Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao năng lực viết văn tả cảnh cho học sinh Lớp 5

doc 24 trang thuongdo99 8431
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao năng lực viết văn tả cảnh cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_nang_luc_viet_van_ta_canh_cho.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao năng lực viết văn tả cảnh cho học sinh Lớp 5

  1. “Nâng cao năng lực viết văn tả cảnh cho học sinh Lớp 5 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI phßng Gi¸o Dôc §µo t¹o huyÖn ba v× 1
  2. “Nâng cao năng lực viết văn tả cảnh cho học sinh Lớp 5 ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: MÔN: TIẾNG VIỆT N¡M HäC: 2017 – 2018 2
  3. “Nâng cao năng lực viết văn tả cảnh cho học sinh Lớp 5 PHẦN I: MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong phân môn Tập làm văn thì văn miêu tả là kiểu bài khó nhất trong các thể loại. Đòi hỏi học sinh phải sử dụng tất cả các giác quan khi quan sát cảnh vật. Để làm một bài văn hoàn chỉnh, học sinh phải biết tận dụng những hiểu biết về cảnh, vốn từ phong phú, vận dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật thì bài văn tả cảnh mới hay và hấp dẫn. Với đối tượng là học sinh Tiểu học, chúng tôi gặp muôn vàn khó khăn khi dẫn dắt các em làm một bài văn tả cảnh hay, gây ấn tượng cho người đọc. Hơn thế nữa, đại đa số học sinh rất "ngại đọc”, "ngại viết" Có rất nhiều lí do khiến các em sợ viết văn đến như vậy. Vì thế tiết Tập làm văn nói chung tiết văn tả cảnh nói riêng hầu như khô khan, không có sự hào hứng. Trên thực tế giáo viên đọc cho học sinh chép sao cho hoàn thành phần bài tập. Còn các tiết lập dàn ý đa số là do cô quan sát, tìm ý giúp học sinh. Còn viết bài hoàn chỉnh, giáo viên đọc một vài bài mẫu cho học sinh tham khảo. Khi viết bài, văn của các em hoàn toàn dựa vào văn mẫu hay cóp nhặt từ những bài văn khác. Một thực tế làm buồn lòng những thầy cô giáo như chúng tôi vì học sinh giỏi phân môn Tập làm văn còn quá khiêm tốn. Khi chấm bài Tập làm văn, tôi thấy đa số học sinh đã biến các bài văn miêu tả thành văn kể, liệt kê một cách khô khan, nghèo nàn về từ, diễn đạt rườm rà. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy - học Tập làm văn nhất là văn miêu tả nói chung và văn tả cảnh nói riêng cho học sinh lớp 5? Để làm tốt vai trò người tổ chức và hướng dẫn, tôi đã tìm tòi, phân tích thực trạng, lựa chọn một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tập có hiệu quả Tập làm văn miêu tả nhất là văn tả cảnh. Đặc biệt trong năm học 2018-2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng thông tư 30 vào việc đánh giá phát triển năng lực cho học sinh với mong muốn các em tự biết mình học ở mức nào, có những hạn chế gì? nguyên nhân, cách giải quyết, điều chỉnh việc học tập và rèn luyện cho phù hợp. Môn Tập làm văn cũng đòi hỏi các em những kiến thức, kĩ năng, phẩm chất, năng lực tạo nền tảng cho các em tiếp tục bậc học mới. 3
  4. “Nâng cao năng lực viết văn tả cảnh cho học sinh Lớp 5 Với những lý do trên, tôi chọn và viết đề tài : “ Nâng cao năng lực viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5” II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn đề tài, tìm các giải pháp tạo hứng thú trong học tập, giúp học sinh lớp 5 viết được bài văn tả cảnh đúng trọng tâm, gợi tả, gợi cảm. 2. Nhiệm vụ: - Bước 1: Tìm hiểu nội dung chương trình và phương pháp dạy học kiểu bài tả cảnh lớp 5. - Bước 2: Tìm hiểu thực trạng của lớp - Bước 3: Nghiên cứu cơ sở lí luận về các biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 5 viết văn tả cảnh. - Bước 4: Tìm hiểu một số giải pháp giúp học sinh hứng thú học, viết được bài văn tả cảnh hay và hấp dẫn. - Bước 5: Hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp Nâng cao năng lực viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 - Bước 6: Một số đề xuất cá nhân góp phần tạo hứng thú, thôi thúc học sinh viết được những bài văn tả cảnh hay, giàu cảm xúc, gợi tả III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Thực hiện trong chương trình phân môn Tập làm văn lớp 5. - Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 5A3 IV. THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI - Thời gian nghiên cứu đề tài + Năm học 2018 - 2019 ( Áp dụng đề tài vào năm học) V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp điều tra - khảo sát: Kết hợp với những nhận xét của giáo viên chủ nhiệm lớp trước, khảo sát thực trạng viết văn của lớp. - Phương pháp thống kê: Thống kê các số liệu, các thông tin. - Phương pháp phân tích tổng hợp: Đối chứng, phân tích các kết quả bằng số liệu thống kê. 4
