Đề cương học kì II Vật lí Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Biên

doc 6 trang thuongdo99 2030
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương học kì II Vật lí Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_hoc_ki_ii_vat_li_lop_9_nam_hoc_2018_2019_truong_thc.doc

Nội dung text: Đề cương học kì II Vật lí Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Biên

  1. Tr­êng THCS Long Biªn ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN: VẬT LÝ 9 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức - Ôn lại kiến thức về dòng điện xoay chiều, máy phát điện - Ôn lại kiến thức về hiện tượng khúc xạ ánh sáng. - Ôn lại kiến thức về các loại thấu kính. - Ôn lại kiến thức về máy ảnh; mắt và các tật về mắt; ánh sáng 2. Kỹ năng - Kĩ năng so sánh các hiện tượng; nhận biết các thấu kính; phân biệt các tật của mắt - Vẽ ảnh của vật sáng qua các thấu kính. - Vận dụng kiến thức để làm các bài tập tính chiều cao; khoảng cách của ảnh; tính số vòng máy biến thế 3. Thái độ: nghiêm túc trong việc ôn tập HKII II. PHẠM VI ÔN TẬP A. Lý thuyÕt 1. Thế nào là dòng điện xoay chiều? Nêu các cách tạo ra dòng điện xoay chiều? 2. Sơ lược cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều? 3. Nêu cấu tạo và hoạt động của MBT?Tại sao không dùng dòng điện một chiều để chạy MBT? 4. Biện pháp làm giảm hao phí địên năng do toả nhiệt trên đường dây tải điện? Biện pháp nào tốt hơn? Vì sao? 5. Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng? Phân biệt hiện tượng khúc xạ và hiện tượng phản xạ ánh sáng. 6. Nêu các cách nhận biết thấu kính hội tụ và cho biết đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ. 7. Nêu các cách nhận biết thấu kính phân kì và cho biết đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì. 8. Trình bày cấu tạo của mắt và so sánh sự tương ứng về cấu tạo của mắt và máy ảnh. 9. Trình bày những hiểu biết của em về mắt cận và mắt lão. Kể tên các nguồn phát ra ánh sáng trắng và các nguồn phát ra ánh sáng màu. Nêu cách tạo ra ánh sáng màu từ ánh sáng trắng B. Bµi tËp Dạng 1: Trắc nghiệm khách quan Câu 1: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng xảy ra trong trường hợp nào? A. Ánh sáng truyền trong nước B. Ánh sáng truyền trong chân không C. Ánh sáng truyền trong không khí
  2. D. Ánh sáng truyền qua mặt phân cách hai môi trường trong suốt Câu 2: Góc tới là góc tạo bởi các đường thẳng có chứa: A. Tia sáng tới và tia sáng khúc xạ qua mặt phân cách B. Tia sáng tới và đường pháp tuyến tại điểm tới trên mặt phân cách C. Tia sáng khúc xạ và đường thẳng pháp tuyến tại điểm tới trên mặt phân cách D. Tia sáng tới và đường tiếp tuyến mặt phẳng phân cách tại điểm tới. Câu 3: Nhìn thấy chiếc đũa bị gãy khúc khi cho vào một cốc nước là do hiện tượng: A. Hiện tượng phản xạ ánh sáng B. