Câu hỏi trắc nghiệm chương 2 Hóa học Lớp 8 - Năm học 2019-2020

docx 3 trang thuongdo99 2270
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm chương 2 Hóa học Lớp 8 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxcau_hoi_trac_nghiem_chuong_2_hoa_hoc_lop_8_nam_hoc_2019_2020.docx

Nội dung text: Câu hỏi trắc nghiệm chương 2 Hóa học Lớp 8 - Năm học 2019-2020

  1. PHIẾU BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG OXI - KHÔNG KHÍ Câu 1: Tính chất nào về oxi là không đúng? A. Oxi là phi kim hoạt động hoá học rất mạnh, nhất là ở nhiệt độ cao. B. Oxi tạo oxit với hầu hết kim loại và phi kim. C. Oxi không có mùi và không có vị. D. Oxi tan nhiều trong nước. Câu 2: Quá trình nào không làm giảm lượng oxi trong không khí? A. Sự gỉ của các vật dụng bằng sắt. B. Sự cháy của than, củi, khí đốt. C. Sự quang hợp của cây xanh. D. Sự hô hấp của động vật và con người Câu 3: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxi bằng cách nhiệt phân KClO3 hay KMnO4 vì A. các nguyên liệu này dễ kiếm, rẻ tiền. B. các chất này giàu oxi và dễ phân huỷ ra oxi C. phương pháp nhiệt phân khó thực hiện. D. không độc hại. Câu 4: Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy nước là vì khí oxi A. không có màu. B. ít tan trong nước C. khó hoá lỏng. D. nhẹ hơn nước Câu 5: Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy không khí là vì khí oxi A. nặng hơn khí hiđro. B. nặng hơn không khí. C. chiếm 21% thể tích không khí. D. ít tan trong nước. Câu 6: Sự oxi hoá chậm là sự oxi hóa A. không toả nhiệt, không phát sáng. B. vừa tỏa nhiệt, vừa phát sáng. C. có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng. D. Có phát sáng nhưng không tỏa nhiệt. Câu 7: Cho các nguyên tố: C (II, IV), Si (IV), P (V), Ca (II) Các oxit axit tương ứng là A. CO, CO2, Si2O, P2O5, Ca2O2 B. CO2, CO3, SiO2, P2O3, CaO C. CO2, CO, SiO2, P2O5, CaO D. CO, CO2, SiO2, P2O5, CaO Câu 8: Hãy cho biết 0,5.N phân tử oxi có khối lượng bao nhiêu gam? A. 1,6g B. 3,2g C.16g D. 32g Câu 9: Đốt cháy 3,1g photpho trong bình chứa 5g oxi, sau phản ứng thì A. oxi dư. B. photpho dư. C. hai chất vừa hết. D. thu được 1 chất duy nhất Câu 10: Nhóm công thức hóa học nào biểu diễn toàn oxit? A. CaO ; CaCO3 ; SO2 C. FeO ; NaCl ; P2O3 B. N2O ; Al2O3 ; SiO2 D. CO ; H2SO3 ; PbO Câu 11: Oxit nào là oxit axit? A. Na2O B. CaO C. CO2 D. CuO Câu 12: Oxit nào là oxit bazơ? A. FeO B. SO2 C. SO3 D. P2O5 Câu 13: Hàm lượng nguyên tố oxi cao nhất trong A. KClO3 B. KMnO4 C. KClO3 D. H2O Câu 14: Khí nào chiếm nhiều nhất trong thành phần không khí? A. CO2 B. CO C. O2 D. N2 Câu 15: Dấu hiệu nào trong thí nghiệm “Tìm hiểu thành phần của không khí” chứng tỏ khí oxi chiếm 1/5 thể tích không khí? A. Photpho cháy trong ống thủy tinh hình trụ. B. Sau một thời gian, photpho không cháy nữa. C. Có khí sinh ra màu trắng trong ống thủy tinh hình trụ. D. Nước dâng lên đến vạch thứ nhất trong ống thủy tinh hình trụ. Câu 16: Những chất được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là
