Bài tập Toán + Tiếng Việt Lớp 4 - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản

doc 8 trang Đăng Bình 06/12/2023 800
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Toán + Tiếng Việt Lớp 4 - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_toan_tieng_viet_lop_4_truong_tieu_hoc_tran_quoc_toan.doc

Nội dung text: Bài tập Toán + Tiếng Việt Lớp 4 - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản

  1. TIỂU HỌC TRẦN QUỐC TOẢN BÀI ÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 ( Phần Đọc hiểu và kiến thức tiếng việt ) CON SẺ Tôi đi dọc lối vào vườn. Con chó chạy trước tôi. Chợt nó dừng chân và bắt đầu bò, tuồng như đánh hơi thấy vật gì. Tôi nhìn dọc lối đi và thấy một con sẻ non mép vàng óng, trên đầu có một nhúm lông tơ. Nó rơi từ trên tổ xuống. Con chó chậm rãi lại gần. Bỗng từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như một hòn đá rơi trước mõm chó. Lông sẻ già dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết. Nó nhảy hai ba bước về phía cái mõm hả rộng đầy răng của con chó. Sẻ già lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con. Giọng nó yếu ớt nhưng hung dữ mà khản đặc. Trước mắt nó, con chó như một con quỷ khổng lồ. Nó sẽ hi sinh. Nhưng một sức mạnh lớn hơn ý muốn của nó vẫn cuốn nó xuống đất. Con chó của tôi dừng lại và lùi Dường như nó hiểu rằng trước mặt nó có một sức mạnh. Tôi vội lên tiếng gọi con chó đang bối rối ấy tránh ra xa, lòng đầy thán phục. Vâng, lòng tôi đầy thán phục, xin bạn đừng cười. Tôi kính cẩn nghiêng mình trước con chim sẻ bé bỏng dũng cảm kia, trước tình yêu của nó. Theo Tuốc – ghê – nhép Câu 1: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm để được ý đúng : Con chó dừng chân và bắt đầu bò, tuồng như thấy vật gì. Câu 2:Vì sao tác giả bày tỏ lòng kính phục đối với con sẻ mẹ nhỏ bé ? ( Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng) A.Sẻ mẹ rất khỏe nên sẵn sàng đánh nhau với con chó B.Sẻ mẹ rít lên thảm thiết để con chó thấy sợ hãi C.Sẻ mẹ bất chấp cái chết lao đến cứu con D.Sẻ mẹ lấy thân mình phủ kín sẻ con để con chó không ăn thịt được Câu 3: Em hiểu một sức mạnh vô hình trong câu : “ Nhưng một sức mạnh vô hình vẫn cuốn nó xuống đất" là sức mạnh gì ? Viết câu trả lời của em: Câu4:Trên đường đi con chó thấy gì? (Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng) A.Con chó thấy vật gì rơi từ trên tổ xuốn B.Con chó thấy con sẻ non mép vàng óng C.Con chó đánh hơi thấy một con sẻ non vừa rơi từ trên tổ xuống D.Con chó trên đầu có một nhúm lông tơ Câu 5: Đọc đoạn sau và cho biết nội dung
  2. Vâng, lòng tôi đầy thán phục, xin bạn đừng cười. Tôi kính cẩn nghiêng mình trước con chim sẻ bé bỏng dũng cảm kia, trước tình yêu của nó. ( Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng) A.Con chó bị khuất phục trước con sẻ già bé nhỏ B.Con sẻ già bé nhỏ đối đầu với con chó C.Sự ngưỡng mộ của tác giả trước con sẻ già D.Con sẻ già quyết liệt bảo vệ con trước con chó Câu 6: Dựa vào bài đọc, xác định nghĩa của các từ nêu dưới đây : ( Đúng ghi Đ / Sai ghi S ) a) Kính cẩn : tỏ rõ sự kính trọng bằng điệu bộ, cử chỉ, nét mặt rất nghiêm trang. b) Bối rối : vui vẻ, mạnh mẽ Câu 7:Chủ ngữ của câu kể Ai làm gì ? có ý nghĩa gì ? ( Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng ) A.Chỉ sự vật có hoạt động được nói đến ở vị ngữ B.Chỉ sự vật có trạng thái được nói đến ở vị ngữ C.Chỉ sự vật có đặc điểm được nói đến ở vị ngữ D.Chỉ sự vật có tính chất được nói đến ở vị ngữ Câu 8: Điền từ vào chỗ chấm để hoàn chỉnh các thành ngữ sau : a) Nhanh như b) Khỏe như Câu 9:Trong câu : Bên đường, cây cối xanh um a) Chủ ngữ là : b) Đặt câu hỏi cho từ vừa tìm ở câu a: Câu 10: Viết một đoạn văn khoảng 4 câu về một loại trái cây em yêu thích, trong đó văn có dùng câu kể Ai làm gì ? HẾT