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng C. Tác dụng nhiệt của ánh sáng D. Tác dụng quang điện của ánh sáng Câu 4: Thiết bị điện nào sau đây sử dụng dòng điện xoay chiều? A. Micro không dây. B. Bộ xạc điện cho bình ắc quy C. Bóng đèn điện trong đèn pin D. Máy bơm nước. Câu 5: Máy phát điện xoay chiều biến đổi năng lượng: A. Cơ năng thành điện năng B. Nhiệt năng thành điện năng C. Hoá năng thành điện năng D. Quang năng thành điện năng Câu 6 : Các máy phát điện xoay chiều hiện nay thường được chế tạo có chuyển động của khung dây và nam châm như thế nào? A. Chuyển động tịnh tiến của khung dây đối với nam châm B. Chuyển động tịnh tiến của nam châm đối với khung dây C. Chuyển động quay của khung dây trong từ trường hoặc nam châm quanh khung dây dẫn. D. Khung dây và nam châm chuyển động tịnh tiến qua lại cùng lúc Câu 7: Trong các nhà máy sản xuất điện ngày nay, nam châm sinh từ trường trong máy phát là: A. Nam châm vĩnh cửu có từ trường mạnh B. Nam châm điện có dòng điện lớn C. Cả nam châm điện và nam châm vĩnh cửu D. Dùng một thiết bị sinh từ trường khác. Câu 8: Có các thấu kính như trên hình vẽ: Hãy cho biết thấu kính nào không phải thấu kính hội tụ? A. Thấu kính thứ nhất B. Thấu kính thứ hai C. Thấu kính thứ ba D. Thấu kính thứ nhất và thứ hai Câu 9: Một chùm sáng đi xuyên qua một vật trong suốt luôn cho tia sáng khúc xạ (tia ló) bẻ cong về phía trục chính, vật trong suốt đó là:
  3. A. Thấu kính hội tụ B. Gương cầu lồi C. Gương cầu lõm D. Gương phẳng Câu 10: Công suất hao phí trên đường truyền tải điện cao áp là do năng lượng điện chuyển hoá thành năng lượng gì là chính? A. Quang năng B. Nhiệt năng C. Hoá năng D. Cơ năng Câu 11: Khi tăng hiệu điện thế hai đầu dây đẫn trên đường truyền tải điện lên gấp hai lần thì công suất hao phí trên đường dây sẽ: A. Giảm đi một nửa B. Giảm đi bốn lần. C. Tăng lên gấp đôi D. Tăng lên gấp bốn Câu 12: Khi chuyển điện áp từ đường truyền cao áp xuống điện áp dân dụng thì cần phải dùng máy biến thế loại nào? A. Máy giữ cho điện áp của dòng điện ổn định B. Máy biến thế hạ áp C. Cả máy biến thế tăng áp và máy biến thế hạ áp D. Máy biến thế tăng áp Câu 13: Máy biến thế không hoạt động trong điều kiện nào dưới đây? A. Hiệu điện thế của hai đầu cuộn sơ cấp là dòng điện một chiều B. Hiệu điện thế của hai đầu cuộn sơ cấp là dòng điện xoay chiều C. Máy biến thế được đặt trong thùng dầu cách điện D. Máy biến thế đặt ở ngoài trời Câu 14: Máy biến áp hoạt động đựa vào hiện tượng nào? A. Hiện tượng cảm ứng điện từ B. Hiện tượng sinh từ trường của dòng điện C. Hiện tượng sinh nhiệt của dòng điện D. Hiện tượng chuyển đổi điện năng thành dạng năng lượng khác. Câu 15: Một máy biến áp người ta đo được hiệu điện thế hai đầu sơ cấp là 220V, hiệu điện thế hai đầu cuộn thứ cấp là 380V, số vòng dây cuộn sơ cấp là 250 vòng, vậy số vòng dây của cuộn thứ cấp là: A. n2 = 432 vòng B. n2 = 532 vòng C. n2 = 400 vòng D. n2 = 500 vòng Câu 16: Thấu kính phân kì trong thực tế thường được sử dụng làm gì? A. Làm cho ánh sáng mạnh hơn B. Làm thu hẹp ánh sáng để tăng độ sáng C. Làm tỏa rộng ánh sáng ở các đèn pha D. Không có ứng dụng trong thực tế