Đề cương môn Vật lí Lớp 6 - Bài 17: Tổng kết chương ''Cơ học'' - Trường THCS Trưng Vương
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương môn Vật lí Lớp 6 - Bài 17: Tổng kết chương ''Cơ học'' - Trường THCS Trưng Vương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_mon_vat_li_lop_6_bai_17_tong_ket_chuong_co_hoc_truo.doc
Nội dung text: Đề cương môn Vật lí Lớp 6 - Bài 17: Tổng kết chương ''Cơ học'' - Trường THCS Trưng Vương
- Trường THCS Trưng Vương Ngày soạn: 07/02/2020 Nhóm Vật Lý 6 PHIẾU ÔN TẬP MÔN VẬT LÝ 6 Bài 17: TỔNG KẾT CHƯƠNG CƠ HỌC A - ÔN TẬP KIẾN THỨC I. ĐO ĐỘ DÀI 1.1. Đo độ dài là gì? Đo độ dài là so sánh độ dài đó với một độ dài khác đã được chọn làm đơn vị. 1.2. Đơn vị đo độ dài Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của nước là là mét (kí hiệu: m). Ngoài ra còn dùng: - Đơn vị đo độ dài lớn hơn mét (m) là: Kilômét (km), héctômét (hm), đềcamét (dam). 1 km = 1000 m; 1 dam = 10 m; 1 hm = 100 m - Đơn vị đo độ dài nhỏ hơn mét (m) là: đềximét (dm), xentimét (cm), milimét (mm). 1 dm = 0,1 m; 1 cm = 0,01 m; 1 mm = 0,001 m - Đơn vị đo độ dài thường dùng của nước Anh và các nước sử dụng tiếng Anh là inh (inch) và dặm (mile) 1 inh = 2,54 cm; 1 dặm = 1609 m - Để đo những khoảng cách rất lớn trong vũ trụ người ta dùng đơn vị năm ánh sáng: 1 năm ánh sáng = 9461 tỉ km = 9461000000000 km. 1.3. Đo độ dài Để đo độ dài ta dùng thước đo. Tùy theo hình dạng, thước đo độ dài có thể được chia ra thành nhiều loại: thước thẳng, thước cuộn, thước dây, thước xếp, thước kẹp Mọi thước đo độ dài đều có: - Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước. - Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. 1.4. Cách đo độ dài - Ước lượng độ dài vật cần đo để sử dụng thước đo có GHĐ và ĐCNN thích hợp. - Đặt thước đúng quy cách (đặt dọc theo vật cần đo, một đầu của vật phải trùng với vạch số 0 của thước). - Đặt mắt đúng quy định hướng nhìn vuông góc với cạnh của thước ở đầu kia của vật. - Đọc và ghi kết quả (đọc theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật). 1.5. Cách ghi kết quả đo chính xác + Kết quả thu được phải là bội số của ĐCNN và có cùng đơn vị với ĐCNN của dụng cụ đo. + Phần thập phân của ĐCNN có bao nhiêu chữ số thì phần thập phân của kết quả đo cũng có bấy nhiêu chữ số.
