Bài tập ôn tập Vật lí Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập Vật lí Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_tap_on_tap_vat_li_lop_8_nam_hoc_2020_2021_truong_thcs_gi.doc
Nội dung text: Bài tập ôn tập Vật lí Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy
- TRƯỜNG THCS GIA THỤY PHIẾU ÔN TẬP VẬT LÝ 8 TỔ TOÁN - LÝ I. TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Trên một máy kéo có ghi: công suất 10CV (Mã lực), nếu coi 1CV = 736 W thì điều ghi trên có ý nghĩa gì? A. Máy kéo có thể thực hiện công 7360 KW trong 1 giờ. B. Máy kéo có thể thực hiện công 7360 KW trong 1 giây. C. Máy kéo có thể thực hiện công 7360 KJ trong 1 giờ. D. Máy kéo có thể thực hiện công 7360 J trong 1 giây. Câu 2: Một con ngựa kéo một cái xe với lực không đổi bằng 80N và đi được 4,5km trong nửa giờ. Công và công suất trung bình của con ngựa có thể là giá trị nào sau đây? A. A = 36000J và P = 20W. C. A = 360000 kJ và P = 200W. B. A = 3600000J và P = 2000W. D. A = 360000J và P = 200W. Câu 3: Câu nhận xét nào sau đây là đúng: A. Động năng và thế năng là những dạng của công cơ học. B. Có lực tác dụng là có công cơ học. C. Khi một vật chuyển động thì nhất định có công cơ học. D. Có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật và làm vật chuyển dời. Câu 4: Câu nhận xét nào sau đây không đúng? A. Công thực hiện trong trường hợp một quả dừa rơi từ trên cây xuống là công của quả dừa. B. Dùng máy cơ đơn giản lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi. C. Quả dừa rơi từ trên cây xuống là một ví dụ chứng tỏ Trái Đất thực hiện công. D. Thế năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với vật mốc hoặc độ biến dạng của vật. Câu 5: Mũi tên được bắn đi từ chiếc cung là nhờ năng lượng của mũi tên hay của cánh cung và dạng năng lượng đó là gì? A. Nhờ năng lượng của cánh cung và dạng năng lượng đó là thế năng đàn hồi. B. Nhờ năng lượng của cánh cung và dạng năng lượng đó là thế năng hấp dẫn. C. Nhờ năng lượng của mũi tên và dạng năng lượng đó là thế năng đàn hồi. D. Nhờ năng lượng của cánh cung và dạng năng lượng đó là thế năng hấp dẫn. Câu 6: Quan sát hành khách ngồi trong một toa tàu đang đứng yên. Chọn câu nhận xét đúng: A. Hành khách có động năng vì hành khách đang ngồi trên tàu. B. Hành khách không có động năng vì người đó đang đứng yên. C. Hành khách có thực hiện công. D. Các ý kiến đều đúng. Câu 7: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào cơ năng của các vật là bằng nhau? A. Hai vật ở cùng độ cao so với mặt đất. B. Hai vật ở độ cao khác nhau so với mặt đất. C. Hai vật chuyển động khác vận tốc và có cùng khối lượng.
- D. Hai vật chuyển động trên mặt đất cùng vận tốc và có khối lượng như nhau. Câu 8: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào chứng tỏ các chất được cấu tạo từ các hạ riêng biệt và giữa chúng có khoảng cách? A. Quan sát ảnh chụp các nguyên tử của một chất nào đó qua kính hiển vi hiện đại. B. Bóp nát một viên phấn thành bột. C. Các hạt đường rất nhỏ đựng trong một túi nhựa. D. Mở bao đựng xi măng thấy các hạt xi măng rất nhỏ. Câu 9: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào vật có cả thế năng và động năng? A. Quả bóng bay đang bay trên cao. B. Bạn học sinh đang chạy trên hành lang tầng hai. C. Chiếc ô tô đang đi trên cầu Long Biên. D. Cả 3 trường hợp trên đều có cả thế năng và động năng. Câu 10: Tại sao các chất trông có vẻ liền một khối mặc dù chúng đều được cấu tạo từ các hạt riêng biệt? Chọn câu giải thích đúng: A. Vì kích thước các hạt không nhỏ lắm nhưng chúng lại nằm rất sát nhau. B. Vì các hạt vật chất rất nhỏ, khoảng cách giữa chúng cũng rất nhỏ nên mắt thường ta không thể phân biệt được. C. Vì một vật chỉ được cấu tạo từ một số ít các hạt mà thôi. D. Một cách giải thích khác. II.TỰ LUẬN. Bài 1: Một cái máy khi hoạt động với công suất 1600W thì nâng được vật nặng 70kg lên cao 10m trong 36 giây. Tính công mà máy thực hiện được trong thời gian nâng vật? Tính hiệu suất của máy trong quá trình làm việc? Bài 2: Nếu bơm không khí vào một quả bóng bay thì dù buộc chặt không khí vẫn thoát ra ngoài được, còn nếu bơm không khí vào một quả cầu bằng kim loại rồi hàn kín thì hầu như không khí không thể thoát ra ngoài được. Tại sao? Bài 3: Tại sao săm xe đạp sau khi được bơm căng, mặc dù đã vặn van thật chặt nhưng để lâu ngày vẫn bị xẹp?