Câu hỏi trắc nghiệm chương 1 Địa lí Lớp 6 - Năm học 2018-2019

docx 5 trang thuongdo99 3260
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm chương 1 Địa lí Lớp 6 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxcau_hoi_trac_nghiem_chuong_1_dia_li_lop_6_nam_hoc_2018_2019.docx

Nội dung text: Câu hỏi trắc nghiệm chương 1 Địa lí Lớp 6 - Năm học 2018-2019

  1. Chương I: Câu 1: Trái Đất nằm ở vị trí nào theo thứ tự xa dần trong hệ Mặt Trời? A. Vị trí thứ 2. B. Vị trí thứ 3. C. Vị trí thứ 4. D. Vị trí thứ 5. Câu 2: Trái Đất có hình gì? A. Hình tròn. B. Hình cầu. C. Hình bầu dục. D. Hình elip. Câu 3: Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến bao nhiêu độ? A. 60°. B. 90°. C. 120°. D. 180°. Câu 4: Vĩ tuyến dài nhất trên Trái Đất là: A. Vĩ tuyến 0°. B. Vĩ tuyến 30°. C. Vĩ tuyến 60°. D. Vĩ tuyến 90°. Câu 5: Nếu mỗi vĩ tuyến cách nhau 10 thì trên bề mặt quả Địa cầu, từ cực Bắc đến cực Nam có tất cả bao nhiêu vĩ tuyến? A. 178. B. 179. C.180. D.181. Câu 6: Nếu ti lệ bản đồ: 1:200 000 thì 5 cm trên bản đồ này sẽ ứng với khoảng cách thực địa là: A. 100 km B. 10 km C. 200 km D. 20 km Câu 7: Nếu tỉ lệ bản đồ 1: 6 000 000 thì 5 cm trên bản đồ này sẽ ứng với khoảng cách thực địa là: A. 3000km B. 30km C. 300km D. 3km Câu 8: Khoảng cách từ Hà Nội đến Hải Phòng là 105 km. Trên một bản đồ Việt Nam khoảng cách giữa hai thành phố đó đo được 15 cm. Vậy bản đồ đó có tỉ lệ bao nhiêu? A. Tỉ lệ của bản đồ đó là 1:700 000 B. Tỉ lệ của bản đồ đó là 1:700
  2. C. Tỉ lệ của bản đồ đó là 1:70 000 D. Tỉ lệ của bản đồ đó là 1:7000 Câu 9: Khoảng cách 1 cm trên bản đồ có ti lệ 1: 2.000.000 bằng bao nhiêu km trên thực địa? A. 200km B. 20 km C. 2km D. 20000km Câu 10: Bản đồ có tỉ lệ lớn thì đối tượng biểu hiện là A. nhiều đối tượng địa lí hơn B. ít đối tượng địa lí hơn C. đối tượng địa lí to hơn D. đối tượng địa lí nhỏ hơn Câu 11: Phương hướng kinh tuyến trên bản đồ A. Đầu phía trên của đường Kinh tuyến là hướng Bắc B. Đầu phía dưới của đường Kinh tuyến là hướng Bắc C. Đầu phía bên phải của đường Kinh tuyến là hướng Bắc D. Đầu phía bêntrái của đường Kinh tuyến là hướng Bắc Câu 12: Nếu đầu bên phải của vĩ tuyến là hướng Đông thì đầu bên trái là. A. hướng Tây B. hướng Nam C. hướng Bắc D. hướng Đông Câu 13: Nếu bản đồ không thể hiện các đường kinh tuyến và vĩ tuyến thì dựa vào mũi tên chỉ A. hướng Nam B. hướng Bắc C. hướng Đông D. hướng Tây Câu 14: Nước ta nằm về hướng: A. Tây Nam của châu Á B. Đông Nam của châu Á C. Đông Bắc của châu Á D. Tây Bắc của châu Á Câu 15: Từ Hà nội đến Ma-ni-la: A. Hướng Nam B. Hướng Đông C. Hướng Bắc D. Hướng Đông Nam Câu 16: Kí hiệu bản đồ có mấy loại? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 17: Kí hiệu bản đồ có mấy dạng? A. 4 B. 3
