Đề cương học kì II Vật lí Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Biên

doc 4 trang thuongdo99 2670
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương học kì II Vật lí Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_hoc_ki_ii_vat_li_lop_6_nam_hoc_2018_2019_truong_thc.doc

Nội dung text: Đề cương học kì II Vật lí Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Biên

  1. TRƯỜNG THCS LONG BIÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II MÔN VẬT LÍ 6 Năm học 2018 - 2019 I. MỤC TIÊU 1) Kiến thức : - Ôn lại các kiến thức về: Máy cơ đơn giản, Sự nở vì nhiệt, Nhiệt độ. Nhiệt kế, Thang nhiệt độ, Sự chuyển thể, sự bay hơi và sự ngưng tụ, sự sôi. 2) Kỹ năng : - Vận dụng kiến thức sự nở vì nhiệt để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế - Dựa vào bảng số liệu đã cho, vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn và quá trình sôi. - Vận dụng được kiến thức về các quá trình chuyển thể để giải thích một số hiện tượng thực tế có liên quan. 3) Thái độ : Nghiêm túc, chăm chỉ, tự giác trong quá trình ôn tập cuối kỳ 4) Năng lực cần đạt : - Năng lực giải thích các hiện tượng liên quan đến đời sống thực tế - Năng lực giải bài tập, vẽ đồ thị nhanh và chính xác - Năng lực phân tích bảng số liệu để làm bài tập. II. PHẠM VI ÔN TẬP A. LÝ THUYẾT 1) Nêu các kết luận về sự nở vì nhiệt của các chất. So sánh sự nở vì nhiệt của : chất rắn, chất lỏng, chất khí. 2) Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra hiện tượng gì? Cho ví dụ minh họa. 3) Nhiệt kế dùng để làm gì? Kể tên một số nhiệt kế thường dùng. Cho biết nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên điều gì? 4) Hãy nêu các kết luận về sự chuyển thể : Sự nóng chảy và sự đông đặc, sự bay hơi và sự ngưng tụ, sự sôi. B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Chọn kết luận không đúng trong các kết luận dưới đây: A. Chất rắn tăng thể tích khi nhiệt độ thay đổi. B. Chất rắn giảm thể tích khi nhiệt độ lạnh đi. C. Chất rắn co dãn theo nhiệt độ. D. Mỗi chất rắn có một giới hạn nở vì nhiệt nhất định. 2. Trường hợp nào sau đây không phải là sự nở vì nhiệt của chất rắn: A. Tháp Eiffel cao thêm 10cm vào mùa hạ. B. Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng, cốc bị vỡ. C. Cửa gỗ khó đóng sát lại vào mùa mưa. D. Đáy nồi nhôm nấu nướng lâu ngày bị võng xuống. 3. Đường kính của quả cầu đặc kim loại sẽ thay đổi như thế nào khi nhiệt độ thay đổi? Chọn câu trả lời đúng nhất A.Tăng lên. B. Giảm đi. C. Không thay đổi. D. Tăng lên hoặc giảm đi. 4. Các nha sĩ khuyên không nên ăn thức ăn quá nóng. Vì sao? A. Vì răng dễ bị sâu. B. Vì răng dễ bị rụng. C. Vì răng dễ bị vỡ. D. Vì men răng dễ bị rạn nứt. 5. Tại sao khi lắp khâu vào cán dao, người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra? A. Vì chu vi khâu lớn hơn chu vi cán dao. B. Vì chu vi khâu nhỏ hơn chu vi cán dao. C. Vì khâu co dãn vì nhiệt. D. Vì một lí do khác. 6. Khi làm lạnh một vật rắn thì khối lượng riêng của vật rắn tăng vì: A. Khối lượng của vật tăng.
  2. B. Thể tích của vật tăng. C. Thể tích của vật giảm. D. Khối lượng của vật tăng đồng thời thể tích của vật giảm. 7. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn? A. Trọng lượng của vật tăng. B. Trọng lượng riêng của vật tăng. C. Trọng lượng riêng của vật giảm. D. Cả 3 hiện tượng trên đều không xảy ra. 8. Trong các cách sắp xếp các chất rắn nở vì nhiệt từ ít tới nhiều sau đây, cách nào đúng? A. Nhôm, đồng, sắt. B. Sắt, đồng, nhôm. C. Sắt, nhôm, đồng. D. Đồng , nhôm, sắt. 9. Khi mở một lọ thủy tinh có nút thủy tinh bị kẹt, ta phải dùng cách nào sau đây? A. Hơ nóng nút. B. Hơ nóng cổ lọ. C. Hơ nóng cả nút và cổ lọ. D. Hơ nóng đáy lọ. 11.Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng? A. Khối lượng của chất lỏng tăng. B. Trọng lượng của chất lỏng tăng. C. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng. D. Cả 3 câu trên đều sai. 1. 12. Khi làm lạnh khối lượng riêng của chất lỏng tăng vì: A. Khối lượng của chất lỏng tăng. B. Thể tích của chất lỏng tăng. C. Khối lượng của chất lỏng không thay đổi, còn thể tích giảm. D. Khối lượng của chất không thay đổi, còn thể tích tăng. 13.Hiện tượng nào sau đây không xảy ra khi làm lạnh một chất lỏng? a. Khối lượng chất lỏng không đổi. b. Thể tích chất lỏng giảm. c. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm. d. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng. 14.Ở nhiệt độ 4oC một lượng nước xác định sẽ có: a. Trọng lượng lớn nhất. b. Trọng lượng nhỏ nhất. c. Trọng lượng riêng lớn nhất. d. Trọng lượng riêng nhỏ nhất. 15.Trong các cách sắp xếp các chất lỏng nở vì nhiệt từ ít tới nhiều sau đây, cách nào đúng? a. Nước, dầu, rượu. b. Nước, rượu, dầu. c. Rượu, dầu, nước. d. Dầu, rượu, nước. 16.Chọn câu phát biểu sai: b. Chất lỏng nở ra khi nóng lên co lại khi lạnh đi. c. