Đề cương học kì II Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Long Biên

doc 3 trang thuongdo99 2180
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương học kì II Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Long Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_hoc_ki_ii_giao_duc_cong_dan_lop_9_nam_hoc_2017_2018.doc

Nội dung text: Đề cương học kì II Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Long Biên

  1. TRƯỜNG THCS LONG BIÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 - NĂM HỌC 2017 – 2018 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức: - HS hiểu quyền và nghĩa vụ của công dân trong các lĩnh vực: kinh doanh, hôn nhân, lao động, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí, tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội; nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. 2. Kĩ năng: - Làm bài tập trắc nghiệm, trả lời các dạng câu hỏi. - Xử lí tình huống. 3. Thái độ: - Học tập chăm chỉ, yêu thích bộ môn. - Bồi dưỡng những tình cảm nhân văn, thái độ nghiêm túc chấp hành pháp luật và tinh thần trách nhiệm của công dân với đất nước. 4. Năng lực - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và năng lực sáng tạo. II. PHẠM VI ÔN TẬP 1. Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân. 2. Bài 14. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. 3. Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân 4. Bài 16. Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lí xã hội của công dân. 5. Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. * Yêu cầu: - Học lý thuyết phần nội dung bài học. - Làm các bài tập trong sách giáo khoa và sách Bài tập tình huống GDCD 9. III. MỘT SỐ DẠNG ĐỀ THAM KHẢO Câu 1: Vi phạm pháp luật là gì? Có mấy loại vi phạm pháp luật? Em hãy nêu 1 ví dụ về vi phạm pháp luật của công dân. Câu 2: Trách nhiệm pháp lí là gì ? Có mấy loại trách nhiệm pháp lí ? Câu 3: Nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân là gì? Ai là người có quyền tham gia quản lí nhà nước? Câu 4: Nêu những quy định của pháp luật nước ta về hôn nhân ? Câu 5: Theo em, các ý kiến sau đúng hay sai, vì sao?
  2. a. Trẻ em dù có phạm tội nặng đến đâu cũng không phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. b. Người mắc bệnh tâm thần không phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Câu 6: Theo em, các ý kiến sau đúng hay sai, vì sao? a. Chỉ cán bộ công chức nhà nước mới có quyền tham gia quản lý nhà nước b. Tham gia quản lí nhà nước, quản lý xã hội là quyền và trách nhiệm của mọi công dân. Câu 7: Em hãy cho biết thế nào là bảo vệ Tổ Quốc? Nêu hai việc học sinh lớp 9 có thể làm để góp phần bảo vệ Tổ Quốc? Câu 8: Bài tập tình huống. - Bài tập 4, SGK Trang 56. - Bài tập 5, SGK Trang 60. - Bài tập 3, SGK Trang 65. Tình huống 1: Nam (18 tuổi) có tên trong danh sách đăng kí nghĩa vụ quân sự ở địa phương. Mỗi lần có đợt tuyển quân ở địa phương Nam thường lấy lí do ốm, bệnh để không phải đi nghĩa vụ, có lần Nam bỏ trốn đến nhà bà cô ở tỉnh khác. Thấy các bạn cùng tuổi hăng hái thực hiện nghĩa vụ quân sự, Nam cho họ là những người “hâm” không biết hưởng thụ cuộc sống. Câu hỏi: 1 / Em có đồng ý với việc làm của Nam không? Vì sao? b. Nếu là em Nam trong tình huống đó, em sẽ làm gì? Tình huống 2: Tốt nghiệp tại chức ngành Kế toán, Loan nhiều lần thi vào các cơ quan nhà nước nhưng không trúng tuyển. Mọi người khuyên Loan giúp bố mẹ quản lí xưởng gốm của gia đình cũng là một việc làm tốt nhưng Loan không thích. Theo Loan, đó không phải là công việc. Loan chỉ muốn được làm việc trong các cơ quan nhà nước cho tương xứng với tấm bằng của mình. Câu hỏi. 1 / Quan niệm của Loan về việc làm như thế đúng hay sai ? Vì sao ? 2/ Em hãy góp ý cho Loan về lựa chọn việc làm. Tình huống 3: Lâm là một học sinh lớp 9 lười học và vô kỉ luật. Ở lớp, Lâm hay nói chuyện riêng, làm mất trật tự trong giờ học. Khi thầy cô giáo nhắc nhở, Lâm hay cãi lại và có những lời lẽ, hành vi vô lễ, xúc phạm thầy cô giáo. Các bạn góp ý thì Lâm phản ứng lại và cho rằng các bạn thành kiến với mình. Lâm ngày càng xa rời tập thể lớp. Trong một lần trốn tiết đi chơi lang thang, Lâm gặp 3 người thanh niên, 3 người này làm quen với Lâm, rủ Lâm đi chơi xa với họ.
  3. Đang không muốn học, Lâm liền nhận lời đi theo họ. Thực chất 3 thanh niên này là một nhóm trộm cắp, họ rủ rê Lâm tham gia các “phi vụ” cùng họ. Thế là từ một học sinh, Lâm trở thành đồng bọn trong nhóm trộm cắp. Câu hỏi: 1/ Vì sao Lâm đang là một học sinh lại trở thành đồng bọn trong nhóm trộm cắp? 2/ Mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật trong trường hợp của Lâm thể hiện như thế nào ? 3/ Theo em, hành vi vô lễ, xúc phạm thầy cô giáo có phải là hành vi thiếu đạo đức và không tôn trọng pháp luật không ? Vì sao ? Tình huống 4: Hàng cơm gần nhà chị Hoa có một cô bé làm thuê mới 14 tuổi nhưng ngày nào cũng phải gánh thùng nước to, nặng quá sức mình và còn hay bị bà chủ đánh đập, chửi mắng Câu hỏi: 1. Bà chủ hàng cơm đã có những hàng vi sai phạm gì? 2. Nếu là người chứng kiến, em sẽ ứng xử như thế nào? * Câu hỏi vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn Câu 9: Theo em, ở lứa tuổi này, chúng ta cần làm gì để thực hiện nghĩa vụ lao động của công dân ? Câu 10: Là học sinh lớp 9, theo em, có được tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội không ? Nếu có, hãy nêu một số nội dung mà em có thể tham gia. Câu 11: Để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, học sinh cần phải làm gì ? Long Biên, ngày 31 tháng 3 năm 2018 BGH duyệt Nhóm trưởng Người lập Hoàng Thị Tuyết Nguyễn Thị Bích Thuận Nguyễn Thị Bích Thuận