- II. ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG - Đo thể tích chất lỏng là so sánh thể tích chất lỏng đó với một thể tích khác đã được chọn làm đơn vị. - Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít ( ) Ngoài ra còn dùng: Đềximét khối (dm 3), Xentimét khối (cm 3) = 1 cc, Milimét khối (mm 3), Mililít (ml) 1l = 1 dm3; 1 ml = 1 cm3 = 1 cc 1 m3 = 1000 dm3 = 1000000 cm3 = 1000000000 mm3 = 1000000 ml = 1000000 cc - Để đo thể tích chất lỏng ta dùng các bình có các vạch chia (gọi là bình chia độ), ca đong hay can - Trên mỗi bình chia độ đều có: + Giới hạn đo (GHĐ) của bình là giá trị lớn nhất ghi ở vạch cao nhất trên bình. + Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của bình là thể tích giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình. - Cách đo thể tích Muốn đo thể tích chất lỏng cho chính xác ta tuân theo các bước sau: - Ước lượng thể tích cần đo. - Chọn bình chia độ có GHĐ và có ĐCNN thích hợp. - Đặt bình chia độ thẳng đứng. - Đặt mắt nhìn ngang bằng với độ cao mực chất lỏng trong bình. - Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng. III. ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC - Dùng bình chia độ: Đổ một lượng chất lỏng có thể tích V1 đủ để nhấn chìm vật rắn, thả chìm vật rắn vào bình chia độ, nước trong bình dâng lên tới thể tích V2 ⇒ Thể tích của vật bằng: VV = V2 – V1 - Dùng bình tràn (thường sử dụng phương pháp bình tràn khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ): Đổ đầy nước vào bình tràn, thả vật rắn vào trong bình tràn, lượng nước tràn ra bằng thể tích của vật. Đo thể tích lượng nước tràn ra ⇒ Thể tích của vật. IV. KHỐI LƯỢNG – ĐO KHỐI LƯỢNG - Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó. - Đo khối lượng của một vật là so sánh khối lượng của vật đó với khối lượng của một vật được chọn làm đơn vị. - Trong hệ thống đo lường hợp pháp của Việt Nam, đơn vị đo khối lượng là kilôgam (kí hiệu: kg). Kilôgam là khối lượng của một quả cân mẫu, đặt ở Viện Đo lường quốc tế Pháp. Ngoài ra còn dùng các đơn vị khác: tấn, tạ, yến, lạng (hg), gam (g), miligam (mg) * Để đo khối lượng người ta dùng cân. Một số cân thường dùng là : Cân đòn (cân treo), cân tạ, cân đồng hồ, cân tiểu li, cân y tế, cân Rô-béc-van
- * Trên mỗi cân đều ghi giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN). - Giới hạn đo là số ghi lớn nhất trên cân. - Độ chia nhỏ nhất là hiệu hai số ghi trên hai vạch chia liên tiếp. * Cách dùng cân Rô-béc-van để cân một vật: + Điều chỉnh sao cho khi chưa cân đòn cân nằm thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa. Đó là việc điều chỉnh số 0. + Đặt vật đem cân lên đĩa cân bên trái, đặt lên đĩa cân bên kia một số quả cân có khối lượng phù hợp sao cho đòn cân nằm thăng bằng, kim cân nằm đúng giữa bảng chia độ. + Tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa cân cộng với số chỉ của con mã sẽ bằng khối lượng của vật đem cân. Lưu ý: Cân Rô-béc-van cũng có loại không có thanh chia độ thì GHĐ của cân là tổng số giá trị ghi trên các quả cân có trong hộp quả cân và ĐCNN của cân là giá trị ghi trên quả cân nhỏ nhất ở trong hộp. * Cách đo khối lượng Muốn đo khối lượng của một vật cho chính xác ta cần: - Ước lượng khối lượng cần đo để chọn cân có GHĐ và ĐCNN cho thích hợp. - Điều chỉnh kim chỉ vạch số 0 trước khi cân. - Đặt cân