Báo cáo chuyên đề Tổ chức trò chơi trong dạy học bộ môn Toán THCS

ppt 27 trang Đăng Bình 06/12/2023 860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo chuyên đề Tổ chức trò chơi trong dạy học bộ môn Toán THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbao_cao_chuyen_de_to_chuc_tro_choi_trong_day_hoc_bo_mon_toan.ppt

Nội dung text: Báo cáo chuyên đề Tổ chức trò chơi trong dạy học bộ môn Toán THCS

  1. : I. Đặt vấn đề Trong chương trình giáo dục THCS hiện nay, môn Toán cùng với các môn học khác trong nhà trường Tiểu học có những vai trò góp phần hết sức quan trọng đào tạo nên những con người phát triển toàn diện. Toán học là môn khoa học tự nhiên có tính lôgíc và tính chính xác cao, nó là chìa khóa mở ra sự phát triển của các bộ khoa học khác. Muốn học sinh THCS học tốt được môn Toán thì mỗi người Giáo viên không phải chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong Sách giáo khoa, sách hướng dẫn và thiết kế bài giảng một cách dập khuôn, máy móc làm cho học sinh học tập một cách thụ động. Nếu chỉ dạy học như vậy thì việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không cao. Nó là một trong những nguyên nhân gây ra cản trở việc đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày.
  2. Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học hướng tới “ Trường học thân thiện – Học sinh tích cực” môn Toán ở bậc Tiểu học theo hướng phát huy học sinh học tập tích cực, chủ động sáng tạo. Vì vậy người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập. Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất. Các trò chơi có nội dung Toán học lý thú và bổ ích phù hợp với việc nhận thức của các em. Thông qua các trò chơi các em sẽ lĩnh hội tri thức toán học một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, trong việc làm. Khi chúng ta đưa ra được các trò chơi Toán học một cách thường xuyên, khoa học thì chắc chắn chất lượng dạy học môn Toán sẽ ngày càng nâng cao. Chính vì những lý do nêu trên mà tôi đã chọn chuyên đề "Tổ chức trò chơi trong dạy và học bộ môn toán THCS ". Nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh. II. Giải quyết vấn đề
  3. 1) Trò chơi thứ nhất mang tên : “Sự sắp xếp ngẫu nhiên” Trò chơi này được áp dụng sau khi học sinh học bài định lí trong chương trình hình học lớp 7. Từ đấy có thể áp dụng cho tất cả các bài có các định lí, tính chất trong chương trình hình học từ lớp 7 trở đi . Chuẩn bị: Những mẫu giấy ghi sẵn từ “Nếu”hoặc từ “Thì”. Cách chơi: Chia làm 2 đội: Đội 1: Điền nội dung sau chữ “nếu” ( nội dung liên quan đến các định lí, tính chất đã học) . Đội 2: Điền nội dung sau chữ “thì” ( nội dung liên quan đến các định lí, tính chất đã học) . Sau đó ghép ngẫu nhiên một tờ giấy của đội 1 với một tờ giấy của đội 2 xem mệnh đề tạo thành có đúng không .
  4. Ví dụ : Bài “Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác” – Hình học 7 Đội 1 Đội 2 Góc C góc B Nếu Tam giác ABC có góc A cạnh AC . Tác dụng: Trò chơi này giúp các em khẳng định được những mệnh đề đúng chính là những định lí, tính chất đã học, còn với những mệnh đề sai các em sẽ có một trận cười rất sảng khoái, giảm căng thẳng trong giờ học.
