Bộ đề kiểm tra học kì I Sinh học Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trưng Vương

doc 9 trang thuongdo99 4820
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề kiểm tra học kì I Sinh học Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trưng Vương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_kiem_tra_hoc_ki_i_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2020_2021_tru.doc

Nội dung text: Bộ đề kiểm tra học kì I Sinh học Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trưng Vương

  1. TRƯỜNG THCS TRƯNG VƯƠNG NĂM HỌC 2020 – 2021 Họ và tên: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Lớp: MÔN: SINH HỌC 9 Mã đề 101 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Hãy chọn phương án đúng trong các câu dưới đây tô vào phiếu trả lời. Câu 1. Đột biến gen là những biến đổi xảy ra trên cấu trúc di truyền nào sau đây? A. Phân tử Prôtêin B. Phân tử ARNC. Phân tử ADN D. Chuỗi pôlipeptit Câu 2. Một đoạn mạch mARN có trình tự nuclêôtit là UXGAUXAG, theo lý thuyết trình tự nuclêôtit trên mạch gốc ADN quy định đoạn mARN này là trường hợp nào sau đây? A. AXGTAGTXB. AGXTAGTXC. AXGAAXAG D. AGGATAGX Câu 3. Quá trình tự nhân đôi của ADN không dựa trên nguyên tắc nào sau đây? A. Nguyên tắc bổ sung A-T; G-X B. Nguyên tắc bán bảo toàn C. Nguyên tắc bộ 3 D. Nguyên tắc khuôn mẫu Câu 4. Trên mạch thứ nhất của phân tử ADN có một đoạn trình tự các nuclêôtit là XAGGTTX. Theo lí thuyết, trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung với đoạn mạch này là trường hợp nào sau đây? A. GTXXAAG B. GTXXATX C. ATGXAAG D. GTGGAAG Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đột biến gen? A. Có hại,trung tính hoặc có lợi B. Có thể hiện ngay ra kiểu hình hoặc chưa C. Không di truyền được D. Xuất hiện đột ngột, riêng lẻ Câu 6. Loại protein nào sau đây có chức năng xúc tác các quá trình trao đổi chất? A. Prôtêin enzimB. Prôtêin thụ thểC.Prôtêin kháng thể D. Prôtêin hoocmon Câu 7. Một đoạn NST bị đứt ra, đảo ngược 180o và nối vào vị trí cũ làm phát sinh dạng đột biến nào sau đây? A. Lặp đoạn một đoạn NSTB. Thêm một chiếc NST C. Đảo đoạn một đoạn NSTD. Mất đoạn một đoạn NST Câu 8. Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen? A.Thay thế 1 cặp nuclêôtit B. Thêm 1 cặp nuclêôtit C. Mất 1 cặp nuclêôtit D. Mất 1 đoạn gen Câu 9. Trong quá trình tổng hợp ARN, uraxin của môi trường nội bào liên kết với loại nuclêôtit nào của mạch khuôn? A. TiminB. GuanineC. Ađênin D. Xitôzin Câu 10. Mạch thứ nhất của phân tử ADN gồm 300 nuclêôtit loại G (guanine). Theo lý thuyết, mạch thứ hai của phân tử ADN này có bao nhiêu nucleotit