Chuyên đề Rèn luyện kỹ năng viết đúng công thức hóa học và phương trình hóa học cho học sinh THCS

docx 11 trang Đăng Bình 05/12/2023 710
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Rèn luyện kỹ năng viết đúng công thức hóa học và phương trình hóa học cho học sinh THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxchuyen_de_ren_luyen_ky_nang_viet_dung_cong_thuc_hoa_hoc_va_p.docx

Nội dung text: Chuyên đề Rèn luyện kỹ năng viết đúng công thức hóa học và phương trình hóa học cho học sinh THCS

  1. CHUYÊN ĐỀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT ĐÚNG CÔNG THỨC HÓA HỌC VÀ PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC CHO HS THCS I. ĐẶT VẤN ĐỀ Là một giáo viên dạy môn hóa học chắc ai cũng biết, bộ môn Hoá học là một môn học khó đói với học sinh, kiến thức lại phong phú, đa dạng mà học sinh trung học cơ sở mới làm quen nhưng số tiết theo phân phối theo chương trình rất ít, trong khi đó lượng kiến thức quá nhiều đặc biệt là các em học sinh yếu, kém khi học môn hóa học là rất khó khăn. Nguyên nhân mà học sinh không học tốt môn hóa là do các em không viết được công thức hóa học và cân bằng viết đúng phương trình hóa học. Do vậy, nhiều năm liền tỷ lệ bộ môn hóa lúc nào cũng yếu kém rất cao, nhiều học sinh rất sợ học môn Hóa học Chính vì những lí do trên nên bản thân tôi và giáo viên trong nhóm hóa học luôn trăn trở làm sao cho học sinh học tốt môn hóa hơn, và nắm được nguyên nhân dẫn đến các em học yếu môn hóa là do các em không biết viết đúng công thức hóa học và phương trình hóa học đúng. Để hạn chế tình trạng này nhóm hóa chúng tôi năm học 2018 - 2019 đã đưa vào chuyên đề “Rèn luyện kỹ năng viết đúng công thức hóa học và phương trình hóa học cho HS THCS”. Vớí mục đích là giúp học sinh viết đúng các công thức cơ bản của hóa học và nắm các quy tắt viết công thức hóa học cũng như phương trình hóa học, tọa nền tảng cho các em học tập môn hóa học. Mục tiêu cơ bản của chuyên đề là HS phải nắm kiến thức cơ bản, những kiến thức đơn giản, kiến thức vận dụng trong thực tế dễ nhớ, dễ tìm, những kiến thức gắn chặt giữa lí thuyết và thực tiễn. Về mặt tư tương đạo đức giúp học sinh ý thức tự học, tự hòa về kiến thức mà mình đạt được. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thuận lợi khó khăn khi thực hiện chuyên đề
  2. Thuận lợi: Bản thân là giáo viên đã giảng dạy lâu năm và luôn được tập huấn các phương pháp mới do cấp trên tổ chức.Về học sinh, đa số các em ngoan hiền, có nhiều em đam mê môn Hóa học và trường cũng có bề dầy về học sinh giỏi môn Hóa học, các năm trước nhiều học sinh đạt học sinh giỏi Thị xã, học sinh giỏi Tỉnh và nhiều học sinh đỗ vào chuyên Quốc học và Đại học Khoa học chuyên Hóa. Khó khăn : Học sinh lớp 8 các em mới làm quen môn Hóa học nên các em còn bỡ ngỡ, kiến thức lại phong phú và nặng so với các em, đặc biệt thời gian luyện tập, củng cố trong tiết dạy bình thường hầu như rất ít. Nhiều em chưa biết cách học Hóa học, chỉ nghỉ học hóa là học thuộc. Bên cạnh đó nhiều phị huynh và học sinh cho rằng môn hóa là môn phụ nên không khuyến khích các em học. Từ cơ sở đó các em hỏng kiến thức từ lớp lên lớp rất khó học, đặt biệt là học sinh không viết đúng công thức hóa học dẫn đến viết phương trình sai. Bên cạnh đó môn hóa ở trong chương trình lý thuyết quá nhiều trong tiết dạy lại không có nhiều thời gian để luyện tập cho các em Mặt khác kiến thức toán học để cho các em vận dụng vào làm bài tập còn hạn chế.Từ thức tế đó năm nào tỉ lệ học sinh yếu của môn hóa cũng rất cao so với các môn khác. 2. Điều tra tình hình học tập của học sinh. - Đối với lớp: Giáo viên phải dựa vào tình hình học tập của các em ở từng lớp để xây dựng kế hoach giảng dạy cũng như phân công chỗ ngồi và phân nhóm học tập. Còn đối với học sinh lớp thì giáo viên dựa và sức học của các em ở cuối lớp - Tìm hiểu việc học tập ở nhà của học sinh, và nắm bắt tình hình học tập của các em về cách học ở nhà cũng như cách học trên lớp. đặt biệt là chú ý đến việc nắm tốt hóa trị và quy tắc hóa trị cũng như các bước lập phương trình hóa học. III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ 1. Kiến thức: * Về học sinh
  3. - Học sinh phải vận dụng kiến thức để giải các bài tập cơ bản theo mức độ từ dễ, gắn liền với thực tế. - Học sinh phải học thuộc kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, hóa trị của các nguyên tố và nhóm nguyên tố. - Nắm được quy tắt hóa trị và quy tắt chéo khi viết công thức hóa học - Nắm các bước lập phương trình hóa học - Học sinh nắm bảng tính tan và viết được các phương trình hóa học của các tính chất cơ bản. Từ cơ sở đó hoàn thành các dạng bài tập chuỗi phản ứng, cặp chất phản ứng với nhau, bổ túc và hoàn thành phương trình hóa học . * Về giáo viên: - Để thực hiện tiết dạy có hiệu quả theo chuyên đề này mỗi một giáo viên chúng ta cần phải xách định rõ mục tiêu bài dạy, giáo viên phải phân công cụ thể công việc cho học sinh, cần chú ý hơn học sinh yếu phải hướng dẫn cụ thể, không yêu cầu quá cao đối với các em. -.Muốn làm được điều đó, Giáo viên phải nắm, và biết được trong lớp mình dạy có bao nhiêu học sinh yếu kém, học sinh lười học môn hóa . Đồng thời giáo viên phải chuẩn bị, đầu tư giáo án tốt, trong mỗi tiết đạy đều phải có chú ý học sinh yếu và phân công nhiệm vụ cụ thể học sinh yếu. - Giáo viên nên có phương pháp đánh giá học sinh yếu theo tinh thần khuyến khích các em, không đổi hỏi các em phải hoàn thành hết nội dung bài tập SGK. - Chuẩn bị thêm các tiết phụ đạo cho học sinh luyện tập viết công thức hóa học - Trong tiết dạy giáo viên nên cô động các kiến thức cơ bản đẻ học sinh dễ hiểu, dễ học, dễ làm - Phải tổ chức một số buổi sinh hoạt dành cho học sinh yếu như thi đố vui để học giúp học sinh viết đúng công thức hóa học ở lớp 8 và cân bằng đúng phương trình hóa học ở lớp 8. Còn đối với lớp 9 có thể tổ chức cho học sinh yếu phân loại các hợp chất vô cơ và viết đúng tính chất hóa học của các tính chất.