  5. 2- Trò chơi thứ hai mang tên : “Xây Tròtườ chơng”i này được lấy theo bài tập 53 sách giáo khoa lớp 6 tập 2 trang 30. Trò chơi này được sử dụng trong các bài giảng về các phép toán cộng, trừ, nhân, chia trong N, trong Z, trong Q, trong R. Tùy theo từng bài giáo viên có thể đưa ra quy tắc “xây tường” khác nhau Chuẩn bị: Giáo viên có thể chuẩn bị một tờ giấy to có kẻ sẵn các viên gạch như hình 9 Sgk trang 30 để học sinh lên điền nội dung thích hợp. ( nhưng tính thẩm mỹ chưa cao, ít gây hứng thú cho học sinh). Giáo viên có thể chuẩn bị các viên gạch màu gắn nam châm lên bảng ( sử dụng nhựa ghép hình của học sinh mẫu giáo làm các viên gạch, đặc biệt giáo viên có thể sử dụng được nhiều lần) Cách chơi: Chia làm 2 đội (2 nội dung tương tự). Mỗi đội khoảng 3 đến 4 học sinh lần lượt lên điền kết quả)
  6. Ví dụ : Bài luyện tập về phép cộng phân số ( Số học 6) (Hoặc bài phép trừ phân số, phép nhân phân số, cộng số nguyên, trừ số nguyên, nhân số nguyên ) 1/14 5/7 -26/21 -2 3/-14 2/7 3/7 -5/3 -1/3 Giáo viên cho sẵn hàng gạch phía dưới. Học sinh lên lần lượt cầm từng viên gạch xây chồng lên trên theo quy tắc viên gạch trên bằng tổng hai viên gạch dưới kề với nó. ( số trên viên gạch là tùy ý giáo viên và yêu cầu tính tổng hay hiệu, tích là theo yêu cầu cuả bài dạy) Tác dụng: Trò chơi này giúp các em phải vận dụng cả khả năng tính toán nhanh, chính xác, khéo léo thì mới có thể chiến thắng.
  7. 3- Trò chơi thứ ba mang tên : “Ai nhanh hơn” Trò chơi này được phát triển từ trò chơi “cướp cờ” mà các em vẫn được chơi từ nhỏ. Giáo viên có thể sử dụng trong nhiều bài dạy với yêu cầu mỗi lần lên cờ là một yêu cầu khác nhau. Đa số các bài đố vui trong sách giáo khoa đều có thể được sử dụng làm trò chơi .
  8. Ví dụ 1 : Dạy bài “Tính chất cơ bản của phép cộng phân số” chương trình số học 6. Chuẩn bị: Những miếng bìa màu biểu hiện rất nhiều các phân số được cắt ra từ hình chữ nhật có kích thước 60 cm và 40 cm dạng như hình vẽ sau (có thể cắt nhỏ hơn) 5/24 7/24 1/6 1/12 1/4
  9. Cách chơi: Chia làm 2 đội, mỗi đội từ 3 đến 4 học sinh Yêu cầu mỗi lần 1 học sinh ở mỗi đội lên chọn các tấm bìa theo yêu cầu của giáo viên ví dụ : Lần 1: Đố em đặt các miếng bìa đã cắt cạnh nhau để được 1/4 hình chữ nhật Lần 2: Đố em đặt các miếng bìa đã cắt cạnh nhau để được 1/3 hình chữ nhật . Cứ lần lượt như thế và mỗi một cặp HS lên chơi nhận 1 nhiệm vụ khác nhau. Đội nào ghép được nhiều các miếng bìa hơn thì sẽ có thưởng Tác dụng: Vẫn như các bài toán tính bình thường nhưng nếu tổ chức thành trò chơi đã giúp cho học sinh cảm thấy thích làm bài hơn, nhu cầu phải tính thật nhanh và chính xác cao hơn thì mới có thể thắng được đội bạn và đấy cũng là một thành công lớn nhất trong hoạt động giảng dạy toán học.
