Đề cương ôn tập học kì I Ngữ văn Khối 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy

doc 3 trang thuongdo99 3080
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I Ngữ văn Khối 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_ngu_van_khoi_8_nam_hoc_2019_2020_tr.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I Ngữ văn Khối 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy

  1. TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I TỔ XÃ HỘI MÔN : NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2019 - 2020 A. YÊU CẦU 1. Học sinh nắm vững kiến thức cơ bản của phần Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn. 2. Biết vận dụng kiến thức đã học vào việc cảm thụ và tạo lập văn bản. 3. Có kĩ năng trả lời câu hỏi mạch lạc, hợp lí. 4. Biết viết bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học bố cục rõ ràng, mạch lạc. B. NỘI DUNG I. Phần văn bản: 1. Văn học Việt Nam: Tôi đi học, Trong lòng mẹ (trích), Lão Hạc, Tức nước vỡ bờ 2. Văn học nước ngoài: Chiếc lá cuối cùng, Đánh nhau với cối xay gió,Cô bé bán diêm, Hai cây phong 3. Văn nhật dụng: Ôn dịch, thuốc lá; Bài toán dân số; Thông tin về ngày trái đất năm 2000 4. Thơ: Đập đá ở Côn Lôn * Yêu cầu chung: - Học thuộc văn bản thơ, tóm tắt truyện - Nắm được nội dung và ý nghĩa của các văn bản trên - Nêu hoàn cảnh sáng tác, thể thơ của các văn bản trên. II. Phần Tiếng Việt: - Trường từ vựng - Từ tượng hình, từ tượng thanh - Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội - Từ loại: thán từ, trợ từ, tình thái từ - Các biện pháp tu từ: nói quá, nói giảm nói tránh - Câu ghép - Dấu câu: dấu hai chấm, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép. * Yêu cầu chung: - Nắm được khái niệm, đặc điểm, phân loại. - Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ. III. Phần Tập làm văn: Thuyết minh. * Yêu cầu chung: - Nắm được dạng bài và có kĩ năng làm bài. - Vận dụng các kĩ năng đó để viết thành bài hoàn chỉnh.
  2. C. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP THAM KHẢO DẠNG 1: Đọc hiểu Bài 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc. 1. Đoạn văn trên nói về nhân vật nào? Trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? 2. Nêu nội dung chính của đoạn văn. 3. Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn trích và nêu tác dụng. 4. Xác định câu ghép trong đoạn trích, phân tích cấu tạo ngữ pháp và xác định mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu. Bài 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại: - Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ. Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào anh Dậu: Chị Dậu nghiến hai hàm răng: - Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem! Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu. Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm. 1. Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Của ai? Đoạn trích kể về sự việc gì? Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? 2. Tìm các câu ghép có trong đoạn văn, phân tích cấu tạo ngữ pháp và xác định mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu. 3. Tìm các trường từ vựng và nêu tên của chúng. 4. Nêu công dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong đoạn trích. 5. Kể tên một văn bản khác đã học trong chương trình Ngữ văn THCS viết về đề tài người nông dân. Bài 3: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà. Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa. 1. Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? Ai là tác giả? 2. Trong đoạn trích, giá trị nhân đạo được nhà văn thể hiện như thế nào? 3. Tìm các từ thuộc trường từ vựng “thiên nhiên” trong đoạn trích. 4. Tìm câu ghép có trong đoạn văn, phân tích cấu tạo ngữ pháp và xác định mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu.
  3. Bài 4: Cho đoạn văn: ( .) Làng tôi không thiếu gì các loại cây nhưng hai cây phong này khác hẳn - chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu. Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm chúng cũng nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại thở dài một lượt như thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với bão dông, xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực. 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai? Nêu xuất xứ của văn bản. 2. Nhân vật “tôi” trong đoạn văn là ai? Nhân vật có vị trí như thế nào trong văn bản? 3. Xác định và phân tích cấu tạo của một câu ghép có trong đoạn. Cho biết vị trí của câu ghép đó đối với đoạn văn. 4. Tìm ít nhất hai từ tượng hình, hai từ tượng thanh trong đoạn và nêu tác dụng của chúng trong việc biểu đạt nội dung. Dạng 2: Nghị luận xã hội - Tình yêu thương - Tình cảm gia đình Dạng 3: Viết bài tập làm văn hoàn chỉnh Thuyết minh về: - Hoa đào. - Hoa mai. - Hoa sen.