  5. “Nâng cao năng lực viết văn tả cảnh cho học sinh Lớp 5 - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Dạy trong các tiết học, áp dụng các biện pháp trong các tiết học để nâng các chất lượng tiết văn tả cảnh. - Phương pháp kiểm tra đánh giá: Tổng kết, đánh giá kết quả đat được và những bài học kinh nghiệm. PHẦN II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÁC BIỆN PHÁP N©ng cao n¨ng lùc viÕt v¨n t¶ c¶nh cho häc sinh líp 5 1. Cơ sở lí luận: Tập làm văn có vai trò đặc biệt quan trọngtrong việc bồi dưỡng HSG Tiếng Việt. Làm văn là công việc cuối cùng thử thách các kĩ năng Tiếng Việt, vốn sống, vốn văn học, năng lực cảm thụ của các em một cách tổng hợp. Để viết được văn đòi hỏi các em thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm của mình bằng ngôn ngữ viết. Hơn nữa, Tập làm văn là một phân môn mang tính tổng hợp và sáng tạo cao. Tổng hợp các kiến thức, kĩ năng từ Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, để viết nên một bài Tập làm văn. Như vậy, muốn dạy - học có hiệu quả Tập làm văn miêu tả (tả cảnh, tả người) nhất thiết người giáo viên phải dạy tốt Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu. Vì trong các bài đọc, trong câu chuyện, trong các bài tập luyện từ và câu thường xuất hiện các đoạn văn, khổ thơ có nội dung miêu tả rất rõ về cảnh vật, thiên nhiên, con người, Chất lượng Tập làm văn là chất lượng của cảm thụ văn học, của các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Cho nên, cô và trò phải soạn giảng và học tập tích cực, nghiêm túc, hiệu quả, mới mong nâng cao một cách bền vững chất lượng môn Tiếng Việt ở lớp cuối cấp Tiểu học. Năm học 2018 - 2019 giáo viên đánh giá học sinh bằng nhận xét, không có điểm qua mỗi tiết kiểm tra. Chỉ có 4 bài được đánh giá bằng điểm đó là bài giữa kì I, cuối kì I. Giữa kì II và cuối kì II. Bởi lẽ đó, giáo viên phải giúp học sinh biết tự đánh giá, thấy được bài mình làm ở mức độ nào. Các em phát huy mặt mạnh, 5
  6. “Nâng cao năng lực viết văn tả cảnh cho học sinh Lớp 5 sửa chữa mặt yếu qua lời nhận xét của giáo viên. Biết nhận xét bài bạn, cảm nhận được cái hay trong bài các bài văn bạn viết Tôi tin rằng đề tài này nếu được áp dụng và vận dụng hợp lý sẽ đem lại hiệu quả cao cho phân môn Tập làm văn, góp phần nâng cao chất lượng văn tả cảnh lớp 5. 2. Cơ sở thực tiễn: Trong nh÷ng n¨m gÇn ®©y, ngµnh gi¸o dôc ®· ®­îc §¶ng vµ Nhµ n­íc quan t©m rÊt nhiÒu bëi vËy chÊt l­îng gi¸o dôc còng ngµy cµng ®­îc n©ng cao. Đặc biệt thông tư 30 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, với mong muốn học sinh tự biết mình học ở mức nào, có những hạn chế gì? nguyên nhân, cách giải quyết, điều chỉnh việc học tập và rèn luyện cho phù hợp. Để đạt được những yêu cầu này trong văn tả cảnh, tôi nhận thấy có một số nguyên nhân thường vấp phải khi làm văn miêu tả nói chung, văn tả cảnh nói riêng: - Khi làm văn, học sinh chưa xác định được yêu cầu trọng tâm của đề bài. - Học sinh không được quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả. - Khi quan sát thì các em không được hướng dẫn về kĩ năng quan sát: quan sát những gì, quan sát từ đâu ? Làm thế nào phát hiện được nét tiêu biểu của đối tượng cần miêu tả. - Không biết hình dung bằng hình ảnh, âm thanh, cảm giác về sự vật miêu tả khi quan sát. - Vốn từ đã nghèo nàn lại không biết sắp xếp như thế nào để bài viết mạch lạc. - Nguyên nhân cuối cùng là trách nhiệm của người giáo viên. Phân môn Tập làm văn là một môn học mang tính tổng hợp và sáng tạo, nhưng lâu nay người giáo viên (nhất là giáo viên lớp 4, lớp 5) chưa có cách phát huy tối đa năng lực học tập và cảm thụ văn học của học sinh. Trên đây là những nguyên nhân mà tôi thấy rất lo lắng,cũng chính những nguyên nhân giúp tôi có thể hoàn thành sứ mệnh quan trọng của người thầy nhằm giúp học sinh yêu thích môn văn, vun đắp cho các em tình yêu văn học và 6
  7. “Nâng cao năng lực viết văn tả cảnh cho học sinh Lớp 5 các em thể hiện tâm tư tình cảm của mình qua mỗi tác phẩm của chính mình thể hiện. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Vài nét về lớp: Lớp tôi chủ nhiệm là lớp 5A3 có 41 học sinh trong đó có 23 nam và 18 nữ. Đa số các em là con gia đình nông dân, phần lớn các em chưa được sự quan tâm giúp đỡ của gia đình và họ chưa có sự hiểu biết sâu về chuyên môn cũng như phương pháp giảng dạy nên việc hướng dẫn và giúp đỡ con em mình còn hạn chế. Nhất là viết văn thì các bậc phụ huynh đành nhờ thầy, cô. Đây là một khó khăn, thử thách đối với giáo viên. 2. Thực trạng về biện pháp rèn học sinh viết văn miêu tả trong những năm qua: Trong những năm qua, nhiều giáo viên đã có những biện pháp nhằm giúp học sinh có kĩ năng viết văn miêu tả nhưng chưa thực hành luyện tập về cả bốn kĩ năng: nghe, đọc, nói, viết cho học sinh. Mà văn miêu tả đòi hỏi các em phải thành thạo cả bốn kĩ năng này. Khi lập dàn ý, giáo viên cung cấp dàn ý mẫu hoặc đọc cho các em viết lại những bài văn mẫu cho các em viết theo. Đôi khi đến gần các kì thi , giáo viên in sẵn một số bài "tủ" cho các em học thuộc. Đây là sự thật mà chính bản thân tôi từng vấp phải trong những năm đầu mới ra trường. 