  10. Ví dụ 2:Bài “Luyện tập ”sau bài“Quy đồng mẫu số nhiều phân số”. Giáo viên có thể lấy bài 36 SGK toán 6 tập 2 trang 20 Giáo viên chuẩn bị nội dung như hình 6 Sgk, các chữ cái N, H, I giáo viên có thể cho các miếng bìa màu đính vào đó. Cho các em lần lượt lên làm theo yêu cầu của trò chơi rồi bóc chữ cái dán vào ô trống ở dưới. 1 3 2 2 3 5 N M 5 10 5 3 4 6 1 1 1 2 5 1 H S 6 4 3 9 18 3 1 1 1 1 5 4 Y A 20 8 5 7 14 7 9 3 3 1 2 7 O I 20 5 4 18 9 18 5 5 1 11 9 Kết quả: 12 9 2 40 10 H O I A N M Y S O N 9 11 11 7 1 10 14 12 18 2
  11. Cách chơi: Chia làm 2 đội, mỗi đội từ 3 đến 4 học sinh cùng làm một nhiệm vụ là hoàn thành từ khóa ở bên dưới . Bằng cách điền chữ cái tương ứng với số trong từ khóa .Mỗi số trong từ khóa là số thứ tư trong mỗi dãy được đoán nhận sau khi quy đồng 3 phân số ở trước nó Mỗi lần chơi chỉ 1 thành viên trong mỗi đội tham gia và tìm ra một chữ cái mà giáo viên yêu cầu .Đội nào tìm được nhiều chữ cái trong từ khóa hơn là đội thắng cuộc . Giải thưởng có thể là điểm cho đội hoặc là quà Tác dụng: Giúp các em không những quy đồng đúng và nhanh mà qua từ khóa các em còn biết được một di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận năm 1999
  12. 4- Trò chơi thứ ba mang tên : “Nhanh tay, nhanh mắt” Trò chơi này được áp dụng được gần như tất cả các bài trong chương trình toán học Chuẩn bị: Những miếng bìa mica các mầu có gắn sẵn các nam châm. Với những miếng bìa này giáo viên có thể ghi tất cả các nội dung cần học sinh quan tâm. Dụng cụ này có thể sử dụng rất nhiều lần. Cách chơi: Chia làm 2 đôi hoặc cho 2 học sinh chơi. Ai nhanh lấy được nhiều miếng bìa theo yêu cầu của chủ trò thì đội đó ( hay người đó) dành phần thắng
  13. Ví dụ1: Bài “Thứ tự trong tập hợp các số nguyên” (Số học 6 Giáo viên gắn các miếng bìa trên bảng như hình vẽ sau: 2 1 -3 16 -16 -4 -2 7 0 Câu hỏi: -1 -7 -10 1/Tìm số đối của -3 -15 2/Tìm số đối của 16 9 3 3/Tìm số đối của | -15 | 4/Tìm các số có giá trị tuyệt đối bằng 7 5/Tìm số liền sau của số -11 6/Tìm số liền trước của số -3 7/Tìm các số nguyên x thỏa mãn -2 ≤ x < 3 8/ .
  14. Tác dụng: Học sinh lại có thêm một trò chơi lí thú, trò chơi này các em cũng có thể tự làm và tự tổ chức chơi với nhau và có thể áp dụng cho tất cả các môn học. Qua trò chơi này các em rèn khả năng nghe tốt, phản xạ nhanh và đặc biệt đây là một cách thú vị để các em rèn luyện về các phần của bài học. Giáo viên có thể lấy dạng bài tập trắc nghiệm điền khuyết làm trò chơi loại này bằng cách phần nội dung cần điền giáo viên ghi sẵn ra các tấm bìa mica úp xuống sau đó cho các đội chơi lần lượt lên lật lên và thật nhanh gắn vào chỗ trống cho đúng
  15. Ví dụ 2: Bài cộng hai số nguyên cùng dấu (Số học 6) Chia làm hai đội chơi, mỗi đội 3 học sinh lên lần lượt lật từng miếng bìa để ghép vào đúng chỗ trên bảng. Đội 1: 1) Tổng của 3 số nguyên âm là một số nguyên âm 2) Tổng của 5 số nguyên dương là một sô nguyên dương 3) ( – 13) + ( - 17) = - 30 4) |-15| + 5 = 20 5) Giảm 50C tức là cộng với - 5 Đội 2: 1) Tổng của n số nguyên dương là một sô nguyên dương 2) Tổng của n số nguyên âm là một số nguyên âm 3) ( + 13) + ( + 17) = + 30 4) | - 15 | + (-35) = - 20 5) Tăng 50C tức là cộng với 5