loại X (xitôzin)? A. 600B. 150C. 300 D. 900 Câu 11. Cơ thể mang kiểu gen nào sau đây được gọi là thể đồng hợp tử về tất cả các gen đang xét? A. aaBBDdB. aaBbDDC. AabbDDD. AAbbDD Câu 12. Loại prôtêin nào sau đây tham gia cấu trúc NST? A. KeratinB. ElastinC. Histon D. Collagen Câu 13. Quá trình tổng hợp phân tử prôtêin diễn ra ở đâu trong tế bào? A. Màng nhânB. Nhân tế bàoC. Màng tế bàoD. Chất tế bào
  2. Câu 14. Dựa vào chức năng, ARN được chia làm mấy loại? A. 2B. 3C. 4 D. 1 Câu 15. Kí hiệu của phân tử ARN thông tin là trường hợp nào sau đây? A. tARNB. mARNC. ARN D. rARN Câu 16. Đơn phân cấu tạo nên phân tử prôtêin có tên gọi là gì? A. Axit nuclêic B. RibônucleotitC. Nuclêôtit D. Axit amin Câu 17. Khi nói về đột biến gen phát biểu nào sau đây là sai? A. Đột biến gen có thể làm thay đổi trạng thái của gen từ trội thành lặn B. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên một NST C. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc gen D. Đột biến gen có thể gây hại, có thể có lợi cho sinh vật hoặc trung tính Câu 18. Trình tự gen trên một nhiễm sắc thể (NST) ban đầu là ABZV. PW. Dạng đột biến đảo đoạn của NST này là: A. ABZVV. PWB. AABZV. PW C. ABZ. PW D. ABZV. WP Câu 19. Một gen có A= 700, G = 500. Tổng số nuclêôtít hai loại X, A của gen này là bao nhiêu? A. 900 B. 1200 C. 1400 D. 2400 Câu 20. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm của phân tử ADN? A. Có khả năng tự nhân đôi B. Là đại phân tử có khối lượng kích thước lớn. C. Lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyềnD. Cấu tạo chất nguyên sinh và màng tế bào Câu 21. Phân tử tARN có chức năng nào sau đây? A. Tham gia cấu tạo nhân của tế bào B. Vận chuyển axit amin cho quá trình tổng hợp prôtêin C. Tham gia cấu tạo màng tế bào D. Truyền thông tin về cấu trúc prôtêin đến ribôxôm Câu 22. Cấu trúc nào dưới đây tham gia cấu tạo ribôxôm? A. rARN B. mARN C. ADN D. tARN Câu 23. Hai trạng thái kiểu hình nào sau đây ở đậu Hà Lan là một cặp tính trạng tương phản? A. Quả lục và quả có ngấn B. Hoa đỏ và hoa trắng C. Hạt xanh và hạt trơn D. Thân cao và quả tròn Câu 24. Mỗi vòng xoắn của phân tử ADN có chứa bao nhiêu cặp nuclêôtit? A. 10 cặp nuclêôtit B. 20 cặp nuclêôtit C. 34 cặp nuclêôtit D. 30 nuclêôtit Câu 25. Ở đậu Hà Lan, gen quy định hạt trơn và gen nào sau đây là một cặp nhân tố di truyền? A. Gen quy định hạt vàng B. Gen quy định hoa mọc trên ngọn C. Gen quy định thân cao D. Gen quy định hạt nhăn Câu 26. Giữa hai mạch đơn của phân tử ADN liên kết với nhau bằng loại liên kết gì? A. Liên kết bổ sungB. Liên kết peptit C. Liên kết hidro D. Liên kết hóa trị Câu 27. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về cấu trúc phân tử ADN? A. Một chu kỳ xoắn cao 34 Ao, có 10 cặp nuclêôtit B. Đơn phân của ADN là A,T,G,X. C. Là 1 chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song xoắn đều D. Có 4 bậc cấu trúc tạo ra tính đặc trưng và đa dạng
  3. Câu 28. Bệnh ung thư máu ở người là do dạng đột biến nào sau đây gây ra? A. Lặp 1 đoạn NST B. Mất 1 đoạn NST C. Mất 1 cặp nuclêôtit D. Đảo 1 đoạn NST Câu 29. Sự nhân đôi của ADN xảy ra vào kì nào sau đây? A. Kì cuối B. Kì đầu C. Kì giữaD. Kì trung gian Câu 30. Dạng đột biến nào sau đây làm giảm số lượng gen trên một NST? A. Lặp đoạn NSTB. Đảo đoạn NST C. Mất đoạn NST D. Mất một NST Câu 31. Trong quá trình nhân đôi của ADN, timin của môi trường nội bào liên kết với loại nuclêôtit nào của mạch khuôn? A. UraxinB. AđêninC. Xitôzin D. Guanin Câu 32. Trình tự gen trên một nhiễm sắc thể (NST) ban đầu là ABZV. PW. Dạng đột biến mất đoạn của NST trên thuộc trường hợp nào sau đây ? A. ABZ. PW B. ABZVV. PWC. AABZV. PW D. AZBV. PW Câu 33. Đặc điểm nào sau đây thể hiện sự khác biệt giữa phân tử mARN và phân tử ADN? A. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân B. Được tạo ra từ 4 loại đơn phân C. Chỉ có cấu trúc một mạch xoắn đơnD. Là đại phân tử có khối lượng lớn Câu 34. Một quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành gen a; gen B bị đột biến thành gen b. Cho biết gen A là trội hoàn toàn so với gen a; gen B là trội hoàn toàn so với gen b. Các cơ thể có kiểu gen nào sau đây mang kiểu hình đột biến? A. AABb; AaBB B. AABB; AABbC. aaBb; Aabb D. AaBb; AABb Câu 35. Gen H có số nuclêôtit loại X là 3000, số nuclêôtit loại A là 1500. Tổng số liên kết hidro của gen là bao nhiêu? A. 4500 B. 9000 C. 12000 D. 13500 Câu 36. Gen H có số nuclêôtit loại X là 3000, số nuclêôtit loại A là 1500. Số lượng nuclêôtit loại T của gen H là bao nhiêu? A. 3000 B. 1500 C. 15000 D. 7500 Câu 37. Gen H có số nuclêôtit loại X là 3000, số nuclêôtit loại A là 1500. Nuclêôtit loại G của gen H là bao nhiêu? A. 1500 B. 3000 C. 4500 D. 5000 Câu 38. Gen H có số nuclêôtit loại X là 3000, số nuclêôtit loại A là 1500. Tổng số nuclêôtit của gen H là bao nhiêu? A. 3000 B. 4500 C. 6000 D. 9000 Câu 39. Gen H có số nuclêôtit loại X là 3000, số nuclêôtit loại A là 1500. Chiều dài của gen H là bao nhiêu? A. 15300 Ao B. 14130 Ao C. 28260 Ao D. 30600 Ao Câu 40. Gen H có số nuclêôtit loại X là 3000, số nuclêôtit loại A là 1500. Xảy ra đột biến thêm 1 cặp A- T và 7 cặp G-X làm gen H chuyển thành gen h. Gen h dài hơn gen H bao nhiêu Ao ? A. 27,2 Ao B. 25,12 Ao C. 54,4 Ao D. 50,24 Ao Chúc em thi tốt!
