Câu hỏi trắc nghiệm học kì I Địa lí Lớp 8 - Năm học 2018-2019
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm học kì I Địa lí Lớp 8 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- cau_hoi_trac_nghiem_hoc_ki_i_dia_li_lop_8_nam_hoc_2018_2019.doc
Nội dung text: Câu hỏi trắc nghiệm học kì I Địa lí Lớp 8 - Năm học 2018-2019
- CÂU HỎI ĐỊA LÍ 8 KÌ I NĂM HỌC 2018 - 2019 Câu 1: (Thông hiểu) Phần đất liền Châu Á tiếp giáp châu lục nào sau đây? a. Châu Âu. b. Châu Phi. c. Châu Đại Dương. d. Cả a và b. Đáp án : d Câu 2: (Thông hiểu) Phần đất liền châu Á không tiếp giáp đại dương nào sau dây? a. Thái Bình Dương. b. Bắc Băng Dương. c. Đại Tây Dương. d. Ấn Độ Dương. Đáp án : c Câu 3: (Thông hiểu) Điểm cực Bắc và cực Nam của Châu Á ( phần đất liền ) Kéo dài trên những vĩ độ nào? a. 77044’B - 1016’B b. 76044’B - 2016’B c. 78043’B - 1017’B d. 87044’B - 1016’B Đáp án : a Câu 4: (Nhận biết) Nguồn dầu mỏ và khí đốt của Châu Á tập trung chủ yếu ở khu vực nào? a. Bắc Á b. Đông Nam Á c. Nam Á d. Tây Nam Á. Đáp án : d Câu 5: (Vận dụng) Khí hậu Châu Á phân hoá đa dạng từ Bắc đến Nam là do: a. Lãnh thổ kéo dài. b. Kích thước rộng lớn. c. Địa hình núi ngăn cản sự ảnh hưởng của biển. d. Tất cả các ý trên. Đáp án : d Câu 6: (Nhận biết) Khí hậu Chấu Á phân thành những đới cơ bản: a. 2 đới b. 3 đới c. 5 đới d. 11 đới. Đáp án : c Câu 7: (Nhận biết)
- Đới khí hậu chia thành nhiều kiểu KH nhất ở Châu Á là: a. Cực và cận cực. b. Khí hậu cận nhiệt c. Khí hậu ôn đới d. Khí hậu nhiệt đới. Đáp án : b Câu 8: (Thông hiểu) Kiểu khí hậu chiếm diện tích lớn nhất ở Châu Á là: a. Khí hậu cực b. Khí hậu hải dương c. Khí hậu lục địa d. Khí hậu núi cao. Đáp án : c Câu 9: (Vận dụng) Các đới khí hậu phân thành nhiều kiểu đới là do: a. Diện tích lớn b. Vị trí gần hay xa biển c. Địa hình cao, thấp d. Cả ba ý trên đều đúng. Đáp án : d Câu 10: (Nhận biết) Khu vực Đông Nam Á thuộc kiểu khí hậu: a. Nhiệt đới gió mùa b. Ôn đới hải dương c. Ôn đới lục địa d. Khí hậu xích đạo. Đáp án : a Câu 11: (Nhận biết) Con sông dài nhất Châu Á là: a. Trường Giang b. A Mua c. Sông Hằng d. Mê Kông. Đáp án : a Câu 12: (Nhận biết) Khu vực có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều sông lớn là: a. Nam Á b. Đông Nam Á c. Đông Á d. Cả ba khu vực trên. Đáp án : d Câu 13: (Nhận biết)
