Bài tập ôn tập số 2 Hóa học Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập số 2 Hóa học Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_tap_on_tap_so_2_hoa_hoc_lop_8_nam_hoc_2020_2021_truong_t.docx
Nội dung text: Bài tập ôn tập số 2 Hóa học Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy
- Trường THCS Gia Thụy PHIẾU BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM HÓA 8 Hóa Sinh Địa 23 Câu 1. Phải lấy bao nhiêu gam CO2 để có 1,5.10 phân tử CO2? A. 11 g. B. 15,4 g. C. 8,8 g. D. 13,2 g. Câu 2. Cho các PTHH sau: tO (1) 2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O (2) H2O + SO3 → H2SO4 tO (3) 2KMnO4 2K2MnO4 + MnO2 + O2 (4) Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O (5) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 Số phản ứng phân hủy là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 3. Hiện tượng nào sau đây chứng tỏ trong không khí có hơi nước? A. Sương mù vào mùa đông. B. Các chất tự bốc cháy. C. Tạo màng trắng với nước vôi. D. Hô hấp của sinh vật. Câu 4. Sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng được gọi là A. sự cháy. B. sự oxi hóa chậm. C. sự tự bốc cháy. D. sự tỏa nhiệt. Câu 5. Đốt cháy 3,1 gam photpho trong bình chứa 6,4 gam khí oxi. Chất thu được sau phản ứng là A. điphotpho penta oxit. B. photpho. C. photpho và điphotpho penta oxit. D. Khí oxi và điphotpho penta oxit. Câu 6. Đốt cháy lưu huỳnh trong bình đựng khí oxi tạo thành A. lưu huỳnh đioxit. B. lưu huỳnh oxit. C. lưu huỳnh (IV) oxit. D. lưu huỳnh (VI) oxit. Câu 7. Khí oxi có tỉ khối đối với không khí là A. 1,1. B. 1,2. C. 1,3. D. 1,4. Câu 8. Loại phân đạm nào sau đây có phần trăm khối lượng nitơ cao nhất? A. NH4Cl. B. (NH2)2CO. C. NH4NO3. D. (NH4)2SO4. Câu 9. Để đốt cháy hoàn toàn a gam Al cần dùng hết 19,2 gam khí oxi. Giá trị của a là A. 21,6 g. B. 16,2 g. C. 18 g. D. 27 g. Câu 10. Chất nào sau đây là oxit bazơ? A. CaO. B. H2SO4. C. CO. D. NaCl. Câu 11. Sản phẩm tạo thành khi đốt cháy dây sắt trong bình đựng khí oxi là A. sắt oxit. B. sắt từ oxit . C. sắt (II) oxit. D. sắt (III) oxit. Câu 12. Cho sơ đồ điều chế sau
- Để thử dòng khí sinh ra có thể dùng A. tàn đóm đỏ. B. nước vôi trong. C. que đóm. D. nước t0 Câu 13. Phản ứng giữa Fe2O3 và CO được biểu diễn như sau: xFe2O3 + yCO 2Fe + 3CO2. Các giá trị của x và y là A. x = 1; y = 1. B. x = 2 ; y = 1. C. x = 1 ; y = 3. D. x = 3 ; y = 1. Câu 14. Chất nào có phân tử khối bằng 62? A. Al2O3. B. BaCl2. C. Na2O. D. Ag2O. Câu 15. Vỏ nguyên tử được tạo nên từ loại hạt nào? A. Electron. B. Proton. C. Nơtron, electron. D. Proton, nơtron. Câu 16. Dãy nguyên tố phi kim là: A. Cl, N, Na, Ca. B. S, O, N, Na. C. S, O, Cl, N. D. C, Cu, O, Cl. Câu 17. Thể tích của 28g khí Nitơ ở đktc là: A. 11,2 lít. B. 33,6 lít. C. 16,8 lít. D. 22,4 lít. Câu 18. Sử dụng tiền tố nào ứng với số nguyên tử phi kim là 3 khi đọc tên oxit phi kim? A. mono. B. đi. C. tri. D. tetra. Câu 19. Có bao nhiêu oxit trong dãy các chất sau: Na2O, NO, CuCl2, SO3, H2SO4, KOH? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 20. Cho các phát biểu sau: (1) Khí oxi không màu, không mùi, tan nhiều trong nước. (2) Khí oxi cần cho sự hô hấp và sự cháy. (3) Không khí có thành phần chính là khí nitơ và khí oxi. (4) Thu khí oxi bằng cách đẩy không khí để úp ống nghiệm. Các phát biểu đúng là A. 2, 3. B. 1, 2. C. 3, 4. D. 1, 4. (HẾT) BGH duyệt TTCM duyệt Phạm Thị Hải Vân Nguyễn Thị Phương Thảo