và đặt mắt nhìn đúng cách. - Đọc và ghi kết quả đo đúng quy định. V. LỰC – HAI LỰC CÂN BẰNG- TÁC DỤNG CỦA LỰC - Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia. Tác dụng đẩy hay kéo của vật này lên vật khác gọi là lực. - Mỗi lực tác dụng đều được xác định bởi phương, chiều và độ lớn (hay còn gọi là cường độ) của lực. - Hai lực cân bằng là hai lực tác dụng lên cùng một vật, cùng phương (cùng nằm trên một đường thẳng), cùng độ lớn (cùng cường độ) nhưng ngược chiều. - Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên thì hai lực đó là hai lực cân bằng. - Lực tác dụng lên một vật có thể làm cho vật đó bị biến đổi chuyển động hoặc bị biến dạng hoặc cả hai (tức vừa làm cho vật bị biến đổi chuyển động và vừa bị biến dạng). Lưu ý: + Khi vật này tác dụng lực lên vật kia một lực thì đồng thời vật kia cũng tác dụng ngược lại lên vật này một lực (hai lực đó có cùng phương, cùng độ lớn và cũng ngược chiều nhưng tác dụng lên hai vật khác nhau nên hai lực này không phải là hai lực cân bằng). + Không phải cứ hai vật chạm vào nhau thì mới tác dụng lực lên nhau mà có thể có trường hợp chúng không hề chạm vào nhau nhưng vẫn tác dụng được với nhau chẳng hạn như nam châm hút sắt. VI. TRỌNG LỰC – ĐƠN VỊ CỦA LỰC
- - Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. - Cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên một vật là trọng lượng của vật đó. - Trọng lực có: + Phương thẳng đứng. + Chiều hướng từ trên xuống dưới (hướng về phía Trái Đất). - Trong hệ thống đo lường hợp pháp của Việt Nam, đơn vị của trọng lực (đơn vị của lực) là Niu tơn, ký hiệu là N. - Trọng lượng (ký hiệu là P) của vật được gọi là cường độ của trọng lực tác dụng lên vật đó. Lưu ý: + Trọng lượng của vật phụ thuộc vào vị trí của nó trên Trái Đất. + Càng lên cao trọng lượng của vật càng giảm, vì khi đó lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật giảm. Khi một người đi từ Trái Đất lên Mặt Trăng thì trọng lượng của người đó giảm đi 6 lần. VII. LỰC ĐÀN HỒI - Lực đàn hồi là lực xuất hiện khi vật có tính chất đàn hồi bị biến dạng. Độ biến dạng của vật càng lớn, lực đàn hồi càng lớn. - Lực đàn hồi của lò xo: + Lò xo là một vật có tính chất đàn hồi. + Sau khi nén hoặc kéo dãn nó, nếu buông ra, chiều dài của nó sẽ trở lại bằng chiều dài tự nhiên. + Độ biến dạng của lò xo: Trong đó: + Chiều dài ban đầu của nó là . + Sau khi treo vào đầu kia một quả nặng, chiều dài của nó là . - Khi bị nén hoặc kéo dãn, nó sẽ tác dụng lực đàn hồi lên các vật tiếp xúc hoặc gắn với hai đầu của nó. - Độ biến dạng càng lớn lực đàn hồi càng lớn. Chú ý: Nếu kéo dãn lò xo quá mức thì lò xo sẽ không thể trở lại trạng thái ban đầu. VIII. LỰC KẾ - PHÉP ĐO LỰC – TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG - Lực kế là một dụng cụ dùng để đo lực. - Muốn đo lực bằng lực kế được chính xác ta cần lưu ý các điều sau: + Ước lượng độ lớn của lực cần đo để chọn lực kế có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất thích hợp. + Hiệu chỉnh lực kế đúng cách trước khi đo (điều chỉnh lực kế sao cho khi chưa đo lực thì kim chỉ thị nằm đúng vạch 0). + Cho lực cần đo tác dụng vào lực kế, cầm vào vỏ lực kế và hướng sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo hướng của lực cần đo. + Đọc và ghi kết quả đúng quy định (đọc giá trị của vạch chia gần nhất với kim chỉ thị).