Câu 17: Trục chính của thấu kính hội tụ là: A. Đường thẳng bất kì đi qua quang tâm của thấu kính B. Đường thẳng vuông góc với thấu kính tại quang tâm C. Đường thẳng tiếp tuyến của thấu kính tại quang tâm D. Đường thẳng vuông góc tại điểm giữa của thấu kính Câu 18: Trên cùng một đường dây tải đi cùng một công suất điện P, khi dùng hiệu điện thế 500kV thì công suất hao phí là P1; khi dùng hiệu điện thế 1000V thì công suất P hao phí là P2. Tỉ số 2 có thể nhận kết quả nào trong các kết quả sau: P1
  4. P P A. 2 250000 B. 2 25000 P1 P1 P P C. 2 2500 D. 2 250 P1 P1 Câu 19: Đường dây tải điện dài 100km, truyền đi một dòng điện 300A. Dây dẫn bằng đồng cứ 1km có điện trở 0,2Ω. Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây có thể là giá trị nào sau đây: A. Phf = 1800000kW B. Phf = 1800000W C. Phf = 1800000J D. Phf = 1800000 KJ. Câu 20: Trong một máy phát điện xoay chiều, hai cực của nam châm được quay quanh khung dây nối với thiết bị điện bên ngoài, dòng điện sinh ra là xoay chiều vì lí do: A. Từ trường cắt qua tiết diện khung dây luôn tăng dần B. Từ trường cắt qua tiết diện khung dây luôn giảm C. Từ trường cắt qua tiết diện khung dây luôn thay đổi về chiều và số đường sức từ D. Từ trường cắt qua tiết diện khung dây luôn không đổi. Câu 21: Một vật đặt ở xa cho chùm tia sáng đi qua một thấu kính phân kì, chùm sáng khúc xạ (tia ló) sẽ có tính chất: A. Các tia sáng song song với nhau B. Các tia sáng cắt nhau tại tiêu điểm C. Các tia sáng có phần kéo dài cắt nhau tại tiêu điểm D. Các tia sáng phân kì không xác định Câu 22: Các tia sáng đi qua quang tâm của thấu kính phân kì sẽ: A. Song song với trục chính của thấu kính B. Không có tính chất xác định C. Luôn xiên góc với trục chính một góc không đổi D. Vẫn truyền thẳng không thay đổi hướng Câu 23: Kí hiệu của quang tâm và tiêu cự của thấu kính là: A. O và f B. O và F C. F và f D. f và d Câu 24: Trong máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải có các bộ phận chính nào có thể tạo ra dòng điện? Chọn câu trả lời đúng nhất: A. Nam châm vĩnh cửu B. Cuộn dây dẫn và nam châm C. Nam châm điện và sợi dây dẫn nối hai cực của nam châm D. Cuộn dây dẫn và lõi sắt Câu 25: Một thấu kính hội tụ cho ảnh ảo, vậy ảnh này so với vật sẽ có tính chất: A. Cùng chiều và lớn hơn vật B. Cùng chiều và nhỏ hơn vật C. Có thể cùng chiều cũng có thể ngược chiều, lớn hơn vật. D. Ngược chiều và lớn hơn vật
  5. Câu 26: Một vật đặt trước thấu kính hội tụ, vuông góc với trục chính, cho ảnh thật thì chiều của ảnh này sẽ: A. Cùng chiều với vật B. Chiều của ảnh không xác định được, phụ thuộc vào kích thước vật. C. Có thể cùng chiều cũng có thể ngược chiều với vật D. Ngược chiều với vật Câu 27: Để xác định ảnh của một điểm sáng đặt trước thấu kính hội tụ cần vẽ ít nhất mấy tia sáng đặc biệt? A. Một tia sáng B. Hai tia sáng C. Ba tia sáng D. Bốn tia sáng Câu 28: Thấu kính không được làm bằng vật liệu nào dưới đây? A. Thuỷ tinh trong B. Nhựa trong C. Nhôm D. Vật liệu trong