3. Thuận lợi và khó khăn: * Thuận lợi: Lớp tôi dạy là lớp bán trú. Học 10 buổi / tuần. Các em có nhận thức tương đối đồng đều. Hầu hết các em rất ham học, biết nghe lời thầy cô. Các em đều đọc thông, viết thạo. Khả năng nắm bắt kiến thức khá nhanh và rất thích khám phá những điều mới lạ. * Khó khăn: Hầu hết các em là con em nông thôn, sự tiếp cận với văn học rất ít,chủ yếu là các em tự học trên lớp. Bố mẹ bận rộn với công việc đồng áng nên các em ít khi được bố mẹ cho tham gia các hoạt động ngoại khóa như tham quan, píc ních Đây là một thiệt thòi lớn đối với các em. Chính vì vậy, thật là khó khăn khi giúp các em viết một bài văn thành công. CHƯƠNG III: NHỮNG BIỆN PHÁP N©ng cao n¨ng lùc viÕt v¨n t¶ c¶nh cho häc sinh líp 5 I. Nội dung chương trình văn tả cảnh lớp 5 7
  8. “Nâng cao năng lực viết văn tả cảnh cho học sinh Lớp 5 1. Giáo viên phải nắm vững nội dung, chương trình và phương pháp dạy Tập làm văn: Điều cơ bản là người dạy phải nắm vững nội dung chương trình, đồng thời biết chọn và vận dụng phương pháp phù hợp để truyền thụ kiến thức cho học sinh. Biết được học sinh cần gì?, chưa biết những gì?. Để xác định đúng mục tiêu bài dạy, xác lập được mối quan hệ giữa kiến thức bài dạy với kiến thức cũ và kiến thức mới sẽ cung cấp tiếp theo, giáo viên cần nắm vững những vấn đề sau: a. Nội dung chương trình Tập làm văn lớp 5: Với mục tiêu là trang bị kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm văn, góp phần cùng với các môn học khác làm giàu vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh. b. Thời lượng: Cả năm có 70 tiết trong đó văn miêu tả 33 tiết (chiếm gần 50% số tiết). Văn tả cảnh có 14 tiết, trong đó có 3 tiết trả bài. c. Biện pháp dạy học từng kiểu bài: Hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu và làm bài tập thực hành theo các biện pháp sau: + Giúp học sinh nắm vững yêu cầu bài tập. + Tổ chức cho học sinh thực hiện bài tập. d. Trình tự dạy Tập làm văn: Trong phần dạy bài mới, giáo viên phải nắm vững trình tự dạy đối với hai loại bài Tập làm văn: Loại bài dạy lý thuyết và loại bài dạy thực hành. Khi dạy từng loại bài, giáo viên cần chú ý đến các đối tượng học sinh của lớp: Có nội dung cho học sinh khá, giỏi, có nội dung cho học sinh trung bình, yếu Ví dụ: Muốn dạy học sinh làm văn miêu tả đạt yêu cầu thì giáo viên cần biết thế nào là văn miêu tả?, đặc điểm thể loại văn miêu tả, biết yếu tố nào là quan trọng và cần thiết để giúp học sinh làm được bài văn miêu tả sinh động thông qua quan sát đối tượng miêu tả (Nội dung này nằm trong bước chuẩn bị bài mới của giáo viên) II. Những biện pháp chung: Do đã nắm vững nội dung, chương trình và phương pháp dạy Tập làm văn, tôi đã tìm ra những biện pháp giúp học sinh lớp 5 8
  9. “Nâng cao năng lực viết văn tả cảnh cho học sinh Lớp 5 học tốt văn tả cảnh. Dưới đây là 9 biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 5 viết văn tả cảnh: 1. Dạy cho các em cách quan sát cảnh vật, kết hợp dùng các giác quan sát, qua đó xác định cảnh chính mình phải tả. 2. Dạy học sinh cách ghi chép khi quan sát. 3. Làm giàu vốn từ cho học sinh. 4. Sử dụng từ và các biện pháp nghệ thuật. 5. Cách lập dàn ý. 6. Cách phát triển ý theo dàn ý 7. Cách liên kết câu, đoạn, bài 8. Giáo viên nhận xét bài viết 9. Trò chơi trong các tiết văn III. Những biện pháp cụ thể: 1. Dạy cho các em cách quan sát cảnh vật, kết hợp dùng các giác quan sát, qua đó xác định cảnh chính mình phải tả. Các nhà văn tả cảnh hay là nhờ sự quan sát kĩ cảnh mình định tả. Họ quan sát như thế nào để khi viết họ có được bài văn lô-gích, đầy màu sắc như vậy. Đó chính là cái tài quan sát bằng tất cả các giác quan của các nhà văn. Để giúp các em biết cách quan sát cảnh định tả, tôi cho các em quan sát cảnh thực. Khi các em quan sát, tôi tung ra các cách quan sát, kết hợp các giác quan để thấy được vẻ đẹp của cảnh.Tôi cố gắng tạo điều kiện cho các em có những tiết học ngoài trời. (Vì cảnh thật sẽ làm cho bài văn có hồn và đầy màu sắc hơn) + Quan sát gần (cảnh chính mình định tả) + Quan sát cảnh vật xung quanh liên quan đến cảnh mình định tả, tạo thêm vẻ đẹp cho cảnh mình tả. + Quan sát sự tác động của thiên nhiên tăng sắc màu, sức sống cho cảnh mình tả. + Quan sát cảnh vật phía xa có liên quan đến cảnh mình định tả. Ví dụ: * Tả cảnh cánh đồng lúa. Đầu tiên tôi hướng dẫn cho các em quan sát toàn cảnh cánh đồng. Để các em thấy được sắc màu chính của đồng lúa 9
