Đề cương ôn tập học kì I Vật lí Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy

doc 4 trang thuongdo99 2180
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I Vật lí Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_vat_li_lop_8_nam_hoc_2018_2019_truo.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I Vật lí Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy

  1. TRƯỜNG THCS GIA THỤY NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KỲ I TỔ TOÁN - LÝ MÔN: VẬT LÝ 8 Năm học 2018 - 2019 A. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: Kiểm tra và đánh giá nắm kiến thức của HS về chương I Cơ học: Chuyển động, biểu diễn lực, hai lực cân bằng, lực ma sát, áp suất, bình thông nhau, máy thủy lực, lực đẩy Acsimet, sự nổi của vật. 2. Kỹ năng Kiểm tra đánh giá kỹ năng trình bày của học sinh, kỹ năng vận dụng kiến thức để làm bài tập, kỹ năng liên hệ thực tế. 3. Thái độ Có thái độ nghiêm túc, trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ khi làm bài, có ý thức vươn lên trong học tập. 4. Phát triển năng lực: - Năng lưc giải quyết vấn đề. - Năng lực sáng tạo. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực tính toán. - Năng lực thực nghiệm: năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề. B. PHẠM VI ÔN TẬP Chương I Cơ học: Chuyển động, biểu diễn lực, hai lực cân bằng, quán tính, lực ma sát, áp suất, bình thông nhau, máy thủy lực, lực đẩy Acsimet, sự nổi của vật. BGH DUYỆT T/N CHUYÊN MÔN GV RA ĐỀ CƯƠNG Phạm Thị Hải Vân Trần Thị Huệ Chị Nguyễn Thị Thanh Vân
  2. TRƯỜNG THCS GIA THỤY NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KỲ I TỔ TOÁN - LÝ MÔN: VẬT LÝ 8 Năm học 2018 - 2019 A. LÝ THUYẾT Câu 1: Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên? Thế nào là vật chuyển động, vật đứng yên? Câu 2: Thế nào là hai lực cân bằng? Nêu kết quả xảy ra khi có hai lực cân bằng tác dụng lên một vật? Quán tính là gì? Câu 3: Kể tên các lực ma sát và cho biết khi nào xuất hiện các lực ma sát đó? Nêu các cách tăng, giảm lực ma sát? Câu 4: Áp lực là gì? Áp suất là gì? Viết công thức tính độ lớn của áp suất (Chú thích và nêu rõ đơn vị đo của các đại lượng trong công thức)? Câu 5: Nêu đặc điểm và viết công thức tính áp suất của chất lỏng (Chú thích và nêu rõ đơn vị đo của các đại lượng trong công thức)? Câu 6: Nêu cấu tạo và hoạt động của bình thông nhau? Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy thủy lực? Câu 7: Áp suất khí quyển do đâu mà có? Nêu đặc điểm của áp suất khí quyển? Lấy 3 ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển? Câu 8: Nêu đặc điểm và viết công thức tính của lực đẩy Acsimet? Câu 9: Nêu điều kiện để vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng trong chất lỏng? B. BÀI TẬP I. Làm lại các bài tập trắc nghiệm SBT Vật Lý 8: Bài 7, bài 8, bài 9, bài 10, bài 12. II. Làm bài tập tự luận SBT Vật Lý 8: 1.3; 5.5; 7.3; 7.5; 7.14; 8.3; 8.4; 8.14; 9.3; 10.3; 10.5; 10.12; 12.2; 12.3; 12.7; 12.14. III. Tham khảo một số dạng bài thêm: 1. Bài tập trắc nghiệm: Dạng 1: Bài tập về chuyển động Câu 1: Một ô tô đỗ trong bến xe, so với vật mốc nào sau đây ô tô là vật chuyển động? A. Hành khách ngồi trên ô tô. B. Bến xe. B. Cây bên đường. D. Một ô tô đang rời bến. Câu 2: Một bạn học sinh đi bộ với vận tốc 3,5 km/h. Khoảng cách từ nhà đến trường là bao nhiêu biết bạn đi hết 10 phút? A. 3,5km. B. 2.5 km. C. 1.5km. D. 0.58km. Dạng 2: Bài tập về biểu diễn lực và hai lực cân bằng Câu 3: Quyển sách nằm yên trên mặt bàn, tác dụng lên quyển sách có lực nào sau đây? A. Hai lực cân bằng. B. Lực nâng của mặt bàn. C. Hai lực cân bằng là: trọng lực và lực nâng của mặt bàn. D. Trọng lực và lực nâng của bàn. Câu 4: Kết quả xảy ra khi có hai lực cân bằng tác dụng lên vật: A. Vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên. B. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động nhanh hơn. C. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động chậm hơn. D. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng. Dạng 3: Bài tập về quán tính Câu 5: Xe ô tô đang chuyển động trên đường thẳng thì rẽ trái đột ngột, hành khách trên xe sẽ: A. Nghiêng người sang trái. C. Bị nghiêng người sang phải. B. Sẽ bị ngã ra phía sau. D. Bị ngả người ra phía trước.