Câu 29. Ảnh của vật sáng trên phim của máy ảnh có chiều như thế nào? A. Song song và cùng chiều với vật B. Song song và ngược chiều với vật C. Vuông góc so với vật D. Luôn thay đổi về tính chất tương đối hình học Câu 30. Một chiếc cột cao 2m cách máy ảnh 10m, vật kính cách phim 12cm, vậy ảnh trên phim cao bao nhiêu? A. h =2,4cm B. h = 24cm C. h = 1,5cm D. h = 15cm Câu 31. Về mặt quang học, thuỷ tinh thể như một thấu kính hội tụ có tính chất: A. Tiêu cự không thay đổi B. Tiêu cự có thể thay đổi C. Làm giảm cường độ ánh sáng chiếu vào mắt D. Làm tăng cường độ ánh sáng chiếu vào mắt Câu 32. Để nhận được ảnh nét trên võng mạc, mắt sẽ điều chỉnh như thế nào? A. Dịch chuyển võng mạc ra xa hoặc lại gần B. Dịch chuyển thuỷ tinh thể ra xa hay lại gần C. Phồng hay thu hẹp thuỷ tinh thể để thay đổi tiêu cự D. Phóng to hoặc thu nhỏ võng mạc để nhận toàn bộ ảnh Câu 33.Về mặt quang học, võng mạc tương tự bộ phận nào trong máy ảnh? A. Vật kính B. Màn chắn C. Buồng tối D. Phim Câu 34.Người bị cận thì cần phải đeo kính là loại thấu kính nào? A. Kính có hai mặt song song với nhau B. Thấu kính hội tụ C. Cả thấu kính phân kì và thấu kính hội tụ D. Thấu kính phân kì Câu 35. Người viễn thị cần đeo loại kính như thế nào? A. Cả hai loại kính như thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì B. Có tính chất của thấu kính hội tụ C. Có tính chất của thấu kính phân kì D. Không cần đeo kính vẫn nhìn được như người bình thường
  6. Câu 36. Một kính lúp có hệ số phóng đại là G = 2,5. Tính tiêu cự của kính: A. f = 20cm B. f = 10cm C. f = 15cm D. f = 12cm Câu 37. Hãy cho biết các nguồn sáng nào cho ánh sáng màu: A. Ánh sáng mặt trời B. Ánh sáng đèn dây tóc C. Ánh sáng đèn LED D. Ánh sáng mặt trăng. Câu 38. Khi dùng một tấm kính màu trắng thì cho ánh sáng truyền qua, ánh sáng nhận được sau đó là: A. Ánh sáng trắng B. Ánh sáng xanh C. Ánh sáng đỏ D. Không có ánh sáng Câu 39. Một tấm kính màu đỏ khi có ánh sáng xuyên qua thì nhận được: A. Ánh sáng trắng B. Ánh sáng đỏ C. Ánh sáng xanh D. Ánh sáng vàng Câu 40. Một tấm kính màu lục được đặt trước một nguồn phát ra ánh sáng màu đỏ, ánh sáng ta nhận được sau đó là: A. Ánh sáng màu đỏ B. Ánh sáng màu lục C. Ánh sáng màu vàng D. Không thu được ánh sáng Dạng 2: Bài tập tự luận Bài 1. Vẽ ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ hoặc phân kì. Bài 2: Bài tập quang hình (bài tập áp dụng thực tế) 2.1 Một người cao 1,75 m đứng cách vật kính của một máy ảnh 3,5m. Biết rằng ảnh của người cách vật kính của máy ảnh là 6 cm. Tính chiều cao của ảnh trên phim. 2.2 Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f =30cm, vật sáng được đặt cách thấu kính khoảng d = 50cm, tính khoảng cách ảnh d của vật. Bài 3: Xác định loại thấu kính;quang tâm; tiêu điểm của các thấu kính trong các hình vẽ sau (biết AB là vật còn A’B’ là ảnh) A B' A' B A A' B' B Long Biên, ngày 25 tháng 3 năm 2019 BGH duyệt Nhóm trưởng Người lập đề cương Hoàng Thị Tuyết Nguyễn T. Loan Nguyễn Hoàng Quân