  10. “Nâng cao năng lực viết văn tả cảnh cho học sinh Lớp 5 đó là màu xanh hay màu vàng? Sau đó, tôi dẫn dắt các em quan sát kĩ từng khóm lúa, từng thửa ruộng, sóng lúa, hương lúa, chim chóc, mương máng, ánh nắng mặt trời, khi có gió thổi Quan sát các bác nông dân đang làm việc, quan sát phía xa: núi, sông, đường xá Trong những cảnh đó cảnh chính là cánh đồng lúa. Vậy ta phải làm nổi bật cánh đó, qua các cảnh phụ mà các em quan sát được. Khi các em quan sát, các em phải dùng các giác quan: mắt, tai, mũi * Tả cảnh trường vào buổi sáng ở trường em. Tôi hướng dẫn các em quan sát trường từ xa, sau đó lại gần. Quan sát từng bộ phận của trường: cổng trường, sân trường, cây cối, nắng gió, chim chóc, các lớp học, phía trong lớp học, hoạt động của thầy cô, học sinh Trong những cảnh các em vừa quan sát cảnh lớp học là chính các em phải tả kĩ, tả sâu làm nổi bật cảnh trường. Học sinh biết được cách quan sát trên chính là tôi đã dạy cho các em nắm được trình tự miêu tả một bài văn tả cảnh. Tả từ trên xuống hay từ dưới lên, từ phải sang trái hay từ ngoài vào trong là tuỳ thuộc đặc điểm của cảnh. Từ đó tôi giúp các em hiểu thế nào là trình tự tả theo thời gian hay từng bộ phận của cảnh. Các em nên chọn cách nào để tả cho phù hợp. Qua đó tôi còn hướng cho các em chỉ nên chọn nét tiêu biểu nhất của cảnh để tả, tập trung làm nổi bật đặc điểm đó lên, có thể tả xen hoạt động của người, của vật, trong cảnh để góp phần làm cho cảnh sinh động hơn, đẹp hơn. Đồng thời, còn cho các em thấy được tả cảnh luôn luôn gắn với cảm xúc của người viết. Cảnh vật mang theo trong nó cuộc sống riêng với những đặc điểm riêng. Con người cảm nhận cảnh như thế nào sẽ đem đến cho cảnh những tình cảm như thế. Đây chính là phần hồn của cảnh. Cảnh không có hồn sẽ trơ trọi, thiếu sức sống. Muốn làm được điều đó tôi đã tận dụng tối đa thời gian để các em được quan sát cảnh thực, cho các em sống trong thiên nhiên, cảm nhận hơi thở của đất trời thì các em mới viết văn có hồn được. 2. Dạy học sinh cách ghi chép khi quan sát: Từ quan sát đến ghi chép học sinh thường gặp khó khăn. Các em ghi chép lộn xộn không theo trình tự. Tôi hướng dẫn các em cách ghi chép theo trình tự từ gần đến xa, từ trên xuống dưới. 10
  11. “Nâng cao năng lực viết văn tả cảnh cho học sinh Lớp 5 Ví dụ : Tả dòng sông quê hương.Tả bao quát dòng sông, tôi hướng dẫn các em ghi chép sau khi quan sát: + Sông Đà không biết bắt nguồn từ đâu nhưng khi chảy qua quê em, sông dài khoảng 8 ki-lô-mét. + Nhìn từ xa, sông như dải lụa xanh vắt ngang làng xóm. + Đến gần, lòng sông có chỗ rộng, chỗ hẹp, chỗ nông, chỗ sâu, chỗ uốn khúc quanh co, lúc chạy dài thẳng tắp + Nước sông trong xanh, sóng gợn lăn tăn, vẻ hiền hoà. * Tả cơn mưa: Tả cảnh vật trong mưa, tôi hướng dẫn ghi: + Mây đen kéo đến. + Bầu trời tối sầm lại. + Tia chớp sáng loáng. + Cơn mưa đến rất nhanh, + Mưa nặng hạt dần. + Mưa bắt đầu rào rào, trắng xoá cả đất trời. + Hạt nọ nối tiếp hạt kia, đan chéo nhau, xối xả như dòng thác trút xuống mặt đất. + Sấm chớp đùng đùng. + Gió giật dữ dội, làm cây cối nghiêng ngả. + Đường làng, ao chuôm ngập đầy nước. Nhờ có sự hướng dẫn ghi chép trên, các em lập dàn ý dễ dàng hơn. 3. Làm giàu vốn từ cho học sinh a, Làm giàu vốn từ qua từng đề bài: Trong quá trình quan sát, tôi thường kết hợp mở rộng vốn từ cho học sinh. Vốn từ nhiều hay giàu vốn từ sẽ giúp các em linh hoạt khi viết bài, tránh lặp từ. Vì thế mỗi khi tả một cảnh nào đó, tôi thường tổ chức cho các em thi tìm từ liên quan đến cảnh mình tả. Chẳng hạn như đề tả vườn cây, học sinh tìm được rất nhiều từ liên quan đến cảnh vườn cây: - Sương: làn sương, hơi sương, biển sương, sương mù, giọt sương, âm thanh sương rơi lộp độp, tí tách - Cây: cây ổi, cây mít, cây nhãn, cây vải, cây na 11
  12. “Nâng cao năng lực viết văn tả cảnh cho học sinh Lớp 5 - Dáng vẻ từng cây: thẳng, cong, nghiêng, uốn lượn - Hương: thoang thoảng, sực nức, ngào ngạt Hay đề bài tả cảnh con đường: - Mặt đường: phẳng lì, lồi lõm, nhẵn thín, gồ ghề - Hai bên đường: cây, nhà, thảm cỏ, những bụi cây Qua cách khai thác vốn từ trên, tôi thấy các em không bị "nghèo" vốn từ nữa. Ngược lại các em lại rất sôi nổi, hào hứng trao đổi ý kiến với bạn. b, Làm giàu vốn từ qua các phân môn Tiếng Việt: Tôi còn giúp các em giàu vốn từ ngữ qua từng bài đọc, từng bài tập ở các môn Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu cùng chủ điểm. Tạo cho học sinh thói quen quan sát, đánh giá, nhìn nhận một sự vật, một cảnh vật hay một con người nào đó và thể hiện những điều đã quan sát và đánh giá được bằng vốn từ ngữ, ngôn ngữ của mình, kịp thời điều chỉnh những lỗi về dùng từ, viết câu, làm văn Ví dụ khi dạy bài tập đọc: Quang cảnh làng mạc ngày mùa, Phong cảnh đền Hùng; Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân Những bài tập đọc này sẽ giúp các em biết tả cảnh hay hơn nếu ta cung cấp thêm những câu hỏi gợi mở như: Bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa, tác giả tả cảnh làng quê vào thời điểm nào? Tác giả tả theo trình tự nào? Tại sao tác giả lại sử sử dụng màu vàng là màu chủ đạo trong bài văn? + Môn