  4. 2.2. Những phương pháp để thực hiện chuyên đề Một số phương pháp để thực hiện chuyên đề: Phân công học sinh làm học ở nhà : * Đối với học sinh lớp 8: - HS Phải thuộc tên nguyên tố, kí hiệu hóa học của nguyên tố, nhóm nguyên tố cũng như hóa trị. - Nắm quy tắt hóa trị, vận dụng quy tắt hóa trị vào viết đúng công thức hóa học. - Biết và vận dụng các bước cân bằng phương trình hóa học. * Đôi với học sinh lớp 9: - Các em phải học thuộc háo trị và quy tắc hóa trị. - Biết viết được công thức và gọi tên các hợp chất vô cơ. - Nắm rõ bảng tính tan. - Phải nắm cơ bản các tính chất hóa học sau khi giáo viên chốt lại. Đối với giáo viên: - Giáo viên phải hướng dẫn cụ thể cho học sinh yếu phải làm phần gì khi soạn bài mới, cần bổ ôn lại những kiến thức gì phục vụ cho bài học. Có thể giáo viên nêu cụ thể các kiến thức cho học sinh ôn lại, để chuẩn bị cho bài học mới. - Giáo viên cần gợi ý trong quá trình dạy phải chốt các kiến thức cơ bản cho học sinh, đặt biệt là công thức có liên quan đến viết phương trình hóa học. Các giải pháp thực hiện lên lớp - giáo viên có thể phân nhóm học tập theo nhiều hình thức như đôi bạn cùng tiến. - Phân công ban cán sự lớp phụ trách môn hóa, truy bài và sửa các bài tập khó, phân công các bạn khá giỏi kèm bạn yếu. - Tất cả học sinh phải có bảng phụ cá nhân đẻ làm bài tập ngay trên lớp. - Khi lên lớp giáo viên cần chú ý cho học nhắc lại các kiến thức cơ bản có liên quan đến bài học.
  5. - Giáo viên phải chốt lại các kiến thức cơ bản mà học sinh cần nắm, sau đó cho học sinh luyện ngay trên lớp. - Khi dạy giáo viên cần ra các bài tập viết công thức hóa học từ kiến thức vận dụng để học sinh tự viết phương trình và công thức hóa học nhanh vào bảng phụ, giáo viên theo dõi và chấm điểm các học sinh, khi chấm chú ý học sinh yếu cần chấm theo hình thức động viên khích lệ. - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đối tượng các nhiệm vụ học ở nhà - Khi dạy cần uốn nắn kịp thời các cách viết phương trình và công thức hóa học sai, phải phân tích vì sao mà học sinh đó viết sai và chú ý lại cho học sinh 2.3. Xây dựng kế hoạch một số bài có thể minh họa chuyên đề * Lớp 8: - Công Thức hóa học - Bài hóa trị - Luyện tập 1, 2, 3, 4,5, , 7 công thức hóa học - Lập phương trình hóa học - Phương trình hóa học - Tính theo công thức hóa học - Tính theo phương trình hóa học - Tính chất hóa học, điều chế oxi và hiđro - Tính chất hóa học của nước * Lớp 9: - Tính chất hóa học của oxi, axit, bazơ và muối - Mối liên hệ giữa các hợp chất vô cơ. - Các hợp chất hữu cơ: metan, etylen, axetylen, Benzen, Rượu etylic, axit axetic 2.4. Một số ví dụ minh họa: Ví dụ 1 : khi dạy bài Hóa trị của lớp giáo viên cần chú ý các việc sau:
  6. - Đối với học sinh các em phài nắm kí hiệu hóa học các nguyên tố, biết được ý nghĩa của công thức hóa học. - Giáo viên khi dạy phải chú ý cho học sinh nắm hóa trị là gì?. Phải chú ý cho học sinh biết được quy tác Hóa trị. CTHH : Quy tắc hóa trị: a.x = b.y Từ đó suy ra quy tắt chéo (hoặc a,b phải tối giản) a= y, b=x Tứ đó cho học sinh vận dụng làm các bài tập tìm hóa trị của các nguyên tố hay nhóm nguyên tố. Khi dạy cần chú ý cho học sinh một số điểm sau : - Đối với công thức hóa học vô cơ tỉ lệ chỉ số nguyên tử của các nguyên tố là một tỉ lệ nguyên dương rút gọn tối đa. - Khi có nhóm nguyên tố thì xem nó như một nguyên tố để lập công thức hoặc viết công thức nếu có nhóm nguyên tố trở lên thì phải đóng ngoặc và mở ngoặc nhóm nguyên tố, còn một nhóm thì không cần. - Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách viết nhanh công thức hoá học nhanh theo quy tắt chéo. - Giáo viên có thể giúp học sinh cách học thuộc hóa trị của một số nguyên tố nhanh thông qua bài ca hóa trị. BÀI CA HOÁ TRỊ Kali ; Iốt ; Hiđro Natri với Bạc, Clo một loài Là hoá trị I bạn ơi. Nhớ ghi cho kĩ, kẻo hoài phân vân. Magiê, Kẽm với Thuỷ ngân. Ôxi ; Đồng ; Thiếc thêm phần Bari Cuối cùng là chú Canxi Hoá trị II đó có gì khó khăn.
