Đề cương học kì II Sinh học Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Biên

docx 2 trang thuongdo99 2010
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương học kì II Sinh học Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_hoc_ki_ii_sinh_hoc_lop_6_nam_hoc_2018_2019_truong_t.docx

Nội dung text: Đề cương học kì II Sinh học Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Biên

  1. TRƯỜNG THCS LONG BIÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II Tổ tự nhiên MÔN: SINH HỌC 6 NĂM HỌC: 2018- 2019 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Tái hiện lại kiến thức chương 7, 8, 9, 10. -Trình bày khái niệm đa dạng sinh học, từ đó nên biện pháp bảo vệ sự đa dạng sinh học. -Kể tên nấm có ích và nấm có hại đối với đời sống con người. 2.Kỹ năng - Biết tổng hợp, phân tích, hệ thống lại kiến thức đã học. - Vận dụng giải quyết các hiện tượng thực tế. - Trình bày bài tự luận. 3.Thái độ - Làm bài nghiêm túc, ý thức tự học bài, ôn tập kiểm tra. II: PHẠM VI ÔN TẬP Chương 7: Quả và hạt. Chương 8: Các nhóm thực vật. Chương 9: Vai trò của thực vật. Chương 10: Vi khuẩn-Nấm-Địa y. III: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP A.TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: I. Quả và hạt Câu 1: Dựa vào đặc điểm, phân biệt thành hai nhóm quả thịt đó là? Câu 2:Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sưt sẹo và sâu bệnh? Câu 3:Kể tên 1 số loại quả(hạt) phát tán nhờ gió. Câu 4: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm. Câu 5: Vì sao nói cây có hoa là 1 thể thống nhất? Câu 6: Kể tên 1 số cây sống ở vùng ngập mặn. Câu 7: Hiện tượng cuống lá phình to, mềm và xốp ở cây bèo Nhật Bản có ý nghĩa gì? II. Các nhóm thực vật Câu 8: Kể tên 1 số loại tảo có cấu tạo đơn bào. Câu 9: Có loài rêu mọc ở chỗ đầm lầy, khi chết đi có thể được dùng làm? Câu 10: So với dương xỉ, hạt trần có đặc điểm nào ưu việt hơn? Câu 11: Cơ quan sinh sản của thông có tên gọi là gì? Câu 12: Người ta phân chia thực vật thành cấp bậc phân loại từ cao đến thấp theo trật tự như thế nào? Câu 13: Quá trình phát triển của thực vật từ thấp đến cao qua 3 giai đoạn, đó là? Câu 14:Vì sao thực vật hạt kín tiến hóa hơn so với các thực vật khác? Câu 15: Chuối hoang dại có đặc điểm gì khác so với chuối trồng? III. Vai trò của thực vật Câu 16: Nguồn nước nào đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người? Câu 17: Bộ phận nào của thực vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc giữ nước?
  2. Câu 18: Hoạt động nào của cây xanh giúp bổ sung vào bầu khí quyển lượng oxi mất đi do hô hấp và đốt cháy nhiên liệu? Câu 19: Trong cùng 1 khu vực, so với rừng thì nơi trống trải có gì khác biệt về mặt khí hậu? Câu 20: Vai trò của thực vật đối với động vật. Câu 21: Loài thực vật nào là tác nhân gây nên hiện tượng nước “ nở hoa”? Câu 22: Chất độc được biết đến nhiều nhất trong khói thuốc lá là gì? IV: Vi khuẩn-Nấm-Địa y Câu 23: Ở vi khuẩn có bao nhiêu cách dinh dưỡng chủ yếu? Câu 24: Đặc điểm của virus về kích thước, hình dạng, cấu tạo. Câu 25: Người ta đã “lợi dụng” hoạt động của vi khuẩn lactic để tạo ra món ăn nào? Câu 26: Nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phát triển của nấm là? Câu 27: Những loài nấm độc thường có đặc điểm đặc trưng nào? Câu 28: Chất kháng sinh penixilin được sản xuất từ 1 loại nấm nào? Câu 29: Vì sao nói địa y đóng vai trò “tiên phong mở đường”? Câu 30: Chức năng quang hợp của địa y được thực hiện nhờ thành phần nào? B. TỰ LUẬN: Câu 1: “ Không có cây xanh thì không có sự sống trên Trái Đất”, điều đó có đúng không? Vì sao? Câu 2: Đa dạng của thực vật là gì? Trình bày 4 biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật ở Việt Nam. Câu 3: Kể tên 2 nấm có ích và 2 nấm có hại đối với đời sống con người. Cho ví dụ minh họa cụ thể. Long Biên, ngày .tháng .năm 2019 BGH duyệt Nhóm trưởng Người lập Hoàng Thị Tuyết Đào Thị Thanh Mai Nguyễn Thị Thu Huyền