Luyện từ và câu là môn có thể giúp học sinh làm giàu vốn từ nhiều nhất khi dạy các tiết Mở rộng vốn từ. Trong các tiết này có các bài tập mở rộng vốn từ rất cụ thể, thiết thực như tìm từ, ghép từ, phát hiện từ miêu tả, dùng từ đặt câu, sắp xếp các từ thành nhóm miêu tả. Đặc biệt ở chính phân môn Tập làm văn, giáo viên có thể giúp học sinh làm giàu vốn từ theo các đề tài nhỏ giống như phần a tôi đã làm. 4. Sử dụng từ và các biện pháp nghệ thuật: Sau khi học sinh đã có một vốn từ nhất định, tôi giúp học sinh các cách sử dụng vốn từ trong miêu tả như: sử dụng gợi tả, gợi cảm, từ láy, sử dụng tính từ tuyệt đối (đỏ chói, đặc sệt, trong vắt ), sử dụng các biện pháp nghệ thuật (so sánh, nhân hoá, ẩn dụ ) Sao cho phù hợp với văn cảnh mình định tả. 12
  13. “Nâng cao năng lực viết văn tả cảnh cho học sinh Lớp 5 a, Sử dụng từ: * Từ gợi tả, gợi cảm: Tôi dẫn dắt giúp các em hiểu thế nào là từ gợi tả? gợi cảm? Tác dụng của từ gợi cảm, gợi tả trong câu văn. Học sinh Tiểu học nhận biết vấn đề nhanh. Giáo viên cần: - Ví như: Em hãy so sánh 2 vâu văn sau, em thích câu văn nào? Vì sao? + Con sông dài và rộng./ Con sông dài và rộng mênh mông trải dài tới tận chân trời. Đương nhiên, các em sẽ lựa chọn câu 2. Các em chỉ lí giải là câu 2 hay hơn. Vì sao hay hơn thì ít em trả lời được. Tôi sẽ lí giải giúp các em: Câu 2 hay hơn vì tác giả không những cho các em thấy độ rộng lớn của con sông mà còn cho các em thấy được độ dài của con sông nhờ vào dùng từ gợi tả mênh mông và trải dài. Vậy từ gợi tả là những từ tả độ dài, độ rộng Học sinh biết điều này sẽ vận dụng khi làm bài một cách linh hoạt. Còn từ gợi cảm thì sao? Đây là những từ biểu lộ cảm xúc. Chính những từ gợi cảm làm cho câu văn giàu cảm xúc, thu hút người nghe, người đọc, gây cho người đọc sự xúc động hơn. - Chẳng hạn, tôi cho học sinh so sánh 2 câu văn: + Trong lòng tôi rất vui khi Tôi trở về quê nội./ Lòng tôi rộn ràng, trào dâng một cảm xúc khó tả khi tôi trở về quê nội. Rõ ràng 2 câu văn không khác nhau về nội dung nhưng câu văn thứ hai để lại trong lòng người đọc thấy thích thú, nhẹ nhàng. Từ sự so sánh đơn giản đó một phần nào tôi đã giúp học sinh không ngừng nỗ lực, sáng tạo khi viết văn. * Sử dụng từ láy: Muốn giúp học sinh sử dụng từ láy hay, chính xác, tôi cho các em làm những bài tập như: Ví dụ 1: Cho các từ “ríu rít, líu lo, liếp chiếp, rộn ràng, tấp nập, là là, từ từ " Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau: “Tiếng chim báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Ông mặt trời nhô lên sau luỹ tre xanh. Khói bếp nhà ai bay trong gió. Đàn gà con gọi nhau, theo chân mẹ. Đường làng đã người qua lại " 13
  14. “Nâng cao năng lực viết văn tả cảnh cho học sinh Lớp 5 Sau đó các em hãy so sánh với đoạn văn sau xem đoạn văn nào hay hơn: “Tiếng chim hót báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Ông mặt trời nhô lên sau luỹ tre xanh. Khói bếp nhà ai bay trong gió. Đàn gà con gọi nhau, chạy theo chân mẹ. Đường làng đã đông người qua lại" Học sinh điền được “Tiếng chim líu lo báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Ông mặt trời từ từ nhô lên sau luỹ tre xanh. Khói bếp nhà ai là là bay trong gió. Đàn gà con liếp chiếp gọi nhau, ríu rí theo chân mẹ. Đường làng đã tấp nập người qua lại" Khi điền xong, các em sẽ nhận thấy ngay có thêm các từ láy cũng giúp câu văn trở lên sinh động hơn. * Sử dụng tính từ tuyệt đối: Văn tả cảnh rất hay sử dụng tính từ đặc biệt là những tính từ tuyệt đối. Những tính từ tuyệt đối có sức gợi tả, gợi cảm, làm câu văn giàu hình ảnh. Tôi giúp các em sử dụng tính từ tuyệt đối bằng các thi đặt câu có dử dụng các tính từ chỉ màu sắc theo nội dung hướng về đề bài định tả. Ví dụ: Em hãy đặt câu trong đó có sử dụng tính từ để tả quả, hoa, nước, bầu trời Học sinh đặt được câu: Trong vườn, những quả cam chín vàng/ Những quả cam vàng mọng giống như chiếc đèn lồng . Hay Những bông cúc vàng rung rinh trước gió/ Những bông cúc vàng rực rung rinh trước gió. Hoặc: Nước sông trong. /Nước sông trong vắt nhìn thấy rõ từng đàn các tung tăng bơi lội. Từ những câu do chính các em đặt, các em sẽ tự so sánh và kết luận được giá trị của các tính từ tuyệt đối. b, Sử dụng các biện pháp nghệ thuật: Các biện pháp nghệ thuật giúp câu văn sinh động, giúp người đọc nhận biết sự vật một các dễ dàng hơn. Tương tự như các dùng từ, tôi cũng tìm các dạng bài tập so sánh câu văn hay thêm hình ảnh so sánh để các em hiểu và sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật trong câu văn, bài văn của mình khi sáng tác Ví dụ như biện pháp nghệ thuật so sánh: Hãy chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống để được các câu văn có hình ảnh so sánh phù hợp nhất (tiếng hát, chùm sao, hạt thuỷ tinh, dải lụa, giọng bà tiên) - Hoa xoan nở từng chùm trông giống như ( những chùm sao ) 14