  7. Bác Nhôm hoá trị III lần Ghi sâu trí óc, khi cần có ngay. Cacbon ; Silic này đây Là hoá trị IV chẳng ngày nào quên. Sắt kia lắm lúc hay phiền II ; III lên xuống nhớ liền nhau thôi. Nitơ rắc rối nhất đời I, II, III, IV khi thời lên V Lưu huỳnh lắm lúc chơi khăm Xuống II, lên VI, khi nằm thứ tư( IV) Phốt pho nói đến không dư Hễ ai hỏi đến thì ừ rằng V Em ơi cố gắng học chăm Bài ca hoá trị suốt năm cần dùng. ( Trên đây là hoá trị thường gặp của 1 số nguyên tố hoá học. Ngoài ra chúng còn có những hoá trị khác nhưng ít gặp hơn ) Cung cấp thêm cho học sinh thêm một số hóa trị của các nhóm nguyên tố thường gặp. HOÁ TRỊ CỦA MỘT SỐ NHÓM NGUYÊN TỬ KÍ HIỆU NHÓM TÊN GỌI NHÓM H .TRỊ NHÓM ( OH ) Hiđroxit I ( NO3 ) Nitrat I ( CO3 ) Cacbonat II ( SO4 ) Sunfat II
  8. ( PO4 ) Photphat III ( HCO3 ) Hiđro Cacbonat I ( HSO4 ) Hiđro sunfat I ( HPO4 ) Hiđro phot phat II ( H2PO4 ) Đi Hiđro Phot phat I Ví dụ 2: Khi dạy bài tính chất hóa học của oxit: Đối với học sinh phải yêu cầu các em phải nắn khái niệm axit, bazơ và muối biết viết đúng các hợp chất trên. - Biết cách cân bằng phương trình hóa học - Biết cách làm thí nghiệm để nhận biết các chất tạo thành. Đối với giáo viên : Cần cung cấp cho các em các kiến thức sau - Trong quá trình dạy giáo viên phải chốt cho học sinh các tính chất cơ bản của oxitaxit và oxit bazơ. GV : Cần chú ý thêm bazơ tan tan trong nước tạo thành dung dịch bazơ, cho học sinh nắm một số bazơ tan thường gặp: K2O, Na2O, BaO, CaO, L2O Giáo viên có thể chuẩn bị một số bài tập vào bảng phụ cho học sinh làm nhanh vào bảng các bài tập nhỏ để rèn luyện cách viết phương trình cho học sinh như: Bài tập: Cho các oxit sau : CaO, P2O5, CuO, MgO, SO2 . Oxit nào tác dụng với: 1. Nước 2. Dung dịch NaOH 3. Dung dịch HCl Yêu cầu các học sinh làm vào bảng phụ, giáo viên chọn một vài em để chấm và sửa.
