Chuyên đề Kế hoạch giáo dục học kì II Lớp 5 - Năm học 2020-2021

pptx 16 trang thuongdo99 4520
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Kế hoạch giáo dục học kì II Lớp 5 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxchuyen_de_ke_hoach_giao_duc_hoc_ki_ii_lop_5_nam_hoc_2020_202.pptx

Nội dung text: Chuyên đề Kế hoạch giáo dục học kì II Lớp 5 - Năm học 2020-2021

  1. CHUYÊN ĐỀ KẾ HOẠCH GIÁO DỤC LỚP 5, HỌC KỲ II Năm học 2020 - 2021
  2. VĂN BẢN CHỈ ĐẠO - Công văn số: 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện chương trình GDPT hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất HS từ năm học 2017-2018; - Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng BGD&ĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông 2018; - Công văn số: 405/BGDĐT-GDTH ngày 28/01/2021 của Bộ GD&ĐT về việc thực hiện KH GD lớp 5, học kỳ II năm học 2020- 2021; - Công văn số 428/SGDĐT-GDPT ngày 05/02/2021 của Sở GD&ĐT Hà Nội về việc thực hiện kế hoạch nhà trường và kế hoạch giáo dục lớp 5, học kỳ II năm học 2020-2021; - Công văn số 170/GDĐT-TH ngày 08/02/2021 của PGDĐT về việc thực hiện KH giáo dục nhà trường và KH GD lớp 5, học kỳ II năm học 2020-2021.
  3. CHUYÊN ĐỀ KẾ HOẠCH GIÁO DỤC LỚP 5, HỌC KỲ II Năm học 2020 - 2021
  4. I. Mục đích – Yêu cầu: II. Nội dung điều chỉnh kế hoạch giáo dục:
  5. I. Mục đích - Yêu cầu: 1. Mục đích: - Tiếp tục thực hiện chương trình GDPT hiện hành theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho HS. - Chuẩn bị việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho lớp 6, trong năm học 2021-2022; 2. Yêu cầu: - Rà soát nội dung dạy học trong sách giáo khoa hiện hành, tinh giản những nội dung vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, năng lực, phẩm chất của chương trình; điều chỉnh để tránh trùng lặp nội dung giữa các môn học, hoạt động GD; bổ sung, cập nhật những thông tin mới, phù hợp; thay thế thông tin cũ, lạc hậu. - Thực hiện kế hoạch giáo dục lớp 5, học kỳ II năm học 2020-2021 theo hướng dẫn điều chỉnh kế hoạch giáo dục. Không kiểm tra định kỳ vào các nội dung kiến thức bổ sung.
  6. II. Nội dung điều chỉnh kế hoạch giáo dục lớp 5, học kỳ II năm học 2020-2021: 1. Môn Tiếng Việt Kiến thức Kiến thức tiếng Việt Kiến thức văn học Kỹ năng Kỹ năng đọc Kỹ năng viết Kỹ năng nói và nghe
  7. II. Nội dung điều chỉnh kế hoạch giáo dục lớp 5, học kỳ II năm học 2020-2021: 1. Môn Tiếng Việt 1.1 Kiến thức : - Kiến thức Tiếng Việt : + Bổ sung kiến thức về dấu gạch nối: dạy lồng ghép trong phân môn Chính tả; + Giới thiệu biện pháp điệp từ, điệp ngữ: Yêu cầu rà soát toàn bộ bài tập đọc HKII, dạy lồng ghép (VD: bài Đất nước- tuần 27; bài Nếu trái đất thiếu trẻ con- tuần 34, ) + Giảm bớt nội dung ôn tập dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu phảy, dấu ngoặc kép (từ tuần 29->34). Điều chỉnh thành bài tập viết câu, viết đoạn dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu phảy, dấu ngoặc kép. VD: Bài Ôn tập về dấu câu (dấu chấm, chấm hỏi, chấm than)- tuần 29, có thể bỏ bài tập 3, điều chỉnh thành bài tập yêu cầu: Viết đoạn văn về một cảnh đep có câu sử dụng dấu chấm, chấm hỏi, chấm than (tích hợp với TLV)