  15. “Nâng cao năng lực viết văn tả cảnh cho học sinh Lớp 5 - Mưa cứ như xối xuống mặt đất. (hạt thuỷ tinh ) - Giọng cô trầm ấm ngân nga như ( tiếng hát) Hay biện pháp nghệ thuật nhân hóa. Tôi cho các em thi viết câu theo cảnh miêu tả có dùng nghệ thuật nhân hóa theo đề định tả như tả sông: Quê hương ôm tôi vào lòng mà vuốt ve, vỗ về./ Dòng sông quê tôi reo vui trong gió sớm./ Hết lũ, sông hiền lành, sóng xanh nhí nhảnh đùa nhau Tôi nhận thấy, với lứa tuổi Tiểu học, các em cần sự cụ thể như trên, tôi nhận thấy các em sẽ dễ dàng biết cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi làm bài. 5. Cách lập dàn ý: Khi các em biết quan sát, ghi chép sau khi quan sát, sử dụng từ gợi tả, gợi cảm, linh hoạt so sánh, nhân hóa trong khi tả, tôi hướng dẫn cách lập dàn ý như sau: + Lập dàn ý theo bố cục: Mở bài, thân bài, kết bài. + Ghi ý chính nhất theo bố cục đó. + Chia đoạn cụ thể cho từng phần ở mỗi đoạn. Xác định nội dung chính của từng đoạn. Ghi nội dụng cụ thể của câu mở đoạn. Ví dụ: Tả cảnh trưa hè 1. Mở bài: Cảnh trưa hè ở làng quê thanh bình đến lạ. 2. Thân bài: * Tả bao quát - Bầu trời trong xanh, cao vòi vọi. Mặt trời đỏ rực, chiếu ánh nắng chói chang xuống mặt đất - Không gian trong suốt tựa pha lê. - Cây cối như pho tượng đứng giữa không gian mênh mông. - Xóm làng vàng rực dưới ánh mặt trời. * Tả chi tiết (Tả từng bộ phận của cảnh) - Xa xa, dòng sông quanh co uốn khúc. Mặt sông lấp lánh ánh bạc, đáy sông đá cuội trắng muốt. Hàng tre hai bên bờ sông nghiêng mình soi bóng xuống dòng nước trong veo. - Cánh đồng vàng xuộm giống như một tấm thảm lớn vắt ngang chân trời. - Trong vườn, cây cối đứng im lìm - Dưới gốc cây chanh, đàn gà con đang lim dim ngủ 15
  16. “Nâng cao năng lực viết văn tả cảnh cho học sinh Lớp 5 - Ngoài sân, nắng nhuộm rơm thóc vàng giòn 3. Kết bài: Em yêu cảnh vật buổi trưa hè. Học sinh lập được dàn ý như, tôi nhận thấy các em viết bài văn đủ ý, rõ ràng. Nhất là đối với học sinh yếu văn. 6. Cách phát triển ý theo dàn ý: Khi lập dàn ý, các em chỉ ghi ý chính. Vậy đến lúc trình bày miệng, các em dựa vào dàn ý nói miệng và từ ý chính đó phát triển thêm các ý khác, giúp cho bài văn rõ ràng, chi tiết hơn. Ví dụ đề bài tả vườn cây. Với dàn bài trên, ý: "Trong vườn cây cối đứng im lìm." Học sinh phát triển: " Trong vườn, cây cối đứng im lìm. Những cây lựu xum xuê xanh tốt, quả đỏ ối lấp ló trong tán lá. Những khóm hồng đung đưa trong gió, chúng khoe những quả chín đỏ mọng. Lũ chào mào kéo đến chí chóe trên cây như phá cỗ. Giàn mướp cạnh bờ ao hoa vàng rực rỡ, quả mướp thuôn dài. Quả to, quả nhỏ lúc lỉu " 7. Cách liên kết câu, đoạn, bài: Trước khi viết bài hoàn chỉnh, tôi nhấn mạnh, nhắc nhở học sinh 3 ý sau: a, Viết câu: Câu đủ bộ phận chính. Nội dung câu rõ ràng, trong sáng, chân thực. Biết sử dụng nghệ thuật trong câu nếu cần. Khi nào cần thêm bộ phận phụ, từ gợi tả, gợi cảm. Tránh câu câu rườm rà, tối nghĩa nhiều từ: thì, là, mà b, Viết đoạn: Đoạn văn đủ ba phần. Câu mở đoạn khái quát nội dung toàn đoạn. Các câu trong phần thân đoạn diễn dải nội dung chính của đoạn đó. Câu kết đoạn bộc bạch cảm xúc của đoạn văn đó. Các câu trong đoạn lô- gích với nhau. c, Viết bài: Bài văn có đủ 3 phần. Các phần có sự gắn kết chặt chẽ và hướng vào nhau. Riêng phần thân bài tôi yêu cầu các em chia đoạn cụ thể. Mỗi đoạn có câu mở đoạn bao quát nội dung của toàn đoạn và kết đoạn gói lại nội dung của đoạn đó. Nội dung bài văn rõ ràng làm nổi bật trọng tâm của đề. 8. Giáo viên nhận xét bài viết: Chương trình Tập làm văn lớp 5 có 3 tiết trả bài tả cảnh. Tôi nhận thấy rằng có chấm bài chu đáo thì mới có tiết trả bài đạt hiệu quả. Vì thế, khi chấm bài học sinh, tôi đọc kĩ bài của các em. Tìm và sửa lỗi chi tiết cụ thể. Đánh dấu những câu văn hay, những câu biết sử dụng từ gợi tả, gợi cảm, các biện pháp nghệ thuật. Tôi nhận xét tỉ mỉ ưu điểm, chỉ ra khuyết 16
  17. “Nâng cao năng lực viết văn tả cảnh cho học sinh Lớp 5 điểm trong bài văn của các em. Lời nhận xét, tôi thường tìm ra ưu điểm nổi bật trong bài làm của các em nhằm động viên, khích lệ các em. Lời nhận xét nhẹ nhàng, tình cảm, tránh cho các em ngại ngùng, buồn chán, mặc cảm, lo sợ dẫn đến chán ghét môn Văn. Ví dụ: - Những lời khen: Cô thấy con đã biết tả cánh đồng lúa/ Con quan sát cánh đồng tương đối tinh tế/ Con biết dùng từ gợi tả, gợi cảm/ Con sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh hợp lí, con hãy phát huy nhé!. Bài văn của con đầy màu sắc như một bức tranh/ Con đã cảm nhận được hơi thở của đất trời, cỏ cây, hoa lá / Cô thấy con biết yêu quê hương, tự hào trước vẻ đẹp của quê hương/ Sự sáng tạo của con đã làm bài văn hay, sinh động - Những lời góp ý: Con hãy đọc kĩ những câu văn cô gạch chân con thấy thiếu bộ phận nào? Khi trả bài con hãy mạnh dạn sửa lỗi nhé! /Đoạn 1 phần thân bài, con nên có