Đề cương ôn học kì I Hóa học Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Cự Khối

doc 4 trang thuongdo99 4360
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn học kì I Hóa học Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Cự Khối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_hoc_ki_i_hoa_hoc_lop_8_nam_hoc_2017_2018_truong.doc

Nội dung text: Đề cương ôn học kì I Hóa học Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Cự Khối

  1. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI MÔN HÓA HỌC 8 NĂM HỌC 2017-2018 I. Mục tiêu cần đạt 1.Kiến thức:Các khái niệm hóa học cơ bản : CTHH, PTHH ,công thức chuyển đổi giữa các đại lượng Định luật bảo toàn khối lượng 2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích và giải bài toán hóa học 3.Thái độ:Nghiêm túc, chăm chỉ ,cẩn thận. Giáo dục ý thức yêu thích môn học 4.Năng lực học sinh:Năng lực tính toán , năng lực liên hệ giữa các khái niệm. II. Phạm vi : Chương 2 , chương 3. III. Nội dung A.Lý thuyết 1. Phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học. 2.Phản ứng hóa học là gì ? Nêu bản chất của phản ứng hóa học. 3.Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng ? 4.Nêu các bước lập PTHH và ý nghĩa của PTHH. 5. Mol là gì ?Khối lượng mol là gì? Thể tích mol chất khí là gì? Chuyển đổi giữa khối lượng , số mol, thể tích chất khí ở ĐKTC ? B.Bài tập Bài tập1: Cân bằng các phương trình hóa học sau: 1. KOH + Al(NO3)3 →Al(OH)3 + KNO3 2. NaOH + CuSO4 →Cu(OH)2 + Na2SO4 3. P + O2 > P2O5 4. Al(OH)3 → Al2O3 +H2O 5. P2O5 + H2O > H3 PO4 6. Al + H2 SO4 > Al2 (SO4)3 + H2 7. SO2 + O2 > SO3 8. H2 SO4 + KOH > K2 SO4 + H2O 9. FexOy + H2 > FeO + H2O 10 . H3 PO4 + NaOH > Na3PO4 + H2O 11. FexOy + CO > Fe3O4 + CO2 12. Fe(NO3)3 > Fe2O3 + NO2 + O2 13. FexOy + Al > Al2O3 + Fe 14. CxHyOz + O2 > CO2 + H2O 15. Fe + H2SO4 > Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O 16. KMnO4 > K2MnO4 + MnO2 + O2 Bài tập 2: Viết các phương trình hóa học và nêu tỉ lệ số nguyên tử , phân tử giữa các chất trong các quá trình hóa học sau đây: a) Nung sắt (III) hiđroxit ở nhiệt độ cao thu được Fe(III) oxit và hơi nước b) Nhôm tác dụng với Axit Clohidric tạo thành nhôm clorua và khí Hidro.
  2. c) Natri hidroxit tác dụng với Nhôm clorua tạo thành nhôm hidroxit và Natri clorua. d) Magie sunfat tác dụng với Bari nitrat tạo thành Bari sunfat và Magie nitrat. e) Natri photphat tác dụng với Canxi hidroxit tạo thành Canxi photphat và Natri hidroxit. f) Bari Clorua tác dụng với Sắt (III) Sunfat tạo thành Bari sunfat và Sắt (III) Clorua Bài tập 3: Hãy tính a/ Số mol của 44,8 lít khí O2(đktc) ; 13,44 lít khí H2 (đktc) ; 36 g H2O ; 40g CuO b/ Khối lượng của 0,5 mol H2SO4 ; 1,5 mol CuO c/ Thể tích (đktc) của hỗn hợp gồm :0,6 mol N2 ; 0,4 mol CO2 và 0,25 mol CH4 Bài tập 4 : Hỗn hợp X gồm 0,25 mol khí SO2 , 0,75 mol khí CO , 0,5 mol khí O2 a.Tính khối lượng hỗn hợp X ? b. Tính thể tích hỗn hợp X đo ở ĐKTC ? c. Tính khối lượng nguyên tố oxi có trong hỗn hợp X? Bài tập 5. Phân hủy hết 0,4 mol canxicacbonat ở nhiệt độ cao thu được a gam canxioxit và 8,96 lít khí cacbonđioxit (đo ở ĐKTC). a) Viết phương trình hóa học của phản ứng . b) Tính giá trị của a ? Ban giám hiệu Tổ chuyên môn Người lập Đào Thị Tám