  3. I. Đọc hiểu: Em đọc thầm bài “Kiến Mẹ và các con” rồi làm các bài tập: KIẾN MẸ VÀ CÁC CON Gia đình kiến rất đông. Kiến Mẹ có những chín nghìn bảy trăm con. Tối nào cũng vậy, trong phòng ngủ của các con, Kiến Mẹ vô cùng bận rộn. Kiến Mẹ phải dỗ dành, hôn lên má từng đứa con và nói: - Chúc con ngủ ngon! Mẹ yêu con. Cứ như vậy cho đến lúc mặt trời mọc, lũ kiến con vẫn chưa được mẹ hôn hết lượt. Điều đó làm Kiến Mẹ không yên lòng. Thế là, suốt đêm Kiến Mẹ không ngủ để chăm sóc đàn con. Thấy Kiến Mẹ vất vả quá, bác Cú Mèo đã nghĩ cách để giúp Kiến Mẹ có thời gian nghỉ ngơi. Buổi tối, khi đến giờ đi ngủ, tất cả lũ kiến con đều lên giường nằm trên những chiếc đệm xinh xắn. Sau đó, Kiến Mẹ đến thơm vào má chú kiến con nằm ở hàng đầu tiên. Sau khi được mẹ thơm, chú kiến này bèn quay sang thơm vào má chú kiến bên cạnh và thầm thì : - Đây là mẹ gửi một cái hôn cho em đấy! Cứ thế, lần lượt các chú kiến con hôn truyền cho nhau và nhờ thế Kiến Mẹ có thời gian chợp mắt mà vẫn âu yếm được tất cả đàn con. (Theo Chuyện của mùa Hạ) Em hãy đánh dấu vào ô  trước ý đúng nhất trong câu 1, 7 1.Mỗi buổi tối Kiến Mẹ thường làm gì trong phòng ngủ của các con? a. Đếm lại cho đủ những đứa con yêu. b. Kể chuyện cổ tích và ru cho các con ngủ. c. Dỗ dành và hôn lên má từng đứa con. d. Đắp chăn cho từng đứa con yêu. 2. Điều gì làm cho Kiến Mẹ không yên lòng và suốt đêm không được nghỉ? (Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống) Chờ các con đi kiếm ăn ở xa trở về đầy đủ. Mỗi tối, Kiến Mẹ không đủ thời gian để hôn từng đứa con. Khó lòng đếm xuể chín nghìn bảy trăm đứa con. Cho đến lúc mặt trời mọc vẫn chưa hôn hết được các con. 3. Bác Cú Mèo đã nghĩ ra cách gì để Kiến Mẹ được nghỉ ngơi?
  4. 4. Em hãy đặt tên khác cho câu chuyện này? 5. Qua bài đọc trên, em hãy viết vài dòng nói lên suy nghĩ của em về mẹ mình. . 6. Tìm từ láy trong câu: “Thấy Kiến Mẹ vất vả quá, bác Cú Mèo đã nghĩ cách để giúp Kiến Mẹ có thời gian nghỉ ngơi. Sau đó, Kiến Mẹ đến thơm vào má chú kiến con nằm ở hàng đầu tiên. Sau khi được mẹ thơm, chú kiến này bèn quay sang thơm vào má chú kiến bên cạnh và thầm thì : - Đây là mẹ gửi một cái hôn cho em đấy!’’ Từ láy: 7. Vị ngữ trong câu “Tất cả lũ kiến con đều lên giường nằm trên những chiếc đệm xinh xắn.” là những từ ngữ: (Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng nhất) a. nằm trên những chiếc đệm xinh xắn. b. lũ kiến con đều lên giường nằm. c. đều lên giường nằm trên những chiếc đệm xinh xắn. d. lũ kiến con đều lên giường nằm trên những chiếc đệm xinh xắn. 8. Nối từ ở A với từ ở B cho thích hợp: A B Kiến Mẹ danh từ gia đình động từ xinh xắn tính từ dỗ dành danh từ riêng 9. Em hãy đặt một câu hỏi để khen ngợi Kiến Mẹ hoặc bác Cú Mèo. HẾT