- Ở Châu Á khu vực có hệ thống sông chảy từ Nam lên Bắc là: a. Đông Nam Á b. Tây Nam Á c. Bắc Á d. Trung Á. Đáp án : c Câu 14: (Vận dụng) Khu vực nào của Châu Á thường bị thiên tai? a. Vùng đảo và duyên hải Đông Á b. Khu vực Nam Á và Đông Nam Á c. Cả hai đều đúng d. Cả hai đều sai. Đáp án : c Câu 15: (Thông hiểu) Loại cảnh quan chiếm ưu thế ở Châu Á là: a. Rừng nhiệt đới b. Hoang mạc và bán hoang mạc c. Thảo nguyên d. Rừng lá kim. Đáp án : b Câu 16: (Nhận biết) Vào mùa đông ( tháng 1 ) ở Châu Á có: a. 3 trung tâm áp cao và 3 trung tâm áp thấp b. 4 trung tâm áp cao và 4 trung tâm áp thấp c. 5 trung tâm áp cao và 5 trung tâm áp thấp d. Cả a,b,c đều sai. Đáp án : d Câu17: (Nhận biết) Hướng gió chính vào mùa đông ở Châu Á là: a. Tây Bắc b. Đông Nam c. Tây Nam d. Đông Bắc. Đáp án : d Câu 18: (Thông hiểu) Hướng gió chính vào mùa hạ ở Châu Á là: a. Tây Bắc b. Đông Nam c. Tây Nam d. Đông Bắc. Đáp án : c
- Câu 19: (Thông hiểu) Ở Việt Nam, vào mùa đông khu vực chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc là: a. Miền Bắc b. Miền Trung c. Miền Nam d. Cả ba miền như nhau. Đáp án : a Câu 20: (Thông hiểu) Chủng tộc Môn-gô-lô-ít phân bố chủ yếu ở khu vực nào của Châu Á? a. Tây Nam Á, Trung Á, Nam Á b.Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á c. Cả a,b đều đúng d. Cả a,b đều sai. Đáp án :b Câu 21: (Thông hiểu) Đông Nam Á là khu vực phân bố chủ yếu của chủng tộc nào? a. Ô-xtra-lô-ít b. Ơ-rô-pê-ô-ít c. Môn-gô-lô-ít d. Nê-grô-ít. Đáp án :c Câu 22: (Thông hiểu) Hồi giáo là một trong những tôn giáo lớn ở Châu Á ra đời tại: a. Pa-let-tin b. Ấn Độ c. A-rập-xê-út d. I – Ran Đáp án : c Câu 23: (Thông hiểu) Quốc gia nào ở Đông Nam Á là nơi thịnh hành của Thiên Chúa giáo? a. In-đô-nê-xi-a b. Ma-lai-xi-a c. Phi-líp-pin d. Thái Lan. Đáp án : c Câu 24: (Nhận biết) Ở Châu Á khu vực nào có mật độ dân số thấp nhất ( dưới 1 người/km2 ) a. Nam Liên Bang Nga, bán đảo Trung Ấn b. Bắc Liên Bang Nga, Tây Trung Quốc c. Cả a, b đều đều đúng d. Cả a, b đều sai.