- - Mối liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng: P = 10.m Trong đó: m là khối lượng của vật (kg) P là trọng lượng của vật hay độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật (N) IX. KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ TRỌNG LƯỢNG RIÊNG - Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích (1m 3) chất đó. - Công thức tính khối lượng riêng Trong đó: m là khối lượng của vật (kg) V là thể tích của vật (m3) D là khối lượng riêng của chất làm nên vật (kg/m3) Đơn vị khối lượng riêng thường dùng đơn vị là kilôgam trên mét khối (kg/m3). Ngoài ra còn có thể dùng đơn vị gam trên mét khối (g/m3). - Trọng lượng riêng của một chất được xác định bằng trọng lượng của một đơn vị thể tích (1m 3) chất đó. - Công thức tính trọng lượng riêng Trong đó: P là trọng lượng của vật (N) V là thể tích của vật (m3) d là trọng lượng riêng của chất làm nên vật (N/m3) - Mối quan hệ giữa khối lượng riêng và trọng lượng riêng Dựa vào công thức P = 10.m ta có thể tính trọng lượng riêng d theo khối lượng riêng D: Ta có:
- X. MÁY CƠ ĐƠN GIẢN - Khi kéo một vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực có cường độ ít nhất bằng trọng lượng của vật. - Các máy cơ đơn giản thường dùng là: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc. 10.1. Mặt phẳng nghiêng - Mặt phẳng nghiêng là một mặt phẳng được đặt có độ nghiêng so với mặt đất. - Tác dụng của mặt phẳng nghiêng + Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo (đẩy) vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật. + Mặt phẳng càng nghiêng ít, thì lực cần để kéo vật trên mặt phẳng đó càng nhỏ. Lưu ý: Đường đi trên mặt phẳng nghiêng không phải là chỉ trên một đường thẳng mà có thể là trên những đường ngoằn ngoèo hay những đường gấp khúc. 10.2. Đòn bẩy - Mỗi đòn bẩy đều có: + Điểm tựa O là điểm nằm trên đòn bẩy mà tại đó đòn bẩy có thể quay quanh nó. + Đòn bẩy có hai đầu, đầu nào có vật tác dụng lên nó thì đầu đó có điểm O 1. Còn đầu kia tay ta cầm để tác dụng lực lên đòn bẩy là có điểm O2. - Nếu: + OO2 > OO1 thì F2 F1: Đòn bẩy cho lợi về đường đi. Lưu ý: Khi bỏ qua khối lượng của đòn bẩy thì nếu OO2 nhỏ hơn OO1 bao nhiêu lần thì F2 cũng nhỏ hơn F1 bấy nhiêu lần. 10.3. Ròng rọc - Ròng rọc là một bánh xe, dễ dàng quay được quanh một trục, trên vành bánh xe có xẻ rãnh để đặt dây kéo. - Các loại ròng rọc + Ròng rọc cố định: Ròng rọc cố định là ròng rọc chỉ quay quanh một trục cố định. + Ròng rọc động: Ròng rọc động là ròng rọc có trục quay chuyển động. Khi kéo dây không những ròng rọc quay quanh trục của nó mà còn di chuyển cùng với vật. - Tác dụng của ròng rọc + Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp (không cho ta lợi về lực và cũng không cho ta lợi về đường đi). + Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật (lợi về lực nhưng lại thiệt về đường đi).
- Lưu ý Để phát huy tác dụng của ròng rọc người ta thường sử dụng một hệ thống gồm cả ròng rọc cố định và cả ròng rọc động, hệ thống đó gọi là Palăng. Trong 1 Palăng có thể có hai hay nhiều ròng rọc cố định và nhiều ròng rọc động. B – BÀI TẬP CỦNG CỐ KIẾN THỨC Bài 1: Một học sinh dùng đúng loại thước và ghi đúng kết quả chiều dài chiếc bàn học là 1253 mm. Hỏi thước mà bạn học sinh đó dùng có GHĐ và ĐCNN là bao nhiêu? A. GHĐ 1,2 m; ĐCNN 1 mm B. GHĐ > 1253 mm; ĐCNN 3 mm C. GHĐ 1 m; ĐCNN 0,5 mm D. GHĐ > 1253 mm; ĐCNN 1 mm Bài 2: Một bình chia độ chứa nước ở vạch 50 cm3, sau khi thả một viên bi vào thì mực nước dâng lên 54cm3, vậy thể tích viên bi là: A. 4 cm3 B. 0,4 cm3 C. 50 cm3 D. 54 cm3 Bài 3: Hai lực cân bằng có đặc điểm nào dưới đây? A. Cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau. B. Cùng phương, cùng chiều, mạnh khác nhau. C. Cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau. D. Khác phương, khác chiều, mạnh như nhau. Bài 4: Lực có thể gây ra những tác dụng nào dưới đây? A. Chỉ có thể làm cho vật đang đứng yên phải chuyển động. B. Chỉ có thể làm cho vật đang chuyển động phải dừng lại. C. Chỉ có thể làm cho vật biến dạng. D. Tất cả đáp án trên. Bài 5: Một vật đặc có khối lượng là 8000g và thể tích là 2 dm3. Trọng lượng riêng của chất làm vật này là bao nhiêu? A. 4 N/m3 B. 40 N/m3 C. 4000 N/m3 D. 40000 N/m3 Bài 6: Dùng mặt phẳng nghiêng để đưa một vật nặng lên cao, có thể A. làm thay đổi phương của trọng lực tác dụng lên vật. B. làm giảm trọng lượng của vật. C. kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật. D. kéo vật lên với lực kéo lớn hơn trọng lượng của vật. Bài 7: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Muốn lực nâng vật trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.