  5. BÀI ÔN TOÁN 4 Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: ( từ câu 1 đến câu 7) Câu 1. a)Số gồm “6 trăm nghìn, 2 nghìn, 5 trăm, 7 đơn vị” được viết là A. 602 507 B. 600 257 C. 602 057 D. 620 507 b) Hai triệu không trăm năm mươi lăm nghìn, viết là: A. 2 055 000 B. 2 505 000 C. 2 550 000 D. 2 55000 Câu 2. a) 5 kg 72 g = g. Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là: A. 572 B. 5 720 C. 5 027 D. 5 072 b) 7m2 5dm2 = cm2. Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là: A.75 B. 750 C. 70500 D. 70050 Câu 3. a) Một hình vuông có cạnh là 4cm. Chu vi hình vuông là A. 17cm B. 16cm C.15 cm D.18cm b) Góc nhọn là góc: A.Lớn hơn góc vuông B.Bé hơn góc vuông C.Bằng góc vuông D.Gấp đôi góc vuông Câu 4. a)Trong các số dưới đây chữ số 3 trong số nào có giá trị là 3000 A. 31 608 B. 53 412 C. 530 064 D. 521 345 b) Số chia hết cho 2 và 5 là số: A. 2530 B. 5555 C. 2222 D. 2525 Câu 5. a) Bác Hồ sinh năm 1890. Bác Hồ sinh vào thế kỉ nào? A. XVIII B. XIX C. XX D. XXI b) Bác Hồ mất năm 1969, vậy Bác mất thuộc thế kỷ mấy ? A. XIX B. XX C. XXI D. XVIII Câu 6. a)Trong hình bên có mấy góc nhọn? A. 3 góc nhọn B. 4 góc nhọn C. 5 góc nhọn D. 6 góc nhọn b) Hình bình hành là hình: A.Có 2 cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau B. Hình bình hành có 4 cạnh bằng nhau
  6. C. Hình bình hành có 4 góc vuông D. Hình bình hành có 4 cạnh đối diện nhau Câu 7. Giá trị của biểu thức 326 - ( 57 × 3 ) là: A. 150 B. 154 C. 155 D. 160 Câu 8. Đặt tính rồi tính a) 358 269 + 276 458 b) 987 864 – 783 251 c) 10 567 x 28 d) 9146 : 72 . . Câu 9. Hai thùng nước chứa tất cả 600 l nước. Thùng bé chứa được ít hơn thùng to 120 l nước. Hỏi mỗi thùng chứa được bao nhiêu lít nước? Câu 10. Tính bằng cách thuận tiện nhất 1 + 12 + 23 + 34 +45 + 55 + 66 + 77 + 88 + 99
  7. ĐỀ ÔN TOÁN LỚP 4 Câu 1. Viết số hoặc chữ thích hợp vào ô trống Đọc Viết Sáu trăm hai mươi li-lô-mét vuông Chín nghìn không trăm linh ba ki-lô-mét vuông 706 km2 100 000 km2 Câu 2. Chọn câu trả lời đúng Một khu đất hình chữ nhật có chiều dài 4km, chiều rộng 3km. Diện tích khu đất đó là: A. 7km2 B. 12km2 C. 120km2 D. 70km2 Câu 3. Viết số thích hợp vào chỗ chấm : 1m2 = dm2 1km2 = m2 15km2 = m2 630dm2 = cm2 50 000 000m2 = km2 7km2 = m2 Câu 4. Điền dấu > ; < ; = thích hợp vào chỗ chấm: 7m2 6000dm2 150 000dm2 150m2 2km2 200 000m2 11km2 11 000 000m2 500 000m2 5km2 1 200 000m2 1km2 Câu 5. Khoaanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng Câu 6. Viết số thích hợp vào ô trống Độ dài đáy 19cm 25dm 105m 315m Chiều cao 9cm 17dm 39m 125m Diện tích hình bình hành Câu 7. Nối mỗi hình với phân số chỉ phần tô đậm của hình đó : Câu 8. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào chỗ chấm A. Phân số có tử số là 2, mẫu số là 3 B. Phân số có tử số là 5, mẫu số là 3
  8. C. Phân số đọc là bảy phần trăm D. Phân số đọc là ba phần tám Câu 9. Một đoạn đường cao tốc dài 18km, mặt đường láng nhựa rộng 28m. Hỏi diện tích mặt đường được láng nhựa của đoạn đường trên rộng bao nhiêu mét vuông ? Bài giải Câu 10. Một khu đất hình chữ nhật có chiều dài 5km, chiều rộng bằng chiều dài. Tính diện tích khu đất hình chữ nhật đó. Bài giải Câu 11. Một tấm bìa hình bình hành có cạnh đáy 15dm, chiều cao tương ứng dài bằng cạnh đáy. Hỏi diện tích tấm bìa đó rộng bao nhiêu đề-xi-mét vuông ? Bài giải Câu 12. Viết 5 phân số mà mỗi phân số đều nhỏ hơn 1 và có chung mẫu số là 5 . Hết