Đề kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Trần Ngọc Quế (Có đáp án)

docx 8 trang Đăng Bình 06/12/2023 820
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Trần Ngọc Quế (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9_nam_hoc_201.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Trần Ngọc Quế (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ I GDCD 9 NĂM HỌC: 2018-2019 I/ MỤC TIÊU KIỂM TRA: 1. Về kiến thức: - Hiểu được thế nào là tự chủ, biểu hiện của tự chủ. - Nêu được thế nào là năng động, sáng tạo. - Hiểu được thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. - Hiểu được thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. 2. Về kĩ năng: - Biết vận dụng phương pháp học tập tích cực để nâng cao kết quả học tập của bản thân. 3. Về thái độ: - Có ý thức sống tự chủ. - Có ý thức kế thừa và phát huy truyền truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tôn trọng truyền thống của các dân tộc khác. - Tôn trọng những người sống năng động, sáng tạo và làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. 4. Năng lực cần hướng tới: - Năng lực tư duy phê phán. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đất nước xã hội. Năng lực tự học. Năng lực giải quyết vấn đề cá nhân. II/ HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận 50%. Trắc nghiệm 50%. III/ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao TN TL TN TL TN TL TN TL Chủ đề 1. Tự chủ. Nhận Phân biệt Đồng dạng được được tình hay thế nào những biểu không Là tự chủ. hiện của tự đồng chủ. tình với hành vi thê hiện tính tự chủ và thiếu tự chủ. Số câu:8 2 4 2 Số điểm:2 0,5 1 0,5 Tỉ lệ: 20% 25% 50% 25%
  2. 2. Làm việc Nhớ lại Vận Có Vận có năng suất, được thế dụng thái độ dụng chất lượng, nào là làm kiến không kiến thức hiệu quả. việc có thức đã tán đã học năng suất, học để thành để giải chất nêu lên đối quyết lượng, ý kiến với vấn đề hiệu quả. của bản các thực tế. thân về bạn có làm nhận việc có định năng sai trái suất, trong chất học lượng, tập hiệu quả. Số câu:5 2 2 ½ ½ Số điểm:2,5 0,5 0,5 0,5 1 Tỉ lệ: 25% 20% 20% 20% 40% 3. Kế thừa Nhận biết Hiểu Giải và phát huy được thế được thích truyền thống nào là kế thế nào được tốt đẹp của thừa và là kế tại sao dân tộc. phát huy thừa và phải truyền phát kế thống tốt huy thừa đẹp của truyền và dân tộc. thống phát tốt đẹp huy của dân truyền tộc. thống tốt đẹp của dân tộc. Số câu:5 4 ½ ½ Số điểm:2,5 1 1 0,5 Tỉ lệ: 25% 40% 40% 20%
  3. 4. Năng Trình Phân biệt Vận động, sáng bày được dụng tạo. được những việc kiến năng làm năng thức đã động, động, sáng học để sáng tạo. nêu lên tạo. ý kiến của bản thân về năng động sáng tạo. Số câu: 5 ½ 4 ½ Số điểm: 3 1 1 1 Tỉ lệ: 30% 3,33% 3,33% 3,34% TS câu:23 8 1/2 8 1/2 4,5 1 1/2 TS điểm:10 2 1 2 1 2 1 1 Tỉ lệ: 100% 20% 10% 20% 10% 20% 10% 10%
  4. Trường THCS Trần Ngọc Quế Điểm ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Nhận xét Họ và tên: NH: 2018- 2019 Lớp: 9A Môn GDCD Khối 9 Thời gian: 45 phút PHẦN A. TRẮC NGHIỆM:( 5 điểm) Dựa vào kiến thức đã học em hãy ghi lựa chọn đúng nhất ( A hoặc B hoặc C hoặc D) cho mỗi câu vào bảng phía dưới cuối trang giấy cho các câu trả lời sau đây: ( mỗi câu đúng 0,25 điểm) Câu 1: Nhờ có tính tự chủ mà con người biết sống một cách đúng đắn biết cư xử một cách có , có văn hóa. A. lương tâm. B. hiểu