- Đáp án : b Câu 25: (Nhận biết) Khu vực có mật độ dân số đông ( trên 100 người/km2 ) là: a. Ven Địa Trung Hải b. Ven biển Nhật Bản, Trung Quốc c. Ven biển Ấn Độ, Việt Nam d. Cả b, c đều đúng. Đáp án : d Câu 26: (Thông hiểu) Nước nào sau đây có diện tích lớn nhất ở Châu Á? a. A-rập-xê-út b. Trung Quốc c. Ấn Độ d. Pa-ki-xtan Đáp án : b Câu 27: (Thông hiểu) Quốc gia nào sau đây không phải là nước công nghiệp mới? a. Hàn Quốc b. Đài Loan c. Thái Lan d. Xing-ga-po. Đáp án : c Câu 28: (Vận dụng -) Những nước nào công nghiệp phát triển nhanh nhưng nông nghiệp vẫn giữ vai trò lớn? a. Trung Quốc b. Lào c. Campuchia d. Việt Nam Đáp án : c Câu 29: (Vận dụng) Những nước có thu nhập cao là những nước có: a. Công nghiệp phát triển b. Nông nghiệp phát triển c. Dịch vụ phát triển Đáp án : a Câu 30: (Vận dụng) Việt Nam nằm trong nhóm nước: a. Có thu nhập thấp b. Thu nhập trung bình dưới c. Thu nhập trung bình trên d. Thu nhập cao. Đáp án : b
- Câu 31: (Vận dụng) Lúa gạo là cây trồng quan trọng nhất của khu vực có khí hậu: a. Ôn đới lục địa b. Ôn đới hải dương c. Nhiệt đới gió mùa d. Nhiệt đới khô. Đáp án : c Câu 32: (Vận dụng) Những nước nào sau đây sản xuất nhiều lương thực nhất thế giới? a. Thái Lan, Việt Nam b. Trung Quốc, Ấn Độ c. Nga, Mông Cổ d. Nhật Bản, Ma-lai-xi-a. Đáp án : b Câu 33: (Vận dụng) Những nước nào sau đây xuất khẩu lương thực ( lúa gạo ) nhiều nhất thế giới? a. Thái Lan, Việt Nam b. Trung Quốc, Ấn Độ c. Nga, Mông Cổ d. Nhật Bản, Ma-lai-xi-a. Đáp án : a Câu 34: (Thông hiểu) Nước nào đã sớm đạt được nền công nghiệp trình độ cao nhất ở Châu Á? a. Hàn Quốc b. Nhật Bản c. Xing-ga-po d. Ấn Độ. Đáp án :b Câu 35: (Vận dụng) Các nước đế quốc luôn muốn gây ảnh hưởng đến khu vực Tây Nam Á là vì: a. Nằm trên đường giao thông quốc tế b. Ngã ba của ba châu lục c. Nguồn khoáng sản phong phú d. Cả ba ý trên. Đáp án : d Câu 36: (Thông hiểu) Khu vực Tây Nam Á nằm trong đới hay kiểu đới khí hậu nào? a. Nhiệt đới khô b. Cận nhiệt c. Ôn đới d. Nhiệt đới gió mùa. Đáp án : a
- Câu 37: (Vận dụng) Sông Ti-grơ và Ơ-phrát thuộc khu vực nào? a. Bắc Á b. Đông Á c. Đông Nam Á d. Tây Nam Á Đáp án : d Câu 38: (Thông hiểu) Ở Tây Nam Á dân cư chủ yếu theo tôn giáo nào? a. Phật giáo b. Hồi giáo c. Thiên Chúa giáo d. Hindu giáo Đáp án : b Câu 39: (Thông hiểu) Nước sông khu vực Tây Nam Á được cung cấp từ: a. Nước mưa b. Nước ngầm c. Nước ngấm ra từ trong núi d. Nước băng tuyết tan. Đáp án : d Câu 40: (Thông hiểu) Khu vực Nam Á được chia thành các miền địa hình khác nhau: a. 2 miền b. 3 miền c. 4 miền d. 5 miền. Đáp án : b Câu 41: (Vận dụng) Ranh giới giữa Nam Á và Trung Á là dãy núi: a. Gát Tây b. Gát Đông c. Hy-ma-lay-a d. Cap-ca. Đáp án : d Câu 42: (Thông hiểu) Khu vực Nam Á có khí hậu: a. Cận nhiệt đới b. Nhiệt đới khô c. Xích đạo d. Nhiệt đới gió mùa. Đáp án : d Câu 43: (Thông hiểu) Quốc gia hứng chịu nhiều thiên tai nhất Nam Á là:
- a. Man-đi-vơ b. Xri-lan-ca c. Ấn Độ d. Băng-la-đét. Đáp án : d Câu 44: (Vận dụng) Loạ gió ảnh hưởng sâu sắc đến sản xuất khu vực Nam Á là: a. Tín phong Đông Bắc b. Gió mùa Tây Nam c. Gió Đông Nam d. Gió mùa Đông Bắc. Đáp án : b Câu 45: (Vận dụng) Em có nhận xét gì về sự phân bố dân cư Nam Á? a. Đông bậc nhất thế giới b. Tập trung vùng núi c. Dân cư phân bố đều d. Tập trung ở duyên hải và đồng bằng. Đáp án : d Câu 46: (Vận dụng) Dân cư các nước Nam Á chủ yếu theo tôn giáo nào? a. Ấn Độ giáo b. Hồi giáo c. Thiên Chúa giáo, Phật giáo d. Tất cả các tôn giáo trên. Đáp án : a Câu 47: (Thông hiểu) Các nước Nam Á trước đây là thuộc địa của đế quốc nào? a. Anh b. Pháp c. Tây Ban Nha d. Hà Lan. Đáp án : a Câu 48: (Vận dụng) Nền kinh tế các nước Nam Á đang trong giai đoạn: a. Chậm phát triển b. Đang phát triển c. Phát triển d. Rất phát triển. Đáp án : b Câu 49: (Vận dụng) Quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất Nam Á là: a. Nê-pan b. Xri-lan-ca c. Băng-la-đét d. Ấn Độ.