  3. C. 2 D. 1 Câu 18: Kí hiệu bản đồ thể hiện chính xác đối tượng là dạng hình học hoặc tượng hình là loại kí hiệu nào? A. Đường B. Diện tích C. Điểm D. Hình học Câu 19: Kí hiệu đường thể hiện: A. Ranh giới B. Sân bay C. Cảng biển D. Vùng trồng lúa Câu 20: Các đường đồng mực gần nhau, địa hình: A. càng thoải B. bằng phẳng C. dốc D. gồ ghề Câu 21: Thời gian tự quay 1 vòng quanh trục của Trái Đất là A. 12 giờ B. 24 giờ C. 6 giờ D. 30 giờ Câu 22: Khi khu vực giờ gốc là 12 giờ thì nước ta là mấy giờ? A. 19 giờ B. 12 giờ C. 7 giờ D. 10 giờ Câu 23: Bề mặt Trái Đất được chia thành A. 12 giờ khu vực B. 20 giờ khu vực C. 30 giờ khu vực D. 24 giờ khu vực Câu 24: Hiện tượng ngày đêm do A. Trái đất hình dạng cầu nên mặt trời chỉ chiếu sáng được một nửa B. Sự vận động tự quay của trái từ Tây sang Đông C. Sự vận động tự quay của trái từ Đông sang Tây D. Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời Câu 25: Do sự vận động tự quay quanh trục của Trái đất nên các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng A. Bán cầu Bắc: lệch bên phải, Bán cầu Nam: lệch bên phải B. Bán cầu Bắc: lệch bên trái, Bán cầu Nam: lệch bên trái C. Bán cầu Bắc: lệch bên trái, Bán cầu Nam: lệch bên phải D. Bán cầu Bắc: lệch bên phải, Bán cầu Nam: lệch bên trái
  4. Câu 26: Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời trên quỹ đạo hết bao nhiêu thời gian? A. 365 ngày B. 100 ngày C. 200 ngày D. 30 ngày Câu 27: Các mùa đối lập nhau ở 2 nửa cầu trong bao lâu? A. 1 tháng B. 3 tháng C. 9 tháng D. 12 tháng Câu 28: Ngày 21/3 Thu phân ở nửa bán cầu Nam là mùa? A. Xuân B. Hạ C. Thu D. Đông Câu 29: Ngày 22/6 Hạ chí ở nửa bán cầu Bắc thì lượng nhiệt và ánh sáng nhận được là: A. Nhiều B. Ít C. Không có ánh sáng D. Dư ánh sáng không cần thiết Câu 30: Ngày 22/12 Hạ chí ở nửa bán cầu Bắc là mùa nào? A. Xuân B. Đông C. Thu D. Hạ Câu 31: Vào ngày nào trong năm ở hai nửa bán cầu đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau: A. Ngày 22 tháng 6 và ngày 22 tháng 12 B. Ngày 21 tháng 3 và ngày 23 tháng 9 C. Ngày 21 tháng 6 và ngày 23 thangs 12 D. Ngày 22 tháng 3 và ngày 22 tháng 9 Câu 32: Vĩ tuyến 66033′ Bắc là đường: A. Chí tuyến Bắc B. Chí tuyến Nam C. Đường xích đạo D. Vòng cực Bắc Câu 33: Ở vĩ tuyến 66033′ Bắc và Nam, ngày 22 tháng 6 và ngày 22 tháng 12 có ngày hoặc đêm dài: A. 12 giờ B. 20 giờ C. 22 giờ D. 24 giờ
  5. Câu 34: Các địa điểm nằm ở cực Bắc và cực Nam có ngày đêm dài suốt: A. 3 tháng B. 6 tháng C. 9 tháng D. 12 tháng Câu 35: các địa điểm nằm trên đường xích đạo quanh năm có: A. ngày đêm dài ngắn khác nhau B. ngày đêm dài ngắn như nhau C. ngày dài đêm ngắn D. ngày ngắn đêm dài Câu 36: Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp: A. 3 B. 4 C. 2 D. 5 Câu 37: Trong các lớp cấu tạo của Trái Đất thì bộ phận nào giữ vai trò quan trọng nhất? A. Lớp trung gian B. Lớp nhân C. Lõi D. Lớp vỏ Câu 38: Trang thái của lớp nhân Trái Đất là: A. Rắn B. Lỏng C. Lỏng ở ngoài rắn ở trong D. Lỏng ở trong rắn ở ngoài Câu 39: Nhiệt độ cao nhất của lõi Trái Đất là: A. 1000oC B. 2000oC C. 4000oC D. 5000oC Câu 40: Lớp vỏ Trái Đất chiếm tỉ lệ là: A. Chiếm 0,5% thể tích và 0, 5% khối lượng của Trái Đất B. Chiếm 1% thể tích và 0, 5% khối lượng của Trái Đất C. Chiếm 1% thể tích và 1 % khối lượng của Trái Đất D. Chiếm 0,5% thể tích và 1 % khối lượng của Trái Đất