  9. IV. DỰ ĐOÁN KẾT QUẢ CỦA CHUYÊN ĐỀ *Về học sinh: - Học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản và viết đúng công thức hóa học cũng như phương trình hóa học. Phát huy tính tự học ở nhà và soạn bài trước ở nhà của tất cả học sinh. - Rèn luyện kỹ năng viết phương trình hóa học cho học sinh. - Khi được học phương pháp này các em rất hứng thú, tạo sự đam mê trong học tập, giúp học sinh yêu thích môn Hóa học hơn. - Học sinh yếu có cơ hội thể hiện mình, tự hào hơn kiến thức mà mình đạt được. * Về giáo viên: Tiết dạy của giáo viên sinh động và không còn tình trạng giáo viên dạy theo phương pháp thuyết trình một phía. Đồng thời giáo viên phải có sự chuẩn bị tốt các phiếu học tập, biết phân loại đối tượng học sinh để giao nhiệm vụ cho thích hợp nhằm phát huy tất cả năng lực của học sinh. * Đánh giá rút kinh nghiệm Chuyên đề này được thực hiện thường xuyên trong quá trình dạy học, qua những bài dạy giáo viên phải tự rút ra các kinh nghiệm cho bản thân, cùng thảo luận nhóm từng tháng một để đư thêm các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học thông qua chuyên đề này. V. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ - Chuyên để được thực hiện trong tất cả các tiết dạy của giáo viên, ngay từ bài 1 của chương trình đặt biệt là đối với lớp 9 và bài Công thức hóa học của lớp 8 tiến hành trong cả năm. - Giáo viên dạy thể nghiệm chuyên đề: Cô Doãn Thị Nhài Bài: VI. KẾT LUẬN 1. Ý nghĩa của chuyên đề đối với công việc giảng dạy, giáo dục
  10. Qua việc thực hiện chuyên đề: " RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT ĐÚNG CÔNG THỨC HÓA HỌC VÀ PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC CHO HS THCS " chúng tôi nhận thấy: - Rèn luyện kỹ năng, hướng dẫn học sinh học tập là một trong những phương pháp dạy học tích cực giúp học sinh dễ dàng chiếm lĩnh kiến thức thông qua rèn luyện. Tuy vậy, trong quá trình dạy học một số học sinh vẫn chưa chú ý đến sự hướng dẫn của giáo viên nên việc chiếm lĩnh kiến thức vẫn còn thụ động. Vì vậy trong quá trình dạy học giáo viên phải biết kết hợp các phương pháp dạy học một cách thích hợp, linh hoạt khai thác và vận dụng tốt các phương tiện sẽ kích thích được hứng thú tư duy của học sinh. - Việc vận dụng tốt các phương pháp giảng dạy trong quá trình dạy học không chỉ giúp học sinh tiếp thu kiến thức mới nhanh hơn, hiệu quả hơn mà còn rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, dự đoán, so sánh, khái quát, kỹ năng vận dụng để học sinh nâng cao kỹ năng kiến thức về môn hóa học và có hứng thú hơn đối với môn học. 2. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng chuyên đề: Khi giảng dạy giáo viên cần chuẩn bị tốt một số công việc sau đây: - Giáo viên cần chuẩn bị tốt nội dung bài dạy, soạn bài, xác định mục tiêu theo chuẩn kiến thức kỹ năng. - Giáo viên cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi dẫn dắt có chất lượng. Các câu hỏi phải hướng học sinh vào những điểm cần quan sát, những khía cạnh cần khai thác - Trong quá trình giảng dạy để đạt kết quả cao giáo viên phải cân nhắc kỹ hệ thống các câu hỏi, phương pháp rèn luyện làm bài tập cần đưa ra phục vụ cho bài dạy để cho học sinh thấy được bản chất của kiến thức cần tiếp thu. Trong những năm học vừa qua chúng tôi đã có những cố gắng, tiếp thu học tập nắm được những lí luận dạy học theo phương pháp dạy học tích cực, đồng thời đã có nhiều bài học kinh nghiệm cụ thể qua giảng dạy. Nhưng so với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng học sinh tích cực thì vẫn còn nhiều việc phải
  11. làm, cần cố gắng hơn nữa. Rất mong quý thầy cô chúng ta cùng trao đổi thảo luận, để cùng nhau thực hiện đổi mới phương pháp dạy học thành công. Xin chân thành cảm ơn Vũng Tàu, ngày . tháng năm 2018 Nhận xét của tổ CM Người viết Nguyễn Thị Nhàn