- Đáp án : d Câu 50: (Thông hiểu) Những nước nào sau đây không nằm trong vùng lãnh thổ Đông Á? a. Trung Quốc, Nhật Bản b. Hàn Quốc, Triều Tiên c. Việt Nam. Mông Cổ d. Đài Loan. Đáp án : c Câu 51: (Thông hiểu) Khí hậu phía Tây khu vực Đông Á là: a. Nhiệt đới b. Ôn đới c. Cận Nhiệt lục địa d. Nhiệt đới gió mùa. Đáp án : c Câu 52: (Vận dụng) Cảnh quan ở phần phía Tây khu vực Đông Á chủ yếu là: a. Thảo nguyên khô b. Hoang mạc c. Bán hoang mạc d. Tất cả các cảnh quan trên. Đáp án : d Câu 53: (Vận dụng) Con sông nào là ranh giới tự nhiên giữa Trung Quốc và Nga? a. Sông Ấn b. Trường Giang c. A Mua d. Hoàng Hà. Đáp án : c Câu 54: (Vận dụng) Con sông nào không thuộc khu vực Đông Á? a. Sông Ấn b. Trường Giang c. A Mua d. Hoàng Hà. Đáp án : a Câu 55 : (Vận dụng ) Quốc gia nào ở Đông Á thường xuyên bị động đất va núi lửa? a. Hàn Quốc b. Trung Quốc c. Nhật Bản d. Triều Tiên.
- Đáp án : c Câu 56: (Vận dụng ) Ở khu vực Đông Á nước nào có giá trị xuất khẩu vượt giá trị nhập khẩu lớn nhất? a. Hàn Quốc b. Nhật Bản c. Trung Quốc d. Đài Loan. Đáp án : b Câu 57: (Vận dụng) Nước nào sau đây là nước có nền công nghiệp phát triển cao? a. Hàn Quốc b. Nhật Bản c. Trung Quốc d. Đài Loan. Đáp án : b Câu 58: (Vận dụng ) Những thành tựu quan trọng nhất cuaTrung Quốc là: a. Nông nghiệp phát triển, giải quyết tốt lương thực cho người dân b. Công nghiệp hoàn chỉnh, hiện đại c. Tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định d. Tất cả các ý trên. Đáp án : d Câu 59: (Vận dụng) Thu nhập của người dân Nhật Bản cao là nhờ: a. Công nghiệp phát triển nhanh b. Thương mại c. Dịch vụ d. Tất cả các ý trên. Đáp án : d Câu 60: (Vận dụng) Những nước được xem là nước công nghiệp mới, con rồng Châu Á là: a. Trung Quốc, Triều Tiên b. Nhật Bản c. Hàn Quốc, Đài Loan d. Cả ba ý trên. Đáp án : c