  4. TRƯỜNG THCS TRƯNG VƯƠNG NĂM HỌC 2020 – 2021 Họ và tên: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Lớp: MÔN: SINH HỌC 9 Mã đề 202 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Hãy chọn phương án đúng trong các câu dưới đây tô vào phiếu trả lời. Câu 1. Khi nói về đột biến gen phát biểu nào sau đây là sai? A. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên một NST B. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc gen C. Đột biến gen có thể gây hại, có thể có lợi cho sinh vật hoặc trung tính D. Đột biến gen có thể làm thay đổi trạng thái của gen từ trội thành lặn Câu 2. Trình tự gen trên một nhiễm sắc thể (NST) ban đầu là MBZV. PW. Dạng đột biến đảo đoạn của NST này là trường hợp nào sau đây? A. MBZ. PW B. MBVZ. PW C. MBBZV. PW D. MBZVV. PW Câu 3. Cấu trúc nào dưới đây truyền thông tin về cấu trúc phân tử prôtêin đến ribôxôm ? A. tARN B. mARN C. ADND. rARN Câu 4. Một quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành gen a; gen B bị đột biến thành gen b. Cho biết gen A là trội hoàn toàn so với gen a; gen B là trội hoàn toàn so với gen b. Các cơ thể có kiểu gen nào sau đây mang kiểu hình đột biến? A. aaBb; AabbB. AaBb; AABbC. AABb; AaBBD. AABB; AABb Câu 5. Quá trình tổng hợp phân tử protein không dựa trên nguyên tắc nào sau đây? A. Nguyên tắc khuôn mẫu B. Nguyên tắc bổ sung A-U; G-X C. Nguyên tắc bộ 3 D. Nguyên tắc bán bảo toàn Câu 6. Sự tự nhân đôi của ADN xảy ra vào kì nào sau đây? A. Kì cuối B. Kì trung gian C. Kì đầu D. Kì giữa Câu 7. Cơ thể mang kiểu gen nào sau đây được gọi là thể đồng hợp tử về tất cả các gen đang xét? A. aaBBDdB. AAbbDDC. AabbDDD. aaBbDD Câu 8. Phân tử tARN có chức năng nào sau đây? A. Truyền thông tin về cấu trúc prôtêin đến ribôxôm B. Tham gia cấu tạo màng tế bào C. Vận chuyển axit amin cho quá trình tổng hợp prôtêin D. Tham gia cấu tạo nhân của tế bào Câu 9. Đột biến gen là những biến đổi xảy ra trên cấu trúc di truyền nào sau đây? A. Phân tử ARN B. Phân tử ADNC. Chuỗi pôlipeptit. D. Phân tử Prôtêin. Câu 10. Một đoạn mạch mARN có trình tự nucleotit là UXGAUXAG, theo lý thuyết trình tự nuclêôtit trên mạch gốc ADN quy định đoạn mARN này là trường hợp nào sau đây? A. AGXTAGTXB. AGGATAGXC. AXGTAGTXD. AXGAAXAG Câu 11. Kí hiệu của phân tử ARN thông tin là trường hợp nào sau đây? A. ARNB. tARNC. rARN D. mARN Câu 12. Mạch thứ nhất của phân tử ADN gồm 200 nuclêôtit loại G (guanine). Theo lý thuyết, mạch thứ hai của phân tử ADN này có bao nhiêu nuclêôtit loại X (xitozin)? A. 100B. 200 C. 600 D. 300
  5. Câu 13. Hai trạng thái kiểu hình nào sau đây ở đậu Hà Lan là một cặp tính trạng tương phản? A. Quả lục và quả có ngấn B. Thân cao và quả tròn C. Hạt xanh và hạt trơnD. Hoa đỏ và hoa trắng Câu Trong quá trình tổng hợp ARN, xitôzin của môi trường nội bào liên kết với loại nuclêôtit nào của mạch khuôn? A. AđêninB. GuaninC. UraxinD. Timin Câu 15. Ở đậu Hà Lan, gen quy định quả lục và gen nào sau đây là một cặp nhân tố di truyền? A. Gen quy định hoa mọc trên ngọnB. Gen quy định thân cao C. Gen quy định hạt nhănD. Gen quy định quả vàng Câu 16. Giữa hai mạch đơn của phân tử ADN liên kết với nhau bằng loại liên kết gì? A. Liên kết bổ sungB. Liên kết hidroC. Liên kết peptit D. Liên kết hóa trị Câu 17. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về cấu trúc phân tử ADN? A. Một chu kỳ xoắn cao 34 Ao, có 10 cặp nuclêôtit B. Đơn phân của ADN là A,T,G,X C. Là 1 chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song xoắn đều D. Có 4 bậc cấu trúc tạo ra tính đặc trưng và đa dạng Câu 18. Trong quá trình nhân đôi của ADN, timin của môi trường nội bào liên kết với loại nuclêôtit nào của mạch khuôn? A. XitôzinB. AđêninC. Guanin D. Uraxin Câu 19. Dạng đột biến nào sau đây làm giảm số lượng gen trên một NST? A. Mất đoạn NSTB. Mất một NSTC. Đảo đoạn NST D. Lặp đoạn NST Câu 20. Loại prôtêin nào sau đây có chức năng điều hòa quá trình trao đổi chất? A. Prôtêin hoocmonB. Prôtêin enzimC. Prôtêin kháng thể D. Prôtêin thụ thể Câu 21. Một đoạn NST bị đứt ra, đảo ngược 180o và nối vào vị trí cũ làm phát sinh dạng đột biến nào sau đây? A. Lặp đoạn một đoạn NSTB. Đảo đoạn một đoạn NST C. Mất đoạn một đoạn NSTD. Thêm một chiếc NST Câu 22. Trên mạch 1 của phân tử ADN có một đoạn trình tự các nuclêôtit là XAGGTTX. Theo lí thuyết, trình tự nuclêôtit đoạn mạch 2 của phân tử ADN là trường hợp nào sau đây? A. GTGGAAG B. ATGXAAG C. GTXXAAG D. GTXXATX Câu 23. Dựa vào chức năng, ARN được chia làm mấy loại? A. 3 B. 2C. 4 D. 1 Câu 24. Mỗi vòng xoắn của phân tử ADN có chứa bao nhiêu cặp nuclêôtit? A. 30 nuclêôtit B. 34 cặp nuclêôtit C. 10 cặp nuclêôtit D. 20 cặp nuclêôtit Câu 25. Quá trình tổng hợp phân tử prôtêin diễn ra ở đâu trong tế bào? A. Nhân tế bào B. Màng nhânC. Màng tế bào D. Chất tế bào Câu 26. Đơn phân cấu tạo nên phân tử prôtêin có tên gọi là gì? A. Ribonucleotit B. Nuclêôtit C. Axit amin D. Axit nuclêic Câu 27. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đột biến gen? A. Không di truyền được B. Có thể hiện ngay ra kiểu hình hoặc chưa
  6. C. Xuất hiện đột ngột, riêng lẻ D. Có hại, trung tính hoặc có lợi Câu 28. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm của phân tử ADN? A. Có khả năng tự nhân đôi B. Cấu tạo chất nguyên sinh và màng tế bào C. Là đại phân tử có khối lượng kích thước lớn.D. Lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền Câu 29. Loại protein nào sau đây tham gia cấu trúc NST? A. KeratinB. CollagenC. ElastinD. Histon Câu 30. Bệnh ung thư máu ở người là do dạng đột biến nào sau đây gây ra? A. Lặp 1 đoạn NST B. Đảo 1 đoạn NST C. Mất 1 cặp nuclêôtitD. Mất 1 đoạn NST Câu 31. Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen? A. Mất 1 cặp nuclêôtit B. Thêm 1 cặp nuclêôtit C. Lặp một đoạn genD. Thay thế 1 cặp nuclêôtit Câu 32. Một gen có A= 100, G= 500. Tổng số nuclêôtít hai loại X, T của gen này là bao nhiêu? A. 600 B. 700 C.1200 D. 400 Câu 33. Đặc điểm nào sau đây thể hiện sự khác biệt giữa phân tử ARN và phân tử ADN? A. Được cấu tạo từ bốn loại đơn phânB. Là đại phân tử có khối lượng kích thước lớn C. Chỉ có cấu trúc một mạch xoắn đơn D. Có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân Câu 34. Trình tự gen trên một nhiễm sắc thể (NST) ban đầu là KBZV. PFW. Dạng đột biến mất đoạn của NST trên thuộc trường hợp nào sau đây ? A. KKBZV. PFW B. KBZV. PW C. KBZVV. PFW D. KZBV. PFW Câu 35. Gen W có số nuclêôtit loại T là 1200, số nuclêôtit loại X là 3600. Tổng số liên kết hidro của gen là bao nhiêu? A. 4800 B. 9600 C. 13200 D. 14400 Câu 36. Gen W có số nuclêôtit loại T là 