câu mở đoạn thì đoạn văn của con rất hoàn thiện. / Con chịu khó bớt chút thời gian quan sát cảnh quê hương buổi sớm con sẽ nhận ra sắc màu quê hương đẹp như thế nào? / Con hít thật sâu khi ra cánh đồng con thấy một mùi hương thật dễ chịu đúng không? Khi trả bài, tôi thường thống kê một cách chính xác những bài đạt yêu cầu, những bài chưa đạt yêu cầu. Cho các em thời gian trao đổi học hỏi nhau những bài đạt yêu cầu:" Học thầy không tày học bạn" Những bài chưa đạt yêu cầu, tôi để các em xem kĩ bài viết thấy được những lỗi cô chỉ ra và tự chữa lỗi . Sau đó, các em tự hoàn chỉnh bài. Tôi còn trao chỉ dẫn thêm cho các em. Nhờ đó, các em không còn ngại khi nhờ cô sửa hộ một đoạn văn hay một bài văn nào đó. 9. Trò chơi trong các tiết văn: Việc thiết kế trò chơi trong môn văn có vẻ khó nhưng nếu ta khéo léo đưa trò chơi nhẹ nhàng vào giờ học thì tiết học sẽ hiệu quả hơn. Vì lẽ đó, trong các tiết văn, tôi luôn nghiên cứu, tìm tòi các trò chơi phù hợp với nội dung bài. Nhờ thế, tiết văn trở nên vui nhộn hơn bao giờ hết. Ví dụ: + Trò chơi đối đáp theo chủ đề: Bạn đọc câu của mình, mình đối lại sao cho có sự kết nối hai câu. Hoặc có sự tương đồng về nội dung. (Tiến hành theo đôi bạn, ba bạn, hoặc nhiều hơn). Chẳng hạn tả cánh đồng lúa chín: - Bạn 1: Cánh đồng rộng mênh mông, một màu vàng óng như một tấm thảm. 17
  18. “Nâng cao năng lực viết văn tả cảnh cho học sinh Lớp 5 - Bạn 2: Màu vàng của cánh đồng lúa chín như một bức tranh thủy mạc. - Bạn 3: Cánh đồng lúa chín với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ . Trò chơi này có tác dụng tạo phản xạ nhanh nhẹn ứng biến tài ba, liên kết câu. + Trò chơi cười trong giờ văn: Trò chơi này học sinh rất thích. Tôi tìm những câu văn có tính chất gây cười trong bài làm của chính học sinh, hay sáng tác, tìm hiểu thêm. Đọc cho các em nghe. Đầu tiên, các em sẽ cười hoặc chưa có gì để gây cười nhưng khi cô phân tích, giảng giải các em bật cười. Tôi cho các em cười. Cười xong, các em sẽ phải sửa biến câu gây cười thành câu đúng. Chẳng hạn: Ảnh ông, bà nội em treo trong bức tường./ Tôi giải thích ảnh ông, bà chẳng nhẽ nằm bên trong tường. Mà trong tường có ai nhìn thấy được. Học sinh cười, có thể các em sẽ hỏi: ai viết câu này? Tôi không nói tên em viết câu đó. Mà khéo léo giải thích có lẽ đôi khi chính chúng ta vấp phải. Mình rút kinh nghiệm cho bạn chính là mình giúp mình. Hay đôi mắt cô giống như hòn bi ve/ Các em cười và phát hiện từ bạn dùng sai và sửa cho bạn. Trò chơi trên, tôi đã không những tạo niềm vui trong học văn mà còn giúp các em sửa lỗi dùng từ, câu văn chưa rõ nội dung hay câu văn còn tối nghĩa. + Trò chơi tìm từ, hoặc đặt câu qua hành động miêu tả: Học sinh dùng hành động của mình miêu tả một câu văn giáo viên cho sẵn hoặc câu của mình viết ra cho một người chứng kiến. Sau đó em tự diễn tả. Chẳng hạn, một em lên diễn tả câu: Dòng sông có khúc thẳng, có khúc ngoằn ngoèo, uốn lượn. Đương nhiên, khi miêu tả, các em phải vận động, dùng chân tay, để diễn tả. Tất cả các học sinh khác phải quan sát để có câu văn đúng yêu cầu. Trò chơi này thật thú vị. Nó gióp học sinh nhanh ý, khéo léo trổ tài trước lớp. Nhờ vào những trò chơi được áp dụng linh hoạt trong các tiết văn, tôi nhận thấy các em rất háo hức trờ giờ văn. Đặc biệt các em còn là nguồn cảm hứng giúp tôi có hứng thiết kế thêm nhiều vấn đề hay áp dụng vào dạy văn thành công. IV. Những kết quả đạt được: 18
  19. “Nâng cao năng lực viết văn tả cảnh cho học sinh Lớp 5 Bồi dưỡng học sinh lớp 5 viết văn tả cảnh được áp dụng ở lớp 5A3 năm học 2018 - 2019. Qua áp dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, hiệu quả của việc dạy văn tả cảnh ở lớp 5A3 có nhiều tiến bộ rõ nét, các em có hứng thú khi viết văn tả cảnh, hạn chế được lỗi sai trước kia về viết văn; các em viết bài văn có trọng tâm, lô- gích và bố cục chặt chẽ gây ấn tượng cho người đọc. Qua kiểm tra đánh giá, theo từng kì, kết quả như sau: BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 1. Tổng hợp kết quả đánh giá đầu năm, giữa học kì I và cuối năm Văn tả cảnh TS Giỏi Khá Trung bình Yếu Lớp bài 5A 3 KT SL % SL % SL % SL % ĐẦU 41 7 19,6 15 42 10 28 3 8,4 NĂM HK1 41 12 33,6 18 50,8 7 19,6 1 2,8 CUỐI 41 15 42 15 42 5 14 0 0 NĂM 2. Thống kê chất lượng giáo dục Văn tả cảnh TS Hoàn thành Chưa hoàn thành Lớp bài 5A 3 KT SL % SL % KÌ I 41 38 89,6 3 11,4 CUỐI 41 41 100 0 NĂM Đạt được kết quả nêu trên, cả cô và trò phải bỏ ra rất nhiều công sức: vất vả, khó khăn nhưng bù lại các em có một niềm đam mê, yêu thích văn học, viết được những bài văn giàu cảm xúc, gợi tả. Cuối năm lớp tôi đạt kết quả bội thu 19
