Đề cương ôn tập học kì I Hóa học Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Cự Khối
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I Hóa học Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Cự Khối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_i_hoa_hoc_lop_8_nam_hoc_2020_2021_tru.doc
Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I Hóa học Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Cự Khối
- UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỚNG THCS CỰ KHỐI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020- 2021 MÔN: HÓA HỌC 8 I. Kiến thức cần nhớ 1. Chất- Nguyên tử- Phân tử Cấu tạo nguyên tử Nguyên tử khối, phân tử khối của chất Đơn chất, hợp chất 2. Sự biến đổi chất (trọng tâm) Hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học Định luật bảo toàn khối lượng Phương trình hóa học 3. Mol và tính toàn hóa học Mol Tính theo CTHH, PTHH II. Một số bài tập tham khảo Dạng 1: Chất- Nguyên tử- Phân tử Bài 1: Viết CTHH của các hợp chất gồm các nguyên tố isau: a) Al và O f) P (V) và O b) K và OH g) Ca và PO4 c) Fe (II) và O h) H và NO3 d) Cu (II) và Cl i) Al và SO4 Bài 2: a, Biết O (II), hãy xác định hóa trị của các nguyên tố Na, N, Fe trong các hợp chất sau: Na2O, N2O5, Fe2O3. b, Xác định hóa trị của các nguyên tố Cu, P, N, Fe trong các hợp chất sau: Cu 2O, Cu(NO3)2, P2O5, NO2, NH3, FeSO4, Fe2(CO3)3. Dạng 2: Định luật bảo toàn khối lượng Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 48g lưu huỳnh (S) trong khí oxi (O2) tạo ra 96g khí sunfurơ (SO2). a) Viết phương trình chữ của phản ứng b) Tính khối lượng oxi đó tham gia phản ứng. Dạng 3: Bổ túc và cân bằng PTHH Bài 4: Cho sơ đồ của các phản ứng sau, lập PTHH và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong phản ứng: a. Na + O2 > Na2O b. Fe + Cl2 > FeCl3 c. KClO3 > KCl + O2 d. Fe(OH)3 > Fe2O3 + H2O e. Ba(NO3)2 + CuSO4 > BaSO4 + Cu(NO3)2 f. K2O + H2O > KOH g. Fe3O4 + CO > Fe + CO2
- Dạng 4: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất Bài 5: Có bao nhiêu mol: a) Cl2 trong 7,1g Clo b) CaCO3 trong 10g Canxi cacbonat c) S trong 64g Lưu huỳnh d) Ag trong 10,8g Bạc e) Cu trong 256g Đồng kim loại Bài 6: Tính khối lượng của: a) 2 mol sắt b) 2,5 mol canxi cacbonat CaCO3. c) 4 mol phân tử nitơ d) 1,5 mol đồng (II) oxit. e) 2,5 mol đồng (II) sunfat CuSO4. Dạng 5: Tính theo CTHH, PTHH Bài 7: Tính thành phần phần trăm về khối lượng của nguyên tố oxi trong các hợp chất sau: CaCO3, CuO, SO3. Bài 8: Cho 3,5 gam sắt tác dụng với lượng dư axit clohiđric HCl tạo ra muối sắt (II) clorua FeCl2 và khí hiđro (H2). a. Viết phương trình phản ứng xảy ra. b. Tính khối lượng axit đã tham gia phản ứng. c. Tính thể tích khí hiđro tạo thành (đktc). d. Tính khối lượng muối khan thu được sau khi cô cạn sản phẩm phản ứng. Bài 9: Đốt cháy hoàn toàn 0,27 gam bột nhôm trong không khí. Sau phản ứng thu được sản phẩm là nhôm oxit (Al2O3). Biết rằng nhôm đã phản ứng với oxi (O2) của không khí. a. Tính khối lượng nhôm oxit thu được sau phản ứng. b. Tính thể tích khí oxi cần dùng (đktc) để đốt cháy hết lượng bột nhôm trên. c. Tính thể tích không khí cần dùng cho phản ứng trên (đktc). Biết oxi chiếm 20% thể tích của không khí. BGH duyệt Tổ/Nhóm CM duyệt Người lập Nguyễn Ngọc Anh Vũ Thị Kim Ngân