lời câu hỏi : + Trước sự khủng bố dã man của Mĩ – Diệm nhân dân miền Nam buộc phải làm gì ?
- . + Kể lại diễn biến chính và kết quả của phong trào “ Đồng khởi” ở Bến Tre . c. Tìm hiểu ý nghĩa của phong trào “ Đồng khởi “ ở Bến Tre : Em hãy đọc thông tin trang 7 ( khung màu xanh : phong trào lúng túng ) và quan sát hình và và lược đồ trang 7,8 ( Hình 6, 7 ) và trả lời các câu hỏi : + Em hãy cho biết ý nghĩa của phong trào “ Đồng khởi” ở Bến Tre” + Quan sát lược đồ Hình 7 , em có nhận xét gì về địa bàn diễn ra phong trào “ Đồng khởi” của đồng bào miền Nam? Em hãy đọc nhiều lần ghi nhớ trong SGK trang 8 ( Sau Hiệp định . Bến Tre ). 2.3. Giáo viên cho học sinh làm bài tập củng cố kiến thức : a/ Khoanh vào ý đúng ở nội dung sau : A Sau Hiệp định Giơ – ne - vơ năm 1954 , nhân dân ta chờ mong ngày đất nước thống nhất, gia đình đoàn tụ. B Hiệp định Giơ - ne – vơ quy định sông Bến Hải là giới tuyến phân chia tạm thời hai miền Nam – Bắc. C. Mĩ – Diệm thực hiện đàn áp dã man những người yêu nước D. Quân Pháp vẫn ở lại miền Bắc sau khi tổng tuyển cử b/ Đánh dấu chéo (x) vào ý đúng : Trước sự đàn áp dã man của Mĩ – Diệm nhân dân miền Nam đã làm gì ? A Khắp miền Nam đã vùng lên đấu tranh B Phong trào nổ ra ở các vùng thành thị C Các phong trào chỉ dành một số thắng lợi D Phong trào “ Đồng khởi” giành thắng lợi tiêu biểu nhất là ở Bến Tre c / Điền Đ, S vào ý đúng : Đồng khởi ở Bến Tre diễn ra ngày tháng năm nào ? A 17 -1- 1958 B 17 – 1- 1959 C 17 – 1- 1960 D 17 – 1 - 1961 III TỔNG KẾT DẶN DÒ : Dặn dò học sinh xem bài Nhà máy hiện đại đầu tiên ở nước ta. Trong quá trình làm bài có vấn đề gì cần hướng dẫn xin liên hệ với giáo viên chủ nhiệm.