  2. A. KClO3 và KMnO4. B. KMnO4 và H2O. C. KClO3 và CaCO3. D. KMnO4 và không khí. Câu 17: Dùng chất nào với khối lượng ít nhất để điều chế 4,48lít O2 (đktc)? A. KClO3 B. KMnO4 C. KNO3 D. H2O Câu 18: Nhiệt phân chất nào sẽ không tạo ra khí oxi? A. CaCO3 B. KClO3 C. KMnO4 D. KNO3 Câu 19: Chọn định nghĩa phản ứng phân huỷ đầy đủ nhất: A. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra một chất mới. B. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra hai chất mới. C. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới. D. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học có chất khí thoát ra. Câu 20: Phản ứng nào là phản ứng phân hủy? A. CuO + H Cu + H O B. 2Ca(OH)2 2 2 CaO + H2O CaCO3 +H2O C. 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 D. CO2 + Ca(OH)2 SO2 Câu 21: Phản ứng nào không phải là phản ứng hoá hợp? 2P2O5 A. 3Fe + 3O2 Fe3O4 B. S + O2 C. CuO +H2 Cu + H2O D. 4P + 5O2 Câu 22: Hàm lượng của nguyên tố O trong CO là A. 50%. B. 60%. C. 57,14%. D. 72,72%. Câu 23: Trong một oxit, kim loại có hoá trị III và chiếm 70% về khối lượng là A. Cr2O3 B. Al2O3 C. As2O3 D. Fe2O3 Câu 24: Nếu đốt cháy hoàn toàn 2,4g cacbon trong 4,8g oxi thì thu được tối đa bao nhiêu gam khí CO2? A. 6,6g B.6,5g C.6,4g D. 6,3g Câu 25: Đốt cháy 3,2g lưu huỳnh trong một bình chứa 1,12 lít khí O2 (đktc). Thể tích khi SO2 thu được là: A. 4,48lít B. 2,24 lít C. 1,12 lít D. 3,36 lít Câu 26: Khi phân huỷ (có xúc tác) 122,5g KClO3, thể tích khí oxi thu được là: A. 33,6 lít B. 3,36 lít C. 11,2 lít D.1,12 lít Câu 27: Số gam KMnO4 cần dùng để điều chế được 2,24 lít khí oxi (đktc) là: A. 20,7g B. 42,8g C. 14,3g D. 31,6g Câu 28: Tỉ lệ khối lượng của nitơ và oxi trong một oxit là 7:20. Công thức hóa học của oxit là: A. N2O B. N2O3 C. NO2 D. N2O5 Câu 29: Phần trăm khối lượng của Cu trong CuO là: A. 40% B. 60% C. 70% D. 80% Câu 30: Trong x gam quặng sắt hematit có chứa 5,6g Fe. Khối lượng Fe2O3 có trong quặng đó là: A. 6g B. 7g C. 8g D.9g Câu 31: Một loại đồng oxit có thành phần gồm 8 phần khối lượng đồng và 1 phần khối lượng oxi. Công thức hóa học của oxít đó là: A. CuO B. Cu2O C. Cu2O3 D. CuO3 Câu 32: Oxit nào có phần trăm khối lượng oxi nhỏ nhất? (cho Cr = 52; Al =27; As = 75; Fe = 56)
  3. A. Cr2O3 B. Al2O3 C. As2O3 D. Fe2O3 Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn 2,4g cacbon trong 4,8g oxi thì thu được tối đa bao nhiêu gam khí CO2? A. 6,6g B.6,5g C.6,4g D. 6,3g Câu 34: Một oxit trong đó cứ 12 phần khối lượng lưu huỳnh thì có 18 phần khối lượng oxi. Công thức hoá học của của oxit là: A. SO2 B. SO3 C. S2O D. S2O3 Câu 35: Đốt cháy 3,2g lưu huỳnh trong một bình chứa 1,12 lít khí O2 (đktc). Thể tích khí SO2 thu được là: A. 4,48lít B. 2,24 lít C. 1,12 lít D. 3,36 lít (HẾT)