biết. C. đạo đức. D. khéo léo. Câu 2. Ý nào dưới đây nói về tính tự chủ ? A. Luôn im lặng trong mọi tình huống. B. Không bày tỏ ý kiến trước đám đông. C. Quyết định nhanh trong mọi vấn đề. D. Không cân nhắc khi đánh giá về người khác. Câu 3. Trường hợp nào sau đây thể hiện tính tự chủ ? A. Bạn Vi luôn học hỏi, tự điều chỉnh bản thân. B. Bị lôi kéo nên anh A đã bị nghiện ma túy. C. Bạn Lan thường nổi nóng mỗi khi gặp chuyện. D. A và B rủ nhau bỏ học cùng chơi game. Câu 4. Em không đồng tình với ý nào sau đây ? A. Luôn tự tin khi đứng trước đám đông. B. Ai nói gì cũng nghe và làm theo. C. Luôn bình tĩnh khi đối mặt với khó khăn. D. Luôn suy nghĩ kĩ trước khi hành động. Câu 5. Để hình thành được tính tự chủ cho bản thân chúng ta cần rèn luyện theo yêu cầu nào sau đây ? A. Luôn làm theo ý mình, không tham khảo ý kiến của người khác. B. Luôn có kế hoạch cụ thể cho các dự định của bản thân. C. Luôn theo ý kiến của người khác, không có kế hoạch cụ thể. D. Luôn suy nghĩ vội vàng trước khi làm việc gì đó. Câu 6. Người biết là người luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình. A. tự lập. B. làm chủ. C. tự tôn. D. tự chủ. Câu 7. Câu ca dao sau đây thể hiện đức tính gì ? Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân A. Tự chủ. B. Chí công vô tư. C. Đoàn kết. D. Hiếu thảo. Câu 8. Em sẽ đồng tình với ý kiến nào sau đây ? A. Cần phải tập suy nghĩ kĩ trước khi hành động. B. Không cần phải lắng nghe ý kiến của người khác. C. Luôn làm theo những điều người khác nói. D. Không nên xem lại những việc mà mình đã làm.
  5. Câu 9. Ý nào sau đây thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả ? A. Làm ra được nhiều sản phẩm trong một thời gian nhất định. B. Làm ra được một sản phẩm có gía trị trong thời gian không xác định. C. Làm ra được nhiều sản phẩm trong một thời gian ngắn nhất. D. Làm ra được nhiều sản phẩm tốt, có chất lượng cả về nội dung và hình thức trong một thời gian ngắn. Câu 10. Để đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả trong quá trình làm việc đòi hỏi người lao động phải A. đầu tư cho chất lượng sản phẩm. B. tăng nhanh số lượng sản phẩm. C. chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá. D. tăng số lượng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Câu 11. Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả cần phải tránh điều nào sau đây ? A. Lao động tự giác, sáng tạo. B. Làm việc năng động, sáng tạo. C. Buông lỏng kỉ luật lao động. D. Rèn luyện để nâng cao tay nghề. Câu 12. Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả đòi hỏi người lao động phải thực hiện tốt yêu cầu nào sau đây ? A. Có ý thức tự giác trong lao động. B. Làm việc theo sở thích của bản thân. C. Buông lỏng kỉ luật lao động. D. Không cần thiết phải năng động, sáng tạo. Câu 13. Em tán thành ý kiến nào dưới đây ? A. Truyền thống là những gì đã lạc hậu, không nên duy trì. B. Nhờ truyền thống, dân tộc Việt Nam mới giữ được bản sắc riêng của mình. C. Không có truyền thống, mỗi dân tộc và cá nhân vẫn có thể phát triển. D. Trong điều kiện xã hội hiện đại, truyền thống dân tộc không còn quan trọng. Câu 14. Câu tục ngữ ''Vì nước quên thân, vì dân phục vụ'' nói đến truyền thống gì của dân tộc ? A. Yêu nước. B. Lao động. C. Đạo đức. D. Đoàn kết. Câu 15. Lễ hội nào được tổ chức hằng năm vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch: A. Giỗ tổ Hùng Vương. B. Chọi trâu. C. Đâm trâu. D. Đua bò. Câu 16. Việc làm nào sau đây không phải là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ? A. Đoàn kết, tương trợ. B. Trọng nam, khinh nữ. C. Tôn sư trọng đạo. D. Nhân nghĩa, hiếu thảo. Câu 17. Năng động, sáng tạo là phẩm chất rất cần thiết của A. học sinh. B. các doanh nhân. C. tất cả mọi người. D. người lao động. Câu 18. Để trở thành một con người năng động, sáng tạo đòi hỏi mỗi chúng ta phải A. có thật nhiều tiền. B. tích cực hoạt động, giao lưu. C. có sức khỏe. D. tích cực, siêng năng rèn luyện. Câu 19. Tìm ra một cách làm mới, hiệu quả hơn mà không bị gò bó, phụ thuộc vào cách làm cũ chính là biểu hiện của sự A. dám nghĩ, dám làm. B. sáng tạo. C. quyết đoán. D. năng động. Câu 20. Chủ động điều chỉnh cách thức giải quyết và xử lí công việc cho phù hợp với yêu cầu của thực tế là biểu hiện của A. năng động. B. thiếu tự chủ. C. sáng tạo. D. thiếu ổn định. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Chọn
  6. B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Thế nào là năng động, sáng tạo? Theo em, học sinh chúng ta cần làm gì để rèn luyện trở thành người năng động, sáng tạo ? Câu 2. (1,5 điểm) Thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ? Vì sao chúng ta phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ? Câu 3. (1,5 điểm) Tình huống : “ Minh thường mang bài tập môn khác ra làm trong lúc cô giáo đang giảng bài môn mà bạn cho là không quan trọng. Có bạn khen đó là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả”. a. Em có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ? b. Nếu là bạn cùng lớp em sẽ ứng xử như thế nào ? BÀI LÀM
  7. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN GDCD 9 NĂM HỌC: 2018-2019 A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (5,0 điểm) (Mỗi câu đúng 0.25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C C A B B D A A D D Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án C A B A A B C D B A B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu Nội dung Điểm - Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ dám làm. 0.5 điểm - Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới hoặc tìm ra các cách giải quyết mới mà không bị gò bó, phụ thuộc Câu 1 vào những cái đã có. 0.5 điểm - HS cần phải làm: Tìm ra cách học tập tốt nhất cho mình và tích cực vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống 1.0 điểm - Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là bảo vệ, giữ gìn để các truyền thống đó không bị phai nhạt theo thời gian, mà ngày càng phát triển phong phú hơn, sâu đậm hơn. 1.0 điểm Câu 2 - Truyền thống tốt đẹp của dân tộc vô cùng quý giá, góp phần tích 0,5 điểm cực vào sự phát triển của mỗi cá nhân và cả dân tộc. a. - Không tán thành: 0.25 điểm - Giải thích:: + Tưởng tiết kiệm thời gian nhưng thực ra không có chất lượng, hiệu quả. 0.25 điểm Câu 3 + Trong học tập môn nào cũng quan trọng. 0.25 điểm + Không nghe giảng dẫn đến không hiểu bài, học kém đi. 0.25 điểm b. - Khuyên bạn: Giải thích cho bạn hiểu và yêu cầu chấm dứt ngay hiện tượng đó. 0.25 điểm Nếu không sửa chữa thì báo cáo với GV để can thiệp, giải quyết. 0.25 điểm Lưu ý: Trên đây là những ý cơ bản, học sinh có thể trả lời theo sự hiểu biết của mình nhưng đúng vẫn cho điểm tối đa.