  3. Câu 6: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào là KHÔNG do quán tính: A. Bút tắc mực khi vẩy mạnh lại viết được. B. Khi nhảy từ trên cao xuống chân thường bị gập ở đầu gối. C. Hắt cặn trong cốc nước phải hắt nhanh và mạnh. D. Khi đi sàn nhà mới lau dễ bị trượt ngã. Dạng 4: Bài tập về lực ma sát Câu 7: Cách làm nào sau đây làm giảm lực ma sát? A. Tăng độ nhám mặt tiếp xúc. C. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc. B. Tăng độ nhẵn giữa mặt tiếp xúc. D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc. Câu 8: Câu nói nào sau đây về lực ma sát là đúng? A. Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật. B. Khi vật chuyển động nhanh dần lên, lực ma sát lớn hơn lực đẩy. C. Khi một vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy. D. Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này trên mặt vật kia. Dạng 5: Bài tập về áp suất Câu 9: Trong các cách giảm áp suất sau đây cách nào không đúng? A. Tăng áp lực tác dụng. C. Giảm áp lực tác dụng. B. Tăng diện tích mặt bị ép. D. Tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực tác dụng. Câu 10: Càng lặn xuống sâu thì áp suất chất lỏng tác dụng lên vật sẽ càng: A. tăng. B. giảm. C. không đổi. D. lúc tăng lúc giảm. Câu 11: Áp suất khí quyển KHÔNG tác dụng lên vật nào sau đây? A. Quả bóng cao su trên bàn. C. Bạn học sinh ngồi trong lớp. B. Nhà du hành trên trạm vũ trụ. D. Quả bóng bay trên trời. Dạng 6: Bài tập về máy thủy lực Câu 12: Lực tác dụng lên pittong nhỏ nhỏ hơn lực tác dụng lên pittong lớn của máy thủy lực khi nào? A. Diện tích pittong lớn lớn hơn diện tích pittong nhỏ. B. Diện tích pittong lớn nhỏ hơn diện tích pittong nhỏ. C. Diện tích pittong lớn bằng diện tích pittong nhỏ. D. Diện tích pittong lớn lớn bằng 1/2 diện tích pittong nhỏ. Dạng 7: Bài tập về lực đẩy Acsimet và sự nổi Câu 13: Đặc điểm của lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật nhúng trong chất lỏng là: A. tác dụng theo mọi phương. C. tác dụng theo phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên. B. tác dụng theo phương nằm ngang. D. tác dụng theo chiều từ dưới lên. Câu 14: Điều kiện để vật chìm trong nước là: A. FA > P. B. FA dv 2. Bài tập tự luận: Bài 1: Thả hòn đá vào bình tràn thì thấy lượng nước tràn ra có thể tích là 105cm3. Tính độ lớn lực đẩy 3 Acsimet tác dụng lên vật? Cho d nước = 10000N/m . Bài 2: So sánh Fa tác dụng lên một thỏi nhôm và một thỏi thép có cùng thể tích khi nhúng chìm chúng: a. Cùng trong nước? 3 b. Khi thỏi nhôm nhúng trong nước, thỏi thép nhúng trong dầu? Cho d nước = 10000N/m , d dầu = 8000N/m3 Bài 3: Lực kế chỉ 50N khi vật treo ngoài không khí, khi nhúng chìm vật vào nước thì lực kế chỉ là 10N. 3 a. Tính độ lớn lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật? Cho d nước = 10000N/m . b. Tính thể tích và khối lượng của vật? Bài 4: Dùng máy thủy lực để nâng vật nặng nặng 0,2 tấn lên cao thì phải tác dụng vào pittong nhỏ một lực có cường độ là bao nhiêu, biết pittong lớn có diện tích là 10dm2, pittong nhỏ có diện tích là 20cm2?