  16. Ví dụ 3 :Để củng cố tính chất cơ bản của phân thức ở lớp 8 , ta dùng 10 tấm bìa ghi 5 phân thức bằng nhau nhưng tách riêng tử thức và mẫu thức như hình vẽ . Chia lớp thành 2 đội và cử 2 HS đại diện lên bảng xếp lại để được 5 phân thức bằng nhau và bằng cho phép trợ giúp của đội mình . Em nào làm xong trước là người thắng cuộc Tử thức Mẫu thức x+1 2x-3 x2 -1 4x-6 x2 –x-2 (2x-3)(x-1) 2x+2 (2x-3)(y+1) (x+1)(y+1) 2x2 –7x+6
  17. 5) Trò chơi thứ năm mang tên “Ngắm đúng mục tiêu” Chuẩn bì: Những cây phi tiêu có gắn nam châm ở đầu và một bảng có các vòng tròn đồng tâm như hình 52 Sgk trang 91 sách Toán lớp 6 tập 1 ( Hoặc có thể mua luôn ở các của hàng bán đồ chơi trẻ em) Cách chơi: Cho 2 hay nhiều học sinh chơi Luật chơi: Các đội lên phi các tiêu vào các vòng tròn rồi tính điểm ( mỗi đội có thể có 10 phi tiêu). Đội nào có nhiều điểm hơn thì đội đó thắng.
  18. Ví dụ: Cách chơi như bài 81 trang 91 sách Toán 6 tập 1 nhưng thay vì bắn bi thì ta phi các mũi tiêu. Sau đó các em tính điểm theo luật đề ra -4 -2 0 5 10 Tác dụng: Qua trò chơi này rèn cho các em về phép tính cộng, nhân số nguyên. Ở trò chơi này muốn chiến thắng các em phải biết ngắm đúng mục tiêu, rèn cho các em khả năng tập trung trong các tình huống
  19. 6. Trò chơi thứ sáu mang tên: “Trò chơi ô chữ” Trò chơi này có thể áp dụng cho các bài liên quan đến các khái niệm, phù hợp cho tất cả các khối , sử dụng được cho nhiều môn học. Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một bảng kẻ ô có thể gắn các miếng bìa chữ hoặc số lên. Cách chơi: Có thể cho học sinh toàn lớp chơi. Học sinh được tổ chức chơi như chơi các trò chơi ô chữ. Ví dụ Tổ chức trò chơi sau khi dạy bài số nguyên tố, hợp số ở lớp 6 ( Sàng số nguyên tố).
  20. 11 H Ơ P S Ô  22 T Â P R Ô N G  3 G I A O H O A N 3  4 K Ê T H Ơ P  5 S Ô N G U Y Ê N T Ô  6 X  7 S Ô T Ư N H I Ê N  8 V E N  9 N 9  1.Tên gọi4.6. chung CôngChữ8. Đây cái thứccủa đượclà tất (a.b).cmột cả dùng loạicác = làmsốa.(b.c)biểu tự ký đồnhiên thểhiệu để hiện biểu lớncho hơntính diễnmột 1,chất phéptập có hợp nàynhiều toán ? ?hơn hai ước 2. Tên gọi của tập hợp không có phần tử nào? 7. Tên gọi chung cho các số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 3. Công thức a + b = b + a thể hiện tính chất này? 9. Đây là ký hiệu của tập hợp số tự nhiên ? 5. Tên gọi của tất cả các số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó?
  21. 7.Trò chơi thứ bảy mang tên “Đuổi hình bắt chữ” Chuẩn bì: Các tờ giấy khổ A4, vẽ các hình lên trên (các hình sẽ tùy theo nội dung bài và kiến thức mà giáo viên cần học sinh phát hiện ra) Cách chơi: Cho học sinh toàn lớp đoán. Tác dụng: Qua trò chơi này học sinh được ôn lại các định lí, kiến thức đã học. Từ các hình vẽ các em phát hiện được các định lí đã học Ví dụ: Dạy bài “Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường xiên và hình chiếu“ ( Hình học 7) .Sau đây là một số hình ảnh để học sinh đoán
  22. HS dự đoán: Trong các đường xiên và đường vuông góc kẻ từ một điểm ở ngoài đường thẳng đến một đường thẳng đó, đường vuông góc là đường ngắn nhất. HS dự đoán :Trong hai đường xiên kẻ từ một điểm nằm ngoài đường thẳng đến đường thẳng đó, đường xiên nào có hình chiếu lớn hơn thì lớn hơn.