1200, số nuclêôtit loại X là 3600. Số lượng nuclêôtit loại A của gen W là bao nhiêu? A. 3600 B. 1200 C. 1800 D. 2400 Câu 37. Gen W có số nuclêôtit loại T là 1200, số nuclêôtit loại X là 3600. Số nuclêôtit loại G của gen W là bao nhiêu? A. 3600 B. 4800 C. 1200 D. 800 Câu 38. Gen W có số nuclêôtit loại T là 1200, số nuclêôtit loại X là 3600. Tổng số nuclêôtit của gen W là bao nhiêu? A. 4800 B. 9600 C. 14400 D. 13200 Câu 39. Gen W có số nuclêôtit loại T là 1200, số nuclêôtit loại X là 3600. Chiều dài của gen W là bao nhiêu? A. 16320 Ao B. 15072 Ao C. 30144 Ao D. 32640 Ao Câu 40. Gen W có số nuclêôtit loại T là 1200, tổng số nuclêôtit của gen 3600. Xảy ra đột biến mất 8 cặp A-T và 2 cặp G-X làm gen W chuyển thành gen w. Gen w có tổng số nuclêôtit ít hơn gen W là bao nhiêu? A. 6 B. 10 C. 16 D. 20
  7. TRƯỜNG THCS TRƯNG VƯƠNG NĂM HỌC 2020 – 2021 Họ và tên: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Lớp: MÔN: SINH HỌC 9 Mã đề 303 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Chúc em thi tốt! Hãy chọn phương án đúng trong các câu dưới đây tô vào phiếu trả lời. Câu 1. Đơn phân giữa hai mạch đơn của phân tử ADN liên kết với nhau bằng loại liên kết gì? A. Liên kết hóa trị B. Liên kết bổ sungC. Liên kết Peptit D. Liên kết hidro Câu 2. Kí hiệu của phân tử ARN thông tin là trường hợp nào sau đây? A. tARNB. mARNC. ARND. rARN Câu 3. Mạch thứ nhất của phân tử ADN gồm 700 nuclêootit loại G (guanine). Theo lý thuyết, mạch thứ hai của phân tử ADN này có bao nhiêu nuclêootitloại X (xitozin)? A. 350B. 700C. 1400 D. 2100 Câu 4. Loại protein nào sau đây có chức năng xúc tác các quá trình trao đổi chất? A. Prôtêin hoocmonB. Prôtêin thụ thểC. Prôtêin kháng thể D. Prôtêin enzim Câu 5. Trong quá trình nhân đôi của ADN, guanine của môi trường nội bào liên kết với loại nucleotit nào của mạch khuôn? A. XitôzinB. TiminC. Uraxin D. Ađênin Câu 6. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm của phân tử ADN? A. Cấu tạo chất nguyên sinh và màng tế bàoB. Có khả năng tự nhân đôi C. Là đại phân tử có khối lượng kích thước lớn.D. Lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền Câu 7. Một đoạn mạch mARN có trình tự nuclêootit là UXGAUXAG, theo lý thuyết trình tự nuclêôtit trên mạch gốc ADN quy định đoạn mARN này là trường hợp nào sau đây? A. AXGTAGTXB. AGXTAGTX C. AGGATAGX D. AXGAAXAG Câu 8. Đột biến gen là những biến đổi xảy ra trên cấu trúc di truyền nào sau đây? A. Phân tử ARN B. Phân tử prôtêin C. Phân tử ADN D. Chuỗi pôlipeptit Câu 9. Quá trình tự nhân đôi của ADN không dựa trên nguyên tắc nào sau đây? A. Nguyên tắc khuôn mẫu B. Nguyên tắc bộ 3 C. Nguyên tắc bổ sung A-T; G-X D. Nguyên tắc bán bảo toàn Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về cấu trúc phân tử ADN? A. Đơn phân của ADN là A,T,G,X B. Có 4 bậc cấu trúc tạo ra tính đặc trưng và đa dạng C. Một chu kỳ xoắn cao 34 Ao, có 10 cặp nucleotit D. Là 1 chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song xoắn đều Câu 11. Trình tự gen trên một nhiễm sắc thể (NST) ban đầu là ABZV. PW. Dạng đột biến mất đoạn của NST trên thuộc trường hợp nào sau đây ? A. AZBV. PW B. AABZV. PW C. ABZVV. PW D. ABZ. PW Câu 12. Trong quá trình tổng hợp ARN, uraxin của môi trường nội bào liên kết với loại nuclêôtit nào của mạch khuôn?