  8. - Kiến thức văn học: (Lồng ghép khi dạy các văn bản truyện, thơ, kịch) + Kiến thức về chủ đề, kết thúc câu chuyện, chuyện có thật và chuyện tưởng tượng, chi tiết, thời gian, địa điểm trong câu chuyện. VD: Thêm kết thúc vui cho câu chuyện Một vụ đắm tàu “Nhưng rồi bão lặng đi. Một chú cá heo bơi đến bên mạn tàu nâng Ma-ri-ô lên và đưa Cậu trở vào bờ an toàn.” + Kiến thức về hình ảnh trong thơ. VD: Hình ảnh nhân hoá trong bài Cửa sông – Tuần 25: Cửa sông dù giáp mặt cùng biển rộng nhưng chẳng dứt được cội nguồn; lá xanh trôi xuống đến cửa sông bỗng nhớ một vùng núi non. Qua những hình ảnh trên, tác giả muốn ca ngợi tình cảm luôn gắn bó, thuỷ chung, không quên cội nguồn (nơi đã sinh ra) của mỗi con người. + Kiến thức về nhân vật trong văn bản kịch và lời thoại. VD: Văn bản kịch Giữ nghiêm phép nước (TLV tuần 26)– GV giúp HS tìm hiểu tính cách nhân vật (Trần Thủ Độ, Linh Từ Quốc Mẫu, Lính hầu, Người quân hiệu), thể hiện trong hoàn cảnh cụ thể thông qua đoạn trích của truyện Thái sư Trần Thủ Độ; cách sử dụng từ hô ứng trong lời thoại. Cách dùng từ,đặt câu, sử dụng dấu câu, chỗ ngắt nghỉ, nhấn giọng, của nhân vật trong mỗi lời thoại
  9. 1.2 Kỹ năng: - Kỹ năng đọc: + HS ghi chép được vắn tắt những ý tưởng, chi tiết quan trọng vào phiếu đọc sách hoặc sổ tay; + Đánh giá được giá trị, nội dung, nghệ thuật của văn bản hoặc liên hệ được văn bản với cuộc sống (Tăng bài tập dạng liên hệ, kết nối, so sánh, giảm dạng bài nhận diện, tạo cơ hội lồng ghép yêu cầu viết đoạn bài theo các kiểu văn bản mới có trong Chương trình GDPT 2018); VD: Viết lời cảm ơn cho người bán bánh giò - người thương binh đã cứu sống người trong đám cháy. + HS tìm nguồn văn bản để tự đọc mở rộng (Internet, sách báo, ), bước đầu biết ghi chép, phản hồi VD: ghi lại câu thơ yêu thích; nêu nhân vật yêu thích, giải thích lý do vì sao yêu thích, tóm tắt lại câu chuyện đã đọc, Lưu ý: HS lớp 5 bổ sung cuốn sổ tay ghi chép
  10. - Kỹ năng viết: + Giảm chính tả đoạn bài (nghe - viết) + Điều chỉnh thành chính tả nghe - ghi. Ví dụ: Chính tả tuần 33 bài Trong lời mẹ hát. GV chủ động giảm 1 đến 2 khổ thơ trong bài nghe viết; Giúp HS nghe ghi lại nội dung chính và nghệ thuật của 2 khổ thơ cuối: “Đoạn thơ bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ về người mẹ thật đẹp đẽ. Hình ảnh mái tóc mẹ bạc trắng vì thời gian làm tác giả thấy xúc động đến “nôn nao”. Ý đối lập hai câu thơ “Lưng mẹ cứ còng dần xuống/ Cho con ngày một thêm cao” như muốn bộc lộ suy nghĩ và lòng biết ơn của tác giả đối với mẹ. Mẹ đem đến cho con cả cuộc đời, trong lời hát mẹ chắp cho con đôi cánh để lớn lên con sẽ bay xa”. + Yêu cầu viết hoa thể hiện sự tôn kính. (Trong những trường hợp nhất định, muốn nhấn mạnh một từ nào đó hoặc muốn từ này mang sắc thái biểu cảm, người ta sẽ viết hoa. Ví dụ: Đảng, Người ; Bác (Bác Hồ); Ông (Ông Ké); Vua (Vua Hùng); Bà (Bà Triệu); + Xây dựng những đề bài mở, tạo cơ hội cho HS sáng tạo, bộc lộ ý kiến, thể hiện suy nghĩ, cảm súc, tình cảm của mình đồng thời thể hiện cách nghĩ, cách cảm, cách diễn đạt của riêng mình.