  23. HS dự đoán: Trong hai đường xiên kẻ từ một điểm nằm ngoài đường thẳng đến đường thẳng đó, đường xiên nào lớn hơn thì có hình chiếu lớn hơn HS dự đoán: Trong hai đường xiên kẻ từ một điểm nằm ngoài đường thẳng đến đường thẳng đó, nếu hai đường xiên bằng nhau thì có hình chiếu bằng nhau
  24. 8) Trò chơi thứ tám mang tên “Hiểu ý nhau ” Trò chơi này có thể áp dụng trong nhiều tiết học đặc biệt là các tiết hình học có liên quan đến khái niệm hoặc tiết ôn tập hình . Chuẩn bị: Các tấm bìa mica trên đó ghi sẵn các hình ảnh và úp vào bảng , chẳng hạn như các hình sau đây: A Điểm Đường thẳng Điểm thuộc đường thẳng A B C A B C B Ba điểm thẳng hàng Điểm nằm giữa Điểm không thuộc đường thẳng x O y Hai tia đối nhau Cắt nhau
  25. Cách chơi: Chia lớp thành hai đội , mỗi đội cử hai bạn tham gia trò chơi.Một bạn đoán quay mặt chỗ khác , bạn kia chọn 1 tấm bìa lật lên để biết nội dung rồi diễn đạt nội dung đó như thế nào để bạn mình có thể gọi tên một khái niệm toán học mà không phạm luật chơi , nghĩa là khi diễn đạt không được sử dụng các từ đã được dùng để gọi tên hình ảnh đó . Đội nào đoán đúng nhiều hơn thì dành chiến thắng. Lớp làm giám khảo Tác dụng: Qua trò chơi này học sinh được ôn lại các định lí, kiến thức đã học. Rèn kĩ năng diễn đạt các khái niệm toán học , có cơ hội hiểu bạn mình hơn
  26. : I/ ĐẶT VẤN ĐỀ: II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : 1/ Trò chơi mang tên “Sự sắp xếp ngẫu nhiên” 2/ Trò chơi mang tên “Xây tường” 3/ Trò chơi mang tên “Ai nhanh hơn” 4/ Trò chơi mang tên “Nhanh tay, nhanh mắt” 5/ Trò chơi mang tên “Ngắm đúng mục tiêu” 6/ Trò chơi mang tên “Trò chơi ô chữ” 7/ Trò chơi mang tên “Đuổi hình bắt chữ” 8/ Trò chơi mang tên “Hiểu ý nhau” III/ KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
  27. III. Kết luận Trò chơi Toán góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở THCS nói chung và phương pháp dạy học môn Toán nói riêng đều theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập, giao lưu. Hình thành và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực hiện. Gây hứng thú cho học sinh khi các em đọc chưa thông, viết chưa thạo, phát âm chưa tròn vành, rõ nghĩa thì việc đưa trò chơi Toán nhằm mục đích để các em học mà chơi, chơi mà học. Trò chơi Toán không chỉ giúp các em lĩnh hội tri thức một cách dễ dàng mà còn giúp các em củng cố và khắc sâu kiến thức đó. Trò chơi học tập là một loại hình hoạt động vui chơi có nhiều tác dụng trong các giờ học của học Toán. Trò chơi học tập tạo ra không khí vui tươi, hồn nhiên, sinh động trong giờ học. Nó còn kích thích được trí tưởng tượng, tò mò, ham hiểu biết ở trẻ. Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động học tập của học sinh, giúp các em tiếp thu kiến thức một cách tự giác, tích cực. Giúp học sinh rèn luyện, củng cố kiến thức, đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích lũy qua hoạt động vui chơi.