  8. A. GuaninB. TiminC. Ađênin D. Xitôzin Câu 13. Phân tử rARN có chức năng nào sau đây? A. Tham gia cấu tạo ribôxôm B. Vận chuyển axit amin cho quá trình tổng hợp prôtêin C. Tham gia cấu tạo màng tế bào D. Truyền thông tin về cấu trúc prôtêin đến ribôxôm Câu 14. Quá trình tổng hợp phân tử prôtêin diễn ra ở đâu trong tế bào? A. Nhân tế bàoB. Chất tế bàoC. Màng nhân D. Màng tế bào Câu 15. Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen? A. Thêm 1 cặp nuclêôtit B. Mất 1 cặp nuclêôtit C. Thay thế 1 cặp nuclêôtit D. Thêm 1 đoạn gen Câu 16. Sự nhân đôi của ADN xảy ra vào kì nào sau đây? A. Kì trung gianB. Kì giữaC. Kì đầu D. Kì sau Câu 17. Dạng đột biến nào sau đây không làm giảm số lượng gen trên một NST? A. Mất đoạn NSTB. Đảo đoạn NSTC. Lặp đoạn NST D. Mất một NST Câu 18. Ở đậu Hà Lan, gen quy định thân thấp và gen nào sau đây là một cặp nhân tố di truyền? A. Gen quy định hạt vàngB. Gen quy định hoa mọc trên ngọn C. Gen quy định hạt nhănD. Gen quy định thân cao Câu 19. Dựa vào chức năng, ARN được chia làm mấy loại? A. 4B. 2 C. 3 D. 1 Câu 20. Trên mạch 1 của phân tử ADN có một đoạn trình tự các nuclêootit là XAGGTTX . Theo lí thuyết, trình tự nuclêootit đoạn mạch 2 là trường hợp nào sau đây? A. GTGGAAG B. GTXXAAG C. ATGXAAG D. GTXXATX Câu 21. Trình tự gen trên một nhiễm sắc thể (NST) ban đầu là ABZV. PW. Dạng đột lặp đoạn của NST này là: A. ABZVV. PWB. ABZ. PW C. BAZV. PW D. AZBV. PW Câu 22. Hai trạng thái kiểu hình nào sau đây ở đậu Hà Lan là một cặp tính trạng tương phản? A. Hoa đỏ và hoa trắng B. Quả lục và quả có ngấn C. Thân cao và quả tròn D. Hạt xanh và hạt trơn Câu 23. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đột biến gen? A. Xuất hiện đột ngột, riêng lẻ B. Có hại, trung tính hoặc có lợi C. Không di truyền được D. Có thể hiện ngay ra kiểu hình hoặc chưa Câu 24. Loại prôtêin nào sau đây tham gia cấu trúc NST? A. Histon B. CollagenC. Keratin D. Elastin Câu 25. Cấu trúc nào dưới đây tham gia vận chuyển axit amin tổng hợp phân tử prôtêin? A. tARN B. ADNC. mARN D. rARN Câu 26. Đơn phân cấu tạo nên phân tử prôtêin có tên gọi là gì? A. Axit nuclêic B. Nuclêôtit C. Axit amin D. Ribônucleotit Câu 27. Một gen có A= 300, G = 500. Tổng số nuclêôtít hai loại T, G của gen này là bao nhiêu? A. 600 B. 1200 C. 800 D. 1000 Câu 28. Khi nói về đột biến gen phát biểu nào sau đây là sai? A. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc gen