- A. nhỏ hơn, lớn hơn B. nhỏ hơn, nhỏ hơn C. lớn hơn, lớn hơn D. lớn hơn, nhỏ hơn Bài 8: (trang 55 SGK Vật Lý 6): Hãy chọn những từ thích hợp sau: ròng rọc cố định, ròng rọc động, mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy. Để điền vào chỗ trống của các câu sau: a. Muốn đẩy một chiếc xe máy từ vỉa hè lên nền nhà cao 0,4m thì phải dùng b. Người phụ nề đứng dưới đường, muốn kéo bao xi măng lên tầng 2 thường dùng một c. Muốn nâng đầu một cây gỗ nặng lên cao khoảng l0cm để kê hòn gạch xuống dưới thì phải dùng d. Ở đầu cần cẩu của các xe cẩu người ta có lắp một Nhờ thế người ta có thể nhấc những cỗ máy rất nặng lên cao bằng lực nhỏ hơn Bài 9: Lí do chính của việc đặt ròng rọc cố định ở đỉnh cột cờ là để có thể A. tăng cường độ của lực dùng để kéo cờ lên cao B. giảm cường độ của lực dùng để kéo cờ lên cao C. giữ nguyên hướng của lực dùng để kéo cờ lên cao D. thay đổi hướng của lực dùng để kéo cờ lên ca Bài 10: Trong công việc nào sau đây chỉ cần dùng ròng rọc động? A. đứng từ dưới kéo vật nặng lên cao với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật B. đứng từ dưới kéo vật nặng lên cao với lực kéo bằng trọng lượng của vật C. đứng từ trên cao kéo vật nặng từ dưới lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật D. đừng từ trên cao kéo vật nặng từ dưới lên với lực kéo bằng trọng lượng của vật Bài 11 a. Nêu công thức tính khối lượng riêng, trọng lượng riêng? b. Tính trọng lượng của một thỏi sắt hình hộp chữ nhật có chiều dài 4cm, chiều rộng và chiều cao đều bằng 2cm. Biết sắt có khối lượng riêng là 7800kg/m3 Bài 12. a. Tại sao kéo cắt kim loại, kìm có tay cầm dài hơn lưỡi kéo, đầu bấm? b. Tại sao kéo cắt giấy, cắt tóc có tay cầm ngắn hơn lưỡi kéo? Bài 13:Biết một lá nhôm có khối lượng 1,5 tấn , khối lượng riêng của nhôm là 2700 kg/m3. a/Tính thể tích của khối nhôm b/Tính trọng lượng của 2,5 m3 nhôm Bài 14 : Mỗi viên gạch có hai lỗ có khối lượng 2,8kg. Hòn gạch có thể tích 1500cm3 . Mỗi lỗ có thể tích 305cm3 . Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của gạch ? Bài 15 : Biết một xe cát có thể tích 8m3, có khối lượng là 12 tấn a. Tính khối lượng riêng của cát b. Tính trọng lượng của 3m3cát