  3. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI MÔN HÓA HỌC 9 NĂM HỌC 2017-2018 I. Mục tiêu cần đạt 1.Kiến thức:Tính chất hóa học của 4 loại hợp chất vô cơ. Tính chất hóa học chung của kim loại. Tính chất hóa học của Al, Fe . Dãy hoạt động hóa học của kim loại và ý nghĩa của nó. Sản xuất nhôm , gang thép. Sự ăn mòn kim loại , bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn. 2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết PTHH , phân biệt chất , điều chế chất , tách chất , giải bài toán hóa học 3.Thái độ:Nghiêm túc, chăm chỉ ,cẩn thận. Giáo dục ý thức yêu thích môn học 4.Năng lực học sinh:Năng lực tính toán , năng lực liên hệ giữa các khái niệm , liên hệ kiến thức để giải thích các hiện tượng hóa học. I. Phạm vi : Chương 1 , chương 2. III. Nội dung A.Lý thuyết CHƯƠNG I: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ 1. Tính chất hóa học của: Oxit, Axit, Bazơ, Muối 2. Điều chế, sản xuất: SO2, CaO, H2SO4, NaOH, dd Ca(OH)2 3. Phân loại phân bón hóa học. CHƯƠNG II: KIM LOẠI 1. Tính chất vật lí , tính chất hóa học của kim loại. 2. Dãy hoạt động hóa học của kim loại và ý nghĩa của nó. 3. So sánh tính chất hóa học của nhôm và sắt. 4. Sản xuất nhôm , gang , thép. 5. Sự ăn mòn kim loại , bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn. B.Bài tập Dạng 1: Sắp xếp các chất cho dưới đây thành một dãy biến hóa hóa học và viết các PTHH thực hiện dãy biến hóa đó: 1.Al(NO3)3 , Al(OH)3 , Al2O3 , Al , Al2(SO4)3 , NaAlO2 2. Fe(NO3)3 , Fe(OH)3 , Fe3O4 , Fe , Fe2(SO4)3 , FeCl3 3.FeS2 , SO2 , H2SO4 , Na2SO4 ,NaCl , NaNO3 , NaNO2 Dạng 2: Nhận biết các chất 1. Các chất khí: SO2, CO2, O2. 2. Các dung dịch: a.HCl, NaOH, NaCl, H2SO4 , Ba(OH)2, Na2SO4. b. KCl, H2SO4, NaOH, Na2SO4.
  4. 3. Các chất rắn: a. CaO, P2O5, Al2O3. b. Na , Fe, Al, Cu , Ag . Dạng 3: Giải thích hiện tượng hóa học Dạng 4: Tính theo PTHH Bài 1: Cho 10g hỗn hợp hai kim loại: Al và Cu tác dụng với dd H2SO4 20% (lấy dư)thu được 6,72 lít khí H2 (ở đktc). a. Viết PTHH của phản ứng. b. Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. c. Tính khối lượng dd H2SO4 phản ứng. Bài 2: Cho 11 gam hỗn hợp 2 kim loại Al , Fe tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 8,96 lít khí (đktc). a. Viết các phương trình hoá học. b. Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. c. Tính khối lượng dung dịch axit H2SO4 19,6% đã phản ứng. d. Tính nồng độ % của chất tan có trong dung dịch thu được sau phản ứng. Bài 3: Cho 40g Fe2O3 tác dụng với 400 gam dd HCl 14,6% . a. Viết PTHH xảy ra. b. Tính nồng độ % của chất tan có trong dd sau phản ứng. Bài 4: Nhúng một đinh sắt có khối lượng 60 gam vào 200 gam dung dịch CuCl2 13,5%. Sau một thời gian nhấc chiếc đinh khỏi dung dịch rửa nhẹ, làm khô cân nặng 61 gam.(Giả sử lượng Cu sinh ra bám hết vào đinh sắt). a.Tính khối lượng Fe phản ứng , khối lượng Cu tạo thành. b.Tính nồng độ % của chất tan có trong dung dịch sau phản ứng. Ban giám hiệu Tổ chuyên môn Người lập Đào Thị Tám