  11. - Kỹ năng viết: + Giảm chính tả đoạn bài (nghe - viết) + Điều chỉnh thành chính tả nghe ghi. + Yêu cầu viết hoa thể hiện sự tôn kính. + Xây dựng những đề bài mở, tạo cơ hội cho HS sáng tạo, bộc lộ ý kiến, thể hiện suy nghĩ, cảm súc, tình cảm của mình đồng thời thể hiện cách nghĩ, cách cảm, cách diễn đạt của riêng mình (Điều chỉnh, thay thế trong môn TLV hoặc lồng ghép trong phần vận dụng của bài đọc hiểu) - Kỹ năng nói và nghe: Vừa nghe vừa bước đầu ghi những nội dung quan trọng từ ý kiến của người khác (Lồng ghép trong các phân môn Tập đọc, LTVC, Chính tả, )
  12. 2. Môn Toán: - Tam giác đều, tam giác nhọn, tam giác tù (lồng ghép); - Hình trụ, hình cầu; - Hiện hành bài Hình trụ, hình cầu -> Bài đọc thêm. Kỳ II, năm học 2020-2021-> Bài dạy giúp HS nhận biết được hình trụ, hình cầu. Bổ sung khai triển hình trụ khi dạy. - Điều chỉnh dữ liệu bài toán cho phù hợp với đời sống thực tế. + Cập nhật thông tin về dân số (thay số dân của nước ta cuối năm 2020 là 97.869.300 người; Diện tích Thủ đô Hà Nội hiện tại 3324,92 Km2 (thay cũ 921 Km2) hoặc điều chỉnh giá cả hàng hóa: Mua gà và cá hết 88.000 đồng có thể thay bằng 198.000 đồng Điều chỉnh thông tin về đánh giá HS theo quy định hiện hành (HS khá giỏi thay bằng HS HTT; ) - Làm quen với việc mô tả những hiện tượng liên quan tới các thuật ngữ “có thể, chắc chắn, không thể” thông qua một vài hoạt động hoặc trò chơi. + HS làm quen các thuật ngữ “có thể, chắc chắn, không thể” chuẩn bị cho việc học toán xác suất, thống kê của lớp sau thông qua việc tổ chức hoạt động, trò chơi ở một số môn học.
  13. 2. Môn Khoa học: - Vi khuẩn: Kể/nói được tên bệnh ở người do vi khuẩn gây ra; nêu được nguyên nhân gây bệnh và cách phòng tránh. Gợi ý: Sử dụng Tài liệu bổ trợ, lựa chọn hình thức dạy học phù hợp (dạy vào buổi 2 hoặc tiết Ôn tập) - Đất: Thu thập được một số thông tin, bằng chứng cho thấy con người có những tác động tiêu cực và tích cực đến môi trường đất. Nêu được nguyên nhân, tác hại của ô nhiễm, xói mòn đất và biện pháp chống ô nhiễm xói mòn. Đề xuất va thực hiện được việc làm cụ thể giúp bảo vệ môi trường đất và vân động người xung quanh cùng thực hiện. (Theo hướng dẫn)
  14. 4. Môn Lịch sử và Địa lí: - Văn minh Ai Cập; - Văn minh Hy Lạp; - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Lưu ý: Nội dung Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chuyển dạy vào buổi 2 hoặc bổ sung vào tiết ôn tập cho phù hợp thực tế chương trình. 5. Môn Đạo đức: - Sử dụng tiền hợp lý; - Phòng tránh xâm hại; - Bảo vệ cái đúng, cái tốt. Lưu ý: Nội dung Phòng tránh xâm hại sử dụng Tài liệu bổ trợ kết hợp với kiến thức kỹ năng HS đã được học ở môn Khoa học (HKI) để XD KH dạy học. 6. Môn Kỹ thuật: - Sử dụng điện thoại; - Sử dụng tủ lạnh. Lưu ý: Lựa chọn 1 trong 2 nội dung “Sử dụng điện thoại” hoặc “Sử dụng tủ lạnh” phù hợp với tình hình thực tế của địa phương để dạy.
  15. 7. Môn Thể dục: - Kiến thức chung về chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng trong tập luyện; - Các bài tập rèn luyện kỹ năng lăn, lộn; - Các bài tập rèn kỹ năng leo, trèo. 8. Môn Mỹ thuật: - Giới thiệu về Đồ họa (tranh in); - Giới thiệu về Đồ họa vi tính. 9. Môn Âm nhạc: - Giới thiệu dòng kẻ phụ; - Hòa tấu 2 nhạc cụ gõ đệm cho bài hát; - Gõ đệm cho bài TĐN số 8; - Hát kết hợp vân động cơ thể (vỗ tay, giậm chân, )
  16. Lưu ý: GIÁO VIÊN: - Kế hoạch bài dạy thể hiện nội dung điều chỉnh, bổ sung phù hợp với tình hình thực tế của lớp, của địa phương và theo mạch kiến thức của từng bài; - Mục tiêu bài dạy phải thể hiện đủ 3 phần KT, NL, PC. HỌC SINH: bổ sung sổ tay ghi chép.