  20. “Nâng cao năng lực viết văn tả cảnh cho học sinh Lớp 5 trong kì thi cuối năm. Môn tiếng Việt 15 học sinh đạt loại giỏi (Cô giáo cấp 2 và cô giáo lớp khác chấm). Các cô đều có nhận xét chung về bài văn: Học sinh nắm chắc trọng tâm bài, bố cục rõ ràng, liên kết tốt, biết sử dụng từ hợp lí PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ : 1. Kết luận: Sau một học kì áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, thành công tuy nhỏ nhưng tôi ý thức được rằng để giúp học sinh lớp 5 làm được bài văn miêu tả sinh động, đúng kiểu bài, đòi hỏi giáo viên phải dành nhiều thời gian, công sức nghiên cứu soạn giảng, có lòng nhiệt tình với học sinh và tâm huyết với nghề nghiệp. Thầy cô giáo đã miệt mài, tận tuỵ thì việc mong muốn có nhiều học sinh giỏi văn sẽ không còn là khó. Sau thời gian đầu tư nghiên cứu và áp dụng những biện pháp dạy học như trên, học sinh lớp tôi đã có chuyển biến đi lên về chất lượng phân môn Tập làm văn nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung. Tập làm văn đúng là phân môn có tính chất tổng hợp và sáng tạo cao. Cho nên mỗi bài văn là một tác phẩm văn học của các em, chúng ta phải tôn trọng các em, giúp đỡ các em để mỗi ngày có được nhiều học sinh giỏi văn. Biết đâu sau này trong các em, sẽ có người trở thành nhà văn, nhà thơ Có thể nói, bước đầu thành công trong việc dạy Tập làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5 là nguồn động viên rất lớn cho tôi. Tôi sẽ đem kinh nghiệm này tiếp tục áp dụng để giảng dạy phân môn Tập làm văn ở các năm sau, với mong muốn lớn nhất của tôi là giúp học sinh nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt cấp Tiểu học. Tuy nhiên, những biện pháp mà tôi đã áp dụng trên, tuỳ đối tượng học sinh cũng cần có sự vận dụng một cách khéo léo, sáng tạo của giáo viên. Tôi nghĩ rằng nội dung đề tài này không có nhiều điểm mới, đó chỉ là nhiệm vụ hằng ngày của giáo viên mà thôi. Nhưng đồng thời tôi cũng tin rằng nếu lâu nay ta làm chưa tốt thì bây giờ ta dốc hết tâm huyết vào, tận tuỵ với học sinh, soạn giảng nghiêm túc thì chắc chắn sẽ gặt hái được nhiều thành công. 20
  21. “Nâng cao năng lực viết văn tả cảnh cho học sinh Lớp 5 Rất mong nhận được sự đồng tình của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp lớp 4 - 5 đặc biệt là lớp 5. 2. Đề xuất kiến nghị : Để dạy học có hiệu quả Tập làm văn ở Tiểu học ( nhất là văn miêu tả ở lớp 5 ) tôi xin có mấy đề nghị sau : 1. Đối với cấp trên : Cần điều chỉnh phân phối chương trình Tập làm văn lớp 5 để có thêm số tiết Tập làm văn viết và trả bài. 2. Đối với BGH nhà trường : Cần cho áp dụng đối với các lớp khối 4,5 trong trường, nhằm rút kinh nghiệm chung đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy phân môn Tập làm văn nói chung và kiểu văn tả cảnh nói riêng. 3. Đối với đồng nghiệp dạy lớp 5 : Thầy, cô giáo cần phải đầu tư hơn nữa về phương pháp và biện pháp cho mỗi giờ học phân môn Tập làm văn ( từng thể loại, từng kiểu bài cụ thể ) để từng bước giúp các em nắm vững kiến thức, chủ động nói lên những suy nghĩ hồn nhiên của mình; nói đúng, nói hay, làm giàu thêm vốn từ ngữ và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt . 4. §©y lµ ®Ò tµi t­¬ng ®èi míi trong ph¹m vi hÑp cña c¸ nh©n t«i. Vµ ®Ò tµi nµy còng lµ t©m huyÕt mµ t«i dµy c«ng t×m tßi, s¸ng t¹o, kh¬i dËy mÇm non v¨n häc ë mçi em. Nh÷ng kÕt qña nªu trªn kh«ng chót v× thµnh tÝch nªn t«i mong muèn ®Ò tµi nµy ®­îc ¸p dông trong toµn tr­êng. Bồi dưỡng học sinh viết văn tả cảnh rất khó, nhất là với đối tượng là học sinh Tiểu học. Tôi mong trường, Phòng giáo dục nên tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm dạy học sinh viết văn hay để giáo viên học hỏi lẫn nhau cùng nhân mầm tài năng Văn học. Tôi xin chân thành cảm ơn. ngày 15 tháng 5 năm 2018 Người thực hiện Đào Thị Minh Nguyệt 21
  22. “Nâng cao năng lực viết văn tả cảnh cho học sinh Lớp 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 tập I + II, Nhà xuất bản Giáo dục. - Sách giáo viên Tiếng Việt 5 tập I + II, Nhà xuất bản Giáo dục. - Trò chơi học tập Tiếng Việt 5, Nhà xuất bản Giáo dục. - Tham khảo một số đề tài viết về văn miêu tả. - Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt Tiểu học.- GSTS Lê Phương Nga 22
  23. “Nâng cao năng lực viết văn tả cảnh cho học sinh Lớp 5 MỤC LỤC STT Nội dung Trang 1 Phần I: Mở đầu 1 2 Lí do chọn đề tài 1 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2 4 Phạm vi nghiên cứu 2 5 Thời gian thực hiện đề tài 3 6 Phương pháp nghiên cứu 3 23
  24. “Nâng cao năng lực viết văn tả cảnh cho học sinh Lớp 5 7 PHẦN II: NỘI DUNG CỦA ĐÊ TÀI 3 8 Chương I: Cơ sở khoa học 3 9 Chương II: Thực trạng trước khi chưa thực hiện đề tài 5 10 Chương III: NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 6 11 Phần III: Kết luận và kiến nghị 21 12 Tài liệu tham khảo 24 Tôi xin cam đoan đề tài: "BỒI DƯỠNG HỌC SINH LỚP 5 VIẾT VĂN TẢ CẢNH " là do tôi nghiên cứu và áp dụng thực hiện trong năm học 2017 - 2018. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. 24