  9. B. Đột biến gen có thể gây hại, có thể có lợi cho sinh vật hoặc trung tính C. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên một NST D. Đột biến gen có thể làm thay đổi trạng thái của gen từ trội thành lặn Câu 29. Bệnh ung thư máu ở người là do dạng đột biến nào sau đây gây ra? A. Lặp đoạn NST B. Mất đoạn NST C. Đảo đoạn NST D. Mất cặp nucleotit Câu 30. Cơ thể mang kiểu gen nào sau đây được gọi là thể đồng hợp tử về tất cả các gen đang xét? A. aaBbDDB. AabbDDC. AAbbDD D. aaBBDd Câu 31. Một đoạn NST bị đứt ra, đảo ngược 180o và nối vào vị trí cũ làm phát sinh dạng đột biến nào sau đây? A. Lặp đoạn một đoạn NSTB. Thêm một chiếc NST C. Đảo đoạn một đoạn NSTD. Mất đoạn một đoạn NST Câu 32. Mỗi vòng xoắn của phân tử ADN có chứa bao nhiêu cặp nuclêôtit? A. 30 nuclêôtit B. 34 cặp nuclêôtit C. 10 cặp nuclêôtit D. 20 cặp nuclêôtit Câu 33. Đặc điểm nào sau đây thể hiện sự khác biệt giữa phân tử ARN và phân tử ADN? A. Là đại phân tử có khối lượngB. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân C. Được cấu tạo từ bốn loại đơn phânD. Chỉ có cấu trúc một mạch xoắn đơn Câu 34. Một quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành gen a; gen B bị đột biến thành gen b. Cho biết gen A là trội hoàn toàn so với gen a; gen B là trội hoàn toàn so với gen b. Các cơ thể có kiểu gen nào sau đây mang kiểu hình đột biến? A. AaBb; AABbB. aaBb; Aabb C. AABB; AABb D. AABb; AaBB Câu 35. Gen D có số nuclêôtit loại G là 2000, số nuclêôtit loại T là 4000. Số nuclêôtit loại A của gen D là bao nhiêu? A. 4000 B. 6000 C. 12000 D. 16000 Câu 36. Gen D có số nuclêôtit loại G là 2000, số nuclêôtit loại T là 4000. Tổng số nuclêôtit của gen D là bao nhiêu? A. 6000 B. 8000 C. 12000 D. 18000 Câu 37. Gen D có số nuclêôtit loại G là 2000, số nuclêôtit loại T là 4000. Chiều dài của gen D là bao nhiêu? A. 4800 Ao B. 27680 Ao C. 18840 Ao D. 20400 Ao Câu 38. Gen D có số nuclêôtit loại G là 2000, số nuclêôtit loại T là 4000. Số lượng nuclêôtit loại X của gen D là bao nhiêu? A. 2000 B. 4000 C. 6000 D. 8000 Câu 39. Gen D có số nuclêôtit loại G là 2000, số nuclêôtit loại T là 4000. Tổng số liên kết hidro của gen là bao nhiêu? A. 12000 B. 18000 C. 9200 D. 14000 Câu 40. Gen D có số nuclêôtit loại G là 2000, số nuclêôtit loại T là 4000. Xảy ra đột biến mất 2 cặp A-T và 10 cặp G-X làm gen D chuyển thành gen d. Gen d ít hơn gen D bao nhiêu cặp nuclêôtit? A. 8 B. 12 C. 16 D. 24 Chúc em thi tốt!