Bài tập môn Toán Lớp 5 - Bài 69: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật (Tiết 1)

docx 7 trang Diệp Đức 03/08/2023 1730
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập môn Toán Lớp 5 - Bài 69: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_mon_toan_lop_5_bai_69_dien_tich_xung_quanh_va_dien_t.docx

Nội dung text: Bài tập môn Toán Lớp 5 - Bài 69: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật (Tiết 1)

  1. BÀI HỌC TOÁN TUẦN 22 BÀI 69: DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT (Tiết 1) A. Hoạt động cơ bản 1. Thực hiện lần lượt các hoạt động sau: (hình sgk) a)Lấy ra một chiếc hộp bằng bìa dạng hình hộp chữ nhật (xem hình SGK) -Chỉ ra 4 mặt bên của chiếc hộp đó. -Kể tên các mặt bên bằng nhau của hộp. -Muốn tính tổng diện tích bốn mặt bên của chiếc hộp ta làm như thế nào? Trả lời: +Bốn mặt bên của chiếc hộp là 3,4,5,6 +Các mặt bên bằng nhau của hộp là: 4 bằng 6; 3 bằng 5. +Theo em, muốn tính tổng diện tích bốn mặt ta chỉ cần tính diện tích hai mặt bên liền kề vuông góc với nhau rồi sau đó nhân hai. 2. Thực hiện lần lượt các hoạt động sau: a) Đọc 2 lần nội dung sau: Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là tổng diện tích bốn mặt bên của hình hộp chữ nhật b) Học sinh giải bài toán. Bài toán: Cho hình hộp chữ nhật có chiều dài 8cm, chiều rộng 5cm và chiều cao 4cm. Tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp Quan sát hình hộp chữ nhật và hình khai triển trên đây ta thấy: Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật bằng diện tích của hình chữ nhật có: Chiều dài là: + + + = (cm) (tức là bằng chu vi mặt đáy hình hộp) Chiều rộng là: .cm (tức là chiều cao hình hộp) Do đó, diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó là: . x = (cm2) Trả lời: Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật bằng diện tích của hình chữ nhật có: Chiều dài là: 5 + 8 + 5 + 8 = 26 (cm)
  2. (tức là bằng chu vi mặt đáy hình hộp) Chiều rộng là: 4cm (tức là chiều cao hình hộp) Do đó, diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó là: 26 x 4 = 104 (cm2) Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo). b)Học sinh đọc 2 lần nội dung: Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo). Công thức: Pđ = ( a + b) x 2 Sxq = Pđ x c Hoặc Sxq = ( a + b ) x 2 x c C là chiều cao hình hộp chữ nhật Sxq là diện tích xung quanh hình Ví dụ 1: Tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật có chiều dài 20cm, chiều rộng 10cm và chiều cao 5cm. Chu vị đáy hình hộp chữ nhật là: ( 20 + 10 ) x 2 = 60 (cm) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là: 60 x 5 = 300 ( cm2) 3. Thực hiện lần lượt các hoạt động sau: a) Đọc 2 lần nội dung sau: Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là tổng diện tích xung quanh và diện tích hai đáy của hình hộp chữ nhật. Stp = Sxq + (Sđ x 2) HoặcS tp = Sxq + (a x b x 2) Sđ là diện tích đáy hình hộp chữ nhật STP là diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật Ví dụ 2: Tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ở ví dụ 1. Diện tích một mặt đáy của hình hộp chữ nhật là: 20 x 10 = 200 (cm2) Do đó, diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật là: 300 + 200 x 2 = 700 (cm2) b)Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật có chiều dài 6dm, chiều rộng 4dm và chiều cao 3 dm. Bài làm: .
  3. B.Hoạt động thực hành (Tiết 2) Câu 1: Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật có: a. Chiều dài 25dm, chiều rộng 1,5m và chiều cao 18dm . 4 1 1 b. Chiều dài m, chiều rộng m và chiều cao m 5 3 4 Câu 2: Một cái thùng không nắp dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 1,5m, chiều rộng 0,6m và chiều cao 8dm. Người ta sơn mặt ngoài của thùng. Hỏi diện tích quét sơn là bao nhiêu mét vuông? . .
  4. Câu 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S: a. Diện tích xung quanh của hai hình hộp chữ nhật A và B bằng nhau b. Diện tích toàn phần của hai hình hộp chữ nhật A và B bằng nhau . BÀI 70: DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA HÌNH LẬP HÌNH A. Hoạt động cơ bản (Tiết 1) 1. Chơi trò chơi "Tìm kết quả" (sgk) Trả lời: Hình hộp chữ nhật Chiều dài chiều rộng chiều cao Diện tích xung quanh Diện tích toàn phần 9dm 5dm 8dm 224 314 7cm 7cm 7cm 196 294 3,1m 3,1m 3,1m 38,44 57,66
  5. Hình hộp chữ nhật có chiều dài, chiều rộng, chiều cao bằng nhau thì diện tích các mặt đó bằng nhau. Nếu hình hộp chữ nhật có chiều dài, chiều rộng và chiều cao bằng nhau thì tính: o Diện tích xung quanh bằng diện tích một mặt nhân 4 o Diện tích toàn phần bằng diện tích một mặt nhấn 6 2. Thực hiện lần lượt các hoạt động sau: HS tìm cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh 5cm. Viết tiếp vào chỗ chấm (sgk) Trả lời: Các mặt của hình lập phương là các hình vuông bằng nhau nên: Diện tích xung quang của hình lập phương đó là: (5 x 5) x 4 = 100 (cm2) Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là: (5 x 5) x 6 = 150 (cm2) Ghi nhớ: Muốn tính diện tích xung quanh của hình lập phương ta lấy diện tích một mặt nhân với 4 Sxq = S1M x 4 HoặcS xq = ( a x a ) x 4 S1M là diện tích một mặt hình lập phương Sxq là diện tích xung quanh hình lập phương Muốn tính diện tích toàn phần của hình lập phương ta lấy diện tích một mặt nhân với 6 STP = S1M x 6 HoặcS TP = ( a x a ) x 6 STP là diện tích toàn phần hình lập phương Ví dụ: Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh 2,3m
  6. . B. Hoạt động thực hành (Tiết 2) Câu 1: Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương có: a. Cạnh 2,5dm b. Cạnh 4m2cm . . Câu 2: Người ta làm một cái hộp không có nắp bằng bìa cứng dạng hình hộp lập phương có cạnh 3,5dm. Tính diện tích bìa cần dùng để làm cái hộp đó (không kể mép dán) .
  7. Câu 3: Mảnh bìa nào dưới đây có thể gấp được một hình lập phương? . Câu 4: Đúng ghi Đ, sai ghi S: a. Diện tích xung quanh của hình lập phương A gấp hai lần diện tích xung quanh của hình lập phương B b. Diện tích xung quanh của hình lập phương A gấp bốn lần diện tích xung quanh của hình lập phương B c. Diện tích toàn phần của hình lập phương A gấp hai lần diện tích xung quanh của hình lập phương B d. Diện tích toàn phần của hình lập phương A gấp bốn lần diện tích xung quanh của hình lập phương B