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. d. Khi làm nóng chất lỏng thì thể tích chất lỏng tăng lên, khối lượng của khối chất lỏng không thay đổi. e. Các chất lỏng có thể tích như nhau nở vì nhiệt như nhau. 17.Kết luận nào sau đây là sai? a. Tại 00C nước sẽ đóng băng. b. Nước co dãn vì nhiệt. c. Khi nhiệt độ tăng nước nở ra, khi nhiệt độ giảm nước co lại. d. Khi nước bị co dãn vì nhiệt nếu bị ngăn cản có thể gây ra một lực rất lớn. 18.Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều sau đây, cách nào đúng? a. Rắn, lỏng, khí b. Rắn, khí, lỏng.
  3. c. Khí, lỏng, rắn. d. Khí, rắn, lỏng. 19.Khi làm nóng chất khí trong bình thì đại lượng nào sau đây của nó thay đổi? a. Khối lượng. b. Trọng lượng. c. Khối lượng riêng. d. Cả 3 đại lượng trên. 20.Quả bóng bàn bị bẹp, nhúng vào nước nóng thì phồng lên vì: a. Vỏ quả bóng bàn nóng lên nở ra. b. Vỏ quả bóng bàn bị nóng mềm ra và quả bóng phồng lên. c. Không khí trong quả bóng bàn nóng lên nở ra. d. Nước tràn qua khe hở vào trong quả bóng bàn. 21.Phát biểu nào sau đây không đúng? a. Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. b. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. c. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. d. Khi nung nóng khí thì khối lượng riêng của chất khí giảm. 22.Tại sao chỗ tiếp nối của 2 thanh ray đường sắt lại có một khe hở? a. Vì không thể hàn 2 thanh ray lại được. b. Vì để vậy sẽ lắp các thanh ray dễ dàng hơn. c. Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra. d. Vì chiều dài thanh ray không đủ. 23.Câu nào sau đây mô tả đúng cấu tạo của một băng kép? a. Băng kép được cấu tạo từ 2 thanh kim lọai có bản chất khác nhau. b. Băng kép được cấu tạo từ một thanh thép và một thanh đồng. c. Băng kép được cấu tạo từ một thanh nhôm và một thanh đồng. d. Băng kép được cấu tạo từ một thanh thép và một thanh nhôm. 24.Làm thế nào để băng kép ở câu trên cong xuống phía dưới? a. Dùng bông tẩm cồn để đốt nóng mặt trên của băng kép. b. Dịch chuyển đèn cồn về phía bên trái rồi đốt nóng băng kép. c. Làm lạnh băng kép. d. Không có cách nào làm cho băng kép cong xuống phái dưới được. 25.Chất lỏng nào sau đây không được dùng để chế tạo nhiệt kế? a. Thủy ngân. b. Rượu pha màu đỏ. c. Nước pha màu đỏ. d. Dầu công nghệ pha màu đỏ. 26.Nhiệt kế nào dưới đây không thể đo nhiệt độ của nước đang sôi? a. Nhiệt kế dầu trong bộ thí nghiệm vật lý 6. b. Nhiệt kế y tế. c. Nhiệt kế thủy ngân. d. Cả 3 loại nhiệt kế trên. 27.Trong các vật dưới đây vật nào có nguyên tắc hoạt động không dựa trên sự nở vì nhiệt? a. Nhiệt kế. b. Khí cầu dùng khí nóng. c. Quả bóng bàn. d. Băng kép. 28.Phát biểu nào sau đây không đúng? a. Nhiệt kế y tế có thể dùng để đo nhiệt độ cơ thể người. b. Nhiệt kế thủy ngân có thể dùng để đo nhiệt độ trong lò luyện kim. c. Nhiệt kế kim lọai có thể đo nhiệt độ của bàn là đang nóng. d. Nhiệt kế rượu có thể dùng để đo nhiệt độ của khí quyển. 29.Ở nhiệt độ trong lớp học, chất nào sau đây không tồn tại ở thể lỏng? a. Thủy ngân. b. Rượu c. Nhôm
  4. d. Nước. 30.Câu nào sau đây nói về sự nóng chảy là không đúng? a. Mỗi chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định. b. Trong khi đang nóng chảy nhiệt độ tiếp tục tăng. c. Trong khi đang nóng chảy nhiệt độ không thay đổi. d. Khi đã bắt đầu nóng chảy, nếu không tiếp tục đun thì sự nóng chảy sẽ ngừng lại. BÀI TẬP Bài 1 (bài tập áp dụng thực tế) a,Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy? b, Tai sao ngươi ta không đóng chai nước ngọt thật đầy? c, Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên? d,Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh? Bài 2 : a- Trong việc đúc tượng đồng, có những quá trình chuyển thể nào của đồng? b- Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía người ta thường chặt bớt lá? c- Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm? Tại sao vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian, mặt gương lại sáng trở lại? Bài 3 : Dựa vào dường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất chưa xác định tên để trả lời các câu hỏi sau đây: a) Chất này nóng chảy ở nhiệt độ nào? b) Thời gian nóng chảy kéo dài bao nhiêu phút? c) Xác định tên của chất này. Cho biết: nhiệt độ nóng chảy của một số chất: băng phiến, nước, thủy ngân lần lượt là: 800C; 00C; -390C. d) Trước khi nóng chảy, chất này tồn tại ở thể nào? Người lập đề cương Nhóm trưởng BGH duyệt Nguyễn Thị Loan Nguyễn Thị Loan Hoàng Thị Tuyết